Luật Sư Trương Thị Hòa Bao Nhiêu Tuổi / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Luật Sư Trương Thị Hòa

(LSVN) – Tốt nghiệp đại học và hành nghề Luật sư đến nay đã 45 năm có lẻ, Luật sư Trương Thị Hòa được nhiều người biết đến bởi sự giản dị, mộc mạc và sự chân tình của một người Luật sư qua mỗi sự việc.

Luật Trương Thị Hòa chúc mừng Tạp chí Luật sư Việt Nam.

Trăn trở cùng nghề

Với Luật sư Trương Thị Hòa, quan điểm hành nghề với bà luôn được nhất quán, đó khi xử lý bất kỳ một vụ việc dù lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên đó là người Luật sư phải thể hiện được tình cảm chân thật của mình với người đối diện; cái đích hướng đến của người Luật sư đó là phải hàn gắn được những rạn nứt tình cảm, xử lý mọi sự việc sao cho có lý, có tình.

Luật sư Hòa cho rằng, thành công của người Luật sư không phải là việc “chiến thắng” qua những lần tranh tụng tại phiên tòa, mà bản thân Luật sư phải làm sao để điều quan trọng nhất là làm cho khách hàng quý trọng mình. Để làm được điều đó, người Luật sư phải đối xử một cách chân thành, phải thấy vấn đề của họ là vấn đề của mình.

Mới đây, bà được biết đến là một trong những Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong vụ án ly hôn nghìn tỉ giữa hai vợ chồng Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên. Người ta thường thấy bà xuất hiện ở tòa trong trang phục áo dài truyền thống hay những bộ vest lịch lãm. Tuy nhiên, trong cuộc sống đời thường bà vẫn thường xuất hiện tại những buổi tư vấn, trò chuyện với những người nghèo, hay những buổi làm công tác từ thiện…

Luật sư Trương Thị Hòa tham gia bào chữa vụ ly hôn của chủ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên.

Trong quá trình hành nghề, bà luôn tâm niệm mình thuộc về những người phụ nữ nghèo, là Luật sư hơn ai hết, bà thấu hiểu nỗi khổ sở, thiệt thòi của người dân, nhất là người lao động nghèo không nắm rõ luật. Đã biết bao nhiêu trường hợp phạm tội chỉ vì không ý thức được hành động của mình phạm luật, bà quan niệm tuyên truyền pháp luật giúp được người dân nhiều hơn là bắt tay vào từng sự vụ cụ thể khi đã xảy ra chuyện đáng tiếc. Đây cũng là mục đích sống và định hướng hành nghề của bà.

Trong mỗi sự vụ, bà không chỉ giúp đỡ tư vấn miễn phí về pháp luật, mà còn đặt bản thân mình đứng vào vị trí của mỗi người để thấu hiểu từng hoàn cảnh, từ đó tư vấn và giúp đỡ cho họ. Trong suốt 45 năm hành nghề, bà chưa bao giờ từ chối hỗ trợ pháp lý cho người nghèo.

Không dừng ở việc giúp đỡ những cá nhân khó khăn, mà những tổ chức còn khó khăn như những doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Trong giai đoạn những năm 1990, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp làm ăn nhưng không rành luật, bà chính là người đăng đàn trò chuyện pháp luật, gỡ rối về thủ tục pháp lý để giúp họ bước vào con đường kinh doanh.

Trước thực trạng tỉ lệ các vụ án ly hôn ở nước ta rất cao, đối tượng chủ yếu là những đôi vợ chồng trẻ, sau mỗi vụ việc như vậy điều để lại trong bà những trăn trở, suy tư. Cái mà bà có thể làm được đó là giúp đỡ những người yếu thế có được cuộc sống tốt nhất có thể. Với Luật sư Hòa, trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn bà luôn cố gắng hết sức mình để có thể hàn gắn lại hạnh phúc bị rạn nứt. Mỗi vụ việc đều có những hoàn cảnh éo le khác nhau, với những vụ án mà hạnh phúc không thể níu kéo được nữa thì đó là nỗi day dứt luôn thường trực trong tâm trí bà.

Mới đây, bà cùng chồng mình là Luật sư Phan Đăng Thanh đã cho ra mắt Bộ sách Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam gồm hai tập, do NXB Tổng hợp TP. HCM phát hành. Bộ sách này là một trong 27 cuốn sách được giải thưởng Sách Quốc gia năm 2023.

Bộ sách là công trình khoa học khảo cứu chuyên sâu dưới khía cạnh pháp quyền, cho thấy một cái nhìn toàn diện về lịch sử báo chí Việt Nam ở từng giai đoạn, kỹ thuật làm báo, tư tưởng, sự cống hiến của một số cơ quan báo chí và những cá nhân điển hình.

Bà cho rằng, viết về lịch sử báo chí Việt Nam có rất nhiều nhà nghiên cứu đã từng đề cập nhưng vẫn có nhiều khía cạnh chưa rõ ràng, tùy theo cách tiếp cận của mỗi người. Với công trình của mình, bà đã chia từng giai đoạn báo chí theo các chính sách cai trị và những quy định pháp luật được ban hành trong lịch sử. Với cách tiếp cận này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vai trò của báo chí với xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.

Cuốn sách cũng cho thấy trong giai đoạn hiện nay, báo điện tử đã “khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày vào các tờ báo mạng điện tử đã chứng tỏ đây là một phương tiện thông tin đối nội, đối ngoại hiệu quả, thực hiện tốt chức năng thông tin, giáo dục, giải trí của mình”.

Cơ duyên đến với nghề Luật sư của bà cũng hết sức giản đơn, mộc mạc nhưng nó hàm chứa biết bao ý niệm cuộc đời, ghi dấu ấn sâu đậm trong trí óc của nữ sinh mới lớn. Hơn 45 năm trôi qua, Luật sư Trương Thị Hòa vẫn miệt mài trên đôi cánh của mình, chắp nối những hạnh phúc lứa đôi bị rạn vỡ, đem yêu thương đến những mảnh đời bất hạnh… Và một điều chắc chắn rằng, đôi cánh vươn sải ngót gần 5 thập kỉ kia vẫn tiếp tục tung bay trên bầu trời pháp luật bởi đó là đam mê, hạnh phúc cuộc đời, chân lý sống và nó cũng giống như ý niệm vào nghề của bà – đơn giản nhưng sâu sắc.

THANH THANH

Luật Sư Trương Thị Hòa: ‘Tôi Thuộc Về Những Phụ Nữ Nghèo’

40 năm đi nói về luật

LS Trương Thị Hòa như “người nhà” của Hội LHPN chúng tôi khi có lời mời đi nói chuyện pháp luật là hầu như bà gác lại các việc khác để tham gia. “Là LS, hơn ai hết, tôi thấu hiểu nỗi khổ sở, thiệt thòi của người dân, nhất là người lao động nghèo “mù” luật. Đã biết bao nhiêu trường hợp phạm tội chỉ vì không ý thức được hành động của mình phạm luật. Tôi quan niệm, tuyên truyền pháp luật giúp được người dân nhiều hơn là bắt tay vào từng sự vụ cụ thể khi đã xảy ra chuyện đáng tiếc”.

Sở dĩ nhiều người dân ở chúng tôi biết đến LS Hòa bởi bà thường đi nói chuyện chuyên đề pháp luật từ cấp phường, xã đến quận, huyện, thành phố. Nhắc chuyện cũ, vị nữ LS sắp bước vào tuổi thất thập hào hứng kể về giai đoạn những năm 1990, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh “bung” ra làm ăn nhưng không rành luật. Vậy là bà “đầu tắt mặt tối” trong việc đăng đàn trò chuyện pháp luật với tiểu thương, gỡ rối về thủ tục pháp lý cho quá nhiều trường hợp “xếp hàng” để thắc mắc.

Cũng vì tính bà ôn hòa, ân cần nên nhiều người tiếp xúc một lần là mến bà ngay. Sau đó, họ cứ xem bà như người thân. Từ thủ tục thành lập doanh nghiệp, đóng thuế, đến cả chuyện treo cái bảng hiệu cửa hàng hay để xe trên vỉa hè thế nào cho đúng luật, họ cũng gọi “cô Hòa”.

Nhiều “chân” trong các đoàn thể, nhiều việc ở văn phòng LS, nhưng hiện nay bà vẫn duy trì phụ trách khoảng năm buổi trò chuyện chuyên đề pháp luật/tuần. Và, những cuộc tư vấn pháp luật qua điện thoại hay người dân tìm đến văn phòng của bà thì không thể đếm hết.

Nhiều năm tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, nhưng LS Hòa khẳng định, vấn đề cốt lõi của bình đẳng giới không nằm ở luật mà là trình độ hiểu biết của người trong cuộc. Bà vẫn thường xuyên dặn dò chị em phụ nữ rằng, mình phải hiểu sâu sắc về bình đẳng giới thì mới thực thi đúng được. Khi thực thi cũng phải có nghệ thuật. Ví như chuyện vợ chồng bình đẳng trong việc nhà. Nếu người vợ gào thét, bắt chồng rửa chén, sẽ không hiệu quả bằng người vợ khéo léo ngọt nhạt: “Anh ơi, anh phụ em một tay”.

Là phụ nữ, bà thấu hiểu nỗi khổ, sự thiệt thòi của người cùng giới nên cách tuyên truyền, tư vấn pháp luật dễ dàng được chị em lãnh hội. Một số hội viên hội LHPN vẫn thuộc lời dặn dò của bà: “Chị em cần nhớ, mười lời nói to không bằng một lời nói nhỏ. Phụ nữ có thể hùng biện, nhưng đừng bao giờ hùng hổ, có như thế mới tìm được sự bình đẳng với đàn ông”.

“Đẹp giản dị mới là tôi”

Còn nhớ, trong chuyến cùng công tác ra thăm Trường Sa năm 2013, tôi ngạc nhiên và thắc mắc khi thấy LS Trương Thị Hòa vẫn mặc áo dài, trong khi ai cũng chọn những trang phục thoải mái. Lúc đó, bà chia sẻ: “Tôi rất thích mặc áo dài vì tôi yêu nét đẹp dung dị của nó. Biết là lên tàu, ra đảo mà mặc áo dài thì vướng víu lắm, nhưng tôi không thể bỏ sở thích theo suốt cả cuộc đời mình. Đã là phụ nữ thì phải biết làm đẹp, nhưng tôi chọn sự đơn giản. Đẹp giản dị mới là tôi”.

Dù sớm thành danh và nhận được nhiều lời mời bảo vệ thân chủ trong những vụ án kinh tế lớn, nhưng trong buổi trò chuyện với phóng viên, bà chỉ kể về những người nghèo. Trước đây, khi tòa án còn chưa buộc LS phải mặc vest, bà thích được mặc một chiếc áo dài nền nã, đơn giản để sát cánh bên thân chủ nghèo khó, thân cô thế cô. Bà tâm tình: “Suốt bao năm nay tôi chọn hình ảnh giản dị như vậy để những thân chủ là phụ nữ lao động nghèo có được cảm giác gần gũi, tin cậy với LS của mình”.

Bà chia sẻ, niềm vui đơn giản của mình là mỗi ngày chứng kiến cảnh những người nghèo bước vào văn phòng của bà thì vẻ mặt căng thẳng, sau khi nghe tư vấn đã nở nụ cười nhẹ nhàng chào bà để bước ra. “Văn phòng của tôi như nơi quẳng gánh lo đi để mà vui sống vậy đó” – bà dí dỏm. Rồi ánh mắt bà sáng lên khi kể chuyện mới đây có một chị từ An Giang đón xe lên Sài Gòn để cảm ơn LS Hòa bằng một… buồng chuối. Trước đó, có chị được bồi thường thỏa đáng trong vụ giải tỏa đất ở Nhà Bè đến văn phòng biếu bà một chục trứng gà…

“Nhưng nếu gặp chuyện gì, chị em cũng gọi LS Hòa thì chắc là phiền lắm?”, tôi hỏi. Bà cười xòa: “Biết làm sao bây giờ, được mọi người thương là cái phúc của mình”.

TRẦN TRIỀU

Nguồn: phunuonline

Ở Hàn Quốc Bao Nhiêu Tuổi Nhập Ngũ? Thời Gian Bao Nhiêu Năm?

Tại Hàn Quốc, nghĩa vụ quân sự được xem là cửa ải khắc nghiệt, là yếu tố giúp đánh giá nhân cách cũng như sự trưởng thành của đàn ông. Vậy ở Hàn Quốc bao nhiêu tuổi nhập ngũ? Thời gian bao nhiêu năm?

Ở Hàn Quốc bao nhiêu tuổi nhập ngũ? Theo quy định của Chính phủ, tất cả nam giới Hàn Quốc đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, chỉ cần trong độ tuổi từ 18-35, không mắc những chứng bệnh về tâm thần, truyền nhiễm, tàn tật hay mất khả năng lao động. Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là 21-24 tháng . Đây là đất nước có luật nghĩa vụ quân sự khá khắc nghiệp.

Sở dĩ quốc gia này khá nghiêm khắc trong luật nghĩa vụ vì những mối đe dọa vẫn đang thường trực. Cuộc chanh trấp với Triều Tiên và các nước khác đang đặt tình trạng này ở mức báo động. Huấn luyện và sẵn sàng cho những tình huống an ninh bất ngờ chính là chiến lược của Hàn Quốc.

Đối với nam giới Hàn, nếu chưa thực hiện nghĩa vụ, bạn sẽ bị lên án dữ dội bởi cộng đồng và cả pháp luật. Tại “xứ sở kim chi”, số tuổi không làm nên sự trưởng thành, nghĩa vụ quân sự mới là tấm phiếu thông qua chứng tỏ kỹ năng và thái độ sống của một người đàn ông với xã hội.

Người Hàn Quốc có quan niệm rằng, họ sẽ không trở thành người đàn ông thực sự nếu chưa hoàn tất nghĩa vụ quân sự. Chính vì thế, những người đàn ông rất tự hào khi nói về kinh nghiệm nhập ngũ của mình.Họ thường nhập ngũ vào 2 thời điểm, trước đại học và sau đại học. Bất kể bạn có gia thế hay mức độ nổi tiếng ra sao trong xã hội, khi có lệnh nhập ngũ bạn phải tuân theo.

2. Hàn Quốc cắt giảm thời gian phục vụ trong quân đội

Thời gian gần đây, Hàn Quốc đã nhiều lần sửa đổi luật nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nếu như quyết định siết chặt vấn đề trì hoãn quân sự của các sao nam được công bố khiến đông đảo fan Kbiz cảm thấy lo lắng, thì những thay đổi mới nhất chắc chắn sẽ khiến nhiều người phấn khởi hơn rất nhiều.

Vào ngày 27/7, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã đồng ý cắt giảm thời gian phục vụ trong quân đội cho tất cả các công dân nam nước này. Theo đó, thời gian nhập ngũ ở các đơn vị bộ binh / thủy quân lục chiến sẽ giảm từ 21 tháng xuống còn 18 tháng, những đơn vị hải quân giảm từ 23 tháng xuống còn 20 tháng, các đơn vị không quân giảm từ 24 tháng xuống còn 22 tháng, và nhân viên phục vụ cộng đồng giảm từ 24 tháng xuống còn 21 tháng.

Quy định này được áp dụng cho những công dân sắp/chưa nhập ngũ mà cũng sẽ có hiệu lực với tất cả những người hiện đang phục vụ trong quân đội. Cụ thể, những quân nhân dự kiến sẽ xuất ngũ từ ngày 1 tháng 10 năm 2023 trở về sau đều sẽ được cắt giảm một khoảng thời gian nhất định trong quân đội, đồng nghĩa với việc họ sẽ được xuất ngũ sớm hơn.

Thế nhưng, số ngày được cắt giảm của mỗi quân nhân lại không giống nhau, tùy thuộc vào thời điểm nhập ngũ của họ. Theo chính sách mới, bắt đầu từ những công dân nhập ngũ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023, cứ mỗi 14 ngày sau đó, thời gian phục vụ trong quân đội của họ sẽ được giảm thêm 1 ngày. Chẳng hạn, những người nhập ngũ từ 3 tháng 10 đến 16 tháng 10 năm 2023 sẽ được xuất ngũ sớm 1 ngày, nhập ngũ từ 17 tháng 10 đến 30 tháng 10 năm 2023 sẽ được xuất ngũ sớm 2 ngày..

Theo cách tính này, những công dân nhập ngũ từ ngày 15 tháng 6 năm 2023 trở về sau sẽ được cắt giảm thời gian nhập ngũ tối đa theo chính sách mới, tức là sẽ hưởng toàn bộ 90 ngày được cắt giảm khỏi thời gian hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Như vậy, những ai đang hoặc sẽ nhập ngũ trong tương lai sẽ có thời gian phục vụ trong quân đội ít hơn đáng kể so với những người đã nhập ngũ trước khi Bộ Quốc phòng đưa ra quyết định thay đổi này.

Quyết định này không chỉ mang đến niềm vui cho người hâm mộ của các sao nam chưa nhập ngũ hoặc sắp nhập ngũ trong tương lai, mà nó còn khiến fan của những nghệ sĩ hiện đang phục vụ trong quân đội cảm thấy phấn khởi vì họ sẽ được đón thần tượng trở về sớm hơn so với dự định ban đầu.

Với những thông tin vừa chia sẻ, bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi ở Hàn Quốc bao nhiêu tuổi nhập ngũ cũng như một số thay đổi về chính sách nghĩa vụ quân sự tại đất nước này.

Theo Luật, Bao Nhiêu Tuổi Được Quan Hệ Tình Dục?

Ở Pháp, pháp luật cho phép người từ đủ 15 tuổi trở lên được quan hệ tình dục, trong khi ở Mỹ là 12, Nhật Bản là 13 tuổi và ở Hàn Quốc phải là 20 tuổi. Vậy theo pháp luật Việt Nam, bao nhiêu tuổi được quan hệ tình dục?

Để giải đáp cho vấn đề này, cùng tìm hiểu quy định của Bộ luật Hình sự 2023 thông qua hai tình huống sau:

Tình huống 1: Người từ đủ 14 tuổi quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ hoặc quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi.

Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi quan hệ tình dục bị truy cứu về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2023).

Tình huống 2 : Người từ đủ 18 tuổi trở lên quan hệ tình dục với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Trong trường hợp này, người thực hiện hành vi quan hệ tình dục bị truy cứu về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật Hình sự 2023).

Từ hai tình huống trên có thể thấy, quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn nếu cả hai người đều từ đủ 16 tuổi trở lên mà đồng thuận quan hệ tình dục thì không bị pháp luật xử lý.

Sở dĩ, pháp luật Việt Nam lấy mốc 16 tuổi để cho phép quan hệ tình dục vì theo khoa học hình sự, khi đủ 16 tuổi, đối tượng đã có thể nhận thức về các yếu tố tâm sinh lý để chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Đồng thời, quy định này cũng phù hợp với Luật Trẻ em 2023 do Luật này quy định trẻ em là những người dưới 16 tuổi.

Cho dù được pháp luật cho phép, tuy nhiên pháp luật và xã hội cũng không hề khuyến khích việc quan hệ tình dục khi mới đủ 16 tuổi. Bởi lẽ, đây vẫn là độ tuổi đến trường, việc quan hệ tình dục sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cũng như rủi ro mang thai ngoài ý muốn… đối với nữ giới.

LuatVietnam

Luật Sư Thu Nhập Bao Nhiêu Một Tháng?

Luật sư là những người có địa vị, được xã hội trọng vọng. Thu nhập bình quân tối thiểu của một luật sư dao động từ 1 – 2000 usd. Thế nhưng, nghề luật sư không thực sự “dễ sống”.

Đây là chia sẻ của ông Đỗ Hữu Đỉnh – Giám đốc Công ty Luật Việt Kim về mặt bằng mức lương của luật sư tại Hội nghị đối thoại, hợp tác với các nhà tuyển dụng năm 2023 do khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức vào ngày 18.4.

Ông Đỗ Hữu Đỉnh cho biết: “Nếu luật sư hành nghề có chuyên môn và năng lực thật sự có thu nhập rất cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên cái gì cũng có cái giá của nó, làm luật sư mất rất nhiều thời gian, 5 năm chưa ghi nhận được gì, phải 10 năm, thậm chí hơn thì luật sư mới đứng vững. Thu nhập 1 – 2 ngàn đôla là thu nhập bình quân tối thiểu của một luật sư. Còn nếu làm chủ một văn phòng luật hoạt động ổn định thì ngoài việc hưởng thu nhập cá nhân còn có thu nhập từ hệ thống. Khoản thu nhập trung bình của chủ văn phòng luật sẽ dao động trung bình từ 3 – 5 ngàn đôla”.

Cùng chung quan điểm đó, ông Lê Đình Vinh – Giám đốc Công ty Luật Vietthink cho rằng: “Muốn dễ sống hay muốn làm giàu được thì đều có những nguyên tắc khắt khe của nó. Nghề luật sư danh tiếng là vậy nhưng để đạt đến đỉnh cần trải qua quá trình rèn luyện, thử thách khắc nghiệt dài hơn ngành khác và rủi ro tiềm ẩn lớn hơn.

Về mặt bằng thu nhập rất khó đánh giá, ví dụ đối với hãng luật lớn luật sư có thể thu nhập 10 ngàn – 20 ngàn đôla/ tháng. Thế nhưng trường hợp đấy không nhiều. Đa phần các văn phòng luật sư trả mức 1 – 2 ngàn đôla/tháng cho luật sư có thâm niên. Đối với các luật sư còn non trẻ hoặc chuyên viên tư vấn pháp lý thông thường thu nhập mỗi tháng rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng/tháng”.

Trong hội nghị đối thoại, đại diện các nhà tuyển dụng luật đều cho rằng xã hội hiện nay có nhu cầu sử dụng nhân sự ngành luật ngày càng tăng do sự phát triển chung của xã hội. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành luật vẫn đang rộng mở.

Ông Lê Đình Vinh cho biết: “Hôm nay có rất nhiều nhà tuyển dụng tham dự hội nghị, điều đó khẳng định thực trạng thực rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao ở các cơ sở đào tạo uy tín. Chúng tôi không đến cưỡi ngựa xem hoa mà đến để mong muốn cơ sở đào tạo luật cần phải nhìn nhận lại phương pháp để những sản phẩm đào tạo của mình phù hợp với nhu cầu của thị trường nhân sự”.

Nhiều nhà tuyển dụng chỉ ra điểm yếu của sinh viên luật là vấn đề kĩ năng thực tiễn. Kĩ năng cần sự trải nghiệm. Thế nên các cơ sở đào tạo nên chú trọng nâng cao kĩ năng, cách tiếp cận thực tế ngay trong khung chương trình học để rút ngắn thời gian trải nghiệm cho sinh viên sau này.