Luật Sư Lê Công Định Hiện Nay / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Lê Công Định: “Kẻ Đốt Đền” Hiện Nay

Nghiên cứu – Phê bình – Trao đổi

Nhiều người còn nhớ năm 2009, luật sư Lê Công Định bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh khai trừ ra khỏi Đoàn Luật sư. Ngày 20-1-2010, Lê Công Định bị TAND TP. Hồ Chí Minh tuyên xử 5 năm tù giam, 3 năm quản chế. Trước đó, Định bị cơ quan Công an bắt giam về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN theo Điều 88 Bộ luật Hình sự và hắn đã khai với Cơ quan Điều tra:

“Ngày 26-3-2009, tôi sang Phuket gặp ông Nguyễn Sỹ Bình và ông Trần Huỳnh Duy Thức để bàn về tình hình kinh tế – chính trị Việt Nam, bàn chủ trương thành lập thêm hai đảng mang tên là Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam để thu hút thêm lực lượng tham gia. Trước mắt, chúng tôi thống nhất lập hai blog mang tên “Đảng Lao động Việt Nam” do tôi phụ trách và blog mang tên “Đảng Xã hội Việt Nam” do anh Thức phụ trách. Cũng tại Phuket, chúng tôi bàn về việc viết chung cuốn sách “Con đường Việt Nam” để tìm giải pháp cải cách tình hình xã hội, kinh tế và pháp luật cho Việt Nam.

Trong quá trình tham gia “Đảng Dân chủ Việt Nam”, tôi đã góp ý chỉnh sửa một số văn phong, thuật ngữ của bản Điều lệ “Đảng Dân chủ Việt Nam”. Tôi cũng đã được Nguyễn Sỹ Bình chuyển cho tôi tham khảo nghiên cứu một bản “Tân hiến pháp” phục vụ cho việc soạn thảo một bản Hiến pháp của “Đảng Dân chủ Việt Nam”. Tôi thấy những việc làm trên của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với những hành vi sai trái của mình. Tôi mong được Nhà nước xem xét cho tôi hưởng lượng khoan hồng”.

Sau hơn 3 năm, chấp hành tốt nội quy trại giam trong quá trình thụ án, Lê Công Định đã được ra tù trước thời hạn. Trở về với gia đình, với xã hội, thời gian đầu, Lê Công Định khá im hơi lặng tiếng, nhưng từ ngày 3-2-2014, sau khi trả lời phỏng vấn của BBC với những dòng phác họa: “Từ năm lên 7 tuổi, tôi đã bắt đầu quan tâm đến chính trị. Năm lên 14 tuổi, tư tưởng tôi dần định hình. Đến năm 20 tuổi, khi sự kiện Đông Âu diễn ra, tôi xác định phải làm gì đó để thay đổi đất nước theo hướng xây dựng một quốc gia pháp trị và xã hội dân sự. Hơn 20 năm nay vẫn như vậy, không lý do gì để biến cố của 4 năm vừa qua có thể thay đổi lý tưởng của tôi”.

Bây giờ, Lê Công Định thực sự hoạt động chống phá đất nước Việt Nam của chúng ta: Nhân sự kiện: 20 giờ ngày 13-5-2023, nhóm hiệp sĩ quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh theo dõi và truy đuổi hai tên trộm xe SH trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận 3, một tên trong bọn trộm đã rút dao đâm túi bụi khiến 2 hiệp sĩ tử vong, 3 hiệp sĩ khác bị thương… Đây là việc đau lòng, không ai biết trước và dự kiến được. Vậy có phải chỉ ở Việt Nam mới có trộm cắp và có “hiệp sĩ đường phố” như vậy không?

Hãy xem: “Ở bang Alaska, vùng đất lạnh giá và rộng lớn của nước Mỹ với dân cư thưa thớt, mỗi khi có chuyện xấu xảy ra, người ta không thể lúc nào cũng trông mong vào sự ứng cứu kịp thời của cảnh sát và chính quyền địa phương.

Thay vì chờ đợi cơ quan chức năng vào cuộc ngăn chặn tội phạm, những người dân bình thường như anh Floyd Hall quyết định tự tay thực hiện công lý, New York Times đưa tin.

Anh Hall, 53 tuổi có giọng nói ấm áp, là một công nhân dọn tuyết với dáng người khỏe khoắn và bộ râu muối tiêu. Những lúc rảnh rỗi, anh mang theo bộ súng ngắn bán tự động dùng cỡ đạn calibre.45 và rong ruổi trên đường tìm bắt những kẻ trộm xe ôtô ở Anchorage, thành phố lớn nhất của bang Alaska.

“Ai cũng có thể làm việc này. Tôi đâu có gì đặc biệt”, Hall nói về nhóm những “hiệp sĩ đường phố” như anh hàng ngày dành từ 4 đến 6 tiếng để theo dõi ứng dụng cảnh báo các vụ trộm xe ở Alaska. Sau khi nhận được thông tin biển số của chiếc xe bị trộm, Hall và các thành viên khác sẽ lao ra đường, rượt đuổi và chặn chiếc xe lại rồi mới gọi điện báo cảnh sát tới hiện trường.

Chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng đầu năm nay, Hall đã giúp tìm lại khoảng 75 chiếc xe bị mất cắp cho khổ chủ. Chính quyền thành phố Anchorage cho biết họ không thống kê chính xác số lượng “hiệp sĩ đường phố” như anh Hall nhưng đoán rằng con số khá lớn. Bức xúc trước tình trạng tội phạm gia tăng và nhờ sự trợ giúp của công nghệ, lực lượng “công lý dân phòng” bỗng trở nên lớn mạnh ở Alaska…(Vietnammoi.vn – 15-5-2023).

Như đã trình bày, ở Anchorage thành phố lớn nhất của bang Alaska – Mỹ cũng có trộm cắp, cũng có “hiệp sĩ đường phố” đâu khác gì ở TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương… Tại sao Lê Công Định không dám nói với BBC về thành phố Anchorage, bang Alaska, Mỹ là “xã hội Mỹ vô cảm và chính quyền Mỹ ngày càng bất lực trong việc xử lý và duy trì trật tự công cộng?”. Mà lại nói trên BBC khi có sự việc xảy ra ở TP. Hồ Chí Minh? Ở đâu cũng vậy, người dân bình thường đã không tiếc máu xương để bảo vệ tài sản và sinh mạng cho cộng đồng lại là một xã hội vô cảm ư? Những người hy sinh sẽ được công nhận là Liệt sĩ và sẽ được cấp Bằng Tổ quốc ghi công; những người bị thương sẽ được cấp Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh và đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Dũng cảm lại là một xã hội vô cảm ư?

Rõ là vừa xảo quyệt, vừa ngu dốt. Chỉ bấy nhiêu đó đã chứng minh: Lê Công Định với dã tâm đen tối luôn hoạt động chống phá đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta. Đã “dốt đặc cán mai” không biết gì về pháp luật mà nhận bừa là “luật sư” để… “ba hoa chích chòe”! Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh đã khai trừ Lê Công Định ra khỏi Đoàn Luật sư; vậy ai gọi Lê Công Định là luật sư? Chỉ có bọn đồng hội đồng thuyền của Lê Công Định thôi. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua, được Chủ tịch Nước ký Lệnh Về việc công bố Luật ngày 29-6-2009, tại khoản 3 Điều 4 qui định: “Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Hiến pháp Nhà nước ta còn qui định: 

“Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (ANTQ): Đặc điểm của cuộc đấu tranh bảo vệ ANTQ là diễn ra trên diện rộng, khắp mọi địa bàn, mọi lĩnh vực, là cuộc chiến đấu thường xuyên mang tính gay go, quyết liệt, phức tạp và lâu dài. Bọn gián điệp, phản động và các loại tội phạm khác luôn tìm cách trà trộn trong quần chúng nhân dân, lợi dụng, lôi kéo, mê hoặc kể cả khống chế để hoạt động, mà quần chúng nhân dân có khả năng phát hiện, quản lý, giáo dục, cải tạo các loại tội phạm để thu hẹp dần các đối tượng phạm tội. Khi nào người dân có ý thức tự giác, có tinh thần làm chủ trong việc xây dựng cuộc sống mới lành mạnh, khi đó sẽ khắc phục dần những sơ hở, thiếu sót mà địch và bọn tội phạm có thể lợi dụng. Lực lượng Công an có hạn, nên công tác bảo vệ an ninh trật tự không thể thực hiện bằng chuyên môn đơn thuần mà phải làm tốt công tác vận động quần chúng nhân dân. Khi còn sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Nhân dân giúp ta nhiều thì thành công nhiều, giúp ta ít thì thành công ít, giúp ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn”. Tóm lại, phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là một hình thức hoạt động tự giác, có tổ chức của đông đảo nhân dân lao động tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm nhằm bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và tính mạng, tài sản của nhân dân.

Vụ việc trên, sau khi thăm các hiệp sĩ được điều trị tại bệnh viện, Bí thư Thành ủy – Nguyễn Thiện Nhân nói: “Hiện TP. Hồ Chí Minh có hơn 100 hiệp sĩ, sắp tới đây phải làm sao vận động để mỗi hiệp sĩ có một chiếc áo giáp, chứ tay không mà gặp tội phạm có vũ khí thì rất nguy hiểm”. Rõ ràng, ý nghĩ tốt, nhằm bảo vệ tính mạng con người, vì con người. Vậy mà, Lê Công Định lại méo mó, xuyên tạc: “Khi nói như vậy ông Nguyễn Thiện Nhân đã mặc nhiên thừa nhận rằng cơ quan chức năng Việt Nam hoàn toàn bất lực và xã hội Việt Nam loạn lạc đến mức khuyến khích người dân phải tự vệ và tự bảo vệ nhau để chống lại các hành vi phạm tội. Điều này đồng nghĩa với việc khuyến khích người dân tự đi tìm công lý cho chính mình”. Sự thật, trong vòng 24 giờ, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở TP. Hồ Chí Minh đã bắt được 2 thủ phạm chính gây ra tội ác. “Luật sư” ơi! Lê Công Định là một tên láo lếu, chống phá đất nước đến mức có suy diễn đen tối… “phi thường”! Trong khi việc lớn hơn nhiều lần xảy ra ở Mỹ thì “luật sư” câm như hến. Như nhiều người biết, tội ác kinh hoàng nhất ở Mỹ là thảm nạn xả súng vào trường học và chốn đông người, trung bình 1 tuần/vụ, đơn cử: vụ tồi tệ nhất xảy ra năm 2012, khi tay súng Adam Lanza tấn công Trường Tiểu học Sandy Hook ở Newtown, Connecticut, tên này đã bắn chết 20 học sinh và 6 người lớn trước khi tự tử. Vụ xả súng ở Trường Trung học Marjory Stoneman Douglas, bang Florida hôm 14-2 do Nicolas Cruz 19 tuổi, học sinh của trường này đã từng bị đuổi học. Nicolas Cruz đã xả súng vào trường làm chết 17 người (BBC, 15-2-2023). Sau đó, Tổng thống Mỹ Donal Trump đề xuất nên trang bị súng đạn cho giáo viên, sao không thấy Lê Công Định có ý kiến: “Nếu đề xuất này được chấp nhận, rõ ràng đô la sẽ ào ạt chảy vào túi các ông “lái súng”, nhân dân Mỹ sẽ được đổ thêm nhiều máu và nhiều người Mỹ nữa cũng sẽ “hân hạnh” được… nằm bệnh viện hoặc yên nghỉ ở nghĩa trang!

Thảo nào Lê Công Định được dư luận gọi là “kẻ đốt đền” hiện nay.

Phi LongTuần Báo Văn Nghệ chúng tôi số 501

Bắt Khẩn Cấp Luật Sư Lê Công Định

(Dân trí) – Luật sư Lê Công Định (chồng cựu hoa hậu Nguyễn Thị Ngọc Khánh) đã bị Cơ quan ANĐT Bộ Công an bắt và khám xét khẩn cấp nhà vào hồi 11h trưa nay 13/6 vì đã câu kết với các thế lực phản động nước ngoài để chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

Lúc 17h chiều nay 13/6, Tổng Cục An ninh (Bộ Công an) đã tổ chức buổi họp báo công bố việc bắt, khám xét khẩn cấp Lê Công Định (SN 1968) để phục vụ điều tra hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam theo điều 88, Bộ Luật Hình sự.

Lê Công Định hành nghề luật sư, hiện trú tại BB34, khu phố Mỹ Khang, Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7, TPHCM; đang làm việc tại Công ty Luật TNHH một thành viên Lê Công Định, 37 Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM.

Lê Công Định bị bắt tại nhà riêng.

Thông tin từ cơ quan điều tra, từ năm 2005, Lê Công Định đã móc nối với Nguyễn Sỹ Bình (đối tượng cầm đầu tổ chức phản động lưu vong “Đảng nhân dân hành động” tại Mỹ và “Đảng dân chủ Việt Nam”, bí danh “chị hai”) và là thành viên chủ chốt trong nhóm đối tượng chống đối do Bình chỉ đạo hoạt động với mục đích chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam qua phương thức: lập các tổ chức chính trị đối lập như “Đảng lao động” và “Đảng xã hội” để tập hợp lực lượng.

Tham gia tổ chức phản động này, Lê Công Định có vai trò tham mưu, đường hướng hoạt động cho số đối tượng chống đối ở trong nước như Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Tiến Trung ở TPHCM, tham mưu góp ý xây dựng cương lĩnh của tổ chức “Tập hợp thanh niên dân chủ”, một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ và Châu Âu.

Lê Công Định đã nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan gặp Nguyễn Sỹ Bình bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra “biến động chính trị”, lật đổ chế độ cộng sản mà y dự kiến là vào năm 2010. Y cũng trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách mang tính chất cương lĩnh hành động của nhóm mang tựa đề “Con đường Việt Nam”; soạn thảo “Tân Hiến pháp” mới cho Việt Nam.

Ngoài ra, Lê Công Định có quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong, như Hà Đông Xuyến (tổ chức “Việt tân”), Phạm Nam Định (nhóm “Họp mặt dân chủ”), Đoàn Viết Hoạt (nhóm “Viễn tượng Việt Nam”), được các thế lực thù địch và bọn phản động lưu vong chấm chọn đưa ra nước ngoài tham gia khóa huấn luyện về phương thức “đấu tranh bạo động” để làm nòng cốt cho ‘phong trào dân chủ” ở trong nước.

Từ 2005 đến nay, Lê Công Định đã biên soạn hàng chục tài liệu đăng tải trên các đài, báo, trang web thù địch ở nước ngoài với nội dung công khai tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; kêu gọi thay chế độ Đảng Cộng sản lãnh đạo, lợi dụng các vấn đề nhạy cảm như bauxite Tây Nguyên, Hoàng Sa – Trường Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng, Nhà nước.

Lê Công Định cũng tham gia bàn bạc trong loạt tài liệu do Trần Huỳnh Duy Thức biên soạn có nội dung bôi nhọ Thủ tướng, một số đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước… và lợi dụng việc bào chữa cho một số đối tượng chống đối (Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải) để thực hiện ý đồ biến các phiên tòa thành “diễn đàn” tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc chống lại Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam.

Căn cứ các tài liệu của Lê Công Định do Trung tâm Điện toán – Truyền số liệu Khu vực II cung cấp và quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan ANĐT ngày 5/12/2008, cơ quan chức năng đã kết luận tài liệu của Lê Công Định có những nội dung phản động, tuyên truyền chống phá nước CHXHCN Việt Nam, vi phạm các quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 10 của luật Xuất bản và Luật báo chí nên đã kiến nghị xử lý theo pháp luật.

Hiện cơ quan chức năng vẫn đang điều tra làm rõ vụ việc để xử lý theo pháp luật.

Luật Sư Lê Quốc Quân Xác Định Bị Công An Hành Hung

Theo bản tin của AFP từ Hà Nội, Luật sư Lê Quốc Quân cho biết ông bị hai người đàn ông tấn công trước cửa nhà . Ông bị đánh bằng ống sắt ba lần vào ” đầu gối, đùi và lưng “. Luật sư Lê Quốc Quân nghĩ rằng ” an ninh đứng sau vụ bạo hành này ” và đã nhận diện được một người ” theo dõi ” ông trước đó . Luật sư Lê Quốc Quân nói là ông không làm gì sai trái, tại sao họ lại ngăn chận công việc của ông. Năm 2007, luật sư Lê Quốc Quân bị bắt ngay sau khi đi du học tại Mỹ trở về với tội danh ” hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân “.Do chính phủ Mỹ phản đối , chính quyền Việt Nam phải thả ông sau ba tháng giam cầm. Từ đó đến nay, luật sư trẻ tuổi này tham gia những cuộc biểu tình đòi nhân quyền, bảo vệ các thành viên dân chủ bị kết án tù, tranh đấu cho tự do tôn giáo và báo động tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Ông cũng có mặt và bị bắt trong các cuộc biểu tình bảo vệ chủ quyền Hoàng sa, Trường Sa mà chính Hà Nội cũng tuyên bố là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ Human Rights Watch xem ông là một trong những nhà tranh đấu, những trí thức Việt Nam thường xuyên bị câu lưu , bị sách nhiễu. Phụ tá giám đốc Human Rights Watch khu vực châu Á, Phil Robertson nhận định : luật sư Lê Quốc Quân sử dụng khả năng, kiến thức pháp luật của ông để trợ giúp những nạn nhân bị áp bức bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, vì vậy mà bản thân ông biến thành “đối tượng” bị trả thù. Luật sư Lê Quốc Quân là tác giả của nhiều bài viết phổ biến trên mạng internet về quyền công dân, tự do chính trị và tự do tôn giáo. Human Ritghs Watch kêu gọi giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam phải ” cam kết điều tra đến nơi đến chốn và trừng phạt các thủ phạm vụ hành hung ” tối Chủ nhật 19/08/2012.

Luật Sư Lê Công Định Nói Về Ngày 30 Tháng 4

Your browser does not support the audio element.

Trong chuyên đề Ký ức 40 năm hôm nay Mặc Lâm có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Công Định, nguyên Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Sài Gòn, một trí thức từng có nhiều bài viết cổ súy cho dân chủ tại Việt Nam. Ông là con của một gia đình cách mạng sinh trưởng và lớn lên tại Sài Gòn nhưng có cái nhìn khác về ngày 30 tháng 4 năm 75. Luật sư Lê Công Định từng bị tù hơn 4 năm về tội tuyên truyền chống phá cách mạng và đây là lần phỏng vấn đầu tiên ông dành cho RFA sau khi ra khỏi trại giam vào ngày 06 tháng 2 năm 2013. Trước nhất LS Định nói về ký ức ngày 30 tháng 4 của mình khi ấy ông vừa 7 tuổi:

Tôi còn đọng lại trong ký ức của mình hình ảnh ngày 30 tháng 4 năm 75. Thực ra lúc đó tôi mới 7 tuổi thôi, trước ngày đó thì chúng tôi vẫn đến trường đều đặn. Những cuộc di tản trên đường phố cũng như tại Tòa đại sứ Mỹ lúc đó bắt đầu có những người chạy vào leo lên trực thăng, tôi thấy những hình ảnh đó khi đi ngang qua và nó vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi về cuộc chiến tranh.

Cái ngày 30 tháng 4 đó tôi và những trẻ con trong khu phố mình ở đã ra đường để xem mặt đoàn quân giải phóng như thế nào và sau dó thì xem TV thì thấy Ủy ban Quân quản họ tổ chức những buổi meeting đưa hình ảnh ông Hồ Chí Minh cũng như đưa những lá cờ đỏ sao vàng và cờ của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lúc đó tôi rất ngạc nhiên và hỏi ba tôi ông đó là ai, ba tôi trả lời đó là ông Hồ.

Sau đó khi lớn lên thì tôi bắt đầu hiểu rõ hơn về cuộc chiến tranh, tất nhiên đã bị giảng dạy một cách lệch lạc theo cái nhìn của chính quyền chứ không phải theo đúng sự thật lịch sử của nó. Do đó tôi cũng như bao thế hệ trẻ lớn lên trong lòng của chế độ mới này khi học hành chúng tôi bị tiêm nhiễm bởi cái lối truyền đạt có tính cách tuyên truyền nhiều hơn là dạy cho học sinh, sinh viên hiểu được thế nào là lịch sử trong quá khứ.

Ông hối hận tại sao mình lại tham gia xây dựng nên một chính quyền để rồi cuối cùng người dân bình thường lại bị tước đoạt như thế này? – Luật sư Lê Công Định

Khi vào đại học tôi nhận ra điều đó qua nói chuyện với người thân trong gia đình cũng như bạn bè của tôi, tôi mới bắt đầu tìm hiểu, đọc lại sách. Nhưng sách lúc đó hầu hết do nhà nước xuất bản làm sao mình có thể hiểu được? Vì vậy buộc lòng tôi phải đọc lại những cuốn sách in trước năm 75 của gia đình tôi và đặc biệt của người anh trai tôi. Những cuốn sách đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi, tôi bắt đầu định hình một suy nghĩ mới, nhận thức mới của lịch sử Việt Nam từ những năm 17-18 tuổi. Tôi chỉ muốn nhìn một cách tổng quát đa chiều về lịch sử của đất nước mình.

Mặc Lâm: Thưa LS sau khi ông bị bắt thì báo chí chính thống rộ lên nhận định cho rằng gia đình ông là một gia đình cách mạng và đã được ưu đãi. Trong thời gian sau 30 tháng 4 thì gia đình ông có được ưu đãi như họ nói hay không thưa luật sư?

Luật sư Lê Công Định: Về việc đó thì nó như thế này: Ông nội tôi, bác tôi, ba tôi và thậm chí cô tôi đều đi theo phong trào cộng sản. Giống như những trí thức miền Nam lúc đó họ không thích sự có mặt của quân đội nước ngoài. Sau cuộc chiến tranh chống Pháp kéo dài không ai còn muốn thấy quân đội nước ngoài ở Việt Nam. Gia đình tôi cũng như bao nhiêu người trí thức khác đều lựa chọn cho mình thái độ trung lập đối với chính quyền lúc đó.

Gia đình tôi không may được tiếp cận với những người hoạt động cho phong trào cộng sản cho nên họ bị ảnh hưởng và họ tham gia vào phong trào cộng sản gọi là “cuộc kháng chiến chống Mỹ”.

Gia đình tôi bị ảnh hưởng rất nhiều và ba tôi thậm chí đi tù vì những hoạt động chống lại chính quyền Sài Gòn vào năm 1960 và ông nhận cái án tương đối nặng nề là 5 năm tù. Sau đó khi ra tù ông tiếp tục cuộc sống bình thường của mình nhưng vẫn âm thầm cổ vũ cho phong trào cộng sản. Năm 75 xảy ra sự kiện thống nhất thì ba tôi nghiễm nhiên trở thành một thành viên trong chế độ mới nhưng có nhiều điều sau đó khiến ông bắt đầu nhận thức ra mình đã bị lừa dối như thế nào qua các chính sách mà họ áp dụng cho người miền Nam lúc đó. Thí dụ như là giam cầm những quân nhân và công chức của chế độ Sài Gòn, cải tạo tư sản. Ba tôi đã từng tham gia vào những cuộc gọi là cải tạo tư sản đó và ông nhận ra được bản chất phi nhân của những chính sách như vậy.

Người dân trước năm 75 họ ky cóp tài sản của mình và làm ăn một cách chân chính để sống đời sống giản dị như giới trung lưu thì họ bị chụp cái mũ là tư sản mại bản, bị tước đoạt toàn bộ tài sản và đẩy cả gia đình vào vùng kinh tế mới.

Ba tôi có kể với tôi một sự kiện mà đến bây giờ tôi vẫn nhớ hoài. Ba tôi kể khi đoàn làm việc của ông đến nhà một bà bán tạp hóa người Hoa để kiểm kê và tịch thu tài sản của bà thì buổi sáng bà đó vẫn còn đầu óc minh mẫn, tóc vẫn đen và nói chuyện vẫn đâu ra đó. Bà năn nỉ van xin mong người ta để lại tài sản dù là một phần, nhưng đoàn làm việc theo lệnh trên vẫn lấy toàn bộ tài sản của bà. Bà đã khóc lóc van xin suốt từ sáng đến chiều…ba tôi nói rằng khi nhìn toàn bộ tài sản của mình bị lấy đi hết thì bà đã hóa điên hóa dại, nói năng không còn bình thường nữa và tóc bà trở nên bạc trắng! Ba tôi nhìn hình ảnh đó và ray rứt cả cuộc đời. Ông hối hận tại sao mình lại tham gia xây dựng nên một chính quyền để rồi cuối cùng người dân bình thường lại bị tước đoạt như thế này? Điều đó ba tôi kể cho tất cả các con nghe.

Người dân Sài Gòn di tản hôm 30/4/1975. AFP photo Người dân Sài Gòn di tản hôm 30/4/1975. AFP photo

Riêng tôi hình ảnh bà bán tạp hóa người Hoa hóa điên, tóc trở nên bạc trắng ám ảnh và ảnh hưởng đến suy nghĩ của tôi từ nhỏ cho đến tận bây giờ. Gần như trong gia đình tôi có một sự phản tỉnh từ ba tôi cho tới các con.

Nói về mặt lý lịch thì tất nhiên gia đình tôi là một “gia đình cách mạng” lẽ ra cũng nhận những ưu đãi giống như bao nhiêu cán bộ trong hệ thống này, tuy nhiên có một điều xảy ra vào năm 1980 khi mâu thuẫn nội bộ bên trong hàng ngũ cán bộ giữa miền Bắc và miền Nam lúc đó. Ba tôi bị chụp cái mũ làm sai nguyên tắc quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa và ông bị chính đồng đội của mình bắt giam trong 6 tháng trời không qua xét xử và có bất kỳ một bằng chứng nào nên cuối cùng phải thả ba tôi ra và yêu cầu ba tôi làm bản kiểm điểm để quay trở về làm việc.

Ba tôi từ chối, ông nói với họ rằng sự tham gia vào phong trào cộng sản của ông là một bản kiểm điểm quá vĩ đại của cuộc đời ông rồi. Sáu tháng tù mà những người đồng đội bắt giam ông nó cũng là một bản kiểm điểm quá vĩ đại để ông có thể tiếp tục làm một bản kiểm điểm nữa. Ông trở về đời sống dân sự bình thường.

Tôi nghĩ rằng hòa giải lẽ ra là một vấn đề đương nhiên áp dụng sau khi hết chiến tranh bởi vì cả bên thắng cũng như bên thua cuộc đều là đồng bào trong nước. – Luật sư Lê Công Định

Tôi thấy buồn cười bởi vì khi nói ra câu đó tôi muốn gửi một thông điệp rất rõ ràng rằng: tuy gia đình tôi đi theo con đường cộng sản góp phần xây dựng nên chế độ này nhưng tôi lớn lên và ý thức rõ việc tôi làm và quyết định đi ngược lại con đường đó.

Mặc Lâm: Quay trở lại câu chuyện 40 năm thì tù nhân côn đảo, tù nhân cải tạo đã trở về nhà nhưng xuất hiện một loạt tù nhân lương tâm mới vẫn còn trong tù, điều này cho quốc tế thấy gì?

Luật sư Lê Công Định: Đối với những tù nhân cải tạo quân nhân của chế độ Sài Gòn ngày xưa chúng ta thấy nó thể hiện rõ một chính sách của chính quyền là trả thù những người từng là đối thủ của mình. Họ không có một sự khoan dung, không có sự hòa giải thật sự cho nên mới thực hiện việc đó.

Còn đối với tù nhân lương tâm bây giờ thì tất cả mọi người đểu đã thấy rằng đây là một chế độ độc tài cho nên người ta chỉ thích nghe những lời êm tai, xuôi theo cách họ nói chứ họ không nghe những ý kiến trái ngược thập chí là đối lập, do đó mới có việc bắt giam tù chính trị và tù nhân lương tâm như tôi chẳng hạn. Bởi vì tôi chỉ đơn giản nói lên tiếng nói của mình nhưng họ lại xem đó là mối đe dọa của thế lực thù địch qua đó quốc tế đã nhận rõ chính sách nhất quán của mọi chế độ cộng sản. Từ Châu Âu, Châu Á và đặc biệt là Hoa Kỳ thấy họ không thay đổi chủ nghĩa độc tài của mình.

Càng ngày chúng ta thấy càng nhiều hơn tù nhân lương tâm bị bắt nó thể hiện mối sợ hãi ám ảnh đầu óc của người lãnh đạo. Họ luôn luôn sợ quyền lực của họ bị mất do sự ảnh hưởng của người trí thức, bất đồng chính kiến hôm nay và cách duy nhất là họ đàn áp, tù đày. Cách tốt nhất dập tắt tiếng nói đối lập.

Mặc Lâm: Ngày 30 tháng 4 là ngày thống nhất đất nước nhưng 40 năm sau hai chữ “thống nhất” vẫn còn khá mơ hồ về sự hòa giải. Theo luật sư ai là người phải tỏ thiện chí một cách nghiêm túc trước? Bên thắng hay bên thua cuộc?

Luật sư Lê Công Định: Tôi nghĩ rằng hòa giải lẽ ra là một vấn đề đương nhiên áp dụng sau khi hết chiến tranh bởi vì cả bên thắng cũng như bên thua cuộc đều là đồng bào trong nước. Họ đâu phải là hai chủng tộc khác nhau, hai kẻ thù một bên là ngoại xâm còn một bên là người bị xâm lược vậy thì việc gì phải tiếp tục hận thù và chia rẽ?

Chưa bao giờ muộn cho vấn đề hòa giải cả kể cả bây giờ 40 năm sau, không ai còn tin vào chính sách hòa giải của nhà cầm quyền nữa. Nhưng nếu bây giờ nhà nước Việt Nam thật tâm muốn thực hiện chính sách hòa giải thì họ nên làm bằng thực chất chứ không phải làm qua lời nói.

Mặc Lâm: Xin cám ơn luật sư Lê Công Định.

Lê Công Định – Sự Tráo Trở Của Một Người Từng Là… Luật Sư

Sau hơn ba năm chấp hành án vì “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, ngày 6-2-2013, Lê Công Định được ra tù trước thời hạn. Ngỡ rằng sau khi được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước, Lê Công Định sẽ rút ra bài học để làm lại cuộc đời, song qua một số ý kiến đã công bố, lại thấy dường như anh ta đang muốn chứng minh mình là con người tráo trở?

Năm 2010, trước khi tòa nghị án, Lê Công Định đã thành khẩn nhận tội, tỏ ra ân hận vì “đi ngược lại những đóng góp của gia đình trong hai cuộc kháng chiến”. Đến hôm nay, video clip và lời nhận tội của Lê Công Định vẫn còn nguyên trên internet, cho thấy việc làm “có mục đích tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam, hành vi của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam, cụ thể là Điều 88 Bộ luật Hình sự, như tôi bị khởi tố. Tôi rất hối hận về sai lầm của mình mà vì đó mà tôi đã bị bắt tạm giam như ngày hôm nay. Do vậy, tôi đã hợp tác khai báo đầy đủ về việc làm của mình cho cơ quan điều tra, mong muốn được hưởng các tình tiết giảm nhẹ và sự khoan hồng theo quy định của pháp luật”.

Sau hơn ba năm, do chấp hành tốt nội quy trại giam trong quá trình thụ án, Lê Công Định đã được ra tù trước thời hạn. Trở về với gia đình, với xã hội, thời gian đầu, Lê Công Định khá im hơi lặng tiếng, nhưng từ ngày 3-2-2014, sau khi trả lời phỏng vấn của BBC với những dòng phác họa “Từ năm lên bảy tuổi, tôi đã bắt đầu quan tâm đến chính trị. Năm lên 14 tuổi, tư tưởng tôi dần định hình. Đến năm 20 tuổi, khi sự kiện Đông Âu diễn ra, tôi xác định phải làm gì đó để thay đổi đất nước theo hướng xây dựng một quốc gia pháp trị và xã hội dân sự. Hơn 20 năm nay vẫn như vậy, không lý do gì để biến cố của bốn năm vừa qua có thể thay đổi lý tưởng của tôi” thì dường như anh ta bắt đầu hoạt động trở lại thông qua facebook, qua những bài viết, bài trả lời phỏng vấn trên một số diễn đàn của các thế lực thù địch, hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam?

Ai cũng hiểu một điều đơn giản, một người có bản lĩnh sẽ rất khó có thể bị lôi kéo. Song theo lời khai của Lê Công Định với Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vào năm 2009 thì anh ta lại liên tục bị lôi kéo, lúc thì: “Với sự lôi kéo của Nguyễn Sĩ Bình, tôi đã tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam và là thành viên Ban Thường vụ tổ chức này và đã tham gia các việc làm tuyên truyền chống Nhà nước Việt Nam”, lúc thì “Đầu tháng 3-2009, tại Pattaya, Thái-lan, tôi đã bị tổ chức Việt tân lôi kéo tham gia lớp huấn luyện đấu tranh bất bạo động”! Và đâu là sự chín chắn khi một người từng mang danh “luật sư” mà khi bàn về tự do ngôn luận, tự do báo chí trên BBC lại chỉ dẫn lại điều luật quốc tế hay điều luật nước này, nước khác có lợi cho mình (như để lòe bịp người chưa đọc các văn bản đó?), tảng lờ các nội dung có tính chế định và ràng buộc: “Trong khi thực hiện những quyền và quyền tự do cho cá nhân, mọi người chỉ phải tuân thủ các hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác, đáp ứng được các đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ” (khoản 2 Điều 29 Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế); “Việc hành xử quyền tự do phát biểu quan điểm (…) đòi hỏi đương sự phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: a. Tôn trọng các quyền tự do và thanh danh của người khác; b. Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý” (khoản 3 Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị); “việc thực thi các quyền con người phải được xem xét trong bối cảnh khu vực và quốc gia, tính đến hoàn cảnh khác nhau về chính trị, kinh tế, pháp lý, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo” và “Việc thực thi nhân quyền và các quyền tự do cơ bản sẽ chỉ được giới hạn theo quy định của luật pháp nhằm mục đích bảo đảm việc thừa nhận nhân quyền và các quyền tự do cơ bản của những người khác, và để đáp ứng các yêu cầu chính đáng về an ninh quốc gia, trật tự công cộng, y tế công cộng, an toàn công cộng, đạo đức công cộng, cũng như phúc lợi chung của tất cả mọi người trong một xã hội dân chủ” (Điều 7, Điều 8 Tuyên ngôn nhân quyền ASEAN)?

Phát ngôn bừa bãi về ngày độc lập của dân tộc xong, Lê Công Định chuyển sang ca ngợi… chế độ Sài Gòn trước đây! Như muốn hùa theo mấy kẻ chống cộng người Mỹ gốc Việt đang sống ngày tàn nơi đất khách quê người và tự huyễn hoặc, tự an ủi nhau về “quá khứ oai hùng”, Lê Công Định làm thơ “kính tặng” một viên tướng vì bại trận phải tự sát và “tướng lĩnh, binh sĩ VNCH”, mà qua câu thơ “Từng thao lược, can trường xông trận mạc – Giặc thù phơi xác, máu loang chân” (!) là có thể hiểu anh ta đứng về phía nào. Sau đó, nhân “ngày giỗ Ngô chí sĩ” và kỷ niệm sự kiện Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại, Lê Công Định vừa viết trên facebook coi Ngô Đình Diệm là “nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20…, nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam” (!), vừa đưa lên internet bức ảnh chụp anh ta đứng bên mộ Ngô Đình Diệm như muốn khẳng định không nói suông!? Thậm chí mới đây, trong một status đăng trên facebook cá nhân, trong khi xưng xưng viết “lịch sử phải khách quan”, anh ta lại bất chấp sự thật lịch sử, ngang nhiên coi việc chính quyền Ngô Đình Diệm “lê máy chém” giết hại nhân dân miền nam là “vu cáo… luận điệu tuyên truyền của nhà nước”! Bàn về một vấn đề hệ trọng như thế, nhưng không tìm hiểu lịch sử, hay anh ta cố tình bỏ qua lịch sử để “làm đẹp thần tượng Ngô chí sĩ”!? Rất nhiều tài liệu về tội ác của chính quyền Ngô Đình Diệm do chính người Mỹ và nhiều người nước ngoài viết đã xuất bản, chẳng lẽ Lê Công Định không đọc? Còn về máy chém, mọi người đều biết đó là một công cụ man rợ mà chính quyền Ngô Đình Diệm sử dụng để giết hại đồng bào, mà cái chết của Ba Cụt (tức Lê Quang Vinh, bị chém ở Cần Thơ năm 1956), Hoàng Lệ Kha (Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Tây Ninh, bị chém ở Tây Ninh năm 1960),… là những sự kiện đủ chứng minh Lê Công Định cố tình đổi trắng thay đen, phớt lờ sự thật lịch sử. Nếu là người cầu thị, Lê Công Định cần đọc mấy dòng của tác giả Cao Hữu Tâm khi trao đổi với một số người đang lao xao “hoài Ngô” đã viết trên trang mạng chúng tôi “Cụ đã mục xương lâu rồi, đừng mang cái xác thối của cụ ra bắt người khác ngửi mùi tử khí “anh minh” nữa. Cụ do Mỹ cho về, cũng lại do Mỹ bứng đi, đó là quy luật của nhờ cậy rồi phản bội, thôi. Còn muốn chống cộng, không phải chỉ văng tục chửi thề tục tĩu là cộng sản chết đâu, mà kết quả ngược lại, tức là bị phản ép – phê rồi đó!”.

Tuy nhiên, sự tráo trở của Lê Công Định thể hiện rõ nhất khi anh ta viết: “Chính biến cố bắt giam tôi ngày 13-6-2009 đã đẩy tôi vào con đường chính trị một cách bất đắc dĩ”! Viết như thế, chẳng hóa ra là Lê Công Định tự “vả” vào những gì anh ta nói khi trả lời phỏng vấn của BBC như đã dẫn ở trên? Từ sự thành khẩn nhận tội của anh ta trước tòa, thử hỏi ai đã tham gia “ban thường vụ” của cái gọi là “đảng dân chủ Việt Nam” của Nguyễn Sĩ Bình ở Hoa Kỳ, và nếu không bị bắt giữ thì còn giữ chức “tổng thư ký” của cái “đảng” bịp bợm này? Thử hỏi, ai đã tham gia “khóa huấn luyện” của tổ chức khủng bố “Việt tân” năm 2009 ở Pattaya (Thái-lan)? Thử hỏi, ai đã lấy các bí danh Nguyên Kha, Paul, C4 (Chị Tư) để liên lạc với đồng bọn, soạn thảo 33 tài liệu công kích chế độ? Thử hỏi, ai đã công khai thừa nhận “Tôi thấy những việc làm của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với hành vi sai trái của mình”? Chẳng lẽ đó không phải là hoạt động chính trị? Bằng các câu chữ này, Lê Công Định không chỉ tráo trở sổ toẹt lời khai mà qua đó như muốn đổ lỗi cho chính quyền đã đẩy anh ta vào “con đường chính trị”. Phải chăng Lê Công Định muốn dọn đường để tiếp tục đi trên con đường cũ bằng cách thức khác? Phải chăng anh ta muốn đánh tiếng về “lòng trung thành” với ai đó? Tiền hậu bất nhất, nhưng lời khai, vi-đê-ô clip nhận tội của anh ta thì vẫn còn rành rành trên internet. Thiết nghĩ, từng là một “luật sư” được ca ngợi có “tài năng”, nhưng Lê Công Định lại công khai thể hiện thái độ tráo trở như vậy thì thử hỏi, đâu là con người đích thực của anh ta?                                                                                                                                                    Nguồn: Báo Nhân dân