Luật Phá Sản Ngân Hàng 75 Triệu / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Tranh Cãi Việc Ngân Hàng Phá Sản Và 75 Triệu Bồi Thường

Thứ bảy, 28 Tháng 10 2017 22:42

75 triệu đồng là số tiền người gửi tiền ngân hàng lấy lãi được nhận trong trường hợp ngân hàng phá sản, không quy định số tiền gửi là bao nhiêu.

Khách hàng đang gửi tiền mặt vào một ngân hàng thương mại ở Hà Nội.AFP

Giải thích về hạn mức bảo hiểm đang gây hoang mang dư luận này, một chuyên gia ngân hàng công tác tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank) (chúng tôi xin không nêu tên) cho biết người dân cần phân biệt hai trường hợp, đó là ngân hàng bị phá sản và ngân hàng yếu kém bị sát nhập.

“Luật là khi ngân hàng đó phá sản là khi nhà nước cho phép, và nhà nước cho phép, thì khi chế độ thay đổi thì mới đền bù 75 triệu đồng trên tất cả khoản mình gửi tiết kiệm.

Nhưng để một chế độ thay đổi thì rất khó. Mà nếu thay đổi, sụp đổ thì 75 triệu làm sao rút được?”

Luật là khi ngân hàng đó phá sản là khi nhà nước cho phép, và nhà nước cho phép, thì khi chế độ thay đổi thì mới đền bù 75 triệu đồng trên tất cả khoản mình gửi tiết kiệm – Chuyên gia ngân hàng

Trường hợp thứ hai được vị này nhắc đến là ngân hàng yếu kém bị sát nhập“Khi ngân hàng yếu kém, sát nhập với một ngân hàng khác thì quyền lợi của người gửi vẫn đảm bảo là lãi suất vẫn nhiêu đó. Người gửi ví dụ tỷ đồng thì đúng thời hạn họ vẫn rút ra 1 tỷ cho dù ngân hàng này sát nhập ngân hàng kia.”Quyền lợi người gửi không rõ ràng

Nhiều Đại biểu Quốc hội trong phiên họp đưa ra những câu hỏi xoay quanh vấn đề cho phá sản ngân hàng yếu kém và quy định mức chi bảo hiểm tiền gửi tối đa 75 triệu đồng.

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thuỷ (Bến Tre) cho rằng quyền lợi của người gửi chưa được quy định rõ trong cả trường hợp ngân hàng phá sản và sát nhập. Mặc dù, vẫn theo bà Thuỷ, người gửi tiền là cổ đông đặc biệt của ngân hàng khi góp đến 85% vốn huy động.

Đồng ý với nhận định này, chuyên viên kinh tế Huỳnh Bửu Sơn đưa ra phân tích.

” Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt không phải hoạt động trên nguồn vốn tự có, mà là hoạt động trên nguồn vốn huy động của khách hàng, của người dân.

Phải biết rằng hoạt động ngân hàng là đảm bảo được sự an toàn của đồng tiền của người dân gửi vào ngân hàng. Phải hiểu rằng ngân hàng hoạt động chủ yếu trên cơ sở huy động chứ không phải trên vốn đóng góp của cổ đông.”

Cho dù qui tắc hoạt động ngân hàng là vậy, thế nhưng những quyền lợi của người đóng góp nguồn vốn vào ngân hàng chưa được tuyên truyền cặn kẽ. Bà Huê Trần, người Mỹ gốc Việt, cho RFA biết quyền lợi người gửi tiền cũng như bảo hiểm tiền gửi ở ngân hàng Việt Nam không đáng tin cậy.

“Trước đây, chỉ đền bù 25 triệu không cần biết tiền trong đó là bao nhiêu. Bây giờ thì sửa đổi luật là 75 triệu.

Sự rủi ro ở ngân hàng Việt Nam rất cao. Những người hiểu về luật của quốc tế, như ngân hàng ở Mỹ, tiền đền bù là 250 ngàn USD, thì những người hiểu biết họ sẽ không bỏ quá 250 ngàn USD vào tiết kiệm. Lỡ có rủi ro thì người ta được đền bù từ bảo hiểm của chính phủ.”Báo Tuổi Trẻ trong nước có tường thuật ý kiến của Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thư (Hà Tĩnh) cho rằng mức quy định chi trả của bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng là không công bằng cho người gửi đến hàng tỉ đồng. Theo vị này quyết định như thế cần phải xem xét rất kỹ.Khó thông qua Luật Phá sản Ngân hàng

Trước những băn khoăn của Đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng nhấn mạnh rằng “Phá sản ngân hàng là biện pháp cuối cùng để xử lý các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Chính phủ có thể quyết định áp dụng việc chi trả vượt hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng.” Tuy nhiên ông không đề cập đến con số vượt mức là bao nhiêu.

Ý kiến của Luật sư Trương Thanh Đức, Chuyên gia pháp lý Tài chính-Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam được báo trong nước trích dẫn rằng “Cho phá sản ngân hàng yếu kém là hết sức đúng đắn, cần thiết.”

Tuy nhiên theo vị chuyên gia ngân hàng, luật Việt Nam hiện tại không cho phép ngân hàng phá sản.

“Nếu phá sản sẽ dây chuyền cho những ngân hàng khác. Cho nên những ngân hàng yếu kém thì Ngân hàng Nhà nước sẽ nhảy vô, tái cơ cấu và làm lại, như hiện tại có Ngân hàng Dầu khí, Ngân hàng Xây Dựng, Đại Dương, Ngân hàng Phương Nam…sẽ sát nhập vô những ngân hàng bự, còn không sát nhập thì Ngân hàng Nhà nước nhảy vô mua với giá 0 đồng và tái cơ cấu. Còn người gửi tiết kiệm thì vẫn đảm bảo quyền lợi của họ.”

Phá sản ngân hàng yếu kém là vấn đề được đề cập đến nhiều năm nay nhưng chưa được thực hiện do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Cũng theo ông Giám đốc chi nhánh ngân hàng VP Bank, ông cho rằng điều này khó được thông qua vì hệ luỵ của nó rất nghiêm trọng, đó là lòng tin của người dân.

‘Họ sẽ mất lòng tin những ngân hàng yếu kém, những ngân hàng thương mại nhỏ. Họ mất lòng tin thì làm sao họ gửi? Họ sẽ gửi vào ngân hàng nhà nước thôi. Như thế thì nền kinh tế bị ảnh hưởng.”

Do đó, một nhận định từ Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng khi trả lời báo trong nước cho rằng để thực hiện phá sản ngân hàng thì phải xây dựng Luật Phá sản ngân hàng, để thực hiện các bước thẩm định, đánh giá tiến tới quyết định phá sản một ngân hàng yếu kém nào đó.

Mức bảo hiểm tối đa 75 triệu đồng cho tất cả các khoản tiền gửi của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chính là quyết định số 21/2017 được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 20 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực từ ngày 5 tháng 8 năm 2017.

RFA

Gửi Tiền Tỉ, Ngân Hàng Phá Sản Bồi Thường 75 Triệu Có Ý Nghĩa Gì!

Dùng tiền của dân thì phải báo cáo với dân

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho biết ông tán thành với việc sửa đổi bổ sung dự án luật này t uy nhiên các cử tri có “băn khoăn về chuyện xử lý các ngân hàng yếu kém thì có sử dụng ngân sách hay không”.

Theo ông Nghĩa, các quốc gia khác đều thừa nhận công khai chuyện lấy tiền thuế của dân để xử lý nhưng phải kèm theo phương án tái cơ cấu để phục hồi ngân hàng yếu kém và sau đó bán lại khi thấy có lời.

“Tôi còn nhớ cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama có cam kết với cử tri khi giải cứu các ngân hàng rằng đảm bảo người dân sẽ giám sát từng đồng USD cho gói giải cứu đó. Do đó, chúng ta không nên né tránh việc này”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Theo ông Nghĩa, bây giờ chúng ta nói không dùng tiền ngân sách nhưng lại đề nghị cho vay lãi suất đặc biệt là 0%/ năm. Như vậy là dùng ngân sách gián tiếp. Vậy việc này sẽ có ảnh hưởng ngân sách như thế nào?

“Nếu ảnh hưởng thì chúng ta cũng phải xác định là ảnh hưởng bao nhiêu để báo cáo cho nhân dân và cử tri biết. Cuối cùng sự ảnh hưởng đó sau một thời gian xử lý thì đạt hiệu quả gì”, ông Nghĩa nêu vấn đề.

Đại biểu Định Duy Vượt (Gia Lai) kiên quyết đề nghị không sử dụng ngân sách Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, ông Vượt cho rằng cần có nghiên cứu toàn diện, giải pháp phù hợp từng thời điểm với từng tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo quyền của người gửi tiền, tránh tình trạng người gửi tiền rút tiền ồ ạt, gây hậu quả lớn đến nền kinh tế và xã hội.

Gửi hàng tỉ, bồi thường 75 triệu?

Đại biểu Hà Sĩ Đồng (Quảng Trị) đề nghị luật cần phải làm rõ có chi trả đủ tiền gốc và lãi cho người gửi tiền hay không khi xử lý ngân hàng yếu kém.

Ông Đồng cho rằng nếu không chi trả vượt mức chi của bảo hiểm tiền gửi là 75 triệu đồng/người thì sẽ ảnh hưởng đến tính an toàn của hệ thống.

Cùng quan điểm, Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thư (Hà Tĩnh) cho rằng mức quy định chi trả của bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng không có ý nghĩa thực tiễn khi người gửi đến hàng tỉ đồng, vì thế cần phải xem xét kỹ quy định này.

Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) nhắc lại chuyện ông đã phát biểu tại kỳ họp thứ 3 của hồi tháng 5 rằng Dự thảo luật có quy định cụ thể về biện pháp hỗ trợ chi trả về hạn mức chi trả cho người gửi tiền khi thực hiện phá sản ngân hàng yếu kém.

Tuy nhiên, ông Tùng nói rằng đến dự thảo luật kỳ này thì lại không có quy định này nữa và băn khoăn “quyền lợi của người gửi tiền sẽ được xử lý như thế nào khi phá sản ngân hàng”?

Ông Tùng cho rằng theo quy định kinh nghiệm quốc tế, nhiều nước không cho phá sản tổ chức tín dụng để đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Còn dự thảo luật đưa ra phương án phá sản sẽ là phương án cuối cùng xử lý tổ chức tín dụng yếu kém.

Như vậy, trong trường hợp, ngân hàng có quy mô khách hàng lớn, nếu thực hiện phá sản nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn hệ thống, trật tự an toàn xã hội.

Bảo Hiểm Người Gửi Tiền Tối Đa 75 Triệu Đồng Nếu Ngân Hàng Phá Sản. Liệu Có Nên Gửi Ngân Hàng Nữa Không?

Từ tháng 8/2017, người gửi tiền ở một tổ chức tín dụng bị phá sản sẽ nhận được số tiền bảo hiểm tối đa là 75 triệu.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 21/2017/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Quyết định này quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật bảo hiểm tiền gửi.

Theo quyết định, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu đồng. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 5/8/2017.

Như vậy, mức bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ tháng 8 sẽ tăng 50% so với quy định hiện hành.

Trước đó, hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi áp dụng từ năm 1999 là 30 triệu đồng và tăng lên 50 triệu đồng từ năm 2005.

Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi hiện hành, bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.

Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi, tiền gửi được bảo hiểm là tiền đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng./.

Xuân Thanh

Theo VOV

Công ty luật Trí Minh – Đơn vị tư vấn pháp luật uy tín. Công ty luật uy tín tại Việt Nam.Qúy khách có nhu cầu tư vấn pháp luật – Hãy liên hệ 0961.683.366 / Email: lienhe@luattriminh.vn để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng dịch vụ.

Luật Phá Sản Ngân Hàng Mới Nhất

Luật phá sản ngân hàng mới nhất đã chính thức có hiệu lực từ ngày 15/01/2018, người tiêu dùng và cả ngân hàng đều cần trang bị cho mình những phương án giải quyết riêng nếu tình trạng đó xảy ra. Nhưng, bạn đã hiểu hết về luật phá sản ngân hàng mới này chưa?

Những ngân hàng nào có thể thông báo phá sản?

Theo luật phá sản ngân hàng mới được Quốc Hội thông qua ngày 20/11/2017 và có hiệu lực từ ngày 15/01/2018 thì những ngân hàng yếu kém và những ngân hàng đặc biệt sẽ được phép công bố phá sản sau khi thực hiện các biện pháp cứu vãn như tái cơ cấu, sáp nhập…

Những ngân hàng yếu kém là những ngân hàng trên cơ bản vẫn hoạt động được nhưng lợi nhuận có xu hướng giảm dần và không thể khắc phục, ngân hàng yếu kém có lượng vốn chủ sở hữu dương. Ngược lại, những ngân hàng đặc biệt là những ngân hàng hoạt động những lợi nhuận quá thấp, thậm chí bị âm vào vốn chủ sở hữu. Tức là, ngân hàng đặc biệt hiện tại hoạt động không hiệu quả.

Đối với luật phá sản ngân hàng mới này, quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo ngay cả khi người tiêu dùng gửi hoặc chỉ sử dụng dịch vụ cơ bản của ngân hàng. Trong trường hợp ngân hàng tuyên bố phá sản thì những ngân hàng nhà nước sẽ thu mua lại với chi phí được cho là khá hời.

Người tiêu dùng nên làm gì khi ngân hàng thông báo phá sản?

Như đã nói, người tiêu dùng luôn được đảm bảo quyền lợi ngay cả khi ngân hàng tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, trên thực tế để có thể tuyên bố phá sản ngân hàng cần trải qua khá nhiều giai đoạn tái cơ cấu, sáp nhập, thu mua… tùy vào quyết định của ngân hàng. Thời gian để tuyên bố phá sản cũng thường kéo dài từ 3-4 năm do đó trong thời gian này các khách hàng của ngân hàng sẽ được thông báo.

Trường hợp khách hàng vẫn còn đang sử dụng dịch vụ cũng như gửi tiền tại ngân hàng cho đến giây phút cơ quan chức năng có quyền hạn tối cao tuyên bố phá sản thì chỉ được bồi thường 75 triệu. Tất nhiên, đa số khách hàng trong quá trình tái cơ cấu thì đã hoàn tất thủ tục quyền lợi của mình.

Thông thường, trường hợp này xuất hiện ở các trường hợp mà công dân Việt Nam gửi tiền tại các ngân hàng Việt Nam nhưng sinh sống chủ yếu ở nước ngoài không thể về Việt Nam ngay được. Trường hợp này cũng sẽ được áp dụng theo quy định trên tức, người gửi tiền chỉ được đền bù thiệt hại là 75 triệu đồng.

Hiện tại, có một vài ngân hàng đang trong tình trạng yếu kém và đặc biệt như ngân hàng Đông Á, nguy cơ này có thể sẽ ập đến với Eximbank. Tuy nhiên, nếu thành công với đề án tái cơ cấu thì Eximbank có thể sẽ thay tên đổi chủ và tiếp tục hoạt động như bình thường.

Please follow and like us: