Mẫu Quyết Định Khởi Tố Vụ Án Hình Sự / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Quyết Định Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự, Quyết Định Hủy Bỏ Quyết Định Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

1. Khái niệm quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

Quyết định không khởi tố vụ án hình sự là sự khẳng định thái độ của người có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự dựa trên những căn cứ pháp lý xác đáng, quyết định không triển khai hoặc chấm dứt mọi hoạt động và huỷ bỏ mọi hình thức phản ánh mang tính chất tố tụng hình sự đối với một sự kiện, vấn đề hay những mức thông tin cụ thể mà trước đó bị nghi là có dấu hiệu tội phạm.

– Pháp luật quy định khi có một trong những căn cứ ghi ở Điều 157 tức là khi có một trong bảy căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự (không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác), thì người có quyền khởi tố vụ án ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Tuỳ theo trường hợp cụ thể mà việc quyết định không khởi tố vụ án hình sự có thể chuyển thành các trường hợp: xử lý bằng các biện pháp pháp lý khác như hành chính, kỷ luật, dân sự hoặc không có hình thức xử lý nào và các biện pháp khác (hoà giải ở cơ sở…).

– Quyết định không khởi tố vụ án hình sự được áp đụng cho một trong hai trường hợp: quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự. Dù trường hợp nào, thì hành vi tố tụng của người quyết định không khởi tố vụ án hình sự cũng phải tuân theo đúng quy định của pháp luật về thủ tục, hình thức văn bản, nội dung và thẩm quyền người ký. Căn cứ vào nội dung của Điều luật, thì cần hiểu rằng: cơ quan có quyền khởi tố, người có quyền khởi tố vụ án hình sự thì cũng là cơ quan, người có quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Theo quy định tại khoản 1 điều này và những quy định tại Khoản 1 Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 thì:

– Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tô vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

– Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

– Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp

– Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm thuộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra nơi nhận được tin báo tố giác về tội phạm hoặc nơi người bị tô’ giác, người bị tạm giữ cư trú.

Thẩm quyền ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra được phân công điều tra vụ án (khoản 2, khoản 3, Điều 36, Bộ luật tố tụng hình sự) thực hiện.

– Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, Cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những trường hợp phù hợp các chủ thể này đã khởi tố vụ án hình sự theo qui định tại Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự.

– Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định không khởi tố vụ án trong trường hợp Viện kiểm sát đã khởi tố vụ án sau khi huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

– Hội đồng xét xử ra quyết định không khởi tố vụ án nếu Hội đồng xét xử đã khởi tố vụ án trong quá trình xét xử tại phiên toà mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới.

Trong những trường hợp này, cơ quan đã khởi tố và người có thẩm quyền khởi tố phải huỷ bỏ quyết định khởi tố và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết rõ lí do huỷ bỏ quyết định khởi tố. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác tội phạm có quyền khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Khoản 2 của điều luật qui định việc khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Người có quyền khiếu nại là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đã tố giác hoặc báo tin về tội phạm.

Điều luật quy định, nếu xét cần xử lý bằng biện pháp khác thì chuyển hồ sơ cho cơ quan, tổ chức hữu quan giải quyết, có nghĩa là nếu sự vụ không cho phép khởi tố vụ án hình sự và cơ quan, đơn vị, người có quyền khởi tố thấy rằng có dấu hiệu của vi phạm pháp luật, nhưng không phải là vi phạm pháp luật hình sự, hoặc chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà xét cần xử lí bằng các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm giữ nghiêm pháp chế thì chuyển hồ sơ cho cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giải quyết. Cơ quan, tổ chức hữu quan nói trong điều luật là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định các hình thức xử lý hành chính, vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác đối với người có hành vi vi phạm.

Trong quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải nêu rõ lí do không khởi tố hoặc huỷ bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Quyết Định Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Là Gì?

Quyết định khởi tố vụ án hình sự tại Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau:

– Trong đó, dấu hiệu tội phạm được hiểu là những dấu hiệu của hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, đó là dấu hiệu của những hành vi có tính chất nguy hiểm đối với xã hội. Những dấu hiệu đó có thể là một hành vi trái pháp luật hoặc một thiệt hại cụ thể nào đó và có thể được chia thành 3 nhóm:

+ Một là, nhóm các dấu hiệu tội phạm trong tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đây là những căn cứ khởi tố vụ án hình sự dựa trên sự đóng góp, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức cơ quan đoàn thể trong xã hội, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và xác minh tính chính xác của dấu hiệu phạm tội được cung cấp trên trước khi ra quyết định có khởi tố vụ án hình sự hay không? Vấn đề này đã được quy định khá chi tiết tại các Điều 144 và điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

+ Hai là, nhóm dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện được quy định tại Điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

+ Ba là, dấu hiệu tội phạm thu được do người phạm tội đầu thú hoặc tự thú. Trong trường hợp này, người phạm tội tự mình đến cơ quan có thẩm quyền trình bày về những hành vi phạm tội của mình. Trên cơ sở những thông tin đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền sẽ xác minh, đối chiếu trước khi xem xét ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với người đó và hành vi của họ được quy định tại Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Văn phòng Luật sư Thủ Đô chuyên cung cấp các dịch vụ pháp lý về vấn đề Hôn nhân và gia đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự… Hãy gọi cho Văn phòng Luật sư Thủ Đô theo hotline: 1900 6197 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc của bạn!

Về Kiểm Sát Quyết Định Khởi Tố Vụ Án Hình Sự

Theo quy định tại Điều 166 BLTTHS năm 2015, Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Điều 12) và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT- VKSTC- BCA- BQP (Điều 7), hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự được tiến hành như sau:

Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định khởi tố vụ án của CQĐT hoặc cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (gọi tắt là CQĐT), Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị có thẩm quyền kiểm sát điều tra phải cử Kiểm sát viên tiến hành kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án.

Kiểm sát viên được cử kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án phải kiểm tra chặt chẽ các tài liệu, chứng cứ để xác định xem quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT có căn cứ, có hợp pháp hay không?

Kiểm tra tính có căn cứ của quyết định khởi tố vụ án hình sự

– Kiểm sát viên phải vào sổ thụ lý vụ án hình sự.

– Nghiên cứu kỹ các tài liệu dùng làm căn cứ để khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Tài liệu về tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp; các tài liệu khi CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành kiểm tra, xác minh thu thập được; biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, biên bản khám xét, biên bản bắt người phạm tội quả tang… cùng các tài liệu, vật chứng thu thập được khi tiến hành khám nghiệm; đơn yêu cầu khởi tố, kết luận giám định, biên bản lấy lời khai bị hại, người làm chứng.

Kiểm tra tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án hình sự

– Kiểm sát viên kiểm tra trình tự, thủ tục tiến hành thu thập các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ để khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có đúng quy định của BLTTHS hay không?

– Kiểm tra thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, hình thức và nội dung quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT có đúng quy định của BLTTHS hay không?

Sau khi kiểm tra tính có căn cứ, tính hợp pháp của quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT, Kiểm sát viên cần tổng hợp, phân tích, đánh giá xem có hay không vụ việc có tính chất hình sự xảy ra trên thực tế. Các tài liệu, chứng cứ thu thập được có đủ để chứng minh sự việc xảy ra có dấu hiệu tội phạm hay chưa? Nếu có thì thuộc điều, khoản nào của BLHS? Phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi ra sao? Mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra như thế nào? Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự còn hay hết…

Sau khi kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định khởi tố, Kiểm sát viên phải báo cáo kết quả nghiên cứu, đánh giá quyết định khởi tố với Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra để xem xét, xử lý.

Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra căn cứ vào báo cáo kết quả nghiên cứu quyết định khởi tố của Kiểm sát viên, căn cứ Quy chế tạm thời công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố (Điều 12) và Thông tư liên tịch số 04/2018/TTLT- VKSTC- BCA- BQP (Điều 7) để xử lý như sau:

– Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự có căn cứ và hợp pháp thì ra quyết định phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án và gửi cho Cơ quan điều tra;

– Nếu thấy chưa rõ căn cứ để khởi tố vụ án thì có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để làm rõ;

– Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự không có căn cứ thì có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ quyết định đó; trường hợp Cơ quan điều tra không nhất trí hoặc là quyết định khởi tố vụ án hình sự của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại khoản 6 Điều 159 và khoản 1 Điều 161 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trường hợp Kiểm sát viên sau khi nghiên cứu quyết định khởi tố vụ án hình sự của CQĐT nếu thấy tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội hoặc còn có tội phạm khác chư­a được khởi tố thì Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu cơ quan đã ra quyết định khởi tố ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; nếu cơ quan đã ra quyết định khởi tố không nhất trí thì báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung, Kiểm sát viên gửi các quyết định này cho cơ quan đã ra quyết định khởi tố để tiến hành điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 156 Bộ luật Tố tụng hình sự./.

Khiếu Nại Quyết Định Không Khởi Tố Vụ Án Hình Sự Ở Đâu?

Câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau:

Quyết định không khởi tố vụ án mà bạn nhận được là một quyết định tố tụng, do Cơ quan điều tra của Công an thành phố H ban hành.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 158, khoản 1 Điều 469 và khoản 1 Điều 470 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì bạn có quyền khiếu nại quyết định đó khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày kể từ ngày bạn nhận được quyết định không khởi tố vụ án. Trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà bạn không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại (Điều 471 BLTTHS năm 2015).

Quyết định không khởi tố vụ án theo bạn trình bày là do Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an thành phố H ký nên theo quy định tại khoản 1 Điều 475 BLTTHS năm 2015, thì việc khiếu nại của bạn đối với quyết định này sẽ do Viện trưởng VKSND thành phố H giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.

Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Viện trưởng VKSND thành phố H thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, bạn có quyền khiếu nại đến Viện trưởng VKSND tỉnh T. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng VKSND tỉnh T sẽ xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng VKSND tỉnh T là quyết định có hiệu lực pháp luật, bạn phải chấp hành mà không có quyền khiếu nại tiếp.

Như vậy, trước tiên, bạn có thể khiếu nại quyết định không khởi tố vụ án của Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an thành phố H với VKSND thành phố H để được xem xét, giải quyết.