Nghị Định 158 Về Thu Lệ Phí Chứng Thực / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Các Quy Định Pháp Luật Về Thu Phí Và Thu Lệ Phí

Các quy định pháp luật về thu phí và thu lệ phí. Các quy định mới về phí và lệ phí.

Theo khoản 1 Điều 2 của Luật ngân sách nhà nước 2002 quy định : ” thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí ; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của tổ chức và cá nhân ; các khoản viện trợ ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật “.

– Nghị định số 57/2002/NĐ-CP.

Về vấn đề thu phí theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 về phí và lệ phí thì:

Nước ta hiện có nhiều loại phí khác nhau, có thể kể đến một số loại phí như:

– Loại phí được tập trung toàn bộ vào ngân sách nhà nước: Do đơn vị thu đã được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí theo dự toán hằng năm nên đơn vị thu phải nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.

– Loại phí được để lại toàn bộ cho đơn vị thu sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động, hoàn toàn không phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Để xác định mức thu phí thì căn cứ vào 2 nguyên tắc được quy định tại điều 12 của Pháp lệnh về phí và lệ phí đó là :

Việc xác định mức thu phí căn cứ vào các nguyên tắc sau đây:

1- Mức thu phí đối với các dịch vụ do Nhà nước đầu tư phải bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, có tính đến những chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ;

2- Mức thu phí đối với các dịch vụ do tổ chức, cá nhân đầu tư vốn phải bảo đảm thu hồi vốn trong thời gian hợp lý, phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp.

Tại Luật phí, lệ phí 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2017 sắp tới đã quy định:

Điều 8. Nguyên tắc xác định mức thu phí

Mức thu phí được xác định cơ bản bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Ngoài ra cần phân biệt rõ :

– Phí thu từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư là khoản thu thuộc Ngân sách nhà nước, được Nhà nước quản lý và sử dụng như sau :

+ Trường hợp tổ chức thu không được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí cho hoạt động thu phí thì tổ chức thu được để lại một phần trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, phần còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước; + Trường hợp tổ chức thu được uỷ quyền thu phí ngoài chức năng, nhiệm vụ thường xuyên thì tổ chức thu được để lại một phần trong số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí, phần còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước. – Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán là khoản thu không thuộc Ngân sách nhà nước, tổ chức cá nhân thu phí có quyền quản lý, sử dụng số tiền được qui định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân thu phí này thì phải có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật

Một điểm nữa cũng cần chú ý : các loại phí bảo hiểm xã hội, phí bảo hiểm y tế và các loại phí bảo hiểm khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh phí và Lệ phí (Điều 4 pháp lệnh phí và lệ phí 2001).

Về vấn đề thu lệ phí theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28 tháng 8 năm 2001 về phí và lệ phí thì:

Cũng như phí việc xác định mức thu lệ phí cũng căn cứ vào các nguyên tắc được quy định tại Điều 1 Nghị định 24/2006/NĐ – CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí như sau:

1.” Mức thu lệ phí được ấn định trước bằng một số tiền nhất định đối với từng công việc quản lý nhà nước được thu lệ phí, không nhằm mục đích bù đắp chi phí để thực hiện công việc thu lệ phí. Riêng đối với lệ phí trước bạ, mức thu được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá trị tài sản trước bạ theo quy định của Chính phủ.

2. Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định mức thu đối với những lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, để bảo đảm việc thi hành thống nhất trong cả nước”.

Luật phí, lệ phí 2015 đã sửa đổi quy định về nguyên tắc thu lệ phí như sau:

Điều 9. Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí

Mức thu lệ phí được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí; mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên giá trị tài sản; bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân.

Mọi khoản lệ phí thu được đều thuộc ngân sách nhà nước. Tổ chức thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Trong trường hợp uỷ quyền thu thì tổ chức được uỷ quyền thu lệ phí được để lại một phần trong số lệ phí thu được để trang trải chi phí cho việc thu lệ phí, phần còn lại phải nộp vào ngân sách nhà nước. Lệ phí là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước nên không phải chịu thuế

Các chủ thể có thẩm quyền thu phí và lệ phí là cơ quan thuế nhà nước, các cơ quan khác của nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức khác và cá nhân cung cấp dịch vụ, thực hiện công việc mà pháp luật quy định được thu phí và lệ phí. Các chủ thể này khi thu phí, lệ phí phải lập và cấp chứng từ thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp không được cấp chứng từ hoặc cấp chứng từ không đúng quy định thì đối tượng nộp phí, lệ phí có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí cấp chứng từ thu hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, cá nhân thu các loại phí, lệ phí khác nhau phải hạch toán riêng từng loại phí, lệ phí, phải thực hiện chế độ kế toán; định kỳ báo cáo quyết toán thu, nộp, sử dụng phí, lệ phí; thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân tự đặt ra các loại phí, lệ phí; sửa đổi các mức thu phí, lệ phí đã được cơ quan có thẩm quyền quy định; thu phí, lệ phí trái với quy định của pháp luật.

Nghị Định Mới Về Lệ Phí Môn Bài

Ngày 04-10-2016, Chính phủ ban hành Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2017. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 75/2002/NĐ-CP và Điều 18 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP. Theo đó, một số nội dung quan trọng cụ thể như sau:

1. Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài gồm:

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

– Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

– Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

– Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

2. Mức thu lệ phí môn bài:

2.1: Đối với tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ: Mức thu lệ phí môn bài căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cụ thể:

– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng, mức thu 3 triệu đồng/năm;

– Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống, mức thu 2 triệu đồng/năm;

– Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác mức thu 1 triệu đồng/năm.

2.2 : Đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ: Mức thu lệ phí môn bài căn cứ vào doanh thu năm, cụ thể:

– Doanh thu năm trên 500 triệu đồng, mức thu là 1 triệu đồng/năm;

– Doanh thu năm trên 300 đến 500 triệu đồng, mức thu là 500 ngàn đồng/năm;

– Doanh thu năm trên 100 đến 300 triệu đồng, mức thu là 300 ngàn đồng/năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định việc khai, nộp lệ phí môn bài.

Tham khảo toàn văn Nghị định số 139/2016/NĐ-CP tại Trang Thông tin điện tử Cục Thuế TP. Đà Nẵng, địa chỉ: http://danang.gdt.gov.vn.

CỤC THUẾ TP. ĐÀ NẴNG

Nghị Quyết Về Án Phí, Lệ Phí Tòa Án

Nghị quyết về án phí, lệ phí tòa án.

Chiều 20/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về án phí, lệ phí tòa án theo thủ tục rút gọn, có hiệu lực ngay từ ngày 1/1/2017.

Trình bày tờ trình tóm tắt về dự thảo Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, một số quy định pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án ban hành năm 2009 không còn phù hợp với pháp luật hiện hành.

Cụ thể, một số mức thu không còn phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho việc thực hiện. Bên cạnh đó, Pháp lệnh năm 2009 chưa quy định một số trường hợp không phải nộp, được giảm tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Đặc biệt, pháp lệnh 2009 cũng chưa quy định chế độ thu, nộp, quản lý án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, gây khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. “Vì vậy, cần thiết ban hành Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án, thay thế Pháp lệnh 2009 để bảo đảm đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật; khắc phục vướng mắc, tạo thuận lợi trong việc thực hiện”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Để khắc phục những bất cập này, dự thảo Pháp lệnh án phí, lệ phí Toà án có một số nội dung mới so với quy định hiện hành. Cụ thể, dự thảo pháp lệnh quy định các trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí phù hợp với Bộ luật Tố tụng dân sự; bổ sung các trường hợp được miễn nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí tòa án, án phí, lệ phí tòa án để phù hợp với Luật Phí và lệ phí.

Dự thảo Pháp lệnh cũng đã quy định lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; các trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí, không phải chịu án phí và thời hạn nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí…

Theo đó, Chính phủ đề nghị, mức thu án phí hình sự là 200.000 đồng. Mức án phí giải quyết theo thủ tục rút gọn bằng 50% mức thu của vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường. Đối với lệ phí công nhận, cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của tòa án nước ngoài; phán quyết của trọng tài nước ngoài thì mức thu lệ phí áp dụng chung là 3 triệu đồng, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, không phân biệt đối xử về mức thu giữa tổ chức, cá nhân thường trú và không thường trú tại Việt Nam.

Với mức lệ phí ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam, Chính phủ đề nghị điều chỉnh giảm từ 5 triệu đồng xuống 1 triệu đồng/hồ sơ để phù hợp với thực tế và thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho Ngân hàng Chính sách Xã hội khởi kiện thu hồi nợ vay trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, dự thảo pháp lệnh đã bổ sung hộ cận nghèo được miễn án phí, lệ phí tòa án để tạo thuận lợi cho họ tiếp cận công lý.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất ban hành Nghị quyết thay vì ban hành Pháp lệnh. Thống nhất áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định đã được ban hành theo Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2017.

A: &nbspTòa nhà F4, P713, số 114 Trung Kính, Cầu Giấy, HNP: 02466564319 – 0911771155 / F: 02466564319E: [email protected]

Nghị Quyết Số 326/2016/Ubtvqh14 Quy Định Về Mức Thu, Miễn, Giảm, Thu, Nộp, Quản Lý Và Sử Dụng Án Phí Và Lệ Phí Tòa Án

QUY ĐỊNH VỀ MỨC THU, MIỄN, GIẢM, THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ÁN PHÍ VÀ LỆ PHÍ TÒA ÁN

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật phí và lệ phí số 97/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 377/TTr-CP ngày 05 tháng 10 năm 2016; Tờ trình bổ sung số 571/TTr-CP ngày 19 tháng 12 năm 2016 và Báo cáo thẩm tra số 262/BC-UBTCNS 14 ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Tài chính – Ngân sách,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ chịu án phí, lệ phí Tòa án; trường hợp không phải nộp, không phải chịu, miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án; xét miễn, giảm, thời hạn nộp, chế độ thu, nộp, quản lý, xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án; giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án; kiểm sát việc thu, nộp, miễn, giảm và giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án.

1. Án phí bao gồm:

a) Án phí hình sự;

b) Án phí dân sự gồm có các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động;

c) Án phí hành chính.

2. Các loại án phí quy định tại khoản 1 Điều này gồm có án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.

1. Lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29; khoản 1 và khoản 6 Điều 31; khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự.

2. Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài, bao gồm:

a) Lệ phí công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án quyết định của Tòa án nước ngoài, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án nước ngoại, cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài được quy định tại khoản 5 Điều 27; khoản 9 Điều 29; khoản 4 và khoản 5 Điều 31; khoản 3 và khoản 4 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự;

b) Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài.

1. Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công.

3. Lệ phí bắt giữ tàu biển, tàu bay.

4. Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam.

5. Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.

6. Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án, bao gồm:

a) Lệ phí sao chụp tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ việc do Tòa án thực hiện;

b) Lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định của Tòa án;

c) Lệ phí cấp bản sao quyết định xóa án tích;

d) Lệ phí cấp bản sao các giấy tờ khác của Tòa án.

Điều 5. Tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

1. Tạm ứng án phí gồm có tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm.

2. Tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự gồm có tạm ứng lệ phí sơ thẩm và tạm ứng lệ phí phúc thẩm đối với trường hợp được kháng cáo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Điều 6. Mức án phí, lệ phí Tòa án

Điều 7. Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án

1. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

2. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

3. Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.

4. Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.

Mức tạm ứng lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự.

Điều 8. Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí

1. Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí được ưu tiên áp dụng theo thứ tự từ điểm a đến điểm đ khoản này như sau:

a) Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

b) Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;

c) Giá trên tài liệu gửi kèm hồ sơ giải quyết vụ án;

d) Giá thị trường tại thời điểm và địa điểm xác định giá tài sản;

đ) Trường hợp không thể căn cứ vào các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này để xác định giá trị tài sản tranh chấp thì Tòa án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính cùng cấp có ý kiến về việc xác định giá tài sản. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tài chính phải có ý kiến trả lời về việc xác định giá trị tài sản. Hết thời hạn này mà Tòa án không nhận được văn bản trả lời của cơ quan tài chính cùng cấp thì Tòa án ấn định mức tạm ứng án phí.

2. Trường hợp một trong các cơ sở quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này đã xác định được giá trị tài sản để tính tiền tạm ứng án phí thì không xem xét đến các cơ sở tiếp theo.

Điều 9. Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án theo quy định của Nghị quyết này.

Điều 10. Cơ quan thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, án phí, lệ phí Tòa án

1. Cơ quan thi hành án dân sự thu án phí quy định tại Điều 3 và các loại lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1, điềm b khoản 2, các khoản 4, 5 và 8 Điều 4 của Nghị quyết này.

2. Tòa án thu lệ phí Tòa án quy định tại điểm a khoản 2, các khoản 3, 6 và 9 Điều 4; khoản 4 Điều 39 của Nghị quyết này.

3. Bộ Ngoại giao thu lệ phí Tòa án quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết này.

4. Cơ quan có thẩm quyền thu án phí, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thẩm quyền thu tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án.

……………… Tải Thông tư liên tịch trên về máy để xem đầy đủ nội dung