Mẫu Đơn Từ Chối Luật Sư Bào Chữa / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Luật Sư Bào Chữa Bị Từ Chối Tại Phiên Tòa

Luat su bao chua

15:31

Thuê luật sư là việc người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị buộc tội, bị can, bị cáo và người thân thích của họ là cha, mẹ, vợ, con, ông, bà… thuê luật sư bào chữa cho trường hợp của gia đình nhà mình

Vai trò của Luật sư, luật sư tham gia vụ án hình sự với vai trò là người bào chữa, khi thực hiện bào chữa cho người bị buộc tội, người bị tạm giữ, người bị tạm giam, bị can, bị cáo trong tất cả các giai đoạn từ Điều tra vụ án, khởi tố vụ án, Truy tố vụ án và xét xử vụ án, luật sư sẽ thực hiện các quyền bào chữa để bảo chữa cho các bị can, bị cáo.

Thuê luật sư bào chữa cho người bị bắt là trường hợp người bị tình nghi hay còn gọi là nghi can có thể bị bắt quả tang hoặc bị tạm giữ song bắt hoặc bị mời về làm việc tại trụ sở cơ quan điều tra song bắt, trong tường hợp này người bị bắt có quyền thuê luật sư để bào chữa cho mình. Việc luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn này là hết sức cần thiết vì tham gia ngay từ ban đầu sẽ bảo đảm được quyền của người bị bắt cũng như làm sáng tỏ các sự kiện khách quan của vụ án

Thuê luật sư bảo chữa cho bị can khi phạm tội Khi một ai đó có hành vi phạm tội đã bị cơ quan Cảnh sát điều tra, cơ quan Công an khởi tố vụ án và khởi tố bị can, lúc đó người bị khởi tố trở thành bị can và có quyền mời luật sư bào chữa cho mình để tham gia vào vụ án. Luật sư khi tham gia bào chữa cho bị can sẽ giúp đỡ bị can về mặt pháp luật, sử dụng các biện pháp cần thiết và hợp pháp để bảo vệ bị can. Quá trình bào chữa của luật sư cho bị can từ khi bị mời lên làm việc, khi bị khởi tố tại cơ quan Điều tra, khi bị Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền truy tố bị can bằng Bản cáo trạng và cho đến khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử. nói như vậy không có nghĩa là luật sư sẽ chấm dứt tư cách bào chữa cho bị can mà tư cách của bị can được chuyển sang thành tư cách Bị cáo.

Thuê luật sư bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa: Khi một bị can hay người bị buộc tội bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì lúc đó được chuyển sang một tư cách mới là tư cách bị cáo, Luật sư người bào chữa tiếp tục bào chữa cho bị cáo trong toàn bộ quá trình xét xử vụ án ở giai đoạn sơ thẩm hoặc phúc thẩm nếu bị cáo có kháng cáo và tiếp tục mời luật sư bào chữa cho mình. Luật sư bào chữa cho bị cáo có những quyền và nghĩa vụ nhất định, tư vấn và hỗ trợ pháp lý cũng như trao đổi với bị cáo để sao cho bào chữa cho bị cáo được tốt nhất.

Thuê luật sư tham gia vụ án hình sự là trường hợp đã xác định một vụ án hình sự, vụ án có thể hình thành từ giai đoạn khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành điều tra hoặc có thể vụ án đã được Viện kiểm sát có thẩm quyền tiến hành xem xét truy tố ra tòa án và cũng có thể vụ án đã được tòa án chuẩn bị đưa ra xét xử sơ thẩm hoặc xét xử phúc thẩm. Luật sư tham gia vào vụ án hình sự sẽ thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của người bào chữa để nghiên cứu hồ sơ và bào chữa cho người được bào chữa.

Thuê luật sư bào chữa cho người chưa thành niên, người chưa thành niên khi phạm tội là người dưới 18 tuổi, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì đây là những người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (14 tuổi) nhưng chưa thành niên (dưới 18 tuổi) khi phạm tội thì bắt buộc phải có luật sư. Thông thường bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp hay người giám hộ sẽ thuê luật sư bào chữa. Trường hợp không thể có điều kiện thuê luật sư thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định luật sư bào chữa. Đây là quyền cơ bản của người dưới thành niên để có thể bào chữa cho hộ được tốt nhất.

Luật sư bào chữa để trả hồ sơ điều tra bổ sung là trường hợp luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và vào từng giai đoạn cụ thể có thể là giai đoạn truy tố tại Viện kiểm sát, Luật sư kiến nghị việc trả hồ sơ cho cơ quan Điều tra để tiến hành điều tra bổ sung hoặc sau khi Viện kiểm sát đã quyết định truy tố bằng Bản cáo trạng ra Tòa án có thẩm quyền thì Luật sư kiến nghị Thẩm phán thụ lý vụ án ra Quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung hoặc Tại phiên tòa luật sư bào chữa để Hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung.

I. Giai đoạn tố tụng mà luật sư có thể tham gia

Theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:

“a) Luật sư;

b) Người đại diện của người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân;

d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.”

Bên cạnh đó, Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng như sau:

“Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.”

II. Quyền hạn của Luật sư (người bào chữa)

Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định cụ thể tại Điều 73 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:

“1. Người bào chữa có quyền:

a) Gặp, hỏi người bị buộc tội;

b) Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can;

c) Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này;

e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;

g) Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

h) Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;

m) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất theo quy định của Bộ luật này.

I. Giai đoạn tố tụng mà luật sư có thể tham gia

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:

1.  Luật sư;

2.  Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

3.  Bào chữa viên nhân dân.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 58 BLTTHS có quy định: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

II. Quyền hạn của Luật sư (người bào chữa)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì Luật sư (người bào chữa) có quyền:

2.  Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

3.  Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

5.  Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

6.  Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

8.  Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

9.  Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

10. Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Ông Nguyễn Bắc Son Từ Chối Trả Lời Luật Sư Bào Chữa

Theo kế hoạch xét xử, phiên tòa diễn ra trong hai tuần, kéo dài đến ngày 31-12. Tuy nhiên, phiên tòa diễn biến nhanh hơn dự kiến, hôm qua (17-12) các vị luật sư đã bắt đầu tham gia xét hỏi.

Luật sư Phạm Công Hùng hỏi thân chủ, ông Nguyễn Bắc Son:

. Bị cáo có đồng ý với nhận định trong bản cáo trạng cho rằng bị cáo là người chỉ đạo quyết liệt MobiFone thực hiện ngay dự án trong năm 2015 hay không?

Ông Son đáp: Tôi không có bút phê hay chỉ đạo nào quyết liệt cả. Bị cáo đều chỉ đạo theo chức năng của mình trong quá trình triển khai chứ không có bút phê nào quyết liệt buộc phải hoàn thành trong năm 2015.

. Giai đoạn cách ly bị cáo tại phiên tòa, các bị cáo khác có khai vai trò chỉ đạo của bị cáo rất rõ ràng. Cụ thể, các bị cáo khác đều là người thực hiện hành vi bị truy tố vì thực hiện chỉ đạo của bị cáo?

+ Với vai trò là bộ trưởng, tôi chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, còn đi vào từng việc cụ thể bị cáo đã có từng bút phê cụ thể trong các văn bản. Các bút phê của tôi với tinh thần tôn trọng các cơ quan tham mưu, tôn trọng cấp phó của mình. Cơ quan tham mưu đề nghị, nếu tôi thấy phù hợp thì đồng ý chứ không chỉ đạo buộc cấp phó hay cơ quan tham mưu phải thực hiện theo ý đồ của mình.

. Có phải tất cả lời khai của bị cáo đều thể hiện việc thực hiện dự án do từ MobiFone đề xuất lên, qua hệ thống quản trị của Bộ TT&TT. Bị cáo là người đồng ý chứ không chỉ đạo?

+ Dự án này xuất phát từ nhu cầu, chức năng, nhiệm vụ của MobiFone. MobiFone đã chủ động đề nghị được đầu tư dự án này. Quá trình đó toàn bộ các văn bản do Bộ TT&TT giải quyết đều trên cơ sở đề nghị của MobiFone, không phải do Bộ TT&TT chỉ đạo buộc MobiFone phải làm.

. Tại biên bản hỏi cung ngày 26-2-2019, điều tra viên hỏi “ai là người đứng đầu, chủ mưu, cầm đầu phải chịu trách nhiệm?”. Bị cáo trả lời “tôi là người đứng đầu, người chủ mưu, người cầm đầu”. Nhưng tôi không thấy giải thích thế nào là người cầm đầu, chủ mưu. Bị cáo có được điều tra viên phân tích như thế nào là người cầm đầu, chủ mưu trong vụ án hình sự không? Đứng đầu và cầm đầu, chủ mưu là hai khái niệm khác nhau?

“Có những thuật ngữ, với vị trí, vai trò của bị cáo, bị cáo quá hiểu thế nào là chủ mưu, thế nào là cầm đầu” – thẩm phán Trương Việt Toàn ngắt lời.

Nghe vậy, luật sư Hùng đề nghị HĐXX cần tạo điều kiện cho ông thực hiện nghĩa vụ của mình trước tòa.

Ông Son đáp: Tôi luôn khai tôi là người giữ cương vị cao nhất, là người đứng đầu trong quá trình chỉ đạo vụ việc này. Luật sư đọc lại hôm nay tôi mới biết được việc này. Sức khỏe của tôi không tốt lắm, đây là điều tra viên hỏi rồi tự viết vào, tôi ký xác nhận thôi.

Nếu không tin HĐXX lấy lại các bản ghi âm có phần trả lời của tôi, tôi nhớ tôi mới đọc BLTTHS khoản 6 Điều 183 quy định việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Chắc chắn lời khai của tôi không đúng như vậy. Tôi khai tôi là người đứng đầu, không phải người cầm đầu.

. Đến bây giờ bị cáo có hiểu được thế nào là người cầm đầu, chủ mưu trong vụ án hình sự không?

+ Đến bây giờ tôi hiểu ra người đứng đầu khác người cầm đầu. Tôi là người đứng đầu trong vụ việc này, chứ không phải người cầm đầu, chủ mưu. Trong này không có ai là chủ mưu cả, đều là MobiFone đề nghị theo nhu cầu của MobiFone, Bộ TT&TT thực hiện theo chức năng được giao… Không có ai là chủ mưu buộc phải làm thế này, buộc phải làm thế kia. Theo tôi là như vậy.

HĐXX có hết hồ sơ vụ việc rồi, ở đây không có ai là chủ mưu cả. Kể cả anh Trà cũng không phải…

. Bị cáo thừa nhận vai trò là người đứng đầu, không thừa nhận vai trò là người chủ mưu?

+ Đúng vậy.

. Bị cáo còn giữ nguyên câu trả lời đã nhận 3 triệu USD từ ông Phạm Nhật Vũ không?

+ Tôi giữ nguyên.

. Tất cả lời khai của bị cáo trong giai đoạn điều tra, vì sao có sự mâu thuẫn nhau?

“Bị cáo đã trả lời HĐXX rồi thì không cần thiết phải trả lời luật sư nữa. Trả lời lần trước, lần sau chỉ khác nhau dấu phẩy đã được hiểu sang nghĩa khác rồi” – thẩm phán Trương Việt Toàn ngắt lời.

Ông Son tiếp tục trả lời: Do sức khỏe nên các lời khai có thể khác nhau.

. Luật sư vào gặp bị cáo, không có hỏi đáp, chỉ có trao đổi lại biến thành bản cung có hỏi đáp. Vì sao bị cáo lại ký?

+ Do sức khỏe của tôi. Hôm đó không hỏi gì. Nếu HĐXX không tin thì nghe lại băng ghi âm.

Tiếp đó, người bào chữa thứ hai cho ông Son, luật sư Lê Đình Ứng đặt hai câu hỏi cho thân chủ. ” Khi ông khai nhận 3 triệu USD, cơ quan điều tra có tổ chức thực nghiệm điều tra không? Ông khai cất 3 triệu USD trong hai chiếc valy, valy đó ai mua, vào thời điểm nào?”. Tuy nhiên, cả hai câu hỏi này ông Son đều xin phép không trả lời.

Ông Nguyễn Bắc Son bị “tố” làm lộ tài liệu tối mật

Tiếp tục diễn biến phiên tòa chiều qua, trả lời câu hỏi của luật sư, bị cáo Phạm Đình Trọng (cựu vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ TT&TT) khai: Đầu tháng 3-2015, ông được ông Nguyễn Bắc Son gọi đến phòng làm việc và cho xem hai công văn tối mật. Đó là công văn do thứ trưởng Trương Minh Tuấn ký gửi Bộ Công an và công văn phản hồi của bộ này về đề nghị của AVG xin được hướng dẫn không bán cho doanh nghiệp nước ngoài.

Ông Trọng khai tiếp, tại cuộc gặp đó ông được bộ trưởng Son thông báo hai nội dung. Thứ nhất, Bộ TT&TT đã hướng dẫn AVG không bán cho công ty nước ngoài theo đúng ý kiến của Bộ Công an, cũng như đã giới thiệu AVG cho MobiFone.

“Đặc biệt, nhiều lần tôi báo cáo rất rõ những băn khoăn của mình về giá mua AVG. Dù không có chức năng về thẩm định giá nhưng tôi vẫn băn khoăn về nội dung này. Nhưng bốn, năm lần trình lên, bộ trưởng Son đều gạch đi. Nếu như những nội dung tôi kiến nghị được bảo lưu, được giữ lại thì sẽ không có vụ án này, tôi cũng không phải đứng ở đây” – ông Trọng nói.

Hoa Hậu Phương Nga Bất Ngờ Từ Chối Luật Sư Bào Chữa

Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga trong phiên xử gần đây

Ngày 21/6, theo nguồn tin từ Phòng An ninh điều tra – Công an chúng tôi cho hay, bị can Trương Hồ Phương Nga (31 tuổi, tức hoa hậu Phương Nga) đã có đơn từ chối luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn Luật sư chúng tôi tham gia bào chữa trong phiên tòa ngày 22/6 vì lý do cá nhân.

Trong đơn của bị can Trương Hồ Phương Nga ghi rõ “Hôm nay tôi làm đơn này để trình báo với Tòa án nhân dân chúng tôi (TAND.TPHCM) về việc tôi xin từ chối luật sư Nguyễn Kiều Hưng tham gia bào chữa trong vụ án của tôi với lý do cá nhân. Xin TAND chúng tôi không triệu tập luật sư Hưng trong phiên tòa lần tới”.

Theo lịch, ngày mai (22/6) TAND.TPHCM sẽ đưa ra xét xử Trương Hồ Phương Nga và đồng phạm Nguyễn Đức Thùy Dung về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Nguồn tin riêng của VietNamNet xác nhận, người thay thế luật sư Hưng sẽ là một luật sư nguyên là Viện phó VKSND của một tỉnh phía Bắc.

Theo luật sư của hoa hậu Phương Nga cho hay, cô vẫn mạnh khỏe và đã sẵn sàng về tâm lý và chứng cứ cho ngày hầu tòa. Trước đó, luật sư của Phương Nga đã tung ra chứng cứ về 17 lần xuất ngoại chung giữa Phương Nga và ông Cao Toàn Mỹ (40 tuổi, ở quận 3, chúng tôi – Giám đốc Công ty Vina Cyber).

Theo điều tra, qua quen biết với ông Cao Toàn Mỹ, Nga nói với ông Mỹ có thể mua nhà với giá rẻ hơn thị trường.

Tin lời, ông Mỹ đã đưa Nga 6 tỉ đồng để nhờ mua một căn nhà tại quận 5 nhưng Nga không giao nhà. Tiếp đến Nga nói với ông Mỹ có căn nhà giá 16,5 tỉ đồng ở quận 1, lần này ông Mỹ đưa tiếp cho Nga 10,5 tỷ đồng.

Bút tích của hoa hậu từ chối luật sư

Sau khi đưa cho Nga 16,5 tỉ đồng mà vẫn không có nhà, ông Mỹ làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của hoa hậu.

Vào cuộc điều tra, cơ quan Công an kết luận, Nga đã bàn với Dung làm giả một số giấy tờ, nhằm mục đích chứng minh Nga không dính líu tiền bạc với ông Mỹ, từ đó chiếm đoạt tiền của vụ đại gia.

Tại phiên sơ thẩm ngày 21/9/2016, Nga thừa nhận có nhận 16,5 tỉ đồng của ông Mỹ nhưng cho rằng giữa Nga và ông Mỹ có mối quan hệ tình cảm, số tiền này là hợp đồng tình cảm giữa Nga và ông Mỹ trong thời gian 7 năm.

Trước lời khai này của các bị cáo, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung để làm rõ việc có hay không hợp đồng tình ái giữa Nga và ông Mỹ.

Công an cho biết quá trình điều tra bổ sung đã đề nghị Cục Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50, Bộ Công an) hỗ trợ. Kết quả xác định, địa chỉ email này là của Google – công ty chuyên kinh doanh dịch vụ trên Internet có trụ sở tại Mỹ.

Các nội dung đề nghị cung cấp đều thuộc điều khoản bảo mật theo chính sách của Google và được pháp luật Việt Nam bảo đảm. Bộ Công an không thể cung cấp cho Công an chúng tôi nên đề nghị cơ quan này liên hệ qua bộ phận Interpol để đề nghị hỗ trợ từ Google.

Công an chúng tôi cũng triệu tập nhiều người để làm rõ những tình tiết còn nhiều mâu thuẫn. Trong đó, ông Nguyễn Văn Yên khai đã giúp Phương Nga làm giả giấy nhận tiền cọc 16 tỉ đồng để bán căn nhà trên đường Nguyễn Trãi (quận 1), giấy hoàn trả tiền cọc vì ông Yên không bán nhà cho Phương Nga nữa. Khi vụ án được khởi tố, ông này đã mang tất cả giấy tờ giả giao cho công an.

Về việc Nga có gửi đơn cho Công an quận 2 và quận 7 tố cáo ông Mỹ vi phạm chế độ một vợ một chồng, ép cô quan hệ tình dục, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm…Cơ quan điều tra xác định sau khi nhận đơn tố cáo công an nhiều lần mời Nga lên làm việc nhưng cô không đến. Tháng 9/2011, Nga viết đơn bãi nại nói rằng “không có sự việc như tố cáo, chỉ là hiểu lầm”.

Cơ quan điều tra cũng xác định, căn cứ lời khai của Lữ Minh Nghĩa và anh ruột của Dung, lời khai tại phiên tòa của Dung và Nga tại phiên tòa còn nhiều mâu thuẫn; không chứng minh được ông Mỹ là người sử dụng địa chỉ email mà Dung khai thấy hợp đồng tình ái giữa Nga và ông Mỹ nên không đủ cơ sở xác định có hay không có hợp đồng tình ái.

Ngoài ra, việc điều tra bổ sung cũng không có căn cứ xác định bà Mai Phương là người xúi giục, hướng dẫn, hợp thức hóa mua bán nhà.

Luật Sư Từ Chối Bào Chữa Cho Kẻ Giết Phó Bí Thư Quận Ủy

TAND chúng tôi vừa mở phiên sơ thẩm xử vụ án sát hại bà Đặng Thu Hồng, nguyên Phó Bí thư Quận ủy Phú Nhuận, chúng tôi Hai bị cáo Nguyễn Trọng Nhân (31 tuổi) và Lương Hoài Sang (21 tuổi) bị truy tố về tội “Giết người” và “Cướp tài sản công dân”.

Đầu năm 2010, nghe vợ kể thường bị “sếp” là bà Bùi Ngô Thị Mỹ Trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường quận Phú Nhuận khiển trách và không tạo điều kiện làm việc, thậm chí chèn ép, Nhân đem lòng thù tức. Đến ngày 17/9/2010, nghe vợ than thở vì bị bà Mỹ bắt làm bản tường trình và có thể bị kỷ luật, Nhân quyết trả thù bà Mỹ.

Hai bị cáo tại tòa

Nhân rủ Sang (em họ) đi cướp tài sản của bà Mỹ để chia nhau tiêu xài. Ngày 20/9/2010, Nhân mang theo roi điện, còng số 8, ba con dao, dây dù, băng keo… bỏ vào ba lô và hẹn đến đón Sang rồi cùng nhau đến nhà bà Mỹ. Khi thấy Nhân gọi cửa, bà Mỹ mở cửa cho Nhân và Sang vào nhà. Ngồi nói chuyện được vài phút, cả hai xông vào đánh, dùng roi điện tra khảo bà Mỹ chỉ nơi cất tiền. Bà Mỹ kêu lên, con gái là Trần Thu Hương từ trên lầu chạy xuống liền bi Nhân và Sang đánh đập đến ngất xỉu. Lúc này, bà Đặng Thu Hồng đến gọi cửa và vào nhà, liền bị Nhân và Sang đâm tử vong tại chỗ. Bà Mỹ may mắn thoát chết với thương tích 14%, chị Hương bị thương 7%.

Tại phiên tòa, bị cáo Nhân khai không chủ định giết người và cướp tài sản. Việc bà Hồng chết là ngòai ý muốn vì trong khi đẩy chị Hương vào phòng, bị cáo đã bị vấp té nên vô tình đâm trúng bà Hồng. Khi Chủ tọa phiên tòa hỏi: Vậy bị cáo té bao nhiêu lần?. Trong khi đó, 24 vết đâm trên người bà Hồng và 8 vết thương do vợt tennis để lại là do ai gây ra thì Nhân cúi đầu. Khi HĐXX “truy” tại sao mang theo dao, xà ben, băng keo, dây dù… đến nhà bà Mỹ thì Nhân quanh co: “Đó là vật dụng bị cáo hay mang theo sử dụng”.

Tại phiên xử, mẹ bị cáo Nhân thốt lên: “Con dại cái mang, xin mọi người tha tội” rồi qùy sụp xuống vái lạy HĐXX, người bị hại và mọi người, trong tiếng khóc nức nở.

Cuối buổi chiều cùng ngày, Luật sư Phạm Quốc Hưng bào chữa cho bị cáo Nhân và Sang; Luật sư Phùng Văn Đồng bào chữa cho Nhân, cả hai luật sư đều thuộc Văn phòng Luật sư Phạm Quốc Hưng. Trong khi thẩm vấn Nhân và Sang, Luật sư Hưng cho rằng hai bị cáo có lời khai mâu thuẫn nhau, nên đề nghị HĐXX được “rút”, không bào chữa cho bị cáo Sang nữa.

Cụ thể, Sang khai được Nhân phân công đến nhà tấn công, tra khảo bà Mỹ để tìm ra nơi cất giấu tiền. Ngược lại, Nhân khai không phân công Sang làm gì cả, mà chỉ rủ đi để dằn mặt bà Mỹ. Chủ tọa nói, đã có luật sư Đồng bào chữa cho bị cáo Nhân, do vậy luật sư Hưng nên tiếp tục bào chữa cho bị cáo Sang, nhưng luật sư Hưng kiên quyết từ chối, mà chỉ đồng ý bào chữa cho Nhân.

HĐXX nhận định, do bị cáo Sang bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất, nhất thiết phải có luật sư bào chữa theo luật định. Do đó, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa và đề nghị Đoàn Luật sư chúng tôi cử luật sư bào chữa cho bị cáo Sang.