Luật Phá Sản Ở Mỹ / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Có Nên Khai Phá Sản Ở Mỹ, Bankruptcy?

Khai phá sản ở Mỹ là một quy trình pháp lý mà thông qua đó một cá nhân hoặc một thể chế như công ty, tập đoàn không thể trả nợ cho các chủ nợ tìm kiếm giải pháp cho một phần hoặc toàn bộ số nợ.

Ví dụ như bạn lỡ làm ăn thất bại với số vốn vay từ ngân hàng thì bạn có thể khởi xướng và tiến hành tiến trình khai phá sản ra tòa.

Hoặc khi mà nợ thẻ tín dụng của bạn lên quá cao. Bạn bị mất việc làm, không thể chi trả nổi các khoản nợ, tiền nhà, tiền điện thì một trong những giải pháp được tính đến đó là khai phá sản.

1. Hiểu rõ về khai phá sản ở mỹ

Việc khai phá sản sẽ giúp bạn được xóa một phần nợ hoặc toàn bộ nợ tùy trường hợp, ngoại trừ nợ tiền học (student loan), nợ thuế, nợ tiền cấp dưỡng (child support).

Việc khai phá sản (File for Bankruptcy) luôn được coi là một giải pháp cuối cùng cho bạn hoặc cơ sở kinh doanh của bạn.

Có nhiều công ty như United Airlines, hoặc General Motors khai phá sản để tái cơ cấu lại nợ mà lần kinh doanh như bình thường. Việc khai phá sản sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính của bạn hoặc công ty của bạn.

Có nhiều bạn nghĩ rằng khai phá sản cá nhân thì bạn sẽ được miễn trừ hết các khoản nợ.

Điều đó là không đúng, mà bạn vẫn phải trả nợ nhưng theo các hình thức khác nhau tùy thuộc vào dạng mà bạn khai phá sản theo Chapter 7, Chapter 13, hoặc Chapter 11.

2. Khai phá sản theo Chapter 7

Người mượn nợ sẽ được xóa các nợ không được bảo đảm (unsecured debts) như nợ thẻ tín dụng. Nhà và xe không nằm trong trường hợp này.

Nợ có bảo đảm (secured debt) là khoản nợ được hỗ trợ bởi tài sản thế chấp như xe và nhà. Có nghĩa là bạn mượn tiền ngân hàng để mua xe hoặc mua nhà thì cái nhà và xe của bạn là tài sản thế chấp.

Bạn phải dùng một số tài sản (assets: property or cash) như xe hoặc ngôi nhà thứ hai để trả cho chủ nợ.

Thông thường người mượn nợ không cần phải trả gì hết tại vì theo luật có một số tài sản được miễn trừ khi khai phá sản theo Chapter 7 như: vật dụng trong nhà, áo quần, quỹ hưu trí…

Hoặc có thể hiểu rõ là tài sản đó có cần thiết cho cuộc sống, sinh tồn của bạn hay không. Ngoài ra bạn còn phải hội đủ các điều kiện về thu nhập theo theo luật để được khai phá sản theo dạng này.

3. Khai phá sản theo Chapter 13

Thông thường bạn phải có một kế hoạch từ 3 đến 5 năm để trả nợ. Nếu bạn thực hiện được kế hoạch này thì các khoản nợ còn lại sau 5 năm sẽ được miễn trừ.

Nếu bạn muốn giữ lại các tài sản bảo đảm (secured debts) như nhà, xe thì nên khai theo dạng này. Nếu như thu nhập của bạn cao hơn thu nhập trung bình thì thủ tục sẽ khó khăn hơn những người khác.

Các khoản nợ được bảo đảm như nhà và xe không được quá hơn $1,149,525 và khoản nợ không được bảo đảm như thẻ tín dụng không được quá $383,175.

Nếu không được thì bạn có thể chuyển sang Chapter 7 thì nhà cửa, xe sẽ bị chủ nợ tịch thu hay N gười Việt mình còn nói là bị ngân hàng kéo nhà hoặc kéo xe .

4. Khai phá sản theo Chapter 11

Việc khai phá sản theo Chapter 11 gần giống như Chapter 13 nhưng dành cho cơ sở kinh doanh, công ty, hoặc tập đoàn.

Việc khai phá sản này cho phép cơ sở kinh doanh của bạn tái cơ cấu lại cơ sở kinh doanh. Và công ty của bạn phải có bản kế hoạch để trả nợ một phần hoặc được xóa hết nợ.

Cơ sở kinh doanh của bạn cũng có thể khai phá sản theo Chapter 7 nhưng bạn bắt buộc phải thanh lý tài sản của công ty để trả nợ nên khai phá sản Chapter 11 có thể giúp bạn tái cơ cấu nợ để vực dậy công ty.

5. Điều gì xảy ra khi bạn “File for Bankrupcy”

Bạn sẽ được đặt vào tình trạng “automatic stay” có nghĩa là các chủ nợ của bạn không thể sử dụng các phương pháp như trừ tiền lương, rút tiền từ tài khoản ngân hàng, kéo nhà hoặc kéo xe của bạn trong giai đoạn này.

Bạn sẽ phải tốn phí vài trăm đô la để thuê luật sư khai phá sản theo Chapter 7, Chapter 13, và tốn $2000 đô la mỹ để khai phá sản theo Chapter 11.

Bạn phải tham gia các lớp học về tư vấn tín dụng (credit couseling) 180 ngày trước bạn khai cũng như các lớp học của chủ nợ.

6. Ảnh hưởng tài chính của việc khai phá sản ở mỹ

Nếu như bạn không thể trả nợ tín dụng, tiền viện phí hoặc k hông có nhiều tiền (equity) trong ngôi nhà, xe thì khai phá sản được coi như một cách để làm lại cuộc đời.

Nếu như khai theo Chapter 7, 11 thì bản báo cáo tín dụng việc bạn khai phá sản lên đến 10 năm trong khi chỉ 7 năm ở Chapter 13.

Có nhiều tài sản được miễn trừ (exempt) nếu khai phá sản như: đá quý, tranh, chứng khoán, tiền mặt…

Việc khai phá sản không có ích nếu như c ó thể trả nợ trong 5 năm hoặc s ố nợ của bạn không được miễn trừ như nợ tiền học, nợ thuế, nợ tiền cấp dưỡng…

Điểm tín dụng của bạn sẽ bị rớt điểm và trong 7 đến 10 năm bạn rất khó mươn vốn để làm ăn, kinh doanh, mua nhà, hoặc mua xe.

Vì vậy nhiều người Mỹ khi ra làm ăn, kinh doanh như cho thuê nhà, mở tiệm nước, tiệm nails đều thành lập các công ty để được lợi thuế và tránh tình trạng bị thưa kiện.

Bên cạnh đó nếu việc làm ăn thua lỗ họ có thể khai phá sản mà không ảnh hưởng gì tới cuộc sống và tài sản của mình.

Việc khai phá sản là một quyết định rất quan trọng, ảnh hưởng tới tương lai tài chánh. Khi có ý định về khai phá sản, bạn cần liên lạc với một luật sư trả theo phí để tham khảo, được tư vấn cụ thể hơn.

Mỹ, Nên Hay Không Luật Phá Sản Mới?

Mỹ, nên hay không luật phá sản mới?

Hiện nay, số các công ty tư nhân tuyên bố phá sản ở Mỹ ngày càng tăng nhanh. Chính phủ cũng như các chủ nợ đã bắt đầu cảm thấy lo lắng. Trên thực tế năm ngoái có tới 1,4 triệu người Mỹ bị coi là phá sản. Con số này cao hơn 40% so với năm 1996 và gấp đôi so với năm 1990. Trong mấy chục năm qua, mức độ gia tăng nhanh chóng này một mặt cũng là do nền kinh tế cường thịnh Mỹ phát triển. Để lý giải cho tình trạng phá sản tăng nhanh các chủ nợ cũng đã đưa ra lời cảnh báo về luật phá sản của nước này. Quy định một luật phá sản chặt chẽ hơn là điều mà chính phủ đang cố gắng.

Điều này cũng làm hài lòng những ai vốn coi việc phá sản như một sự vi phạm nguyên tắc “chết người” . Tuy nhiên liệu điều này thực sự có lợi cho nền kinh tế Mỹ?. Chắc chắn xã hội sẽ bị mất đi một khoan chi phí khá lớn do những chính sách khuyến khích chủ doanh nghiệp đi vay cũng như những chính sách tạo công ăn việc làm cho các con nợ đang ngày càng giảm xuống.

Điều đáng chú ý là luật phá sản ở Mỹ lại khá là “dễ chịu” hơn so với những quốc gia phát triển khác.

Hãy tạo thêm cơ hội cho các cơn nợ.

Thoạt nghe việc tạo thêm sự bảo trợ cho những ngưòi đi vay sẽ dễ dàng bị bác bỏ. Nếu như các con nợ càng dễ dàng trong việc trốn tránh nghĩa vụ trả lợi tức, hoàn trả vốn thì các chủ nợ lại càng dễ mất đi khoản tiền cho vay của mình và như vậy họ càng thờ ơ hơn trong việc mở rộng các khoản tín dụng. Tín dụng ít đồng nghĩa với việc ít giao dịch kinh tế .

Tuy nhiên, trái với quan điểm này ông Lawrence Ausubel một nhà kinh tế học tại trường ĐH Maryland lại cho rằng sẽ có khá nhiều lợi ích từ một luật phá sản mới . Khi một ngưòi với gánh nặng nợ nần chồng chất anh ta sẽ chẳng thể có tinh thần làm việc ít nhất là những công việc mà pháp luật cho phép khi mà những đồng tiền mà anh ta kiếm được lại rơi vào tay các chủ nợ.

Hãy giải phóng cho anh ta khỏi gánh nặng nợ nần và rồi động cơ làm việc sẽ tự phục hồi.

Ở một khía cạnh nào đó việc tuyên bố phá sản có thể được coi là một sự đối phó hữu hiệu với các cuộc khủng hoảng tài chính. Nếu như con nợ gặp khó khăn anh ta có thể sử dụng chiêu bài phá sản để làm lại từ đầu. Những người được bảo hiểm này lớn tiếng phản đối việc họ phải chi trả một khối lượng tiền lớn cho những rủi ro mà đáng lẽ ra họ có thể né tránh. Thực vậy, một số nhà kinh tế đã lập luận rằng luật phá sản khá dễ dàng ở Mỹ lý giải tại sao luật này lại có thiên hướng hỗ trợ nhiều cho những người đi vay hơn trong khi luật của quốc gia khác lại chủ yếu bảo hộ cho người cho vay.

Hiện nay trên thị trường bảo hiểm cho vay đang tồn tại 2 rủi ro chính . Một là nghịch lý: những người mong muốn mua bảo hiểm lại là những người đễ gặp rủi ro nhất. Có lẽ vì thế mà các công ty bảo hiểm thường không mấy mặn mà với những cá nhân khó có khả năng chi trả . Rủi ro thứ hai mang tính tâm lý. Đó là việc : người được bảo hiểm thì thì hành động thiếu thận trọng hơn so với những người không được bảo hiểm. Luật phá sản một mặt giảm bớt những lo lắng cho các chủ doanh nghiệp khi đối mặt với những rủi ro trong kinh doanh mặt khác cũng khuyến khích những ai đã không thận trọng trọng trong việc đi vay và tiêu dùng rằng họ có thể không quá khó khăn trong giai đoạn sau này. Những người tán đồng một luật phá sản mới cho rằng rủi ro mang tính tâm lý này chính là thiếu xót chủ yếu trong bộ luật hiện hành của Mỹ và liệu điều này có thực sự công bằng cho những gì đang tồn tại?

Luật Tài Sản Ở Mỹ

Tại Hoa Kỳ khi đề cập đến quyền sở hữu một tài sản, thường nghĩ ngay đến chủ nhân là một người.

Trên thực tế rất nhiều tài sản chung thí dụ như ngôi nhà của hai vợ chồng cùng đứng tên khi mua. Công ty (Corporation hay Incorporated) là một hình thức tài sản chung điển hình với nhiều người cùng đứng làm chủ tập thể căn cứ vào số cổ phần (shares of stock) mua nhiều hay ít.

Trên phương diện pháp luật nếu có người mua một cổ phần của Microsoft thì người ấy cũng có quyền lợi ngang với Bill Gates là vị chủ tịch cầm đầu công ty này đang nắm giữ 20% cổ phần của Microsoft.

Dĩ nhiên trong thực tế những người mua cổ phần không tham dự vào việc điều hành công ty mà chỉ có ảnh hưởng gián tiếp bằng cách bầu người vào ban quản trị. Cổ phần viên có quyền bán, mua hay trao đổi số cổ phiếu mình có. Dưới pháp lý các người có cổ phần đều độc lập nên quyền sở hữu của mỗi người không mạnh bằng làm chủ một mình.

Tổ hợp hùn hạp (partnership) khác với công ty ở điểm sở hữu chủ đi đôi với quyền điều hành. Như vậy có nghĩa là những người hùn hạp lập một cơ sở thương mại đều có quyền trực tiếp điều hành cơ sở đó và quyền lợi của người hùn hạp không bị giới hạn theo trị giá số phần hùn như theo công ty.

Giả sử một công ty bị phá sản, giá trị cổ phiếu trở thành số không thì các người nắm cổ phiếu chỉ bị mất vốn nhưng không bị liên đới phải góp phần trả nợ.

Ngược lại cá nhân những người hùn hạp chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu cơ sở bị lỗ lã nợ nần thì phải nai lưng ra mà gánh lấy. Vì điểm bất lợi này nên có vài hình thức hùn hạp biến cải thành tổ hợp hạn chế (limited partnerships) hay công ty hữu hạn (limited companies) theo đó cơ sở được điều hành như một tổ hợp hùn hạp nhưng có đặc tính của công ty.

Mặc dầu tổ chức công ty và hùn hạp cùng các cơ sở thương mại khác đều có hình thức chủ quyền chung nhưng do luật thương mại chi phối và luật tài sản chỉ áp dụng cho các hình thức sở hữu chung đối với tài sản cá nhân.

Trong luật tài sản Hoa Kỳ danh từ để gọi sở hữu chủ hay chủ quyền là ownership hay tenancy (xin đừng nhầm với nghĩa thuê mướn nhà cửa). Có ba loại quyền sở hữu tài sản chung (concurrent estates) là liên chủ quyền (joint tenancy), đồng chủ quyền (tenancy in common), và song chủ quyền (tenancy by the entirety).

Trong cả ba loại quyền sở hữu chung nói trên mỗi người chủ chung (cotenant) đều có thẩm quyền chiếm hữu và sử dụng trọn vẹn tài sản đó. Song chủ quyền được đồng nhất dành riêng cho hai người hôn phối, có nghĩa là chỉ có hai vợ chồng đứng làm chủ của cải cùng có. Trái lại liên chủ quyền và đồng chủ quyền có thể gồm nhiều nhân vật khác nhau cùng đứng làm chủ không giới hạn số người.

Liên chủ quyền và song chủ quyền có đặc điểm giống nhau là quyền chuyển lại cho người sống sót (right of survivorship) khi một người qua đời thì tài sản đó tự động trao cho người chủ chung còn sống, trái lại theo đồng chủ quyền khi một người chết thì tài sản sẽ được chuyển cho con cháu thừa tự (heir) chứ không cho người sống sót.

Sau hết, theo liên chủ quyền và cùng chủ quyền bao giờ tài sản chung cũng chia đồng đều cho mỗi người hưởng phần bằng nhau, còn theo đồng chủ quyền thì có thể chia không đều như người được phần ba còn người kia được hai phần ba chẳng hạn.

Thời nay quyền sở hữu chung rất thông dụng thí dụ như vợ chồng cùng đứng một chương mục ngân hàng hoặc cùng đứng tên mua nhà. Hai anh em ruột có thể cùng làm chủ một nông trại, một cửa hàng hay một nhạc sĩ viết nhạc có sở hữu bản quyền chung với người đặt lời ca.

Để hiểu rõ khác biệt giữa các hình thức sở hữu chung hãy lấy thí dụ bà quả phụ Năm trước khi qua đời để di chúc lại ngôi nhà cho hai người con còn sống là cậu Nam và cô Hoa.

Theo luật lệ hiện hành thì hai anh em cậu Nam và cô Hoa được coi như có đồng chủ quyền trên ngôi nhà của mẹ để lại trừ phi bà Năm muốn cho các con theo kiểu liên chủ quyền thì luật sư của bà phải viết rõ như vậy trong di chúc. Một thí dụ khác khi mở chương mục tại ngân hàng trong hồ sơ chương mục bao giờ cũng có một ô vuông nhỏ bên cạnh có câu ‘Liên chủ quyền với quyền cho người sống sót’ để ai muốn như vậy thì đánh dấu chữ x vào ô đó, nếu không thì đương nhiên coi như đồng chủ quyền.

Liên chủ quyền và đồng chủ quyền đều có quyền chiếm hữu và sử dụng tài sản bất khả phân, có nghĩa là cậu Nam và cô Hoa đều có quyền ở chung trong ngôi nhà của mẹ để lại chứ không phải xé lẻ thí dụ như cậu Nam ở dưới bếp còn cô Hoa ở phòng trên.

Nếu ngôi nhà có liên chủ quyền đem cho thuê thì cả hai anh em đều được chia đều số tiền thâu hàng tháng. Theo đồng chủ quyền khi cậu Nam chết nửa phần ngôi nhà sẽ về tay con cái thừa tự của cậu Nam, ngược lại theo liên chủ quyền thì trọn ngôi nhà sẽ về tay cô Hoa.

Như vậy nếu cậu Nam trước khi qua đời muốn chuyển phần mình cho con thì có thể xin đổi liên chủ quyền thành đồng chủ quyền để hủy đi quyền cho người sống sót là cô Hoa. Riêng song chủ quyền chỉ dành cho một cặp vợ chồng nên dĩ nhiên quyền chuyển cho người vợ hoặc chồng sống sót được luật bảo vệ và không thay đổi được.

Xưa kia theo luật cũ cả hai vợ chồng được kể làm một nhưng chỉ có người chồng được quyền bán tài sản chung không cần đến sự đồng ý của vợ, người vợ chỉ có chủ quyền khi chồng chết mà thôi. Ngày nay tài sản của vợ chồng được chi phối theo một trong hai luật là tài sản tách riêng (separate property) áp dụng tại hầu hết các tiểu bang, hay là tài sản cộng đồng (community property) áp dụng ở một vài tiểu bang khác như California, Texas, và Louisiana.

Theo luật thứ nhất tài sản của cả vợ lẫn chồng được tách riêng cho dù có sống chung. Nếu người vợ có một số đất đai, nhà cửa hay cổ phiếu thì bà ta có quyền sử dụng hay chuyển nhượng cho bất cứ ai theo ý muốn mà không cần chồng đồng ý.

Trong suốt thời gian ăn ở vợ chồng chỉ có một ràng buộc là bổn phận chia sẻ và nâng đỡ nhau, thí dụ một bà vợ giầu sang không được để cho chồng bị nghèo túng cơ cực hay ngược lại. Dĩ nhiên vợ chồng vẫn có quyền chọn chủ quyền chung với nhau theo tài sản cộng đồng. Nếu ly dị cả hai được phân chia đồng đều (equitable distribution) theo tự nguyện thỏa thuận với nhau trong việc chia tài sản chung tùy ai là người đóng góp nhiều hơn và ai có nhu cầu cần hơn.

Theo luật thứ hai tài sản của vợ chồng có sẵn trước khi thành hôn kể cả những tặng phẩm hay những gì đạt được sau khi đã thành hôn do quà tặng riêng hoặc do di sản thừa hưởng riêng đều được kể là tài sản cá nhân của mỗi người và áp dụng theo luật tài sản tách riêng. Ngược lại những tài sản tạo được trong cuộc sống vợ chồng kể cả những gì do lợi tức của hai người kiếm ra phải kể là tài sản chung. Mỗi người hôn phối đều có quyền cùng sử dụng tài sản chung mà không cần xin phép người kia.

Ngoài ra cả vợ lẫn chồng đều có quyền chuyển nhượng ngoại trừ đất đai và một vài loại tài sản thương mại cần phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. Khi ly dị tài sản chung sẽ được chia đôi còn các tài sản khác sẽ được phân ra một cách công bằng và hợp tình hợp lý.

Chiếu theo luật thừa kế (elective share) trong việc vợ chồng phân chia tài sản có một giới hạn quan trọng là cấm không cho giải tán tài sản chia cho thừa kế khác khi chồng hay vợ qua đời. Bất kể đến di chúc viết ra sao người hôn phối sống sót còn lại vẫn được hưởng một nửa hoặc một phần ba tài sản chung. Điều luật này bảo vệ cho vợ hoặc chồng còn sống không bị lâm vào tình trạng quẫn bách và thiệt thòi vì mất hết tài sản do hôn nhân tạo chung mà người quá cố lại muốn để cho người khác.

NV

Dân Mỹ Thi Nhau Xin Phá Sản

Tình hình căng thẳng của kinh tế Mỹ hiện nay đang khiến số người nộp đơn xin phá sản ở nước này tăng vọt.

Đáng chú ý, số nợ bình quân mà những người Mỹ phá sản lần này đang gánh cao hơn rất nhiều so với những người phá sản trong những lần suy thoái trước ở Mỹ.

Giá nhà sụt giảm, thu nhập co lại và nguồn tín dụng gần như cạn kiệt đang là những thách thức khốc liệt mà người tiêu dùng Mỹ phải đối mặt. Mặc dù những lý do thường gặp khiến những con nợ gặp khó ở Mỹ phải nộp đơn xin phá sản như mất việc, chi phí y tế cao, ly dị… vẫn là những lý do quan trọng, những áp lực từ sự đi xuống của nền kinh tế đang góp phần phân loại những ai có thể và không thể vượt qua cơn sóng gió hiện nay.

Số đơn xin phá sản tăng mạnh

Theo ông Mike Bickford, Chủ tịch Công ty Automated Access to Court Electronic Records chuyên về dữ liệu phá sản ở Mỹ, số vụ cá nhân nộp đơn xin phá sản ở Mỹ trong tháng 10 đã tăng gần 8% so với tháng 9. Hai năm trở lại đây, số người phá sản ở Mỹ tăng liên tục.

Trong tháng 10, số người Mỹ nộp đơn xin phá sản lên tới 108.595 người, lần đầu tiên vượt mức 100.000 người kể từ khi Luật phá sản ở Mỹ trở nên ngặt nghèo hơn vào năm 2005, với số nợ mà một người có thể được coi là phá sản phải cao gấp đôi. Con số trên đồng nghĩa với việc, cứ mỗi ngày làm việc ở Mỹ trong tháng 10, lại có 4.936 đơn xin phá sản được nộp lên cơ quan chức năng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2007.

Giáo sư Robert Lawless thuộc Trường Luật, Đại học Illinois, cho rằng, việc các ngân hàng thắt chặt hoạt động tín dụng là một lý do quan trọng khiến số đơn xin phá sản của dân Mỹ tăng mạnh trong tháng 10. Ông Lawless cho rằng, việc các ngân hàng giảm mạnh hoạt động cho vay khiến người tiêu dùng khó hoặc thậm chí không thể sử dụng thẻ tín dụng và đảo nợ khoản vay thế chấp nhà, trong khi giá trị ngôi nhà đã sụt quá mức giá trị khoản vay.

“Với tình trạng căng thẳng tín dụng và kinh tế khó khăn như hiện nay, số vụ vỡ nợ sẽ còn vượt xa con số trước khi Luật phá sản được điều chỉnh vào năm 2005”, ông nói.

Các luật sư về phá sản cho biết, không chỉ số đơn xin phá sản tăng lên, số tiền nợ trong thẻ tín dụng mà những người nộp đơn đang mang cũng tăng mạnh do những con nợ này phải vật lộn với khoản phải trả hàng tháng cho khoản vay thế chấp nhà. Không ít người đang phải gánh khoản nợ thế chấp lớn hơn giá trị căn nhà mà họ mua bằng khoản vay đó do sự sụt giảm của giá nhà ở Mỹ.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, một gia đình điển hình nộp đơn xin phá sản năm 2007 có khoản vay nợ được thế chấp như nợ địa ốc và nợ mua xe cao hơn 21%, và nợ không được thế chấp như nợ thẻ tín dụng, nợ y tế, nợ mua đồ gia dụng… cao hơn 44% so với một hộ gia đình điển hình nộp đơn xin phá sản năm 2001. Trong khi đó, cũng theo nghiên cứu này, trong vòng 6 năm trở lại đây, thu nhập của người Mỹ hầu như không tăng.

“Những lần suy thoái trước đây đều diễn ra sau những giai đoạn tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, do đó, các hộ gia đình bước vào các thời kỳ suy thoái đó với mức thu nhập cao hơn và ít nợ hơn”, bà Elizabeth Warren, một giáo sư tại Trường Luật của Đại học Havard, cho biết. Bà nói thêm: “Tuy nhiên, lần này, những yếu tố kinh tế cơ bản này đã xấu đi đối với các hộ gia đình thậm chí trước khi suy thoái xảy ra, do đó, số đơn xin phá sản có khả năng sẽ còn tăng mạnh hơn”.

Chuyện nhà Forsyth

Tại những bang mà trước đây giá nhà tăng với tốc độ của tên lửa và sau đó rơi tự do như Nevada, California và Florida, số đơn xin phá sản tăng mạnh nhất. Tại bang Nevada, số đơn xin phá sản trong tháng 10 vừa qua tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ tăng tại bang California và Florida lần lượt là 80% và 62%.

Ở những khu vực này, nhiều người cố gắng giữ lại ngôi nhà của mình bằng cách xin phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản Mỹ. Nhưng cũng có nhiều người xin phá sản theo Chương 7 của luật này, đồng nghĩa với việc họ mất luôn ngôi nhà của mình và “tạm biệt” luôn đống nợ mà nếu không xin phá sản, họ sẽ mất nhiều năm mới trả xong.

Cặp vợ chồng Tony và Carrie Forsyth cùng 30 tuổi đã chọn con đường giữ lại ngôi nhà của mình ở Florida. Họ cho biết, trước đây họ hi vọng tình hình tài chính của mình sẽ được cải thiện trong năm 2006, thời điểm mà anh Forsyth được thăng chức trong một công ty phân phối thực phẩm ở Michigan và phải chuyển tới Florida để làm việc. Tuy nhiên, họ không bán được ngôi nhà mua bằng tiền vay thế chấp ở bang Michigan nên đã cho thuê ngôi nhà đó.

Tới tháng 6/2006, anh chị Forsyth tới bang Florida và mua một ngôi nhà trị giá 220.000 USD ở đây bằng tiền đi vay hoàn toàn. 5 tháng sau, người thuê ngôi nhà của họ ở Michigan không thuê nữa, khiến hai vợ chồng họ cùng lúc phải trả hai khoản nợ cầm cố, đúng lúc khoản vay cầm cố nhà ở Michigan được điều chỉnh tăng lãi suất. Đến tháng 2/2007, họ bị ngân hàng tịch biên ngôi nhà ở Michigan.

Tới lúc đó, cặp vợ chồng có hai cô con gái nhỏ này phải sử dụng thẻ tín dụng để trả tiền mua thức ăn, đồ dùng và quần áo. Sau khi nợ trong thẻ tín dụng lên tới 20.000 USD, họ nhận thấy xin phá sản là cách duy nhất để họ có thể được ở lại trong ngôi nhà ở bang Florida. Khi đó cũng là lúc mà giá ngôi nhà này đã giảm mất 25%. Năm 2008 này, họ nộp đơn xin phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản và theo quy định, họ được phép giữ lại ngôi nhà của mình và phải trả một phần nợ trong vòng 3 năm tới.

Ngược lại, theo Chương 7 của Luật phá sản Mỹ, người nộp đơn xin phá sản sẽ có được một “khởi đầu mới” (fresh start) vì chương này quy định, con nợ sẽ được xóa nợ. Trong trường hợp này, mọi tài sản sẽ được thanh lý, mặc dù một số bang ở Mỹ cho phép một số trường hợp bãi miễn. Để được phá sản theo Chương này, con nợ phải trải qua một đợt kiểm tra tài sản để xác định xem liệu có đúng là họ không thể trả nổi nợ hay không.

Những con nợ được cho là có khả năng trả được một phần nợ sẽ phải tuân thủ điều khoản phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản.

Tuy nhiên, một số con nợ vẫn chọn hình thức phá sản theo Chương 13 để khỏi bị tịch biên nhà, mặc dù họ sẽ phải tiếp tục trả nợ cầm cố nhà.

Anh Forsyth cho biết, việc tuyên bố phá sản là một bước đi khó khăn. “Chúng tôi là những người theo đạo Thiên chúa, thật là không phải khi làm thế này. Nhưng chúng tôi không còn cách nào khác để sống và nuôi sống gia đình mình, trừ phi đi theo con đường đó”, anh nói.

Cầm cự bằng thẻ tín dụng

Trường hợp gia đình nhà Forsyth cho thấy rõ những lý do mới dẫn tới sự gia tăng mạnh mẽ của số đơn xin phá sản ở Mỹ.

“Thường thì một người không trả nổi nợ cầm cố nhà vì những “tai nạn” tài chính tạm thời như mất việc, ly dị, ốm đau… Tuy nhiên, khi lãi suất thả nổ được điều chỉnh tăng và con nợ không thể tìm kiếm được những khoản vay mới để quay vòng nợ, họ sẽ gặp khó khăn ngay lập tức mặc dù chẳng gặp sự cố tài chính nào”, luật sư chuyên về phá sản Chip Parker ở bang Florida cho biết.

Các luật sư về phá sản ở Mỹ cho biết, họ đang tư vấn cho một số lượng ngày càng tăng các hộ gia đình trung lưu có thu nhập hàng năm ở mức 6 con số – trong đó có cả những hộ gia đình vay tiền mua nhà đúng lúc giá nhà đang ở đỉnh, hoặc thế chấp nhà để vay tiền trang trải chi phí sinh hoạt. Trong số những người nộp đơn xin phá sản còn có các nhà đầu tư địa ốc mua nhà ngay giữa lúc thời kỳ thị trường nhà đất ở Mỹ đang ở thời kỳ hoàng kim nhất với hy vọng giá nhà tăng thêm để kiếm lời.

“Vẫn còn rất nhiều những vụ tịch biên nhà còn chưa xảy ra vì chủ nhà vẫn còn sử dụng được thẻ tín dụng. Mọi chuyện sẽ vỡ lở khi những người này không thể dùng được thẻ tín dụng của họ nữa”, ông Jeffrey Tromberg, một luật sư về phá sản ở bang Florida, cho biết.

Tình hình ở Las Vegas, “thủ phủ” bài bạc của Mỹ và thế giới, cũng ảm đạm không kém. Ngày càng có nhiều người ở đây nộp đơn xin phá sản để được pháp luật hỗ trợ theo Chương 7 của Luật phá sản vì họ cho rằng, mất nhà nhưng thoát nợ còn dễ chịu hơn. Giá nhà đất ở đây vẫn rơi tự do và nền kinh tế địa phương đang rất khó khăn. Các nhân viên kinh doanh xe hơi và nhân viên làm việc trong các sòng bạc đang bị sa thải hàng loạt. Những người còn giữ được việc làm thì cũng không nhận được mức tiền boa hậu hĩnh như trước đây.

“Khách hàng của tôi cơ bản là những người thu nhập khá trước đây, nhưng hiện nay, do thu nhập đi xuống, họ không thể trả nổi nợ nữa. Họ không có tiền để trả nợ thẻ tín dụng nên không được sử dụng thẻ nữa. Họ cũng không có tiền tiết kiệm do đã dùng hết cho việc trả tiền mua nhà”, luật sư Roger Croteau ở Las Vegas cho biết.

Bà Ellen Stoebling, một luật sư về phá sản khác ở Las Vegas thì nói thêm: “Mọi người đang cố dùng thẻ tín dụng để chi tiêu và dùng tiền thu nhập để trả nợ cầm cố để giữ nhà ở mức lâu nhất có thể. Họ hy vọng sẽ đàm phán được với chủ nợ để được ở lại trong căn nhà của mình”.

Chuyện nhà Marquis

Không chỉ những người vay thế chấp nhà với lãi suất thả nổi và đang sở hữu căn nhà có giá trị thấp hơn giá trị khoản vay mới “gặp hạn”. Những người mất việc cũng đang điêu đứng với vấn đề tài chính. Số lượng người xin phá sản ở các bang Delaware, Rhode Island và Indiana, nơi tỷ lệ thất nghiệp leo thang mạnh nhất, cũng đang tăng vọt.

Bên cạnh đó, cũng có không ít người xin phá sản vì những lý do “truyền thống”.

Chị Lisa Marquis, một bà mẹ 35 tuổi có 5 đứa con ở bang Indiana, không có bảo hiểm y tế, nhưng đã phải trải qua 21 lần phẫu thuật do các bệnh về đường hô hấp, tai nạn, xảy thai… trong 9 năm qua. Chồng chị – một lái xe tải – lại kiếm được 13,5 USD mỗi giờ làm việc, khiến họ không đủ tiêu chuẩn để được hỗ trợ y tế theo chương trình Medicaid. Tuy nhiên, chị Marquis không thể làm việc và gia đình họ không đủ tiền để thanh toán cho các hóa đơn y tế của chị.

Đầu năm nay, gia đình này đã phải từ bỏ ngôi nhà di động của họ vì rêu mốc ở đó khiến bệnh đường hô hấp của chị Marquis thêm tồi tệ. Thay vào đó, họ tới sống trong một ngôi nhà thuê với giá 600 USD/tháng. Mỗi ngày anh Marquis phải tới tòa án 3 lần một ngày để giải quyết các đơn kiện của chủ nợ, khiến số giờ làm việc của anh càng giảm xuống.

Tháng 4 vừa qua, với số nợ tiền viện phí và thuốc men lên tới 114.000 USD và số giờ làm việc bị cắt giảm, nhà Marquis đã nộp đơn xin phá sản theo Chương 13 của Luật phá sản Mỹ. Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, nhà Marquis đã nộp đơn xin phá sản tới 3 lần vì không trả nổi tiền viện phí. Do xin phá sản theo Chương 13, họ sẽ phải trả một phần số tiền họ nợ.

“Lẽ ra chúng tôi đã chờ để xin phá sản theo Chương 7. Nhưng tôi muốn được trả nợ. Tôi không muốn lừa dối những người đã giúp cứu sống tôi”, chị Marquis nói.

Mặc dù số người nộp đơn xin phá sản ở Mỹ đang tăng mạnh, các chuyên gia và các luật sư cho rằng, nhiều người Mỹ khác ngại hành động như vậy do quy định ngặt nghèo hơn của Luật phá sản 2005. Theo Giáo sư Warren của Đại học Harvard, nhiều người vẫn tưởng lầm rằng, họ không đủ điều kiện để phá sản.

“Ý nghĩ rằng việc xin phá sản để được trợ giúp không còn dễ dàng như trước kia đang khiến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay tồi tệ thêm”, bà nói.

Phá Sản Theo Luật Mỹ: Chưa Hẳn Là “Chấm Hết”

Khi nghe từ “phá sản”, cảm nhận đầu tiên đối với hầu như tất cả mọi người là điều gì đó tiêu cực. Tuy vậy, ở Mỹ, đối với nhiều chủ doanh nghiệp, phá sản là cơ hội quý báu để họ thoát khỏi thế bế tắc và làm lại từ đầu.

Trang Planet Money mới đây đã có một bài viết chứng minh tính hiệu quả của việc tuyên bố phá sản đối với một doanh nghiệp gặp khó ở Mỹ.

Queen City Appliances là một công ty thiết bị gia dụng ở Charlotte, bang North Carolina. Sau khi bong bóng bất động sản ở Mỹ vỡ tung vào năm 2009, thị trường đồ gia dụng lao dốc theo, buộc Queen City phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của luật phá sản Mỹ sau 60 năm hoạt động.

Chương 11 Luật Phá sản Mỹ là con đường cho phép một doanh nghiệp trì hoãn việc trả nợ trong khi thiết kế và thực thi kế hoạch tái cơ cấu.

Theo nhận định của Planet Money, quy định về phá sản là một điều rất đúng đắn mà nước Mỹ có được.

“Ở đất nước này, chúng ta thực sự ‘giỏi’ về phá sản, và đây có lẽ đúng là một trong những vũ khí bí mật của nền kinh tế chúng ta”, trang này viết.

Trên thực tế, Planet Money chỉ ra rằng, Chương 11 hiệu quả về mặt kinh tế đến nỗi các nước châu Âu đã áp dụng quy định tương tự trong những năm gần đây.

Nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 đồng nghĩa với việc một doanh nghiệp lẽ ra bị mắc kẹt vì nợ nần có thể trả cho chủ nợ số tiền ít hơn khoản nợ ban đầu, trong một khoảng thời gian dài hơn. Về phần mình, các chủ nợ có cơ hội tốt hơn đòi được nợ, hoặc có thể sẽ nhận được số tiền lớn hơn trong trường hợp công ty bị thanh lý. Nói cách khác, Chương 11 giúp đôi bên cùng có lợi.

Tuy nhiên, quy trình phá sản không hề là một con đường bằng phẳng và dễ dàng. Đây chỉ là một cơ hội để công ty phá sản có thêm vài năm để hoạt động trong khi khối nợ vẫn treo đó. Kế hoạch tái cơ cấu của doanh nghiệp đó phải được tòa án phá sản và các chủ nợ phê chuẩn. Trên thực tế, doanh nghiệp phải kết hợp với một ủy ban gồm các chủ nợ lớn nhất của mình để lập ra kế hoạch tái cơ cấu này.

Một khi kế hoạch được phê chuẩn, nhiều giao dịch kinh doanh hàng ngày trước kia cũng đòi hỏi phải có sự phê chuẩn của tòa án. Chẳng hạn, trong quá trình tái cơ cấu, Queen City phải xin phép tòa án đối với cả việc đổ xăng cho xe tải giao hàng. Ngoài ra, công ty này phải sa thải hàng trăm nhân viên và đóng cửa 13 trong tổng số 17 cửa hàng.

Mặc dù vậy, sau một năm rưỡi tái cơ cấu đầy chông gai, Queen City cuối cùng cũng đã thoát phá sản.

Dĩ nhiên, Chương 11 không phải là một “cây đũa thần” và nộp đơn xin phá sản theo Chương 11 không thể đủ để giữ tất cả các doanh nghiệp gặp khó có thể tiếp tục tồn tại. Vào năm 2011, ngân hàng đầu tư Lehman Brothers với khoản nợ 613 tỷ USD đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11, và vĩnh viễn không bao giờ còn tồn tại nữa.

Hàng năm có rất nhiều công ty Mỹ với số nợ nhỏ hơn nhiều so với nợ của Lehman đổ vỡ.

Theo số liệu của Viện Phá sản Mỹ, năm 2014 có 34.455 doanh nghiệp nước này nộp đơn bảo hộ phá sản, giảm 22% so với 44.083 doanh nghiệp vào năm 2013. Trong đó, có 5.172 doanh nghiệp xin phá sản theo Chương 11.

Ngoài ra, phá sản có thể bị nhìn nhận như một cách để né tránh việc trả nợ thay vì là con đường cuối cùng để tồn tại. Chẳng hạn, khi ca sĩ nhạc rap 50 Cent nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11, một chủ nợ của ca sĩ này cho rằng 50 Cent chỉ muốn tìm cách quỵt nợ.