4 Nhà nước khuyến khích các cá nhân và tổ chức, không kể nước ngoài hay trong nước, thành lập doanh nghiệp hoặc tham gia hoạt động kinh doanh trong tất cả mọi lĩnh vực không bị cấm. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thông qua những chính sách khuyến khích về thuế, hỗ trợ thông tin và các dịch vụ khác, nhằm khuyến khích tất cả các doanh nghiệp đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội. Những quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp như vốn và tài sản được pháp luật bảo vệ. Điều 7: Hợp tác quốc tế Trong các hoạt động kinh doanh, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp hợp tác với nước ngoài nhằm thu hút vốn, khoa học và công nghệ; trao đổi thông tin và kinh nghiệm về quản lý kinh doanh tiên tiến; mở rộng thị trường và hội nhập trong vùng và thế giới. Điều 8: Đối tượng áp dụng luật Luật này áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp Nhà nước và liên doanh đang hoạt động tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Các hợp tác xã và những người buôn bán nhỏ không nằm trong phạm vi áp dụng của Luật này mà thực hiện theo những quy định riêng khác. 4
5 PHẦN HAI DOANH NGHIỆP CHƯƠNG I CÁC LOẠI, HÌNH DOANH NGHIỆP Điều 9: Các loại doanh nghiệp Tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, có bốn loại doanh nghiệp : doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp hợp doanh và doanh nghiệp tập thể. Doanh nghiệp tư nhân có thể thành lập và tiến hành kinh doanh theo những hình thức và kiểu loại doanh nghiệp được quy định trong Điều 10 và Điều 11 của Luật này. Doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp hợp doanh được thành lập và tiến hành kinh doanh dựa trên những nguyên tắc của công ty chủ đạo. Các doanh nghiệp Nhà nước được gọi là Công ty quốc doanh và các doanh nghiệp hợp doanh được gọi là Công ty hợp doanh (liên doanh) Điều 10 : Các hình thức doanh nghiệp Hình thức doanh nghiệp là việc tổ chức kinh doanh làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động kinh doanh của tất cả các loại doanh nghiệp. Có ba hình thức doanh nghiệp : 1. Doanh nghiệp cá thể; 2. Công ty cổ phần; 3. Công ty. Điều 11: Các loại công ty cổ phần và công ty Có bốn loại công ty cổ phần và công ty sau : 1. Hai loại công ty cổ phần : – Công ty cổ phần phổ thông; – Công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn; 2. Hai loại công ty : viên – Công ty trách nhiệm hữu hạn, kể cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành 5
6 – Công ty hợp danh. 6
11 Cấm công ty quốc doanh cho người khác sử dụng tên và đăng ký doanh nghiệp của mình. Nếu vi phạm, phải chịu trách nhiệm đối với các bên ngoài. Điều 25: Nhượng tên doanh nghiệp và những điều cấm trong nhượng tên doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể nhượng tên trong những trường hợp sau : 1. Chuyển nhượng đồng thời với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kể cả các quyền và nghĩa vụ; 2. Doanh nghiệp giải thể theo đúng thủ tục. Sau khi tiến hành chuyển nhượng đúng thủ tục như nêu trong điểm 1 Điều 25 này, doanh nghiệp nhượng lại tên phải thông báo cho các chủ nợ và con nợ biết trong vòng 60 ngày và cho cơ quan cấp đăng ký doanh nghiệp biết trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày chuyển nhượng. Trong bất kỳ trường hợp nào, kể cả khi doanh nghiệp nhượng tên nắm độc quyền thị trường, việc nhượng tên doanh nghiệp không đúng thủ tục đều bị cấm. Nếu vi phạm, cả người chuyển nhượng lẫn người được chuyển nhượng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Cấm nhượng tên của công ty quốc doanh cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác. Điều 26: Ngừng tên doanh nghiệp Tên doanh nghiệp sẽ ngừng sử dụng khi doanh nghiệp bị giải thể. Chủ doanh nghiệp phải tháo dỡ mọi biển hiệu có ghi tên doanh nghiệp trong vòng 7 ngày kể từ ngày thông báo ngừng tên doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của cá nhân hay pháp nhân sử dụng tên đã bị ngừng hoặc đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp đã bị giải thể bị coi là hoạt động không có đăng ký kinh doanh. PHẦN BA DOANH NGHIỆP CÁ THỂ Điều 27: Đơn xin đăng ký doanh nghiệp Người nào muốn thành lập doanh nghiệp cá thể phải nộp đơn theo mẫu với những nội dung cơ bản sau : 1. Tên doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh; 11
13 1. Chủ doanh nghiệp quyết định giải thể; 2. Toà án ra quyết định giải thể; 3. Phá sản; 4. Chủ doanh nghiệp chết hoặc bị mất hoàn toàn khả năng nhưng không có người thừa kế. Trường hợp chủ doanh nghiệp cá thể quyết định tự giải thể, chủ doanh nghiệp phải tự thanh lý hoặc chỉ định người khác đứng ra thanh lý. Nếu giải thể theo quyết định của toà án hoặc do phá sản, việc chỉ định người thanh lý sẽ do toà án quyết định. PHẦN BỐN CÔNG TY CỔ PHẦN CHƯƠNG I NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Điều 32: Thành viên của công ty cổ phần Người đầu tư vào công ty cổ phần được gọi là thành viên (hoặc cổ đông ). Thành viên của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Điều 33: Hợp đồng thành lập công ty cổ phần Hợp đồng thành lập công ty cổ phần phải làm bằng văn bản và phù hợp với Luật Hợp đồng của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Hợp đồng phải bao gồm những nội dung chính sau : 1. Tên doanh nghiệp; 2. Mục đích kinh doanh; 3. Tên, địa chỉ của trụ sở chính và của tất cả các chi nhánh (nếu có chi nhánh); 4. Vốn khai báo hoặc giá trị cổ phần góp bằng tiền mặt, bằng hiện vật hoặc bằng sức lao động; 5. Tên, địa chỉ và quốc tịch của các thành viên; 6. Tên và và chữ ký của các thành viên; 13
16 Điều 39: Góp vốn Vốn của công ty cổ phần là từ những đóng góp của các thành viên. Có thể góp vốn bằng tiền mặt, bằng hiện vật hoặc bằng sức lao động. Vốn góp bằng hiện vật hoặc sức lao động phải được đánh giá quy ra tiền mặt. Không được ghi giá trị vốn đóng góp bằng công sức vào phiếu quyết toán thu chi của công ty cổ phần phổ thông. Phương thức và thời hạn góp cổ phần nêu trong đoạn 1 của Điều 39 này do tất cả các thành viên quyết định. Trước khi đăng ký, các thành viên phải góp đầy đủ cổ phần đã thoả thuận. Ngoài phần vốn quy định trong đoạn 1 Điều 39 này, các thành viên của công ty cổ phần phổ thông có thể góp tài sản cá nhân riêng cho các hoạt động kinh doanh của công ty theo thoả thuận. Việc sử dụng vốn nêu trong đoạn 4 của Điều 39 này, kể cả việc thanh toán nợ và chia lợi nhuận, phải được sự nhất trí tán thành của toàn bộ các thành viên. Điều 40: Cổ phần Các cổ phần của công ty cổ phần phổ thông không nhất thiết phải bằng nhau về giá trị hoặc quy mô. Khi cổ phần đã được góp đủ như nêu trong đoạn 3 Điều 39 của Luật này, công ty cổ phần phổ thông phải phát hành trái phiếu cho tất cả các cổ đông theo đóng góp của họ. Trái phiếu của công ty cổ phần phổ thông không thể chuyển nhượng. Điều 41: Giám đốc Mọi cổ đông của công ty cổ phần phổ thông đều có quyền trở thành Giám đốc hoặc bổ nhiệm một hoặc nhiều cổ đông làm Giám đốc. Giám đốc là một bộ phận của công ty cổ phần phổ thông và các cổ đông khác. Giám đốc không có lương hoặc thưởng cho việc thực thi các nhiệm vụ của mình, trừ khi có thoả thuận khác. Có thể bổ nhiệm Giám đốc công ty cổ phần phổ thông từ người ngoài công ty. Giám đốc được bổ nhiệm từ người ngoài công ty có thể có lương hoặc thưởng theo thoả thuận của các thành viên. Điều 42: Bổ nhiệm hoặc cách chức Giám đốc Việc bổ nhiệm hoặc cách chức Giám đốc phải được toàn bộ cổ đông nhất trí, trừ phi có thoả thuận khác. Mỗi cổ đông có quyền bỏ một phiếu. 16
17 Cổ đông được chọn để bầu làm Giám đốc hoặc bị cách chức Giám đốc không có quyền bỏ phiếu. Điều 43: Quyền và nhiệm vụ của Giám đốc Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau : 1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm vì lợi ích của công ty một cách trung thành; 2. Thiện hiện các quyền và nghĩa vụ được quy định trong Điều lệ công ty; 3. Sử dụng những người ngoài công ty để giúp đỡ hoạt động điều hành và kinh doanh của công ty theo đúng trách nhiệm của giám đốc; Trường hợp có nhiều Giám đốc, việc điều hành công ty cổ phần phổ thông phải dựa trên đa số phiếu hoặc có thể theo thoả thuận nêu trong Điều lệ. Mỗi phiếu của một cổ đông có giá trị ngang nhau. Trường hợp chỉ có một giám đốc thì giám đốc có quyền tự điều hành quản lý công ty, trừ những hạn chế đã quy định về quyền hành của giám đốc. Những hạn chế nêu trong đoạn 3 của Điều 43 này không có hiệu lực với Giám đốc là người bên ngoài công ty nếu những hạn chế đó không được ghi trong đăng ký doanh nghiệp. Điều 44: Quyền và nhiệm vụ của cổ đông Cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau : 1. Được thông tin về toàn bộ tình hình kinh doanh của công ty vào mọi thời điểm; 2. Kiểm tra hoặc sao chụp sổ sách kế toán và những tài liệu khác của công ty; 3. Hưởng cổ tức và chịu những khoản lỗ như đã thoả thuận; 4. Chịu trách nhiệm vô hạn đối với những khoản nợ của công ty; 5. Được quyền phủ quyết và phản đối, nếu quyền này đã được thoả thuận, nhưng chi tiết và phương pháp thực hiện phải do Điều lệ quy định; 6. Nhận lại phần vốn đã góp và lợi nhuận như đã thoả thuận, khi công ty giải thể. Điều 45: Kết nạp thành viên mới và chuyển nhượng cổ phần Công ty cổ phần phổ thông không có quyền kết nạp thành viên mới và mọi thành viên đều không thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ khi có thoả thuận khác. Việc kết nap thành viên mới hoặc chuyển nhượng cổ phần, nếu được chấp thuận, phải được toàn bộ cổ đông nhất trí thông qua. 17
19 Mỗi cổ đông của công ty cổ phần phổ thông đều có trách nhiệm đối với những khoản nợ của công ty. Khi công ty cổ phần phổ thông không có khả năng thanh toán các khoản nợ, chủ nợ có quyền yêu cầu từng cổ đông công ty trả. Tất cả các cổ đông có thể thoả thuận về tỷ lệ của mỗi cổ đông đối với số nợ hoặc thua lỗ của công ty nhưng thoả thuận này không có hiệu lực với người ngoài. Cổ đông của công ty cổ phổ phần thường phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty khi : 1. Nợ nảy sinh từ việc thực thi nhiệm vụ của giám đốc điều hành hoặc của các cổ đông khác trong phạm vi Điều lệ công ty; 2. Nợ nảy sinh từ việc thực thi nhiệm vụ để đạt mục tiêu của công ty và việc thực thi này đã được tất cả các cổ đông thông qua. Điều 49: Quyền hưởng lợi nhuận Tất cả các cổ đông đều có quyền hưởng lợi nhuận của công ty thu được từ mối quan hệ với các đối tác bên ngoài công ty, bất kể lợi nhuận thu được với danh nghĩa công ty hay không. Điều 50: Trách nhiệm của cổ đông đối với các khoản nợ của công ty cổ phần khi gia nhập hoặc rời bỏ công ty Cổ đông rời bỏ công ty cổ phần phổ thông phải chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty đã có trước khi cổ đông rời công ty. Những khoản nợ này sẽ kết thúc trong vòng 1 năm kể từ ngày cổ đông được chấp nhận rời bỏ công ty, trừ khi có thoả thuận khác quy định thời gian nợ dài hơn. Cổ đông mới gia nhập phải chịu trách nhiệm với toàn bộ các khoản nợ của công ty, trừ khi có thoả thuận khác nhưng thoả thuận này không có hiệu lực với người ngoài công ty. C. Hợp nhất, sáp nhập công ty cổ phần phổ thông Điều 51: Hợp nhất, sáp nhập công ty cổ phần phổ thông Công ty cổ phần phổ thông có thể sáp nhập với một hoặc nhiều công ty cổ phần khác để mở rộng hoặc để trở thành một công ty cổ phần phổ thông mới. Công ty cổ phần phổ thông chỉ có thể hợp nhất, sáp nhập với các điều kiện sau : 1. Có bỏ phiếu nhất trí của Đại hội cổ công của công ty đã hợp nhất, trừ khi có thoả thuận khác. Quyết định về hợp nhất phải được đăng ký với cơ quan đăng ký trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định đó; 2. Đã thông báo cho các chủ nợ biết, thông qua phương tiện thông tin đại chúng thích hợp, ít nhất 1 lần trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có 19
20 quyết định hợp nhất. Các chủ nợ không phản đối hoặc không trả lời trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc hợp nhất. Điều 52: Phản đối hợp nhất, sáp nhập và hiệu lực của việc hợp nhất, sáp nhập Công ty cổ phần phổ thông không thể hợp nhất, sáp nhập nếu bị chủ nợ phản đối, trừ khi các khoản nợ đối với chủ nợ đó đã được thanh toán xong. Hợp nhất, sáp nhập công ty cổ phần phổ thông không phải là hành động giải thể doanh nghiệp, do vậy việc này không dẫn đến việc doanh nghiệp đã hợp nhất ngừng thực hiện các quyền và nghĩa vụ trước đây của mình. Điều 53: Lý do giải thể D. Giải thể công ty cổ phần phổ thông Công ty cổ phần phổ thông có thể giải thể vì một trong ba lý do sau : theo thoả thuận của các cổ đông, theo phán quyết của toà án, hoặc theo quyết định của pháp luật. Giải thể công ty cổ phần phổ thông, vì bất kỳ lý do nào, đều phải được đăng ký giải thể tạm thời với cơ quan đăng ký trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh lý do giải thể. Điều 54: Giải thể theo thoả thuận của cổ đông Công ty cổ phần phổ thông có thể giải thể bất kỳ lúc nào với thoả thuận nhất trí của tất cả các cổ đông. Điều 55: Giải thể theo phán quyết của toà án Bất kỳ cổ đông nào cũng có thể đề nghị toà án xem xét giải thể công ty cổ phần phổ thông khi : 1. Công ty đang kinh doanh thua lỗ mà không thể vượt qua; 2. Trường hợp bất khả kháng khiến công ty không thể tiếp tục hoạt động; 3. Cổ đông bị lừa hoặc bị buộc trở thành cổ đông; 4. Có cổ đông nào đó đã vi phạm hoặc đang cố tình vi phạm hợp đồng thành lập công ty hoặc Điều lệ công ty, hoặc có sai sót dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng cho công ty. Cổ đông gây ra những vấn đề nêu trên không được yêu cầu toà giải thể công ty. Các cổ đông có thể yêu cầu toà ra lệnh cổ đông gây ra những vấn đề nói trên phải bồi thường thiệt hại hoặc ngừng tư cách thành viên của cổ đông này thay vì ra lệnh giải thể công ty. Nếu cổ đông đó mất tư cách thành viên, công ty chia tài sản cho cổ 20
21 đông này với giá thị trường vào thời điểm tài sản được phân chia sau khi khấu trừ giá trị những thiệt hại mà cổ đông đó đã gây ra, trừ khi các cổ đông có thoả thuận khác. : Điều 56: Giải thể theo pháp luật Công ty cổ phần phổ thông có thể giải thể với một trong những cơ sở pháp lý sau 1. Giải thể theo quy định của hợp đồng thành lập hoặc theo Điều lệ của công ty; 2. Công ty chỉ còn duy nhất một cổ đông; 3. Một cổ đông nào đó qua đời, phá sản hoặc mất năng lực hành vi, trừ khi có thoả thuận khác; 4. Giải thể theo quy định trong Chương II và III Phần Hai của Luật này. Trường hợp có cổ đông qua đời khi công ty chưa giải thể thì người thừa kế của cổ đông đó có đầy đủ quyền về phân chia lợi nhuận hoặc tài sản của cổ đông quá cố. Điều 57: Hiệu lực của giải thể tạm thời Việc công ty cổ phần phổ thông giải thể tạm thời sẽ có những hiệu lực sau : 1. Quyền khiếu nại, đề nghị của các cổ đông tạm thời chấm dứt; 2. Trách nhiệm của cổ đông đối với những cổ phần chưa góp không ngừng lại; 3. Công ty tạm ngừng các thanh toán, và những khoản nợ chưa đến hạn của công ty nay được coi đã đến hạn; 4. Công ty không có quyền tiến hành hoạt động kinh doanh nhưng tư cách pháp nhân của công ty vẫn được duy trì cho tới khi công ty nhận được thông báo giải thể chính thức và rút vĩnh viễn giấy đăng ký doanh nghiệp, để công ty hoàn tất những công việc còn dở dang và tiến hành thanh lý. Điều 58: Phương thức thanh lý E. Thanh lý công ty cổ phần phổ thông Các cổ đông có thể thoả thuận chọn phương thức phân chia hoặc thanh lý như Điều lệ công ty quy định hoặc theo thoả thuận giữa họ với nhau, trừ trường hợp giải thể do phá sản, theo quyết định của toà án hoặc do công ty chỉ còn một cổ đông. Điều 59: Bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm thanh lý viên Việc thanh lý công ty cổ phần phổ thông có thể do giám đốc công ty hoặc tất cả các cổ đông cùng thực hiện với tư cách thanh lý viên hoặc có thể bổ nhiệm một cổ đông hoặc một người ngoài công ty làm thanh lý viên. Việc bổ nhiệm này phải được các cổ đông bỏ phiếu nhất trí. 21
22 Trường hợp không bỏ phiếu nhất trí được như quy định trong phần trên của Điều 59 này, các cổ đông có thể yêu cầu toà án bổ nhiệm thanh lý viên. Thanh lý viên được bổ nhiệm như quy định trong Điều 59 và Điều 60 của Luật này có thể bị bãi nhiệm cũng theo như cách thức được bổ nhiệm. Điều 60: Toà án bổ nhiệm thanh lý viên Trường hợp doanh nghiệp giải thể do phá sản, hoặc do công ty chỉ còn một cổ đông, thì toà án quyết định việc việc bổ nhiệm thanh lý viên. Trường hợp giải thể do có một cổ đông qua đời, những người thừa kế của cổ đông quá cố đó có quyền trở thành thanh lý viên hoặc cùng trở thành thanh lý viên với các cổ đông khác. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì cử một người trong số họ đứng ra đại diện làm thanh lý viên. Điều 61: Bổ nhiệm thay thế Trường hợp thanh lý viên được bổ nhiệm không thể thực hiện nhiệm vụ vì những lý do như : qua đời, mất khả năng, thì tất cả các cổ đông sẽ cùng thực hiện công việc của thanh lý viên cho tới khi bổ nhiệm được thanh lý viên mới. Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ của thanh lý viên, công ty cổ phần phổ thông phải thông báo việc bổ nhiệm, bãi nhiệm hoặc hết nhiệm kỳ trên cho công chúng biết như quy định trong các Điều 59, 60 và 61 của Luật này. Điều 62: Quyền và nhiệm vụ của thanh lý viên Trong trường hợp công ty cổ phần phổ thông giải thể, thanh lý viên có các quyền và nhiệm vụ sau : 1. Thông báo bằng văn bản việc công ty giải thể cho các chủ nợ biết để họ đòi nợ hoặc thông báo cho công chúng biết thông qua phương tiện thông tin đại chúng thích hợp trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày có lý do giải thể; 2. Tập hợp tất cả các tài sản và lập bản thống kê tài sản và giấy tờ, sổ sách tài chính, kế toán; 3. Tiếp tục hoàn tất thanh toán các công việc kinh doanh còn dở dang; 4. Được công ty trả tiền làm việc theo thoả thuận; 5. Có các biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản, để thu hồi được tất cả các khoản nợ, và bán hoặc chuyển nhượng tài sản của công ty; 6. Nộp sổ sách tài chính, kế toán cho kiểm toán viên để kiểm soát viên xem xét, chấp nhận tính xác thực của những tài liệu này; 22
25 Điều 68: Trách nhiệm của các cổ đông công ty cổ phần phổ thông đối với các khoản nợ của công ty Tất cả các cổ đông phải cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty cổ phần phổ thông trong thời gian 3 năm kể từ ngày toà án ra quyết định chính thức giải thể công ty. Trong trường hợp công ty giải thể theo quyết định của toà án như nêu trong đoạn 1 nói trên, toà án có quyền bổ nhiệm thanh lý viên để thực hiện việc thanh lý cho tới khi các khoản nợ được thanh toán hết. CHƯƠNG III CÔNG TY CỔ PHẦN TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN A. Những nguyên tắc chung và đăng ký doanh nghiệp Điều 69: Trách nhiệm về các khoản nợ của các cổ đông Cổ đông chung chịu trách nhiệm vô hạn về những khoản nợ của công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn. Cổ đông trách nhiệm hữu hạn chịu trách nhiệm về những khoản nợ của công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn không vượt quá phần góp vốn của họ. Trong thời gian thành lập khi công ty chưa đăng ký doanh nghiệp, tất cả các cổ đông của công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn đều phải chịu trách nhiệm vô hạn về những khoản nợ của công ty. Điều 70: Thủ tục đăng ký doanh nghiệp Thủ tục đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn như quy định tại Điều 38 của Luật này. Điều 71: Góp vốn B. Quan hệ của cổ đông trách nhiệm hữu hạn với công ty và người ngoài công ty Cổ đông trách nhiệm hữu hạn có thể góp vốn vào công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn bằng tiền mặt hoặc hiện vật; nhưng không được phép góp vốn bằng sức lao động. Các cổ phần của công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn không nhất thiết phải có giá trị bằng nhau. Phương thức và thời gian góp vốn thực hiện theo quyết định của tất cả các cổ đông trong công ty. Điều 72: Chuyển nhượng cổ phần 25