Luật Sư Kinh Tế Là Gì / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Ngành Luật Kinh Tế Là Gì ? Ngành Luật Kinh Tế Học Những Gì ?

Việc gia nhập WTO, TPP, AEC… được coi là một bước đi quan trọng của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và đây được xem như những cơ hội rất lớn để Việt Nam đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệpViệt Nam nhưng cũng đồng nghĩa với việc sẽ mang đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Đây chính là “cơ hội vàng” cho những ai đã, đang và sẽ theo đuổi nhóm ngành Luật, đặc biệt là ngành Luật kinh tế. Vậy Luật kinh tế là gì ? Ngành Luật Kinh tế học những gì ? là những câu hỏi mà các bạn thí sinh rất quan tâm trước khi nộp hồ sơ xét tuyển ngành học mới mẻ này.

Luật kinh tế là gì ?

Trong hoàn cảnh hiện nay, Việt Nam đang xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước thì luật kinh tế được hiểu theo một quan điểm như sau: Luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế của Nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.

Ngành Luật kinh tế học những gì ?

Tại trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, sinh viên ngành Luật kinh tế được trang bị các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh…

Sinh viên ngành Luật kinh tế được đào tạo dựa trên chương trình khung đào tạo ngành Luật kinh tế, với các môn học như: Luật Hiến pháp, Đạo đức nghề Luật, Luật Hình sự, Dân sự, Hành chính, Thương mại, Tố tụng hình sự, Tố tụng dân sự, Lao động, Đất đai, Hôn nhân và Gia đình, Tài chính, Pháp luật về Thanh tra, khiếu nại và tố cáo, Tư pháp quốc tế,…

Học tại trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội – chúng tôi các bạn sẽ được học tập, sinh hoạt trong điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất, các giảng viên giàu kinh nghiệm trong hành nghề luật, đặc biệt là luật doanh nghiệp, thương mại…

9 lý do chọn theo học ngành luật kinh tế tại Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

Bên cạnh chương trình học theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT, sinh viên ngành Luật kinh tế còn được trang bị đầy đủ khối kiến thức về pháp luật trong lĩnh vực kinh tế như: Kỹ năng chung về tư vấn pháp lý, Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng, Tư vấn pháp luật về hôn nhân, gia đình và thừa kế, Xây dựng văn bản pháp luật, Tư vấn pháp luật về đầu tư, thành lập, tổ chức, giải thể và phá sản doanh nghiệp, Tư vấn pháp luật về đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng,… để đạt được hiệu suất làm việc cao nhất trong quá trình hành nghề nghiệp khi ra trường. Đặc biệt trong quá trình học, sinh viên ngành Luật kinh tế đã có thể tham gia thực tập, trải nghiệm thực tiễn tại các công ty tư vấn Luật, Bộ phận pháp chế của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Ngoài ra, sinh viên ngành Luật kinh tế còn được trang bị tốt ngoại ngữ thông qua chương trình học Tiếng Anh chuyên ngành để có thể trở thành các luật gia, trọng tài viên, các nhà hòa giải chuyên nghiệp trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế.

Liên hệ và nộp hồ sơ ĐKXT học ngành Luật Kinh tế tại Hà nội

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội ♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Email: info@htt.edu.vn

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

Luật Kinh Tế Là Gì? Học Ngành Luật Kinh Tế Ở Đâu?

Luật kinh tế? Học sinh phải tìm hiểu cặn kẽ trước khi nộp hồ sơ xét tuyển ngành học mới mẻ này

Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tiếp đến sẽ là AEC và TPP, qua đó sẽ mang đến nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp. Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” cho những ai đam mê theo đuổi nhóm ngành Luật, đặc biệt là Luật kinh tế nhằm phục vụ cũng như tham gia vào bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu này, nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Luật Kinh tế sẽ luôn là đối tượng “săn đón” của các nhà tuyển dụng.

Luật kinh tế là gì?

Luật kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Luật kinh tế ra đời nhằm duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại cũng như đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp trong quá trình trao đổi, giao thương cả trong nước và quốc tế.

LUẬT KINH TẾ

Những trường nào đào tạo tốt ngành Luật kinh tế? Có thể học ngành Luật kinh tế ở đâu? …đáp án được những câu hỏi này là nguồn thông tin bổ ích cho các bạn khi đã xác định được bản thân phù hợp với ngành học còn khá mới mẻ nhưng cũng đầy tiềm năng này.

Trường nào đào tạo ngành Luật kinh tế?

Một số trường đại học có thế mạnh đào tạo ngành Luật Kinh tế, thí sinh có thể tham khảo như Viện Đại học mở Hà Nội, Đại học Đại Nam, Đại học Thành Đông, Đại học Đông Đô, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ……. Do đặc thù ngành học cùng với việc đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cho thị trường lao động, hầu hết các trường đào tạo ngành Luật kinh tế đều chú trọng cung cấp cho sinh viên kiến thức về pháp luật, thực tiễn pháp lý, pháp luật trong kinh doanh; Nghiệp vụ tố tụng và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thủ tục trọng tài; kỹ năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp…Vì vậy, việc chọn học ngành Luật kinh tế ở đâu hay trường nào, bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng để có địa chỉ học tập phù hợp nhất, vì nhìn chung kiến thức được trang bị ở các trường sẽ tạo nền tảng vững chắc cho bạn trong quá trình hòa nhập vào thực tiễn nghề nghiệp.

LUẬT KINH TẾ

Bên cạnh đó, ở một số trường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như Đại học Thành Đông, sinh viên Luật kinh tế được định hướng đào tạo bằng cách tiếp cận và vận dụng kiến thức pháp lý cũng như thông tin về nền kinh tế hiện đại một cách nhanh thông qua phương pháp giáo dục mô phỏng thực tế. Sinh viên được cọ xát thực tế ngành học trong chính các giờ học chuyên sâu thông qua sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của giảng viên giàu kinh nghiệm trong hành nghề luật, đặc biệt là luật kinh tế, thương mại.

Sinh viên hoàn toàn an tâm về vấn đề việc làm và nơi thực tập với mối quan hệ kết nối bền chặt của Đại học Thành Đông với các doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước. Các bạn trở nên năng động, tự tin và dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc sau này thông qua những buổi Hội thảo chuyên đề kỹ năng mềm, câu lạc bộ ngoại khóa, hoạt động xã hội…Đặc biệt, Đại học Thành Đông luôn chú trọng đào tạo trình độ Anh ngữ nhằm đảm bảo cho sinh viên có được công cụ hỗ trợ đắc lực trên bước đường nghề nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Luật Kinh Tế Là Gì ? Tìm Hiểu Quy Định Về Luật Kinh Tế

Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lí và hoạt động sản xuất, kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế.

Luật kinh tế điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội chủ yếu, đó là: quan hệ giữa cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế với các doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lí hoạt động kinh doanh và quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau, phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, luật kinh tế còn điều chỉnh các quan hệ kinh tế nội bộ, tức là điều chỉnh các quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của một doanh nghiệp, một chủ thể kinh doanh. Chủ thể của luật kinh tế chính là các chủ thể kinh doanh và các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế.

Luật kinh tế xuất hiện từ những năm đầu của thế kỉ XX ở các nước tư bản chủ nghĩa, khi một số nhà nước tư sản tăng cường sự can thiệp của mình vào lĩnh vực các quan hệ kinh tế. Sau Cách mạng tháng Mười Nga 1917, cùng với sự hình thành Nhà nước liên bang Cộng hoà xã hội Xô Viết và sau đó là hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, tuy ở mức độ khác nhau, ở các nước này luật kinh tế được thừa nhận như là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của mỗi nước.

Ở Việt Nam, luật kinh tế ra đời và được thừa nhận như ngành luật độc lập trong hệ thống các ngành luật Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ XX và đó là bộ phận quan trọng của hệ thống pháp luật kinh tế. Đến nay, luật kinh tế vẫn còn tồn tại và phát triển về nội dung cũng như hình thức.

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Quy Luật Kinh Tế Là Gì? Đối Tượng Nghiên Cứu Của Kinh Tế Chính Trị?

Bài viết này sẽ nêu đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị và tóm tắt các khái niệm phạm trù kinh tế, quy luật kinh tế, chính sách kinh tế.

1. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác – Lênin được xác định dựa trên quan điểm duy vật lịch sử: Sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội.

Nhưng bất cứ nền sản xuất nào cũng đều diễn ra trong một phương thức sản xuất nhất định, tức là trong sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất.

Kinh tế chính trị là khoa học xã hội. Đối tượng nghiên cứu của nó là mặt xã hội của sản xuất, tức là quan hệ sản xuất hay là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất.

Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất lại tồn tại và vận động trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất.

Mặt khác, quan hệ sản xuất, tức là cơ sở hạ tầng xã hội, cũng tác động qua lại với kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng, nhất là các quan hệ về chính trị, pháp lý… có tác động trở lại mạnh mẽ đối với quan hệ sản xuất.

Vậy đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là quan hệ sản xuất trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.

2. Phạm trù kinh tế, quy luật kinh tế là gì? chính sách kinh tế?

Kinh tế chính trị là khoa học nghiên cứu quan hệ sản xuất nhằm tìm ra bản chất của các hiện tượng và quá trình kinh tế, phát hiện ra các phạm trù, quy luật kinh tế ở các giai đoạn phát triển nhất định của xã hội loài người.

– Các phạm trù kinh tế là những khái niệm phản ánh bản chất của những hiện tượng kinh tế như: hàng hóa, tiền tệ, giá trị, giá cả…

– Các quy luật kinh tế phản ánh những mối liên hệ tất yếu, bản chất, thường xuyên, lặp đi lặp lại của các hiện tượng và quá trình kinh tế.

+ Cũng như các quy luật khác, quy luật kinh tế là khách quan, nó xuất hiện, tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định và mất đi khi các điều kiện đó không còn. Nó tồn tại độc lập ngoài ý chí con người.

Người ta không thể sáng tạo, hay thủ tiêu quy luật kinh tế mà chỉ có thể phát hiện, nhận thức và vận dụng quy luật kinh tế để phục vụ cho hoạt động kinh tế của mình.

+ Quy luật kinh tế là quy luật xã hội, nên khác với các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế chỉ phát sinh tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người.

Nếu nhận thức đúng và hành động theo quy luật kinh tế sẽ mang lại hiệu quả, ngược lại sẽ phải chịu những tổn thất.

+ Khác với các quy luật tự nhiên, phần lớn các quy luật kinh tế có tính lịch sử, chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế nhất định.

Do đó, có thể chia quy luật kinh tế thành hai loại. Đó là các quy luật kinh tế đặc thù và các quy luật kinh tế chung.

Các quy luật kinh tế đặc thù là các quy luật kinh tế chỉ tồn tại trong một phương thức sản xuất nhất định.

Các quy luật kinh tế chung tồn tại trong một số phương thức sản xuất.

Nghiên cứu quy luật kinh tế có ý nghĩa quan trọng bởi vì các hiện tượng và quá trình kinh tế đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế.

Chính sách kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế. Nó chỉ đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi nó phù hợp với yêu cầu của quy luật kinh tế, và đáp ứng được lợi ích kinh tế của con người.

Không hiểu biết, vận dụng sai hoặc coi thường quy luật kinh tế sẽ không tránh khỏi bệnh chủ quan, duy ý chí, chính sách kinh tế sẽ không đi vào cuộc sống, thậm chí còn gây hậu quả khó lường.