Nghị Định Mới Nhất Về Hóa Đơn Gtgt / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Nghị Định Sửa Đổi Về Quy Định Thuế Gtgt Và Thuế Tndn Mới Nhất

Nghị định sửa đổi về quy định Thuế GTGT và Thuế TNDN mới nhất – Tổng hợp những điểm mới nhất về quy định Thuế GTGT và TNDN. Những nội dung cần lưu ý trong nghị định là gì? Thời gian có hiệu lực từ khi nào?

** Góc Khóa Học: Nơi tổ chức đào tạo các khóa học kế toán thuế theo thông tư mới nhất, với đội ngũ giáo viên giỏi, giàu kinh nghiệm trong việc áp dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình nhằm truyền đạt cho học viên tham gia khóa học kế toán thuế có trải nghiệm cụ thể hơn – có kinh nghiệm làm với kế toán thuế tại tphcm. Đặc biệt, bạn có thể tham gia lớp học kế toán thuế để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia, kế toán trưởng tại trung tâm.

*** Chính phủ vừa ban hành Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế TNDN (TNDN). Cụ thể, như sau:

– Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/ 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT đã được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016.

– Sửa đổi, bổ sung điểm o khoản 2 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP.

**** Nghị định 146/2017/NĐ-CP bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2018.

Bạn đang xem: Nghị định sửa đổi về quy định Thuế GTGT và Thuế TNDN mới nhất

Tags từ khóa: thông tư mới nhất về thuế giá trị gia tăng – luật thuế gtgt mới nhất hiện nay – thông tư mới nhất về thuế tndn – thông tư 219 về thuế gtgt – thông tư mới nhất về hóa đơn 2017 – thông tư mới nhất về thuế tncn – thông tư 26/2015/tt-btc về thuế gtgt – thông tư mới nhất về thuế tndn 2017

Một Số Quy Định Về Hóa Đơn Điện Tử Mới Nhất Theo Nghị Định 119

Từ ngày 01/11/2018 đến ngày 01/11/2020, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử sẽ áp dụng Nghị định 51/2010/NĐ-CP, Nghị định 04/2014/NĐ-CP, nghị định 119/2018. Tuy nhiên, từ ngày 01/11/2020 trở đi, các doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử và áp dụng theo các quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử: nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với cá nhân, tổ chức khi bán hàng hóa, dịch vụ. Nghị định ra đời, đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lộ trình tiến tới hủy bỏ toàn bộ hóa đơn giấy, bắt kịp xu thế doanh nghiệp chuyển đổi số đang bùng nổ trên thế giới.

Để giúp doanh nghiệp nắm được bao quát những nội dung về hóa đơn điện tử trong bài viết này sẽ tổng hợp một số những quy định về hóa đơn điện tử nổi bật trong Nghị định 119.

1. Nghị định 119/2018 – Dữ liệu HĐĐT phải được gửi cho cơ quan thuế

Nếu trước đây, các doanh nghiệp chỉ cần báo cáo số lượng sử dụng hàng tháng hoặc quý thì khi sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) doanh nghiệp sẽ truyền dữ liệu về cho CQT để tạo nên một cơ sở dữ liệu về HĐĐT. Việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) mang lại lợi ích cho cả 3 bên: người bán; người mua và cơ quan quản lý trong đó có CQT.

2. Quy định về lập hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử và truy cập vào chương trình hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử

Hóa đơn điện tử gốc: lập khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế mới

Hóa đơn điều chỉnh: lập hóa đơn mới để điều chỉnh nội dung cho 01 hóa đơn điện tử đã có

Hóa đơn thay thể: lập hóa đơn khác thay thế và xóa bỏ 01 hóa đơn điện tử đã có

Hóa đơn xóa bỏ: thực hiện xóa bỏ 01 hóa đơn đã có và không có hóa đơn khác thay thế

Hóa đơn điều chỉnh chiết khấu: sử dụng cho trường hợp chiết khấu cuối kỳ

DN đăng ký sử dụng HDDT thông qua cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, chỉ đăng ký sử dụng dịch vụ HDDT với các tổ chức cung cấp DV HDDT.

3. Thời điểm lập hóa đơn điện tử

Nghị định 119 quy định về hóa đơn điện tử đã quy định rõ thời điểm lập hóa đơn điện tử, cụ thể:

Bán hàng hóa: Là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền

Cung cấp dịch vụ: Là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: Mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng

Bộ tài chính căn cứ quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng, pháp luật quản lý thuế để hướng dẫn cụ thể thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp khác và nội dung quy định.

4. Các loại hóa đơn điện tử theo Nghị định 119 năm 2018

Quy định hóa đơn điện tử theo Nghị định 119 đã quy định rõ các loại hóa đơn điện tử, cụ thể:

Hóa đơn điện tử gia tăng: Bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Đây là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Hóa đơn bán hàng: Đây là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu của cơ quan thuế.

Các loại hóa đơn khác, bao gồm: Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

5. Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy

Quyết định sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119 đã quy định rõ : Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu trữ để ghi sổ, theo dõi, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp:

Hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định

Phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường trong trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập Internet, dẫn đến việc không tra cứu được dữ liệu hóa đơn trên cổng thông tin điện tử.

6. Hủy hóa đơn giấy khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử

Nghị định 119 năm 2018 quy định, kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (nếu có) theo quy định về hóa đơn điện tử của pháp luật.

7. Các trường hợp được cấp hóa đơn điện tử miễn phí

Sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119 quy định rõ các trường hợp được cấp hóa đơn điện tử miễn phí, cụ thể:

Hộ, cá nhân kinh doanh, trừ hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng hoặc 10 tỷ đồng trở lên lĩnh vực thương mại, dịch vụ;

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp trong 12 tháng, kể từ khi thành lập doanh nghiệp;

Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh tại địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn;

Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của UBND cấp tỉnh, trừ doanh nghiệp hoạt động tại khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

Đối tượng khác do Bộ Tài chính quyết định.

Một số điểm mới trong Thông tư số 68/2019/TT-BTC

8. Hủy và tiêu hủy hóa đơn điện tử

Hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn đó không có giá trị sử dụng

Tiêu hủy hóa đơn điện tử là làm cho hóa đơn điện tử không thể bị truy cập và tham chiếu đến thông tin chưa trong hóa đơn điện tử.

Quy Định Mới Về Hoàn Thuế Gtgt

– Khoản 2 điều 1 nghị định 146/2017/NĐ-CP quy định về 2 trường hợp được hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu:

“Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo”

+ Trường hợp hàng hóa nhập khẩu sau đó vừa xuất khẩu vừa tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh áp dụng quy định:

“Trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.”

+ Cơ sở kinh doanh phải áp dụng quy định để có cơ sở hoàn thuế:

Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, trường hợp không hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.

– Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

– Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

– Nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2016/NĐ-CP và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2018.

Những Điểm Mới Nghị Định 119 Về Hóa Đơn Điện Tử

Lộ trình hoàn thành thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được ngành Thuế xác định trước ngày 1/11/2020. Nhiều vấn đề quan tâm của doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh về: Nguyên tắc lập, sử dụng, quản lý thuế; đối tượng phải thực hiện HĐĐT; nội dung và định dạng HĐĐT; trường hợp không có mã của cơ quan thuế đối với một số ngành nghề, lĩnh vực thì việc áp dụng HĐĐT như thế nào… đã được giải đáp tại hội thảo chuyên đề do Tổng cục Thuế tổ chức mới đây.

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào sử dụng HĐĐT?

Trong đó, đối với hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng HĐĐT.

Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán, có yêu cầu cũng được áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo quy định.

Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, việc thực hiện theo nguyên tắc: Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập HĐĐT có mã của cơ quan thuế hoặc HĐĐT không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định số 119/2018/NĐ-CP, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng HĐĐT được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế. Việc đăng ký, quản lý, sử dụng HĐĐT trong giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, kế toán, thuế và quy định tại Nghị định 119.

HĐĐT có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Do vậy, hóa đơn do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế không được gọi là HĐĐT.

Định dạng HĐĐT sẽ được thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế. Song điểm khác là chữ ký số, chữ ký điện tử và trên hóa đơn có mã của cơ quan thuế.

HĐĐT phục vụ cho hoạt động kiểm tra hàng hóa lưu thông

Theo quy định từ Nghị định số 119, khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng HĐĐT, cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền truy cập cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về HĐĐT phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy.

Cung cấp dịch vụ HĐĐT có mã của cơ quan thuế không thu tiền

Có 5 trường hợp được Tổng cục Thuế hoặc tổ chức được Tổng cục Thuế ủy nhiệm cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không thu tiền.

Các đối tượng này gồm: DN nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;

DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành DN (trừ DN nêu tại gạch đầu dòng nêu trên) trong thời gian 12 tháng kể từ khi thành lập DN;

Hộ, cá nhân kinh doanh. Riêng hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ trong thời gian 12 tháng kể từ tháng áp dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.

DN nhỏ và vừa khác theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và quy định của Bộ Tài chính trừ DN hoạt động tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Và các trường hợp khác cần thiết để khuyến khích sử dụng HĐĐT do Bộ Tài chính quyết định…

Cũng theo quy định tại Nghị định số 119, kể từ thời điểm sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế hoặc HĐĐT không có mã của cơ quan thuế, thì DN, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng. Ngoài ra, HĐĐT hợp pháp có thể được chuyển đổi thành chứng từ giấy. Song phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của HĐĐT và chứng từ giấy sau chuyển đổi.

Nguồn: thanhtra.com.vn