Luật Về An Toàn Thông Tin Mạng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Luật An Toàn Thông Tin Mạng

Luật An Toàn Thông Tin Mạng, Dự Thảo Luật An Toàn Thông Tin Mạng, Quy Chế An Toàn Thông Tin Mạng, Quy Dinh An Toan Thong Tin Mang Nam 2020, Bảo Mật An Toàn Thông Tin Mạng, Nghị Định An Toàn Thông Tin Mạng, Thông Tư Hướng Dẫn Luật An Ninh Mạng, Quy Dinh Bao Dam An Toan Thong Tin Mang Trong Quan Doi, Luật Giao Thông Không Mang Giấy Tờ Xe, Kế Hoạch Phát Triển An Toàn Thông Tin Mạng Quốc Gia, Quy Dinh An Toan Thong Tin Mang Trong Quan Doi 2020, Nghiên Cứu Cải Tiến Tập Luật Trong Hệ Thống Giám Sát An Ninh Mạng, Hãy Chứng Minh Mạng Lưới Giao Thông Vận Tải Của Nước Ta Phát Triển Khá Toàn D, Tuân Thủ Quy Định Của Pháp Luật Về An Ninh Mạng; Kịp Thời Cung Cấp Thông Tin Liên Quan Đến Bảo Vệ An, Tuân Thủ Quy Định Của Pháp Luật Về An Ninh Mạng; Kịp Thời Cung Cấp Thông Tin Liên Quan Đến Bảo Vệ An, Luật An Toàn Giao Thông, Dự Thảo Luật An Toàn Thông Tin, Luật Giao Thông Thắt Dây An Toàn, Bộ Luật An Toàn Giao Thông, Các Điều Luật Về An Toàn Giao Thông, Các Điều Luật An Toàn Giao Thông, Điều 8 Luật An Toàn Giao Thông, Điều 9 Luật An Toàn Giao Thông, Bài Thu Hoạch Về Luật An Toàn Giao Thông, Điều 71 Luật An Toàn Giao Thông, Điều Luật An Toàn Giao Thông, Toàn Văn Thông Tư 33/2016 Về Luật Dân Quân Tự Vệ, Luật An Toàn Giao Thông Đường Bộ, Luật An Toàn Giao Thông 2014, Thu Hoạch Về Luật An Toàn Giao Thông, Luật An Toàn Giao Thông Năm 2014, Điều 30 Luật An Toàn Giao Thông, Bộ Luật An Toàn Giao Thông 2016, Luật An Toàn Giao Thông Về Đội Mũ Bảo Hiểm, Luật An Toàn Giao Thông 2016, Điều Luật Về An Toàn Giao Thông, Những Điều Luật Về An Toàn Giao Thông, Dự Thảo Luật Đảm Bảo Trật Tự An Toàn Giao Thông, Bộ Luật An Toàn Giao Thông Đường Bộ Mới Nhất, Luật An Toàn Giao Thông Đường Bộ Mới Nhất, Luật An Toàn Giao Thông Đường Bộ Năm 2008, Dự Thảo Luật Trật Tự An Toàn Giao Thông, Bqif Thu Hoạch Về Luật An Toàn Giao Thông, Dự Thảo Luật Bảo Đảm Trật Tự An Toàn Giao Thông, Dự Thảo Luật Bảo Đảm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ, Điều Luật An Toàn Giao Thông Dành Cho Người Đi Bộ, Bài Thu Hoạch Gáo Dục Pháp Luật Trật Tự An Toàn Giao Thông, Dự Báo Thời Tiếthảo Luật Đảm Bảo An Toàn Giao Thông Đường Bộ, Luật Hóa Các Biện Pháp Bảo Đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ, An Toàn Mạng Xã Hội, Một Số Vấn Đề Mang Tính Toàn Cầu Địa 11, Luật An Ninh Mạng, Luật An Ninh Mạng Pdf, Luật Mang Thai Hộ, Dự Luật An Ninh Mạng, Tổ Chức Mạng Máy Tính An Toàn, Quy Chuẩn An Toàn Sinh Mạng, Tổ Chức Mạng Máy Tính An Toàn Cho Đơn Vị, Văn Bản Số 5356/bkhĐt-qlĐt Về Việc Đăng Ký Thông Tin Nhà Thầu Trên Hệ Thống Mạng Đấu Thầu Quốc Gia, Gợi ý Đáp án Tìm Hiểu Luật An Ninh Mạng, Dự Thảo Luật An Ninh Mạng, Dự Luật An Ninh Mạng Thuvienphapluat, Điều Luật Mang Thai Hộ, Dự Luật An Ninh Mạng Của Việt Nam, Quy Định Luật An Ninh Mạng, An Toàn An Ninh Mạng Trong Quân Đội, Sổ Tay Mạng Lưới An Toàn Vệ Sinh Viên, Bảo Vệ An Toàn An Ninh Mạng Trong Quân Đội, Dự Thảo Luật An Ninh Mạng Facebook, Dự Thảo Luật An Ninh Mạng Thuvienphapluat, Dự Thảo Luật An Ninh Mạng 2018, Dự Thảo Online Luật An Ninh Mạng, Thông Tư Về Đấu Thầu Qua Mạng, Thông Tư Mới Về Đấu Thầu Qua Mạng, Thông Tư Đấu Thầu Qua Mạng, Bài 12 Kiểm Tra An Toàn Mạng Điện Trong Nhà Violet, Phân Tích An Toàn Trong Mạng Điện 3 Pha, Nhiệm Vụ Bảo Vệ An Toàn, An Ninh Mạng Trong Quân Đội, Hướng Dẫn Đăng Ký Giải Toán Trên Mạng, Tài Liệu Tham Khảo Luật An Ninh Mạng, Khoản 4 Điều 34 Dự Thảo Luật An Ninh Mạng, Nghị Định Hướng Dẫn Luật An Ninh Mạng, Bộ Luật Ban Hành Dưới Triều Trần Mang Tên, Thông Tư Đấu Thầu Qua Mạng 2019, Thông Tư Hướng Dẫn Về Đấu Thầu Qua Mạng, Thông Tư Hướng Dẫn Đấu Thầu Qua Mạng, Tài Liệu Tối ưu Mạng Viễn Thông, Thông Tư Quy Định Về Đấu Thầu Qua Mạng, Báo Cáo Thực Tập Mạng Viễn Thông, Tài Liệu Tối ưu Hóa Mạng Viễn Thông, Đáp án Nào Dưới Đây Không Làm Tăng Độ An Toàn Khi Sử Dụng Mạng Wifi, Danh Sách Mạng Lưới An Toàn Vệ Sinh Viên, Yêu Cầu, Trách Nhiệm Của Quân Nhân Bảo Vệ An Toàn An Ninh Mạng, Trách Nhiệm Của Quân Nhân Về Bảo Vệ An Toàn An Ninh Mạng, Dự Thảo Nghị Định Hướng Dẫn Luật An Ninh Mạng, Hướng Dẫn Sử Dụng Hệ Thống Đấu Thầu Qua Mạng 01.09, Thông Tư Hướng Dẫn Đấu Thầu Qua Mạng 2019, Phát Triển Các Mạng Lưới Thông Tin, Hướng Dẫn Sử Dụng Hệ Thống Đấu Thầu Qua Mạng, Thông Tư Hướng Dẫn Đánh Giá Hồ Sơ Dự Thầu Qua Mạng,

Luật An Toàn Thông Tin Mạng, Dự Thảo Luật An Toàn Thông Tin Mạng, Quy Chế An Toàn Thông Tin Mạng, Quy Dinh An Toan Thong Tin Mang Nam 2020, Bảo Mật An Toàn Thông Tin Mạng, Nghị Định An Toàn Thông Tin Mạng, Thông Tư Hướng Dẫn Luật An Ninh Mạng, Quy Dinh Bao Dam An Toan Thong Tin Mang Trong Quan Doi, Luật Giao Thông Không Mang Giấy Tờ Xe, Kế Hoạch Phát Triển An Toàn Thông Tin Mạng Quốc Gia, Quy Dinh An Toan Thong Tin Mang Trong Quan Doi 2020, Nghiên Cứu Cải Tiến Tập Luật Trong Hệ Thống Giám Sát An Ninh Mạng, Hãy Chứng Minh Mạng Lưới Giao Thông Vận Tải Của Nước Ta Phát Triển Khá Toàn D, Tuân Thủ Quy Định Của Pháp Luật Về An Ninh Mạng; Kịp Thời Cung Cấp Thông Tin Liên Quan Đến Bảo Vệ An, Tuân Thủ Quy Định Của Pháp Luật Về An Ninh Mạng; Kịp Thời Cung Cấp Thông Tin Liên Quan Đến Bảo Vệ An, Luật An Toàn Giao Thông, Dự Thảo Luật An Toàn Thông Tin, Luật Giao Thông Thắt Dây An Toàn, Bộ Luật An Toàn Giao Thông, Các Điều Luật Về An Toàn Giao Thông, Các Điều Luật An Toàn Giao Thông, Điều 8 Luật An Toàn Giao Thông, Điều 9 Luật An Toàn Giao Thông, Bài Thu Hoạch Về Luật An Toàn Giao Thông, Điều 71 Luật An Toàn Giao Thông, Điều Luật An Toàn Giao Thông, Toàn Văn Thông Tư 33/2016 Về Luật Dân Quân Tự Vệ, Luật An Toàn Giao Thông Đường Bộ, Luật An Toàn Giao Thông 2014, Thu Hoạch Về Luật An Toàn Giao Thông, Luật An Toàn Giao Thông Năm 2014, Điều 30 Luật An Toàn Giao Thông, Bộ Luật An Toàn Giao Thông 2016, Luật An Toàn Giao Thông Về Đội Mũ Bảo Hiểm, Luật An Toàn Giao Thông 2016, Điều Luật Về An Toàn Giao Thông, Những Điều Luật Về An Toàn Giao Thông, Dự Thảo Luật Đảm Bảo Trật Tự An Toàn Giao Thông, Bộ Luật An Toàn Giao Thông Đường Bộ Mới Nhất, Luật An Toàn Giao Thông Đường Bộ Mới Nhất, Luật An Toàn Giao Thông Đường Bộ Năm 2008, Dự Thảo Luật Trật Tự An Toàn Giao Thông, Bqif Thu Hoạch Về Luật An Toàn Giao Thông, Dự Thảo Luật Bảo Đảm Trật Tự An Toàn Giao Thông, Dự Thảo Luật Bảo Đảm Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ, Điều Luật An Toàn Giao Thông Dành Cho Người Đi Bộ, Bài Thu Hoạch Gáo Dục Pháp Luật Trật Tự An Toàn Giao Thông, Dự Báo Thời Tiếthảo Luật Đảm Bảo An Toàn Giao Thông Đường Bộ, Luật Hóa Các Biện Pháp Bảo Đảm Trật Tự, An Toàn Giao Thông Đường Bộ, An Toàn Mạng Xã Hội,

Luật An Toàn Thông Tin Mạng: Một Số Quy Định Về Bảo Vệ Thông Tin

Luật An toàn thông tin mạng, bộ luật quan trọng sẽ làm nền tảng cho việc triển khai các hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam, đã được Chủ tịch nước chính thức công bố. Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

Được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) bắt đầu xây dựng từ năm 2011, sau gần 4 năm hoàn thiện, ngày 19/11/2015, trong phiên họp toàn thể tại hội trường của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật An toàn thông tin mạng với 424/425 đại biểu có mặt tán thành.

Luật An toàn thông tin mạng gồm 8 Chương, 54 Điều, quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng (ATTTM), quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm ATTTM; mật mã dân sự; tiêu chuẩn; quy chuẩn kỹ thuật về ATTTM; kinh doanh trong lĩnh vực ATTTM; phát triển nguồn nhân lực ATTTM; quản lý nhà nước về ATTTM.

Luật An toàn thông tin mạng được ban hành sẽ hướng đến giải quyết các yêu cầu về ATTTM quốc gia, qua đó góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý về ATTT theo hướng áp dụng các quy định pháp luật đồng bộ, khả thi trong thực tiễn thi hành và phát huy các nguồn lực của đất nước để bảo đảm ATTTM, phát triển lĩnh vực ATTTM đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Luật An toàn thông tin mạng cũng hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ATTTM; đẩy mạnh công tác giám sát, phòng, chống nguy cơ mất ATTTM, đảm bảo hiệu quả công tác thực thi quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTTM; mở rộng hợp tác quốc tế về ATTTM trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với luật pháp Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.

Ngay sau khi Luật được thông qua, Chính phủ đã lên kế hoạch xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn dưới Luật vào năm 2016.

Bên cạnh đó, trong thẩm quyền của mình, thời gian tới, Bộ TT&TT cũng sẽ xây dựng các Nghị định của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn chi tiết một số quy định tại Luật An toàn thông tin mạng và xây dựng, đề xuất ban hành hoặc ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATTTM; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật.

Bộ Quốc phòng sẽ chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết về hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng. Ban Cơ yếu Chính phủ sẽ giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết về mật mã dân sự. Bộ Công an sẽ chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về ngăn chặn hoạt động sử dụng mạng để khủng bố.

Gồm 7 điều, từ Điều 9 đến Điều 15. Mục này quy định các nội dung sau:

Cơ quan, tổ chức sử dụng thông tin đã phân loại và chưa phân loại trong hoạt động thuộc lĩnh vực của mình phải có trách nhiệm xây dựng quy định, thủ tục để xử lý thông tin; xác định nội dung và phương pháp ghi truy nhập được phép vào thông tin đã được phân loại.

Tổ chức, cá nhân không được gửi thông tin mang tính thương mại vào địa chỉ điện tử của người tiếp nhận khi chưa được người tiếp nhận đồng ý hoặc khi người tiếp nhận đã từ chối, trừ trường hợp người tiếp nhận có nghĩa vụ phải tiếp nhận thông tin theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin gửi thông tin có trách nhiệm: Tuân thủ quy định của pháp luật về lưu trữ thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân; Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý khi nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân về việc gửi thông tin vi phạm quy định của pháp luật; Có phương thức để người tiếp nhận thông tin có khả năng từ chối việc tiếp nhận thông tin và Cung cấp điều kiện kỹ thuật và nghiệp vụ cần thiết để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo đảm ATTTM khi có yêu cầu.

Về phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại, quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể:

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn phần mềm độc hại theo hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia triển khai hệ thống kỹ thuật nghiệp vụ nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời phần mềm độc hại.

– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử, truyền đưa, lưu trữ thông tin phải có hệ thống lọc phần mềm độc hại trong quá trình gửi, nhận, lưu trữ thông tin trên hệ thống của mình và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có biện pháp quản lý, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn phát tán phần mềm độc hại và xử lý theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên Internet có trách nhiệm quản lý, phối hợp ngăn chặn mất ATTTM xuất phát từ tài nguyên Internet, từ khách hàng của mình; cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phối hợp kết nối, định tuyến để bảo đảm hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam hoạt động an toàn, ổn định.

– Bộ TT&TT có trách nhiệm thực hiện bảo đảm ATTTM cho hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam.

– Ứng cứu sự cố ATTTM được thực hiện theo các nguyên tắc sau: Kịp thời, nhanh chóng, chính xác, đồng bộ và hiệu quả; Tuân thủ quy định của pháp luật về điều phối ứng cứu sự cố ATTTM; Phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp viễn thông, chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phải thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách ứng cứu sự cố ATTTM. Bộ TT&TT có trách nhiệm điều phối ứng cứu sự cố ATTTM trên toàn quốc, quy định chi tiết về điều phối ứng cứu sự cố ATTTM.

Ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Tổ chức thực hiện theo phân cấp; Thực hiện tại chỗ, nhanh chóng, nghiêm ngặt, phối hợp chặt chẽ; Áp dụng các biện pháp kỹ thuật, bảo đảm hiệu quả, khả thi.

Hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia gồm: Phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia, mạng của cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội, mạng của địa phương và mạng của doanh nghiệp viễn thông.

– Thủ tướng Chính phủ quyết định hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia;

– Bộ TT&TT có trách nhiệm chủ trì điều phối công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm ATTTM quốc gia;

Bảo vệ hệ thống thông tin

Gồm 7 điều, từ Điều 21 đến Điều 27. Mục này quy định những nội dung sau:

Hệ thống thông tin được phân loại theo cấp độ an toàn như sau:

– Cấp độ 1 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nhưng không làm tổn hại tới lợi ích công cộng, trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Cấp độ 2 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc làm tổn hại tới lợi ích công cộng nhưng không làm tổn hại tới trật tự, an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Cấp độ 3 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại nghiêm trọng tới sản xuất, lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại tới quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Cấp độ 4 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới lợi ích công cộng và trật tự, an toàn xã hội hoặc làm tổn hại nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia;

– Cấp độ 5 là cấp độ mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.

Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định cấp độ ATTT và trách nhiệm bảo đảm ATTT theo từng cấp độ.

Đối tượng giám sát an toàn hệ thống thông tin bao gồm: tường lửa, kiểm soát truy nhập, tuyến thông tin chủ yếu, máy chủ quan trọng, thiết bị quan trọng hoặc thiết bị đầu cuối quan trọng.

Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ATTTM có trách nhiệm phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin trong việc giám sát an toàn hệ thống thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chủ quản hệ thống thông tin sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này và có trách nhiệm: Có phương án bảo đảm ATTTM được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định khi thiết lập, mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin và chỉ định cá nhân, bộ phận phụ trách về ATTTM.

Về hệ thống thông tin quan trọng quốc gia: Khi thiết lập, mở rộng và nâng cấp hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phải thực hiện kiểm định ATTT trước khi đưa vào vận hành, khai thác.

Về trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia:

– Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia có trách nhiệm: Thực hiện quy định tại Điều 26 của Luật; Định kỳ đánh giá rủi ro ATTTM. Việc đánh giá rủi ro ATTTM phải do tổ chức chuyên môn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định thực hiện; Triển khai biện pháp dự phòng cho hệ thống thông tin; Lập kế hoạch bảo vệ, lập phương án và diễn tập phương án bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

– Bộ Quốc phòng chủ trì hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ ATTTM đối với hệ thống thông tin quan trọng quốc gia do Bộ Quốc phòng quản lý.

– Ban Cơ yếu Chính phủ chủ trì tổ chức triển khai giải pháp dùng mật mã để bảo vệ thông tin trong hệ thống thông tin quan trọng quốc gia của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội; phối hợp với chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia trong việc giám sát ATTTM theo quy định của pháp luật.

Luật An Toàn Thông Tin Mạng Mới Nhất Hiện Nay

LUẬT AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật an toàn thông tin mạng. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động an toàn thông tin mạng, quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn thông tin mạng; mật mã dân sự; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn thông tin mạng; kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin mạng; quản lý nhà nước về an toàn thông tin mạng.

An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.

Mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông qua mạng viễn thông và mạng máy tính.

Hệ thống thông tin là tập hợp phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin trên mạng.

Hệ thống thông tin quan trọng quốc gia là hệ thống thông tin mà khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia.

5. Chủ quản hệ thống thông tin là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối với hệ thống thông tin.

Xâm phạm an toàn thông tin mạng là hành vi truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin.

Sự cố an toàn thông tin mạng là việc thông tin, hệ thống thông tin bị gây nguy hại, ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn, tính bảo mật hoặc tính khả dụng.

Rủi ro an toàn thông tin mạng là những nhân tố chủ quan hoặc khách quan có khả năng ảnh hưởng tới trạng thái an toàn thông tin mạng.

Đánh giá rủi ro an toàn thông tin mạng là việc phát hiện, phân tích, ước lượng mức độ tổn hại, mối đe dọa đối với thông tin, hệ thống thông tin.

Quản lý rủi ro an toàn thông tin mạng là việc đưa ra các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro an toàn thông tin mạng.

Phần mềm độc hại là phần mềm có khả năng gây ra hoạt động không bình thường cho một phần hay toàn bộ hệ thống thông tin hoặc thực hiện sao chép, sửa đổi, xóa bỏ trái phép thông tin lưu trữ trong hệ thống thông tin.

Hệ thống lọc phần mềm độc hại là tập hợp phần cứng, phần mềm được kết nối vào mạng để phát hiện, ngăn chặn, lọc và thống kê phần mềm độc hại.

Địa chỉ điện tử là địa chỉ được sử dụng để gửi, nhận thông tin trên mạng bao gồm địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, địa chỉ Internet và hình thức tương tự khác.

Xung đột thông tin là việc hai hoặc nhiều tổ chức trong nước và nước ngoài sử dụng biện pháp công nghệ, kỹ thuật thông tin gây tổn hại đến thông tin, hệ thống thông tin trên mạng.

15. Thông tin cá nhân là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể.

Chủ thể thông tin cá nhân là người được xác định từ thông tin cá nhân đó.

Xử lý thông tin cá nhân là việc thực hiện một hoặc một số thao tác thu thập, biên tập, sử dụng, lưu trữ, cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân trên mạng nhằm mục đích thương mại.

Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Sản phẩm an toàn thông tin mạng là phần cứng, phần mềm có chức năng bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin.

Dịch vụ an toàn thông tin mạng là dịch vụ bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin.

Điều 4. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin mạng. Hoạt động an toàn thông tin mạng của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải đúng quy định của pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân khác.

Việc xử lý sự cố an toàn thông tin mạng phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, không xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân, thông tin riêng của tổ chức.

Hoạt động an toàn thông tin mạng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời và hiệu quả.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về an toàn thông tin mạng

Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Khuyến khích nghiên cứu, phát triển, áp dụng biện pháp kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng do tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, cung cấp; tạo điều kiện nhập khẩu sản phẩm, công nghệ hiện đại mà tổ chức, cá nhân trong nước chưa có năng lực sản xuất, cung cấp.

Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng; khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, nghiên cứu, phát triển và cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.

Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước và an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

Điều 6. Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng

Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi;

b) Phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin mạng gồm:

a) Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ về an toàn thông tin mạng;

b) Hợp tác quốc tế trong phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thông tin mạng; điều tra, xử lý sự cố an toàn thông tin mạng, ngăn chặn hoạt động lợi dụng mạng để khủng bố;

c) Hoạt động hợp tác quốc tế khác về an toàn thông tin mạng.

Lo Ngại Chồng Chéo Giữa Luật An Ninh Mạng Và Luật An Toàn Thông Tin Mạng

Nhiều người lo ngại sẽ có sự trùng lặp giữa hai Luật An ninh mạng với Luật An toàn thông tin mạng nếu không có sự trao đổi và rà soát kỹ càng trước khi thông qua.

Ngày 9.10, tại Hội thảo “Hoàn thiện dự án Luật An ninh mạng” được tổ chức lấy ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp và người dân.

Theo đó, thực tế hiện nay cho thấy có nhiều nguy cơ mất kiểm soát về an toàn, an ninh thông tin mạng. Mặc dù chúng ta đã có Luật an toàn thông tin nhưng vẫn chưa thể bao trùm hết các vấn đề có thể xảy ra, do đó khó điều tiết được các sự kiện, hành vi đó.

Theo Dự thảo của Bộ Công an, Luật An ninh mạng do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, gồm 8 chương và 55 Điều, dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV.

Đóng góp cho Dự thảo, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho biết: các doanh nghiệp đánh giá cao trên tinh thần tích cực của dự thảo Luật An ninh mạng, nhưng “Phạm vi điều chỉnh có tách bạch hay không, đầu mối quản lý nhà nước có thật sự rõ ràng hay không. Kết quả phân tích dự thảo luật này cho thấy có nguy cơ chồng chéo với Luật An toàn thông tin mạng do Bộ TTTT xây dựng”.

Ví dụ như doanh nghiệp kinh doanh CNTT, Luật An toàn thông tin mạng năm 2015 có điều chỉnh bằng việc phải có sự thẩm định cấp phép của Bộ TT&TT. Nhưng dự thảo Luật An ninh mạng Bộ Công an cũng tiếp tục thẩm định. Do đó, nếu không tách bạch, doanh nghiệp dễ vướng phải sự chồng chéo giữa sự điều chỉnh của hai luật này.

Điều này dễ dàng dẫn tới những nguy cơ bất cập về mặt pháp lý, ví dụ như doanh nghiệp được bộ này thẩm định thông qua, nhưng bộ kia không thông qua thì có đủ điều kiện kinh doanh hay không?