Một Số Văn Bản Pháp Luật / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Khái Quát Một Số Văn Bản Pháp Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm

Pháp luật là một công cụ quan trọng của tất cả các nhà nước thuộc mọi thể chế chính trị, được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Trong bài viết này, Bác Sĩ Bảo Hiểm sẽ liệt kê ra những văn bản pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhằm để quản lý ngành kinh doanh này.

Cơ sở xây dựng hệ thống quy định pháp luật kinh doanh bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm tất yếu phải chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật. Các quy định này được xây dựng trên cơ sở:

Bảo vệ người tham gia bảo hiểm

Kinh doanh bảo hiểm là bán lời hứa. Người tham gia bảo hiểm phải trả tiền mua trước để được hưởng dịch vụ sau. Chính vì vậy, việc đảm bảo doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền và trả đầy đủ cho người tham gia bảo hiểm khi họ gặp rủi ro là cần thiết.

Sản phẩm bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm có tính phức tạp bao gồm nhiều điều khoản phức tạp và ngôn ngữ mang tính chuyên môn. Do đó, trong trường hợp xảy ra tranh chấp, người tham gia bảo hiểm dễ rơi vào vị thế bất lợi khi đối đầu với doanh nghiệp bảo hiểm được trang bị bởi một đội ngũ cán bộ chuyên môn và luật sư hùng hậu và có kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp về bảo hiểm.

Bảo đảm sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong kỉnh doanh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm

Hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm , giữa các loại hình doanh nghiệp bảo hiểm (nhà nước, cổ phần, tư nhân), tránh xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh.

Bảo đảm sự ổn định và phát triển cho cả ngành bảo hiểm nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung

Sự phát triển của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo tạo ra và nằm trong sự phát triển chung của cả thị trường bảo hiểm. Và với vai trò là “tấm lá chắn” của nền kinh tế, sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm , của thị trường bảo hiểm sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của cả nền kinh tế.

Luật kinh doanh bảo hiểm

Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/02/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2001. Bộ Luật này gồm 9 chương và 129 điều. Mục đích của Luật kinh doanh bảo hiểm là điều chỉnh tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm.

Ngày 24/11/2010, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12 đã thông qua Luật số 61/2010/QH 12 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và có hiệu lực từ ngày 01/7/2011.

Các Nghị định

Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số (thay thế cho Nghị định 41/2009/NĐ-CP ngày 05/5/2009).

Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ Quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.

Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 của Chính phủ quy định về việc xe ô tô có tay lái nghịch.

Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ Qui định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Nghị định số 18/2005/NĐ-CP về Quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ.

Các Thông tư

Thông tư số 115/2013/TT-BTC ngày 20/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ bảo hiểm tự nguyện.

Thông tư số 101/2013/TT-BTC ngày 30/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.

Thông tư số 135/2012/TT- BTC ngày 15/8/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị.

Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.

Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

Thông tư số 09/2011/TT-BTC ngày 21/01/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

Thông tư số 03/2010/TT-BTC ngày 12/01/2010 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lmh vực kinh doanh bảo hiểm.

Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc.

Thông tư số 219/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chí xác định tổ chức bảo hiểm có uy tín.

Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn về quỹ bảo hiểm xe cơ giới.

Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BCA-BTC ngày 25/02/2009 của Bộ Công an và Bộ tài chính quy định về thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới.

Thông tư 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ tài chính về quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới.

Thông tư số 52/2005/TT-BTC ngày 20/6/2005 của Bộ Tài chính quy định về hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

Quyết định 193/QĐ- TTg ngày 15/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011- 2020.

Quyết định số 96/2007/QĐ- BTC ngày 23/11/2007 về việc ban hành Quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung.

Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính quy định về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành theo quyết định số 1296- TC/QĐ/CĐKT.

Quyết định số 1296-TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 của Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm .

Một Số Văn Bản Pháp Luật Trong Lĩnh Vực Khoa Học &Amp; Công Nghệ

Luật này gồm 11 chương và 81 điều, quy định về tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN; việc tổ chức thực hiện hoạt động KH&CN; biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN tại Việt Nam.

Trong đó nêu rõ nguyên tắc hoạt động KH&CN là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển KH&CN; Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về KH&CN kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; Bảo đảm quyền tự do sáng tạo, phát huy dân chủ trong hoạt động KH&CN vì sự phát triển của đất nước;Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ môi trường.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/3/2014.

3. Thông tư hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước số 12/2009/TT-BKHCN (ngày 8/5/2009)

Thông tư này gồm 5 chương và 28 điều, quy định việc đánh giá nghiệm thu, công nhận kết quả, thanh lý hợp đồng và xử lý vi phạm đối với đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm có sử dụng ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước, dự án KH&CN và nhiệm vụ độc lập cấp Nhà nước.

Việc đánh giá đề tài, dự án phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

– Căn cứ vào hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đã được ký kết và các nội dung đánh giá được quy định tại Thông tư này.

– Đảm bảo tính dân chủ, khách quan, trung thực và chính xác.

– Tiến hành đúng quy trình, thủ tục quy định tại Thông tư này.

Việc đánh giá được thực hiện theo hai cấp gồm đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở và đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước. Cấp cơ sở chỉ thực hiện đánh giá kết quả đề tài, dự án thông qua hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở do tổ chức chủ trì đề tài, dự án thực hiện. Cấp Nhà nước bao gồm đánh giá kết quả đề tài, dự án và đánh giá việc tổ chức thực hiện đề tài, dự án. Đánh giá kết quả đề tài, dự án được thực hiện thông qua hội đồng KH&CN tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp Nhà nước. Đánh giá kết quả đề tài, dự án ở cấp Nhà nước chỉ thực hiện đối với các đề tài, dự án được hội đồng đánh giá cấp cơ sở xếp loại “Đạt”. Đối với các đề tài, dự án có kết quả nghiên cứu là các sản phẩm có thể đo kiểm được (kể cả phần mềm máy tính…), thì tính xác thực của các thông số kỹ thuật và tài liệu công nghệ còn được thẩm định bởi tổ chuyên gia trước khi hội đồng họp phiên đánh giá cấp Nhà nước.

Kinh phí đánh giá cấp cơ sở được lấy từ kinh phí thực hiện đề tài, dự án. Kinh phí đánh giá đề tài, dự án cấp Nhà nước được lấy từ ngân sách sự nghiệp khoa học hàng năm của Bộ KH&CN hoặc cơ quan chủ quản. Chi phí phát sinh để hoàn thiện các sản phẩm và tài liệu của đề tài, dự án theo yêu cầu của hội đồng các cấp do tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án tự trang trải.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 15/5/2004 của Bộ trưởng Bộ KH&CN về việc ban hành “Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài KH&CN cấp Nhà nước” và Quyết định số 04/2007/QĐ-BKHCN ngày 19/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài KH&CN”.

4. Thông tư hướng dẫn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước số 06/2012/TT-BKHCN (ngày 12/3/2012)

Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức xác định các nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đặt hàng của Nhà nước bao gồm các đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước để tuyển chọn hoặc giao trực tiếp cho các tổ chức và cá nhân thực hiện.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành.

5. Thông tư quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia sử dụng ngân sách Nhà nước Số 07/2014/TT-BKHCN (ngày 26/5/2014)

Thông tư này gồm 5 chương và 25 điều, qui định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia sử dụng ngân sách Nhà nước dưới các hình thức đề tài khoa học và công nghệ; dự án sản xuất thử nghiệm; đề án khoa học; dự án KH&CN; chương trình KH&CN.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2014 và thay thế Thông tư 06/2012/TT-BKHCN ngày 12/03/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước

6. Thông tư quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức cá nhân thực hiện nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia sử dụng NSNN số 10/2014/TT- BKHCN (ngày 30/5/2014)

Thông tư này gồm 5 chương và 21 điều, quy định việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Quốc gia sử dụng ngân sách Nhà nước bao gồm:

– Đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia;

– Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Quốc gia;

– Đề án khoa học cấp Quốc gia.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2014 và thay thế Thông tư số 08/2012/TT-BKHCN ngày 02 tháng 4 năm 2012 và Thông tư số 09/2012/TT-BKHCN ngày 02 tháng 4 năm 2012.

7. Thông tư hướng dẫn quản lý dự án khoa học và công nghệ số 11/2013/TT-BKHCN (ngày 29/3/2013).

Thông tư này gồm 5 chương và 22 điều, quy định việc xây dựng và quản lý các dự án KH&CN có sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm trọng điểm, chủ lực, ưu tiên, mũi nhọn được Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện, quản lý dự án KH&CN.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2013 và thay thế Quy định tạm thời về việc xây dựng và quản lý các Dự án KH&CN ban hành kèm theo Quyết định số 11/2005/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ KH&CN và Thông tư số 17/2010/TT-BKHCN.

9. Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN, hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước.

Thông tư này áp dụng đối với: Các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước (bao gồm đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án KH&CN cấp Nhà nước, cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch Nước, Văn phòng Quốc hội, các Ban của Đảng, cơ quan Trung ương, các hội, đoàn thể, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các hoạt động phục vụ công tác quản lý các đề tài, dự án KH&CN của cơ quan có thẩm quyền.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư liên tịch số 45/2001/TTLT/BTC-BKHCNMT ngày 18/06/2001.

11. Quy chế quản lý hoạt động KHCN trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV)

Quy chế này quy định về tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN; việc tổ chức thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ; biện pháp bảo đảm phát triển khoa học và công nghệ; quản lý của TKV về khoa học và công nghệ trong tổ hợp công ty mẹ – công ty con TKV.

Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài TKV tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Tập đoàn các công ty TKV. Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015.

Phương Pháp Soạn Thảo Một Số Loại Văn Bản Qlnn

SOẠN THẢO BÁO CÁOIII. SOẠN THẢOTỜ TRÌNHII. SOẠN THẢO BIÊN BẢN BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN NHÀ NƯỚC THÔNG DỤNG7NỘI DUNGPhần 2: Phương hướng nhiệm vụ + Nêu nhiệm vụ, chỉ tiêu phấn đấu cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém. + Các biện pháp tổ chức thực hiện. + Những kiến nghị với cấp trên.Phần kết luận: + Nêu tổng quát kết quả công tác, tự nhận xét và đánh giá. + Nhận định những triển vọng trong thời gian tới.c) Viết dự thảo báo cáod) Tổ chức đóng góp ý kiếne)Trình lãnh đạo thông qua SOẠN THẢO BÁO CÁOIII. SOẠN THẢOTỜ TRÌNHII. SOẠN THẢO BIÊN BẢN BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN NHÀ NƯỚC THÔNG DỤNG8NỘI DUNG5. Nội dung cụ thể của một số loại báo cáo của cấp dưới gửi lên cấp trên – Báo cáo tuần – Báo cáo tháng – Báo cáo 6 tháng – Báo cáo năm – Báo cáo đột xuất6. Mẫu báo cáo :Mẫu 1a:M?u 1b7. Thực hành– Viết báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ trong tháng ở đơn vị.– Viết báo cáo tình hình thực hiện dân chủ trong tháng ở đơn vị (với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quân nhân).– Viết báo cáo đột xuất về một trường hợp vi phạm kỷ luật ở đơn vị do mình quản lý. SOẠN THẢO BÁO CÁOIII. SOẠN THẢOTỜ TRÌNHII. SOẠN THẢO BIÊN BẢN BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN NHÀ NƯỚC THÔNG DỤNG9NỘI DUNG1. Khái niệm Biên bản là loại văn bản hành chính, ghi chép những sự việc đang xảy ra hoặc mới xảy ra trong hoạt động của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.2. Tác dụng3. Các loại biên bản4. Yêu cầu của một biên bản5. Phương pháp ghi chép biên bản6. Cách xây dựng bố cục biên bảna) Phần đầub) Phần nội dung c) Phần kết thúcd) Kết cấu của một biên bản về một vụ việc xảy ra:7. M?u biên bản8. Thực hành SOẠN THẢO BÁO CÁOIII. SOẠN THẢOTỜ TRÌNHII. SOẠN THẢO BIÊN BẢN BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN NHÀ NƯỚC THÔNG DỤNG10NỘI DUNG1. Khái niệm Tờ trình là một loại văn bản mang tính chất trình bày, được sử dụng để đề xuất với cơ quan quản lí cấp trên phê chuẩn hay xét duyệt một chủ trương hoạt động, một phương án công tác, một công trình xây dựng hoặc một giải pháp nào khác mà cấp mình không tự giải quyết được.2. Những yêu cầu khi soạn thảo tờ trình3. Xây dựng bố cục tờ trìnhSoạn thảo một tờ trình gồm có 3 phần: – Phần 1: Nêu lí do đưa ra nội dung trình duyệt. – Phần 2: Trình bày nội dung các vấn đề cần đề xuất, các phương án và chứng minh tính khả thi của từng phương án. SOẠN THẢO BÁO CÁOIII. SOẠN THẢOTỜ TRÌNHII. SOẠN THẢO BIÊN BẢN BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN NHÀ NƯỚC THÔNG DỤNG11NỘI DUNG– Phần 3: Kiến nghị cấp trên lựa chọn một trong các phương án và hỗ trợ, bảo đảm các điều kiện vật chất, tinh thần để thực hiện các phương án đó. 4. Phương pháp viết các phần của tờ trìnha) Phần nêu lí do đưa ra nội dung trìnhb) Phần đề xuấtc)Phần kiến nghịMẫu tờ trìnhThực hànhViết tờ trình xin thành lập các tổ phương pháp học tập ở đơn vị do mình quản lý.BÀI 4. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT SỐ LOẠI VĂN BẢN NHÀ NƯỚC THÔNG DỤNG SOẠN THẢO BÁO CÁOIII. SOẠN THẢOTỜ TRÌNHII. SOẠN THẢO BIÊN BẢN 12KẾ HOẠCH GIẢNG BÀITỔ: VĂN – SỬMỞ ĐẦUNỘI DUNGKẾT LUẬN Nắm vững phương pháp soạn thảo một số loại văn bản QLNN thông dụng là một điều hết sức cần thiết đối với những người làm công tác quản lí. Bởi chúng ta hiểu sâu sắc rằng, các văn bản QLNN là phương tiện thiết yếu giúp chúng ta chuyển tải các thông tin trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

Một Số Văn Bản Pháp Luật Về Phòng, Chống Tác Hại Của Thuốc Lá

Ngày đăng: 30/11/2020 04:28

Một số văn bản quy phạm pháp luật về Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

1. Luật Phòng chống tác hại thuốc lá (PCTH thuốc lá):

Luật PCTH thuốc lá có 5 Chương và 35 Điều, quy định các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, các biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp các sản phẩm thuốc lá và các biện pháp đảm bảo thực hiện Luật PCTH thuốc lá.

Về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật PCTH thuốc lá quy định: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; chủ trì tổ chức, chỉ đạo và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá tại địa phương.

Về trách nhiệm xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá, Luật PCTH thuốc lá quy định: Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nếu dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng quy định thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức việc xử lý vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày 25/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia Phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2020”.

Mục tiêu của Chiến lược đến năm 2020 nhằm giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam; giảm tỷ lệ hút thuốc trong thanh thiếu niên (từ 15 – 24 tuổi) từ 26% năm 2011 xuống 18% năm 2020; trong nam giới từ 47,4% năm 2011 xuống 39% năm 2020; trong nữ giới xuống dưới 1,4%; tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân về thực hiện môi trường không khói thuốc. Chiến lược đưa ra các nhóm giải pháp để thực hiện mục tiêu gồm: Hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá; thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá; tổ chức và nhân lực; tài chính.

3. Nghị định số 77/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về một số biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Nghị định quy định chi tiết thi hành Khoản 4 Điều 12, Khoản 7 Điều 15, Khoản 2, Khoản 4 Điều 17 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá, chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và tăng diện tích in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

Nghị định quy định trách nhiệm thực hiện của Bộ Y tế: tổ chức triển khai và hướng dẫn hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá; ban hành quy trình cai nghiện thuốc lá; chỉ đạo các cơ sở y tế triển khai hoạt động lồng ghép tư vấn nhanh của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về cai nghiện thuốc lá cho người nghiện thuốc lá…

Nghị định cũng quy định trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định của Nghị định này.

4. Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá

Nghị định Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá về: điều kiện sản xuất, mua bán thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, đầu tư vùng trồng và kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá; xuất khẩu, nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu thuốc lá và sản phẩm thuốc lá; phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá, liên doanh sản xuất thuốc lá, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sản xuất thuốc lá; Sản xuất, gia công thuốc lá xuất khẩu; chế biến, gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu; Kiểm soát sản lượng thuốc lá tiêu thụ trong nước, công bố sản lượng thuốc lá được phép sản xuất và nhập khẩu.

Nghị định cũng quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong lĩnh vực kinh doanh thuốc lá.

5. Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

Nghị định quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Từ Điều 23 đến Điều 27 Nghị định quy định xử phạt về PCTH thuốc lá bao gồm: Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá, vi phạm quy định về bán thuốc lá, vi phạm quy định về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá, vi phạm quy định về cai nghiện thuốc lá, vi phạm quy định khác về PCTH thuốc lá.

Nghị định quy định người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế bao gồm: Người có thẩm quyền xử phạt; Công chức, viên chức thuộc ngành y tế, bảo hiểm xã hội đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính có trách nhiệm lập biên bản và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

6. Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, buôn bán hàng giả, hàng cấm, và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Từ Điều 22 đến Điều 33 Nghị định quy định về hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh thuốc lá.

Người có thẩm quyền xử phạt gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; Quản lý thị trường; Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra chuyên ngành.

Nghị định quy định trách nhiệm thi hành của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm thi hành Nghị định.

7. Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BYT-BCT ngày 08/02/2013 của Bộ Y tế và Bộ Công Thương hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá.

Thông tư nhằm hướng dẫn việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam. Về vị trí in cảnh báo sức khỏe, Thông tư quy định cảnh báo sức khỏe phải được in trên mặt chính trước và mặt chính sau của bao bì thuốc lá, in song song sát với rìa trên của bao bì thuốc lá. Diện tích in cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao bì thuốc lá.

Về trách nhiệm thi hành, Thông tư quy định: Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh thuốc lá tại Việt Nam có trách nhiệm thực hiện việc ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch này. Bộ Y tế (giao Cục Quản lý khám, chữa bệnh), Bộ Công Thương (giao Vụ Khoa học công nghệ) chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Công Thương hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư liên tịch này tại địa phương.

8. Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg ngày 29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Quyết định quy định việc thành lập Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ, Nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng Quỹ; Căn cứ, phương pháp tính và quản lý, thu nộp khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá, Quản lý nhà nước đối với Quỹ PCTH thuốc lá.

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định địa vị pháp lý, tên gọi, trụ sở, con dấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, chế độ tài chính, kế toán của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Gia Hưng