Luật Sư X Là Ai / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Luật Sư Lê Văn Thiệp Là Ai?

N.N./ Sức Khỏe Cộng Đồng

Luật sư Lê Văn Thiệp vừa bị xử phạt hành chính 8 triệu đồng do sử dụng Facebook đăng tải thông tin xúc phạm uy tín, danh dự của một phóng viên tại Thông tấn xã Việt Nam.

Luật sư Lê Văn Thiệp trả lời báo chí trong phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương tháng 5/2018.

Ngày 10/4, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ TT&TT) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư Lê Văn Thiệp vì hành vi sử dụng tài khoản facebook Lê Văn Thiệp để xúc phạm uy tín, danh dự của một phóng viên tại Thông tấn xã Việt Nam.

Mức phạt hành chính 8 triệu đồng được áp dụng do có tình tiết giảm nhẹ là ông Thiệp “đã hợp tác và giải trình đầy đủ với cơ quan chức năng” tại cuộc họp và “có thái độ cầu thị, thành khẩn nhận các sai phạm của mình”.

Theo tìm hiểu của PV, ông Lê Văn Thiệp là luật sư có học vị Tiến sĩ Luật, là thành viên của Đoàn Luật sư TP Hà Nội.

Luật sư Lê Văn Thiệp từng được biết đến là 1 trong 5 luật sư tham gia bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương trong phiên tòa đầu hồi tháng 5/2018 trong vụ án chạy thận làm 9 người chết xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Tại phiên tòa hôm 17/5/2018, luật sư Lê Văn Thiệp từng gây chú ý khi đề nghị HĐXX đưa luật sư Trần Vũ Hải (người bào chữa cho bị cáo Bùi Mạnh Quốc) ra ngoài vì lý do luật sư Hải ngồi sau rất mất trật tự.

Luật sư Lê Văn Thiệp tại tòa bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương.

Đến phiên tòa sau đó, luật sư Lê Văn Thiệp đã rút khỏi, không đồng hành, bào chữa cho bác sĩ Hoàng Công Lương vì lý do bận công việc.

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một số tài khoản có tên luật sư Lê Văn Thiệp đăng tải nhiều thông tin, quan điểm gây tranh cãi trong dư luận.

Đoàn Luật sư Hà Nội đề nghị luật sư Lê Văn Thiệp cải chính, xin lỗi công khai để đảm bảo danh dự, uy tín của phóng viên;

Giao nhiệm vụ cho luật sư Trần Đình Triển, Phó chủ nhiệm kiêm Trưởng ban Bảo vệ luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội tiến hành các trình tự, thủ tục theo đúng quy định để kiểm điểm mức độ vi phạm của luật sư Lê Văn Thiệp.

Luật Sư Là Ai? Điều Kiện Tiêu Chuẩn Để Trở Thành Luật Sư

Luật luật sư năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012.

Luật sư là ai? Làm những công việc gì?

Luật sư là người được cấp phép hành nghề luật và có nghĩa vụ áp dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Trong phạm vi công việc của mình, luật sư thường tư vấn và đưa ra lời khuyên pháp luật; nghiên cứu và thu thập bằng chứng, chứng cứ để soạn thảo tài liệu phục vụ cho vụ việc, tranh chấp; tư vấn soạn thảo hợp đồng; tư vấn trong các giao dịch mua bán; thực hiện bào chữa và và đại diện tham gia tranh tụng trước tòa cho khách hàng.

Điều kiện để trở thành luật sư tại Việt Nam

1. Có bằng cử nhân Luật

Đây là điều kiện đầu tiên cần có trước khi trở thành luật sư. Cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, ngành Luật của trường Đại học (Đại học luật Hà Nội, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học thương mại,…(thường thời gian đào tạo là 4 năm học)

2. Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư

Muốn được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, sau khi có bằng cử nhân luật, cá nhân phải tham gia học và tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư. Đăng ký học tại Học viện tư pháp trong khoảng thời gian 12 tháng (sau khi thi qua kỳ thi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng tốt nghiệp).

3. Tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư

Bắt buộc sau khi tốt nghiệp phải đăng ký tập sự tại 1 tổ chức hành nghề với thời gian 12 tháng (ở đây phải là văn phòng luật sư hoặc công ty Luật)

Kỳ tập sự kéo dài 12 tháng trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 16 Luật Luật sư. Đây là giai đoạn để giúp luật sư tương lai tiếp xúc với công việc thực tiễn để tích lũy kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp cũng như hoàn thiện về mặt đạo đức để phục vụ quá trình hành nghề sau này.

4. Kiểm tra kết quả hành nghề luật sư

Sau quá trình tập sự, cá nhân phải tham gia kỳ kiểm tra kết thúc tập sự hành nghề Luật sư do Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức. Nếu đạt kết quả thì sẽ được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Nếu không đạt kết quả theo quy định, người tập sự sẽ được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.

5. Cấp chứng chỉ hành nghề

Sau khi hoàn thành các giai đoạn trên, cá nhân phải làm hồ sơ xin cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư sẽ chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định.

Sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề, thì Luật sư có thể lựa chọn tổ chức để hành nghề như văn phòng luật sư hoặc là hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Yêu Cầu Gửi Báo Giá Tổng Đài Tư Vấn Luật 024 6258 7666

Luật Sư Là Ai? 4 Yếu Tố Để Nhận Biết 1 Luật Sư Giỏi

4 yếu tố để nhận biết một luật sư giỏi

1, Giỏi ngoại ngữ

Ngoài các kiến thức mà trong quá trình đào tạo chuyên ngành mà bạn đã học trong suốt quá trình ngồi trên giảng đường đại học thì ngoại ngữ chính là một yếu tố quyết định một luật sư giỏi. Nếu bạn là một người không giỏi ngoại ngữ thì khuôn khổ hoạt động của bạn vẫn chỉ nằm ở trong nước, những vụ việc nó chỉ mang tính chất đơn giản, không quá phức tạp. Mà đối với thời kỳ hội nhập đất nước hiện nay, việc không biết ngoại ngữ là một bất lợi.

2, Đạo đức nghề nghiệp

Trong tất cả các buổi tọa đàm, các cuộc hội thảo về đạo đức nghề nghiệp thì đa số rất nhiều người trong các lĩnh vực không riêng gì ngành luật thì họ cho rằng “đạo đức đó không phải là một khái niệm trừu tượng, khó hiểu đến mức không thể làm theo mà nó biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi cá nhân ứng xử trên cơ sở đạo đức của xã hội là lương tâm, trách nhiệm xã hội của mình”.

Vậy đối với 1 luật sư không chỉ bạn phải giỏi mà bạn phải là một người biết đúng sai trong tất cả mọi trường hợp, không chỉ trên tòa án mà còn với những sự việc hàng ngày. Đã là một người làm trong lĩnh vực pháp luật, trung thực với sự thật là một điều rất cần thiết, không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân mà phá bỏ quy tắc của mình. Người đời có câu “lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Chỉ một câu nói dối của bạn sẽ quyết định cho tương lai của người khác.

Cũng đã từng có câu “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Vậy nếu đã là một người hành nghề chân chính hãy luôn giữ cho mình một cách sống tốt đẹp. Giữ được cái sự trong sạch của mình, thay vì khiến người khác chê trách thì hãy làm cho họ ngưỡng mộ và khâm phục bằng chính cái đạo đức của bạn.

3, Bạn là một người thông minh

Luật sư Emily Rosenberg đã từng nói : “Nếu bạn là người thông minh và nắm bắt được câu trả lời của đối phương , bạn sẽ khai thác được vấn đề một cách dễ dàng hơn. Nếu cứ mải mê tranh cãi và bày tỏ quan điểm của mình, bạn sẽ quên mất đi quan điểm của đối phương. Tin tưởng vào chính mình là đúng nhưng bạn nên linh hoạt. Và chỉ có những người thông minh mới làm được điều đó”.

Vậy liệu rằng bạn có phải là một người thông minh? Trong giai đoạn hiện đại như ngày nay, để đáp ứng được các yêu cầu của xã hội và vươn xa hơn đến với cộng đồng đòi hỏi người luật sư phải có trình độ, kiến thức để đáp ứng được những thách thức đặt ra.

Sự thông minh thể hiện ở chỗ : khi đang tranh luận bạn dễ dàng nhìn ra được những vấn đề chưa được làm rõ bằng cái tư duy của mình. Nếu bạn là một luật sư giỏi thì khi bàn đến một vấn đề hay trong một phiên tòa bạn sẽ tập trung và làm rõ tất cả các quan điểm bằng những thông tin kiến thức của bạn và cho rằng là quan trọng rồi kết thúc nó một cách đầy đủ với lập luận chuyên sâu.

4, Có kỹ năng giao tiếp tốt

Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất của con người trong tất cả ngành nghề chứ không riêng gì ngành luật. Vậy vì sao nó lại quan trọng? thì chúng ta cùng tìm hiểu.

Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày chúng ta đều phải sử dụng kỹ năng giao tiếp, đối với luật sư, giao tiếp nó giúp bạn ngay cả trong quá trình tranh luận, giúp bạn thúc đẩy công việc một cách tốt nhất. Chuẩn bị cho mình một kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo cho bạn có lợi thế trong việc tạo lòng tin đối với khách hàng cũng như thuyết phục họ trong việc đưa ra quyết định.

Khi đứng trước các vụ án thay vì bạn ấp úng, ăn nói lủng củng, không rõ ràng thì hơn hết nên giữ bình tĩnh một cách tốt nhất. Nếu bạn muốn có cơ hội thắng kiện trong bất cứ một vụ kiện nào thì trước tiên bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt, đó là bước đệm đầu tiên của bạn trong quá trình xử án.

Nếu bản thân bạn muốn trở thành một luật sư giỏi thì trước hết bạn phải là một người có “tâm”, có “tầm” và có “tài”. Hãy tự tìm kiếm cơ hội cho bản thân bằng những kỹ năng vốn có, điều đó sẽ giúp bạn đi xa hơn với ngành này. Tôi chắc rằng xã hội sẽ không quá bất công đối với những người tài giỏi.

Đào tạo nghề luật sư ở Việt Nam

Theo Luật Luật sư năm 2006, người sau khi tốt nghiệp đại học luật muốn trở thành luật sư sẽ phải tham gia khóa đào tạo nghề trong thời gian 06 tháng. Người tham gia hoàn thành khoá học sẽ được cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư. Một số người có đủ tiêu chuẩn nhất định thì được miễn khóa học đào tạo này, ví dụ: người có học vị Tiến sĩ luật, người đã từng là Thẩm phán, người đã là giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật… Hiện tại, Học viện tư pháp (trực thuộc Bộ Tư pháp) là nơi duy nhất đào tạo nghề luật sư ở nước ta.

Những người đã sở hữu Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư (và những người được miễn học khóa đào tạo nghề luật sư), nếu muốn hành nghề thì phải tập sự tại tổ chức hành nghề luật sư (Văn phòng luật sư hoặc Công ty Luật), dưới sự hướng dẫn của một Luật sư, và phải đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư tỉnh/thành phố nơi có trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư mà mình đang tập sự. Thời gian tập sự là 18 tháng. Một số người nếu có đủ tiêu chuẩn nhất định thì được miễn tập sự (ví dụ: người có học vị Tiến sĩ luật) hoặc giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư (ví dụ: giảng viên luật).

Kết thúc thời gian tập sự, người tập sự hành nghề luật sư phải tham gia và vượt qua cuộc kiểm tra kết quả tập sự để được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư phải nộp hồ sơ lên Bộ Tư pháp để xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Chứng chỉ hành nghề luật sư là do Bộ Tư pháp cấp.

Luật Sư Là Ai Và Họ Làm Công Việc Gì?

. Đã xem 5840. Chuyên mục : Khoa học & Xã hội nhân văn

Ngành luật sư đòi hỏi người học phải có khả năng giao tiếp tốt,tự tin và có tính nhạy bén cao trong công việc.

1:Luật sư là ai?

2:Luật sư làm những công việc gì?

Tư vấn và đại diện về luật pháp cho khách hàng, trước các cơ quan chính phủ, và các vấn đề cá nhânGiao tiếp với khách hàng và những người khácNghiên cứu cách cư xử và phân tích các vấn đề về luật phápLàm sáng tỏ luật, chỉ đạo và điều chỉnh cho cá nhân cũng như doanh nghiệp hành xử cho đúng luậtĐưa ra sự thật bằng cách viết hoặc thuyết minh với khách hàng hay những đơn vị được đại diện

3:Điều kiện để trở thành luật sư ở Việt Nam

Có bằng cử nhân

Tức là cá nhân phải tốt nghiệp trường Luật, ngành Luật của trường Đại học ( Kinh tế quốc dân,ĐH luật, ĐH quốc gia Hà Nội …thông thường là 4 năm học)

Có bằng tốt nghiệp chương trình đào tạo Luật sư:

Lớp học được đăng ký tại Học viện tư pháp (quy định hiện hành được học trong 12 tháng), sau đó đạt kết quả qua kỳ thi tốt nghiệp của Học viện tư pháp, và được cấp bằng tốt nghiệp.

Đạt điểm tại kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề:

Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, người tập sự được tham gia kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề. Và nếu đạt điểm thì được cấp chứng chỉ hành nghề . Nếu không đạt điểm theo quy định thì được gia hạn tập sự và tham gia kỳ kiểm tra lại.

Và nếu kỳ kiểm tra lại vẫn chưa đạt điểm qua thì người tập sự hành nghề Luật phải đăng ký tập sự lại từ đầu (12 tháng nữa).

Cấp chứng chỉ và gia nhập đoàn , cấp thẻ hành nghề Luật sư:

Nếu đạt kết quả trong kỳ kiểm tra hết tập sự hành nghề Luật thì cá nhân làm hồ sơ theo quy định để xin cấp chứng chỉ hành nghề do Bộ tư pháp cấp, cấp thẻ hành nghề do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp.

Hành nghề Luật sư:

Sau khi được cấp chứng chỉ, gia nhập đoàn, cấp thẻ hành nghề thì Luật sư được lựa chọn tổ chức để hành nghề , hoặc hành nghề với tư cách cá nhân và phải đăng ký với Sở tư pháp địa phương nơi hành nghề.

Nguồn tin: Tổng hợp