Luật Rừng Bts / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Bức Xúc Luật Rừng Trong… Rừng Luật Việt Nam

– Khi đọc được những thông tin về các loại văn bản mà khi ban hành bị cho là xa rời thực tế, thậm chí vô cảm như quy định giấy phép vận chuyển trứng chỉ có hiệu lực trong một ngày ở Lào Cai, hay dự thảo quy định nơi bán bia không được vượt quá 30 độ C của Bộ Công Thương… ông thấy thế nào?

Việc có những văn bản xa rời thực tế đang là vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối hiện nay, dù đã có những hội thảo, hội nghị tổng kết, đánh giá tình hình này nhưng nó vẫn không hề thuyên giảm.

Với quy định kiểu giấy phép vận chuyển trứng chỉ có hiệu lực trong một ngày, tôi biết Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã chỉ đạo Cục Thú y lên Lào Cai để kiểm tra thông tin. Quy định như thế không chỉ khiến những chủ trang trại mà đến tôi còn bức xúc nữa là.

– Nhưng hình như, khi đưa ra những văn bản quy định như thế, người ta cũng xuất phát từ mục đích tốt là bảo vệ sức khoẻ nhân dân?

Tôi cũng có nhận thấy điều đó.

– Theo ông, vì sao người ta có mục đích, động cơ tốt song lại không thể chuyển hóa vào trong những văn bản mang tính thuyết phục?

Là bởi họ không cân bằng được giữa trạng thái nôn nóng, vội vàng, muốn cho ra hiệu quả tức thì với việc phải cân nhắc thấu đáo trước khi ra quyết định. Văn bản quy phạm pháp luật phải được tính toán cẩn trọng. Tiếc là ở ta chưa làm được.

GS Nguyễn Đăng Dung, Khoa Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Đừng có đổ hết cho năng lực

– Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta có những văn bản bị cho là “trên trời” như thế. Thử “bắt bệnh” cho nó, theo ông là do đâu?

Dễ dàng nhận thấy rằng việc ban hành văn bản ở ta không bắt nguồn từ thực tiễn. Cái xưa nay chúng ta vẫn nói là đưa pháp luật vào cuộc sống chỉ đúng một phần. Bây giờ phải là đưa cuộc sống vào pháp luật, nhưng ta vẫn giữ tư duy cũ thành thử các văn bản pháp luật xưa nay không có hiệu lực thực thi hoặc kém hiệu lực.

– Thú thực, đôi khi đọc những văn bản đó, tôi tự hỏi: Không hiểu người ta nghĩ cái gì mà quy định như thế?

Sẽ có nhiều người đặt câu hỏi đó. Nó có vấn đề về trình độ, năng lực. Nhưng nó cũng có lý do mang tính hệ thống mà chúng ta không nên chỉ chăm chăm trách bản thân người ra quyết định.

Ông đang biện hộ cho những người ra văn bản “trên trời” dù chính ông cũng thấy bức xúc với những văn bản đấy?

Không phải, mà đó là thực tế. Ở ta hiện nay, bản thân người quản lý ra quyết định còn phải hướng về phía trên, giữa người dân và cấp trên thì họ chiều cấp trên hơn vì họ ăn lương từ cấp trên, ngồi ở vị trí đó là do cấp trên chứ không phải từ lá phiếu của người dân. Thậm chí, nếu làm đúng ý chí của dân thì họ mất chức, mất lương vì nhiều khi ý chí của trên nhưng cũng là ý chí của con người, chiều được người nọ thì lại mất lòng người kia. Do vậy, đừng có đổ hết cho năng lực!

– Nghĩa là, những người ra văn bản “trên trời” cũng cần được thông cảm?

(Cười) Đó là sự thật mà. Họ cũng có cái khó khi đưa ra quyết định chứ. Dĩ nhiên, cũng tùy từng văn bản nhưng đúng là đang tồn tại thực tế như vậy.

– Ông đánh giá thế nào về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ở ta hiện nay?

Tôi rất đồng ý với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng như Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường khi đánh giá rằng, ở ta có cả một rừng luật nhưng hành xử lại áp dụng luật rừng. Đó là câu ví von rất hay và cũng cực chuẩn.

Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi như có nên gọi là văn bản quy phạm pháp luật hay bỏ chữ quy phạm đi. Chúng ta phân biệt như thế hóa ra chúng ta chỉ chú trọng khâu văn bản chứa đựng quy phạm còn những văn bản là nghị quyết, quyết định, chỉ thị của một người đứng đầu hành pháp lại không ban hành đúng quy trình, trong khi đáng ra quy trình chuẩn phải áp dụng cho mọi văn bản.

– Vậy thế nào mới là quy trình chuẩn trong ban hành văn bản?

Nó tùy từng mức độ và từng loại văn bản. Nhưng tựu trung lại, trước hết cần căn cứ xem cơ quan ra văn bản đó là gì. Nếu là Quốc hội thì phải có biểu quyết đa số, muốn vậy phải tranh luận. Nhưng trước đó, để đưa ra một dự thảo luật thì cần những người làm công tác chuyên môn soạn thảo, không được duy cảm, duy lý.

– Sao ông lại bảo không có, vì người ta vẫn lấy ý kiến góp ý cho các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật rồi đấy chứ?

Đúng là người ta có lấy ý kiến góp ý cho các dự thảo, thông thường là trên các website. Vậy nhưng, nên nhớ, thứ nhất không phải ai cũng có điều kiện sử dụng internet. Thứ hai, ngay với bản thân tôi có khi còn phải lăn lộn, vướng bận nhiều thứ trong cuộc sống cũng chẳng biết đến cái việc lấy ý kiến ấy. Thứ nữa, khi những văn bản ấy chưa động chạm đến quyền lợi của người ta thì họ chẳng quan tâm đâu.

– Thế thì còn trách gì được những người ra văn bản nữa, vì họ sẽ bảo “chúng tôi đã lấy ý kiến rồi đấy, quý vị không góp ý thì khi ban hành quyết định, quý vị đừng kêu ca”!

Không thể mang cái lý do đó ra để nại được. Anh không thể tung một cái dự thảo dài ngoằng ra để bắt người dân phải đọc rồi cho ý kiến. Không phải cứ tung dự thảo lên mạng rồi lu loa “chúng tôi đã lấy ý kiến rồi đấy” là xong đâu.

– Vậy theo ông, làm gì để đưa ra được những văn bản khiến người dân tâm phục khẩu phục?

Muốn vậy, với những dự thảo luật dài tới hàng trăm trang, người soạn thảo nên làm bản tóm lược những ý chính để người ta tiện theo dõi, góp ý. Còn với những dự thảo văn bản hành chính có tác động trực tiếp tới quyền lợi của người dân thì cần phải trực tiếp hỏi ý kiến của họ thông qua những buổi tiếp xúc. Biết là như thế sẽ làm khó nhà quản lý, nhưng đó là việc buộc phải làm để tránh những văn bản “trên trời”.

– Tôi e sẽ là chưa đủ nếu chính bản thân những người làm công tác điều hành, quản lý cũng phải bớt vô cảm?

Dĩ nhiên rồi. Bản thân họ cũng cần phải học để hiểu về quyền hạn, trách nhiệm của mình, nâng cao năng lực, trình độ thì mới đưa ra văn bản có tính khả thi. Ngoài ra, họ cũng cần nhận thức được rằng mình phải công tâm, vì dân. Muốn vậy thì việc tuyển chọn, bầu cử phải hoàn toàn từ lá phiếu của nhân dân.

Luật Sư Và Ứng Xử Kiểu Luật Rừng

Khi sự thật đã được làm rõ thì hóa ra ngoài sự việc có vụ xô xát, hành hung người đi đường thì những gì mà hai vị luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân đã tung lên mạng để kích động dư luận là bịa đặt.

Chiều 10/11, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã chủ trì cuộc họp thông báo kết luận điều tra ban đầu vụ việc luật sư Trần Thu Nam (39 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) thuộc Văn phòng luật sư Tín Việt và Cộng sự và luật sư Lê Văn Luân (30 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội) thuộc Văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long bị một số đối tượng hành hung.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã xác minh, làm rõ tám đối tượng tham gia vụ việc đánh hai luật sư gồm: Đặng Quang Huy (sinh năm 1989, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ), Nguyễn Duy Ninh (sinh năm 1984, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ),Lưu Công Thắng (sinh năm 1981, xã Thanh Bình, Chương Mỹ), Đỗ Xuân Nguyên (sinh năm 1978, xã Trường Yên, Chương Mỹ), Cao Văn Huân (sinh năm1995, xã Nam Phương Tiến); Nguyễn Duy Mạnh (sinh năm 1994, xã Tân Tiến, Chương Mỹ), Hoàng Đình Dần(sinh năm 1986, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ) đều làm ruộng; Nguyễn Gia Tú (sinh năm 1977, xã Đông Phương Yên, Chương Mỹ) nhân viên Quỹ tín dụng xã Đông Phương Yên.

Qua quá trình đấu tranh khai thác điều tra ban đầu, các đối tượng đã khai nhận khoảng 12 giờ ngày 3/11, các đối tượng ngồi ăn tại nhà hàng Ngân Trinh. Đến 14 giờ cùng ngày, các đối tượng rủ nhau đi thăm người ốm bằng xe máy tại địa phận thôn Lũng Vị, xã Đông Phương Yên thì thấy xe ôtô 4 chỗ, trên xe có hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân.

Vì xe ôtô phóng nhanh bắn bụi bẩn lên người nên các đối tượng đuổi theo. Đến 15 giờ 30 phút ngày 3/11, các đối tượng đứng chờ trên trục đường để đợi ôtô ra và có hành vi hành hung hai luật sư trên.

Cơ quan điều tra xác định Cao Văn Huân là người chặn đầu xe. Sau đó, Huân, Thắng, Mạnh, Ninh xông vào dùng tay chân đấm đá vào mặt hai luật sư. Khi luật sư Luân bỏ chạy, Đỗ Văn Nguyên đuổi theo, đạp vào người làm luật sư Lê Văn Luân ngã xuống ruộng.

Đại tá Nguyễn Văn Viện, người phát ngôn Công an thành phố Hà Nội cho biết, thông tin cho rằng trong số đối tượng hành hung hai luật sư có cả nhân viên công an xã và việc hai luật sư bị cướp điện thoại di động là sai sự thật.

Căn cứ vào tài liệu điều tra thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã xác định ngay trước thời điểm tám thanh niên chặn xe để đánh anh Nam và anh Luân thì có anh Nguyễn Văn Cửu, sinh năm 1982 là công an viên xã Đông Phương Yên có đi xe máy qua khu vực đó, nhưng không dừng lại và không biết, không tham gia vào sự việc trên.

Cũng theo Công an thành phố Hà Nội, nằm trong diễn biến vụ việc việc trên, luật sư Lê Văn Luân đã trình bày với Cơ quan Cảnh sát điều tra trong quá trình xô xát, anh Luân bị ngã xuống ruộng nước sau đó bỏ chạy. Khi anh Luân quay lại xe ôtô thì mới biết bị rơi chiếc điện thoại di động LG D682 màu đen. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã truy tìm chiếc điện thoại này nhưng chưa thấy.

Đại tá Nguyễn Văn Viện cho biết thêm về thông tin phản ánh việc Cơ quan Cảnh sát điều tra gây khó khăn trong việc cấp Giấy chứng nhận người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án bị can Đỗ Đăng Dư đang bị tạm giam tại Trại giam số 3 bị Vũ Văn Bình là can phạm cùng buồng giam đánh, gây thương tích dẫn đến tử vong, xảy ra ngày 6/10/2015 là không chính xác.

Đến đây thì dư luận và cư dân mạng có quyền ném đá hai vị luật sư này về tội là luật sư mà phát ngôn như kẻ vô học, vu cáo lực lượng công an, kích động dư luận bằng những lời lẽ suy đoán thiếu căn cứ. Chính họ mới là những người phải chịu trách nhiệm vì đã làm mất uy tín Liên đoàn luật sư khi phát ngôn bừa bãi, hấp tấp trước sự kiện pháp lý.

Qua vụ việc này chúng ta càng thấy rõ bộ mặt thật của các phương tiện truyền thông phương Tây BBC, VOA, RFI, RFA cùng những trang mạng Bauxite, Ba Sàm, Tễu, Huỳnh Ngọc Chênh… đã đồng ca một hợp ca vu cáo, bịa đặt, kích động với ý đồ xấu nhằm làm mất uy tín chính quyền nhân dân.

Dùng “Luật Rừng” Xử Bạn Nghiện

(CAO) Đưa tiền cho bạn đi mua dụng cụ sử dụng ma túy đá nhưng bị “ém” bớt, Linh dùng “luật rừng” phạt Lộc số tiền gấp 3 lần. Nhiều lần đòi không được, Linh gọi đồng bọn tìm đến tận nhà xách dao đâm gục “con nợ”.

Ngày 20-4, Công an Q.11, chúng tôi vẫn đang củng cố hồ sơ để xử lý hai đối tượng Nguyễn Ngọc Linh (SN 1980) và Đinh Công Thân (SN 1996, cùng tạm trú Q. Bình Tân) về hành vi “cố ý gây thương tích”.

Theo kết quả điều tra ban đầu, Linh và Lưu Văn Lộc (SN 1998, ngụ Q.11) có quen biết với nhau từ trước. Khoảng tháng 2-2018, Linh đưa cho Lộc 500 ngàn đồng để đi mua nỏ thủy tinh sử dụng ma túy đá.

Tuy nhiên, Lộc chỉ mua hết 100 ngàn đồng, còn 400.000đ Lộc không đưa lại cho tên Linh mà giữ lại. Sau đó Linh biết được nên dùng “luật rừng” phạt Lộc 1,5 triệu đồng. Ngoài ra, Lộc còn mượn của Linh 1 triệu đồng để tiêu xài.

Tối ngày 18-4, Linh và Thân đến nhà Lộc đòi nợ. Lúc này hai bên xảy ra mâu thuẫn nên Linh đã dùng dao xếp đâm vào bắp tay Lộc. Thân cũng dùng dùng dao đâm vào bả vai khiến nạn nhân phải vào bệnh viện Q11 cấp cứu.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin vụ án, Công an Q.11 nhanh chóng vào cuộc điều tra và bắt gọn hai đối tượng để phục vụ công tác điều tra. Bước đầu, hai đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hiện vụ án đang được điều tra làm rõ.

Thanh Minh

Luật Rừng Ở Phố Đi Bộ

Chỉ xem clip, cứ ngỡ là trích đoạn của một bộ phim xã hội đen Hồng Kông. Dư luận bức xúc và phẫn nộ.

Không ai phủ nhận những mặt tích cực từ lúc khai trương phố đi bộ. Từ hiệu quả kinh doanh cho đến việc thu hút khách, giúp khách tiêu tiền và thư giãn. Phố Tây – Bùi Viện, quận 1, TP HCM như một dạng “công viên”, nói đúng hơn là chuỗi nhà hàng “ẩm thực mở”, đa dạng món ngon, giá cả bình dân, không gian gần gũi mà không gò bó. Không chỉ người nước ngoài mà nhiều người trong nước cũng rủ nhau đến đây nhâm nhi chuyện trò và ngắm thiên hạ. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nhiều hệ lụy: giật dọc, cướp đồ đến say xỉn, quậy phá; cả khách Tây lẫn khách Việt. Chuyện cự cãi và dùng tay chân giải quyết mâu thuẫn không còn cá biệt.

Cả nước mới có phố đi bộ Bùi Viện dành cho du khách đúng nghĩa và chỉ hoạt động vào cuối tuần là đã quản không nổi. Làm sao dám mở cửa suốt tuần và nhân rộng? Các nước họ làm thế nào mà không thấy ai phàn nàn hay đòi đóng cửa? Cũng không có cảnh đánh nhau như phim hành động xã hội đen. Càng không có cảnh nhân viên nhà hàng đánh hội đồng khách du lịch. Phố Tây các nước cũng không cần cảnh sát trực chiến mà mọi việc vẫn đâu vào đấy. Khách nước nào và đến đâu cũng vậy, có người này người khác, sao họ quản lý khỏe re! Xem thông tin báo chí và mạng xã hội, cứ ngỡ bao nhiêu khách xấu đều đổ vào Việt Nam.

Trước hết, đó là việc luật pháp các nước minh bạch và chặt chẽ, ít khách nào dám quậy. Chủ nhà có quyền từ chối phục vụ những khách kém văn hóa, say xỉn. Vấn đề cốt lõi là ở tư duy phố đi bộ và cách quản lý. Phố đi bộ các nước không có kiểu nhậu tràn lan và bất tận, thậm chí còn khống chế số lượng bán rượu bia cho mỗi người. Phố đi bộ, ngoài ăn uống còn có hàng lưu niệm, hàng tiêu dùng, các loại giải trí và dịch vụ đường phố… để phục vụ mọi nhu cầu du khách mà pháp luật không cấm. Phố Bùi Viện gần như là phố nhậu. Rượu vào, không chỉ lời ra còn tay chân hành động. Phức tạp là đương nhiên. Việc quản lý đã có các camera giám sát và đường dây nóng. Bất cứ vi phạm nào, cả chủ lẫn khách đều bị xử phạt kịp thời và triệt để. Có lẽ các nhà quản lý ở quận 1 nghĩ rằng cứ mở phố đi bộ là xong mà quên mất việc giám sát, chấn chỉnh.

Chưa bàn việc ông Tây sai trái thế nào nhưng hành xử của những kẻ đánh hội đồng ông này là không thể chấp nhận. Đó là hành động chà đạp lên pháp luật, là lời tuyên chiến với du khách nước ngoài khi đến Việt Nam. Việc quậy phá có thể xảy ra ở bất cứ nước nào nhưng cũng phải được xử lý theo pháp luật. Chỉ có Việt Nam là dùng luật rừng, kéo cả băng nhóm hành hung khách không rõ lý do. Càng xấu hổ khi chuyện hành hung xảy ra chỗ đông người nhưng không ai can ngăn. Có lẽ họ sợ liên lụy, sợ bị trả thù. Mấy khách Tây cố ngăn cản nhưng không được. Sự việc đang lắng xuống. Trả lời báo chí, chủ tịch UBND phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 cho biết đang chờ công an báo cáo. Công an lại đang chờ người bị hại đến trình báo. Còn dư luận nóng ruột chờ xử lý của nhà nước. Tại sao không chủ động tìm hiểu và giải quyết càng sớm càng tốt? Chuyện quá dễ với cơ quan công an.

Thay vì tìm cách cấm vì khó quản thì nên cầu thị xem lại cách quản lý của mình. Đâu là gốc, đâu là ngọn? Phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu chứ không tập thể mờ mờ ảo ảo, vì không ai rõ hình thù. Luật rừng còn hiện hữu thì xã hội còn nhiễu nhương và đừng mơ du lịch cất cánh. Bao nhiêu công sức quảng bá, tiếp thị sẽ đổ sông, đổ biển vì những hành xử kiểu luật rừng như vậy.

NGUYỄN VĂN MỸ