Mẫu Văn Bản Khai Nhận Thừa Kế Duy Nhất / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Mẫu Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế Mới Nhất Năm 2022

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN Hôm nay, trước mặt Công chứng viên Văn phòng Công chứng ĐK, thành phố Hà Nội, tôi thực hiện việc khai nhận di sản với những nội dung như sau: ĐIỂU 1. NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN

1.1) Ông Nguyễn Văn A, sinh năm 1949, Chứng minh nhân dân số 123456789 do Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 22/11/2014, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Xóm X, thôn A, xã K, huyện P, thành phố Hà Nội

1.2) Bà Nguyễn Thị C, sinh năm 1953, Chứng minh nhân dân số 02345640 do Cục cảnh sát ĐKQL và DLQG về dân cư cấp ngày 05/07/2015, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Xóm X, thôn A, xã K, huyện P, thành phố Hà Nội ;

1.3) Bà Nguyễn Thị T, sinh năm 1978, Chứng minh nhân dân số 023456799 do Cục cảnh sát ĐKQL và DLQG về dân cư cấp ngày 18/01/2015, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Xóm X, thôn A, xã K, huyện P, thành phố Hà Nội

1.4) Cháu Nguyễn Văn D, sinh năm 2014, Giấy khai sinh số 56/2013, quyển số 02/2013 do Ủy ban nhân dân xã K, huyện P, thành phố Hà Nội sao từ sổ đăng ký khai sinh ngày 05/03/2013, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Xóm X, thôn A, xã K, huyện P, thành phố Hà Nội

1.5) Cháu Nguyễn Văn K, sinh năm 2016, Giấy khai sinh số 33/2016, quyển số 02/2016 do Ủy ban nhân dân Xóm X, thôn A, xã K, huyện P, thành phố Hà Nội sao từ sổ đăng ký khai sinh ngày 19/11/2016, đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Xóm X, thôn A, xã K, huyện P, thành phố Hà Nội

Đại diện cho cháu Nguyễn Văn D và cháu Nguyễn Văn K trong việc lập và ký Văn bản này là mẹ đẻ của hai cháu – bà Nguyễn Thị T. Bà Nguyễn Thị T có thông tin về nhân thân như trên. ĐIỀU 2. NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

– Ông Nguyễn Văn P, sinh năm 1968, chết ngày 15/02/2014, theo Giấy chứng tử số: 19/2014, Quyển số 01/2014 sao từ Sổ đăng ký khai tử do Uỷ ban nhân dân xã K, huyện P, thành phố Hà Nội cấp ngày 06/03/2014. Nơi thường trú cuối cùng trước khi chết: thôn A, xã K, huyện P, thành phố Hà Nội

– Trước khi chết ông Nguyễn Văn P không để lại Di chúc, không để lại bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào mà những người thừa kế của ông Nguyễn Văn P phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Tính đến thời điểm mở thừa kế ông Nguyễn Văn P không phải trả nợ cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

– Thửa đất số: 345, tờ bản đồ số: 01;

– Địa chỉ thửa đất: thôn A, xã K, huyện P, thành phố Hà Nội;

– Diện tích: 93 m2 (bằng chữ: Chín mươi ba mét vuông);

– Hình thức sử dụng:

Sử dụng riêng: 93 m2;

Sử dụng chung: Không m2;

– Mục đích sử dụng: Đất ở tại nông thôn;

– Thời hạn sử dụng: Lâu dài;

– Nguồn gốc sử dụng đất: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;

* Giấy tờ về tài sản: ” Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số AN 012345 do Ủy ban nhân dân huyện P, thành phố Hà Nội cấp ngày 01/01/2008, Số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: H 0012234 mang tên Hộ ông: Nguyễn Văn P.

Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận nêu trên, hộ ông Nguyễn Văn P gồm có 04 (bốn) nhân khẩu, là các ông ( ông Nguyễn Văn P, Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị T. Như vậy, di sản mà ông Nguyễn Văn P để lại là quyền sử dụng một phần diện tích đất tương đương với 23,25 m2.

ĐIỀU 4. NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN Những người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất của ông Nguyễn Văn P gồm có:

4.1. Ông Nguyễn Văn A – Là bố đẻ của ông Nguyễn Văn P;

4.2. Bà Nguyễn Thị C – Là mẹ đẻ của ông Nguyễn Văn P;

4.3.Bà Nguyễn Thị T – Là vợ của ông Nguyễn Văn P;

4.4. Cháu Nguyễn Văn D – Là con đẻ của ông Nguyễn Văn P;

4.5. Cháu Nguyễn Văn K – Là con đẻ của ông Nguyễn Văn P;

– Tất cả chúng tôi có số Chứng minh và hộ khẩu thường trú như đã nêu tại phần trên của Văn bản này.

– Ngoài vợ và 02 (hai) người con đẻ nêu trên, ông Nguyễn Văn P không có người vợ, người con đẻ nào khác. Ông Nguyễn Văn P không có con nuôi.

– Ông Nguyễn Văn P không có bố nuôi, mẹ nuôi.

– Không người nào trong số những người hưởng thừa kế nêu trên không được quyền hưởng di sản của ông Nguyễn Văn P để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. Đến thời điểm chúng tôi lập và ký Văn bản khai nhận di sản này không có ai từ chối nhận di sản.

– Chúng tôi xin cam đoan những điều chúng tôi khai trong Văn bản này là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi không khai thiếu người thừa kế và không khai man người thừa kế. Nếu sai hoặc sau này còn có ai khác khiếu nại và chứng minh được họ là chủ sử dụng hợp pháp đối với di sản của ông Nguyễn Văn P hoặc là người thừa kế hợp pháp của ông Nguyễn Văn P thì chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin đem tài sản của mình ra để đảm bảo cho lời khai này.

ĐIỀU 5. KHAI NHẬN DI SẢN

– Bằng văn bản này chúng tôi: Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị T, Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn K khẳng định là những người được hưởng di sản của ông Nguyễn Văn P để lại. Mỗi người được hưởng phần di sản tương đương với 4,65 m2.

– Chúng tôi: Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị T, Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn K đồng ý nhận phần di sản mà mình được hưởng.

– Chúng tôi: Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị C, Nguyễn Thị T, Nguyễn Văn D, Nguyễn Văn K sẽ thực hiện thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nêu trên theo quy định của pháp luật.

NHỮNG NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Hôm nay, ngày …………………………………………………………………

Tại trụ sở Văn phòng Công chứng ĐK, huyện P, thành phố Hà Nội

Tôi – Nguyễn Văn Q, Công chứng viên Văn phòng Công chứng ĐK, thành phố Hà Nội

Chứng nhận

……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

SỐ CÔNG CHỨNG: ……………. / ……/VBKNDS Quyển số ……

Chứng Nhận Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế

Thông tin thủ tục hành chính Chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế – Ninh Thuận

Cách thực hiện thủ tục hành chính Chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế – Ninh Thuận

 Trình tự thực hiện

Bước 1:

Cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả tại Phòng Công chứng số 1

Bước 2:

Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hợp lệ, lập phiếu biên nhận và chuyển cho Công chứng viên giải quyết

Bước 3:

Trả kết quả cho cá nhân tại Bộ phận tiếp nhận và giao trả kết quả tại Phòng Công chứng số 1

Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế – Ninh Thuận

Văn bản khai nhận di sản thừa kế (bản chính)

Giấy Chứng nhận quyền sở hữu về tài sản của người để lại di sản

Giấy chứng tử của người để lại di sản hoặc các giấy tờ thay thế hoặc các giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng: có thể là sơ yếu lý lịch, hộ khẩu cũ có thể hiện mối quan hệ

Hộ khấu (nếu có), Chứng minh nhân dân của những người khai nhận di sản thừa kế

Văn bản khai nhận di sản thừa kế (bản chính) có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có tài sản

Giấy Chứng nhận quyền sở hữu về tài sản của người để lại di sản để chứng minh (bản sao)

Giấy chứng tử của người để lại di sản hoặc giấy tờ thay thế

Khai sinh các con của người để lại di sản thừa kế (nếu có)

Giấy chứng nhận kết hôn của hai vợ chồng người để lại di sản (nếu có) hoặc hộ khẩu cùng hộ

Hộ khẩu (nếu có), Chứng minh nhân dân của những người thừa kế di sản

Giấy xác nhận tình trạng hộ tịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và giấy tờ thay thế

Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế – Ninh Thuận

Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế – Ninh Thuận

Lệ phí

– Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch dưới 100.000.000 đồng: Thu 100.000 đồng/trường hợp.- Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng: thu 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.- Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch từ trên 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng: Thu 1.000.000 + 0,07% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1.000.000.000 đồng.- Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch trên 5.000.000.000 đồng: Thu 3.800.000 đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5.000.000.000 đồng (mức thu tối đa không quá 10.000.000 đồng một trường hợp).

Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế – Ninh Thuận

 Văn bản căn cứ pháp lý

 Văn bản công bố thủ tục

Lược đồ Chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế – Ninh Thuận

Mẫu Văn Bản Từ Chối Nhận Di Sản Thừa Kế Mới Nhất

Khi nào được từ chối nhận di sản thừa kế?

Từ chối nhận di sản thừa kế là việc một cá nhân sau khi được chỉ định làm người thừa kế mà không muốn hưởng phần di sản đó thì có quyền từ chối không nhận. Theo đó, bất cứ vì lý do gì, người được hưởng di sản thừa kế cũng có quyền được từ chối, trừ 03 lưu ý sau đây

– Không được từ chối để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản với người khác

– Phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.

– Phải từ chối trước thời điểm phân chia di sản

Để xác định ai được từ chối nhận di sản thừa kế thì trước hết chúng ta phải xem xét ai là người được nhận di sản thừa kế.

Theo đó, người thừa kế theo di chúc là người được người để lại di sản chỉ định là người nhận thừa kế trong văn bản di chúc. Người thừa kế theo pháp luật được xác định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự mới nhất, cụ thể:

Ngoài ra, những người sau đây không được hưởng di sản thừa kế:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;

– Giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Cụ thể tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

Văn bản từ chối nhận di sản có phải công chứng không?

Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ khi một cá nhân muốn từ chối nhận di sản thừa kế thì bắt buộc phải lập thành văn bản và gửi đến những người thừa kế khác để biết. Tại Điều 59 Luật Công chứng 2014, người thừa kế có thể yêu cầu công chứng Văn bản từ chối nhận di sản.

Như vậy, có thể thấy, Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Nếu người thừa kế có nhu cầu thì có thể yêu cầu Công chứng viên chứng nhận hoặc không.

Khi yêu cầu công chứng Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế, người yêu cầu phải nộp các loại giấy tờ sau đây:

– Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc

– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng

– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết

– Phiếu yêu cầu công chứng

– Dự thảo Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế (Nếu có)

– Các giấy tờ nhân thân: CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người từ chối nhận di sản thừa kế.

Mẫu Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế cụ thể, tham khảo

Hướng dẫn cách soạn thảo

Nếu có từ hai người từ chối di sản thừa kế trở lên thì viết “chúng tôi gồm…” ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại…

Nên ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … để xác định chính xác tài sản đó là tài sản nào.

Công Chứng Văn Bản Khai Nhận Di Sản Thừa Kế

Thông tin thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai

Cách thực hiện thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai

 Trình tự thực hiện

Bước 1:

Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng.Thời gian tiếp nhận hồ sơ:– Sáng : từ 07h00 đến 11h00;– Chiều: từ 13h30 đến 16h00.(Trừ Chủ nhật và các ngày lễ).

Bước 2:

Thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai

Văn bản khai nhận di sản thừa kế (Áp dụng mẫu số 29/VBN của Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/06/2006)

Giấy chứng tử của người để lại di sản

Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản.(Áp dụng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật)

Di chúc (Áp dụng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo di chúc)

Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản để lại

Giấy chứng minh nhân dân người khai nhận

Hộ khẩu.Nếu là bản sao phải xuất trình bản chính để Công chứng viên kiểm tra đối chiếu.

Các biểu mẫu của thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai

Phí và lệ phí của thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai

Phí công chứng

Mức thu tính trên giá trị tài sản phân chia: – Dưới 100.000.000 đồng mức thu lệ phí là 100.000đồng – Từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch – Từ trên 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 1.000.000 + 0,07% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 1.000.000.000 đồng – Từ trên 5.000.000.000 đồng mức thu lệ phí là 3.800.000 đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 5.000.000.000 đồng (mức thu tối đa không quá 10.000.000 đồng/trường hợp). Trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm công chứng thì giá trị tính phí công chứng được tính như sau: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính phí công chứng = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

1. Thông tư liên tịch 91/2008/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng do Bộ Tài chính – Bộ Tư pháp ban hành

Cơ sở pháp lý của thủ tục hành chính Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai

Lược đồ Công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế – Đồng Nai