Nghị Quyết 36 / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Triển Khai Nghị Quyết 36

Quy trình đặt ra những nguyên tắc, cách thức vận hành công trình nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và vùng hạ du. Cụ thể, trong điều kiện mưa lũ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, không để mực nước hồ Sông Giang 2 vượt mức lũ kiểm tra ở cao trình 467,07m; đồng thời góp phần điều tiết nước, phòng, chống lũ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân tại vùng hạ du của đập thủy điện Sông Giang 2. Trong điều kiện mùa kiệt, việc vận hành công trình phải đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở vùng hạ du và dòng chảy tối thiểu trên sông.

Quy trình đặt ra những nguyên tắc, cách thức vận hành công trình nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình và vùng hạ du. Cụ thể, trong điều kiện mưa lũ phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, không để mực nước hồ Sông Giang 2 vượt mức lũ kiểm tra ở cao trình 467,07m; đồng thời góp phần điều tiết nước, phòng, chống lũ và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân tại vùng hạ du của đập thủy điện Sông Giang 2. Trong điều kiện mùa kiệt, việc vận hành công trình phải đảm bảo nhu cầu sử dụng nước ở vùng hạ du và dòng chảy tối thiểu trên sông.

Tiếng Vọng Từ Nghị Quyết 36

Chiếc cầu nối đôi bờ “công nghệ” Việt – Mỹ, Saigon Silicon City – SSC, chuyện bây giờ mới kể

Có thể nói, tiếng gọi của non sông Việt Nam được vọng vang bởi Nghị quyết số: 36-NQ/TW ngày 26 tháng 03 năm 2004 của Bộ Chính trị đã trở thành lời hiệu triệu những người con dân Việt xa xứ trên khắp thế giới. Nhóm trí thức người Việt có công nghệ cao tại Silicon Valley là một trong số những nhóm Việt kiều đã có hành động cụ thể đáp lời kêu gọi của tổ quốc.

Anh em Việt kiều cho rằng thời cơ biểu hiện lòng yêu nước đã đến và đây chính là lúc “Tổ quốc gọi tên mình”! Từ đó, một kế hoạch được manh nha về sự cần thiết phải xây dựng một chiếc cầu “công nghệ” nối giữa đôi bờ đại dương Việt – Mỹ mở ra một thời kỳ mới nhằm cụ thể hóa tinh thần hữu nghị hợp tác giữa TP. San Francisco và TP. Hồ Chí Minh theo thỏa thuận kết nghĩa được ký kết vào ngày 10/04/1995 của Nguyên Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Trương Tấn Sang và cựu Thị trưởng TP. San Francisco Frank Jordan.

Đại diện nhóm Việt kiều ấy là Ông Nguyễn Hoàng Kiệt đã đứng ra thành lập SAIGON SILICON CITY A CALIFORNIA CORPORATION vào năm 2014. Đồng thời, nhóm này đề cử Ông Nguyễn Minhh Hiếu về Việt Nam thành lập SAIGON SILICON CITY – SSC trong Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh – SHTP vào năm 2015.

Được sự thống nhất chỉ đạo của UBND TP. Hồ Chí Minh lúc bấy gờ là Ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ tịch UBND TP. làm đại diện đã chủ trì cuộc họp giữa các Sở Ban ngành TP. với Nhóm Việt kiều Silicon Valley, do Ông Nguyễn Minh Hiếu đại diện. Theo đó, cơ chế hoạt động “UNDER RADAR” được UBND TP. Hồ Chí Minh thiết lập và áp dụng cho Dự án Saigon Silicon City bởi nhiều lý do khác nhau; trong đó, UBND TP. có tính đến yếu tố phòng tránh sự phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch đang ra sức xuyên tạc, chống phá chính sách hòa giải, hòa hợp dân tộc và công cuộc phát triển xây dựng đất nước Việt Nam.

Chân dung “hai người lính gác” ở hai đầu cầu Saigon Silicon City (Việt – Mỹ)

Ở đầu cầu Silicon Valley do Ông Nguyễn Hoàng Kiệt đảm trách. Ông Nguyễn Hoàng Kiệt khởi nghiệp từ thập niên 80, khi ông thành lập công ty đầu tay KLN Precision Machining Corp năm 1981, một công ty tiên phong trong lãnh vực sản xuất các máy móc và phụ tùng máy móc cần độ chính xác cao và chuẩn ở thung lũng Silicon. Sau 5 năm hoạt động, doanh thu công ty đã vượt mức 50 triệu USD/năm.

Năm 2001 KLN Precision được sáp nhập và chuyển thành KLN Engineering Inc, một công ty chuyên thiết kế và sản xuất các máy móc hạng nặng chuyên phục vụ kỷ nghệ bán dẫn. Công ty ký hợp đồng Partner cùng Intel, Applied Material, Lam Research, Sun Microsystem và Cisco System. Năm 2005, công ty được liệt vào một trong 100 công ty sản xuất phát triển nhanh nhất ở Silicon Valley thời bấy giờ.

Năm 1995, Ông Kiệt cũng bắt đầu đi vào hoạt động đầu tư với việc thành lập công ty TMT Enterprise LLC, một tập đoàn phát triển xây dựng, chuyên phát triển và đầu tư vào các dự án nhà ở, căn hộ cao cấp, các khu mua sắm, khu thương mại cao ốc và các warehouse (kho bãi).

Năm 2012, Tập đoàn cũng thành lập công ty VICA 150 Industrial. Tập đoàn bắt đầu chuyển hướng dần từ sản xuất sang đầu tư vào các dự án phát triển trong Việt Nam và Đông Nam Á.

Năm 2014, Tập đoàn thành lập Công ty Saigon Silicon City A California Corporation ở Silicon Valley và xúc tiến thành lập Công ty Saigon Silicon City JSC ở Việt Nam. Ông Kiệt và Tập đoàn TMT đã đầu tư hơn 100 triệu USD vào dự án Saigon Silicon City. Hiện tại Ông Kiệt đang tập trung vào Dự án SSC Khu công nghệ cao SHTP Quận 9, TP HCM và một số dự án khác giúp phát triển quê hương Việt Nam thành một trung tâm kinh tế và công nghệ cao, nơi mà các công ty công nghệ danh tiếng trên thế giới muốn tìm tới tham gia hợp tác để cùng phát triển.

Ở đầu cầu TP. Hồ Chí Minh do Kỹ sư, Thạc sỹ Nguyễn Hữu Hiền, Tổng Giám đốc đảm trách. Ông Hiền được biết đến với vai trò là người từng được Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh lựa chọn giao nhiệm vụ thực hiện thí điểm Nghị quyết Trung ương 2 về đi tắt đón đầu khoa học công nghệ ở thập niên 90 của thế kỷ trước.

Ông đã từng làm Tổng Giám đốc Saigon Electronis Informatics Company – SEI; Ông là tác giả cho ra đời dự án Saigon Software Park – SSP, khu phần mềm tập trung đầu tiên của Việt Nam vào năm 1997. Ông còn là tác giả cho ra đời hàng loạt các khu phần mềm tập trung khác tại những vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước như: DanangSoftech, Cần Thơ Software Park, Hải Phòng Software Park, Huế Software Park và E-Town thuộc Công ty REE. Ngoài ra, Ông Hiền còn là cố vấn chiến lược về ứng dụng CNTT cho tỉnh Cà Mau và tỉnh Nghệ An. Ông đóng vai trò then chốt trong việc đề xuất Lãnh đạo Đảng, Nhà nước có quyết sách mở cửa Internet và đổi mới lĩnh vực viễn thông Việt Nam.

Ông cũng đã từng trải qua các cương vị hiệp hội ngành nghề như: Chủ tịch Hội Điện tử – Công nghệ thông tin TP. Hồ Chí Minh; Ủy viên Ban Thường vụ Hội Điện tử Việt Nam.

Sứ mệnh của Hai đầu cầu Việt – Mỹ

Đến nay, việc thiết lập nhịp cầu nối đôi bờ “công nghệ” Việt – Mỹ đã cơ bản hoàn tất và đang trong giai đoạn kiểm tra “thông xe kỹ thuật”.

Ở đầu cầu bên Mỹ tại Silicon Valley, Ông Nguyễn Hoàng Kiệt với vai trò người sáng lập, Ông đảm nhận sứ mệnh kêu gọi, thu hút nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) đầu tư phát triển công nghệ cao về cho Saigon Silicon City tại TP. Hồ Chí Minh. Về cơ bản đã xác lập được phương thức hoạt động thiết thực, hiệu quả và từng bước đi vào thế hoạt động ổn định.

Ở đầu cầu Việt Nam tại Saigon Silicon City TP. Hồ Chí Minh do Ông Nguyễn Hữu Hiền, Tổng Giám đốc đảm trách. Bằng trải nghiệm của mình, Ông Hiền đã và đang ra sức giải quyết những vướng mắc, bất cập được gọi chung là “Vạn sự khởi đầu nan”. Ông đã điều hành SSC từng bước đi vào hoạt động nền nếp, quản trị theo hệ thống; các dự án từ thiết kế đến thi công đều được tái khởi động trở lại; mọi dư luận không đúng về SSC cũng dần được làm sáng tỏ. SSC dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1 của dự án vào cuối 2021.

Dự án Saigon Cilicon City – SSC: Center 1 và 4 (Ảnh chụp 10/10/2020)

Q.C

Triển Khai Thực Hiện Nghị Quyết 36

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết, thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ học tập, quán triệt Nghị quyết và xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình, kế hoạch hành động để cụ thể, thể chế hóa nghị quyết. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ để thực hiện Nghị quyết. Hội thảo là một trong những hoạt động để thực hiện nhiệm vụ trên.

Hội thảo đã được nghe các chuyên gia, các nhà khoa học cùng tham luận các nội dung về Khung Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ; Bối cảnh, cơ hội, thách thức khu vực và thế giới đối với việc thực hiện Chiến lược; Hợp tác quốc tế về các vấn đề môi trường, sinh thái biển tại Biển Đông.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên phát biểu khai mạc Hội thảo

Một là, cụ thể hóa các mục tiêu của Chiến lược; phương pháp, tiêu chí, cách thức tiến hành xác định các nhiệm vụ, lộ trình thực hiện một cách cụ thể, khả thi theo các giai đoạn đến năm 2025 và đến năm 2030.

Hai là, nhận diện đầy đủ bối cảnh, làm rõ các cơ hội và thách thức khu vực và thế giới, trên cơ sở đó để có thể đề xuất các giải pháp hợp lý, khả thi nhằm thực hiện Chiến lược.

Ba là, phân tích, đánh giá về triển khai thực hiện các khâu đột phá phục vụ xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm, trước mắt là phát triển mô hình tăng trưởng xanh, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong ngành nuôi biển – một ngành kinh tế biển mới nổi và trong ứng phó các thách thức an ninh môi trường biển Đông.

Tổng cục trưởng Tạ Đình Thi phát biểu tại Hội thảo

Với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Hội thảo đã thành công tốt đẹp theo chương trình đề ra. Các ý kiến tham luận, trao đổi trên tinh thần xây dựng, thẳng thắn, cởi mở của các đại biểu đại diện cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các chuyên gia, nhà khoa học, …Kết quả của Hội thảo ngày hôm nay có ý nghĩa rất lớn, góp phần quan trọng cho việc xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

Trên cơ sở các ý kiến tham luận, trao đổi của các đại biểu, bế mạc Hội thảo , Thứ trưởng Trần Quý Kiên đề nghị Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:

1. Tổng hợp toàn bộ các ý kiến tham luận, trao đổi trong Hội thảo để làm cơ sở xây dựng Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

2. Khẩn trương hoàn thiện bộ tiêu chí làm cơ sở lựa chọn các nhiệm vụ, đề án, dự án, đề tài để đưa vào Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm nhằm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

3. Tổng hợp đề xuất các nhiệm vụ, đề án, dự án, đề tài của các Bộ, ngành, địa phương, đồng thời rà soát lại các nhiệm vụ đã làm, chưa làm được mà vẫn mang tính cấp thiết tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 10/12/2015 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, từ đó đánh giá, lựa chọn những nhiệm vụ, đề án, dự án, đề tài có tính liên ngành, liên vùng, quan trọng ở cấp quốc gia để đưa vào Kế hoạch.

4. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đề nghị Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thường xuyên trao đổi, liên hệ với các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý thuộc các Bộ/ngành, địa phương xin ý kiến để công tác xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết đảm bảo đầy đủ, khoa học, khách quan và đúng tiến độ.

Ngoài ra, để đảm bảo tiến độ và chất lượng Kế hoạch sau khi ban hành có tính khả thi, Thứ trưởng cũng trân trọng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình cụ thể hóa các nội dung về quan điểm, mục tiêu, định hướng; xác định rõ các nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ thường xuyên; đề xuất giải pháp, lộ trình thực hiện; phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam trong quá trình xây dựng và trình ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-TW.

Trong khuôn khổ Hội thảo, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường đã tổ chức lễ khen thưởng và tặng bằng khen cho các đồng chí đã có đóng góp tích cực trong việc xây dựng Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam./.

5 Năm Thực Hiện “Nghị Quyết Số 36

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy TháiBình đã tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết; đồng thời chỉ đạo sao lục văn bản Nghị quyết tới tất cả các cấp ủy, các tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh để tổ chức học tập, quán triệt. Ban hành Kế hoạch số 99-KH/TU ngày 22/9/2014 thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Trong 05 năm qua, tỉnh Thái Bình đã tăng cường hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách để đẩy mạnh và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnhđã hoàn thiện và bổ sung quy trình, tiêu chuẩn, hệ thống chỉ tiêu đánh giá về xây dựng Chính quyền điện tử (CQĐT) tỉnh. Các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và những thành quả mang lại của CNTT; về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển CNTT trong chiến lược phát triển nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế của tỉnh.

Ứng dụng CNTT nhằm thực hiện ba đột phá chiến lược

Trong 05 năm qua, tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, từng bước hoàn thiện các nội dung chỉ đạo của Chính phủ về xây dựng CQĐT của tỉnh. Đã hoàn thiện và bổ sung hệ thống chỉ tiêu; thực hiện đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh từ năm 2017; triển khai và ứng dụng chỉ tiêu đánh giá xếp hạng CQĐT cấp huyện, cấp xã để đánh giá xếp hạng CQĐT cho cấp huyện từ năm 2018. Đồng thời quan tâm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nhà nước, trong hoạt động điều hành, tác nghiệp của các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp thuộc tỉnh để đẩy mạnh tiến trình cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của tỉnh.

Việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh đã bám sát Quy hoạch phát triển ứng dụng CNTT của tỉnh đến năm 2020; kiến trúc CQĐT tỉnh Thái Bình, phiên bản 1.0 đã được UBND tỉnh phê duyệt, đã tổ chức thực hiện theo 4 quan điểm và 3 đột phá chiến lược được Bộ Chính trị đề ra trong Nghị quyết số 36-NQ/TW. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động xây dựng kế hoạch ứng dụng, phát triển CNTT tại đơn vị bảo đảm đáp ứng yêu cầu phát triển, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và phù hợp với kế hoạch ứng dụng, phát triển CNTT chung của tỉnh.

Duy trì, nâng cấp các ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh đã có, triển khai chữ ký số chuyên dùng của Chính phủ trong hoạt động của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị của tỉnh đến cấp xã và xác thực văn bản điện tử, kê khai thuế điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng và đang triển khai trong các hoạt động dịch vụ công của kho bạc và tài chính. Các cơ quan Đảng, cơ quan Nhà nước các cấp đã thực hiện quản lý, điều hành công việc qua Mạng văn phòng điện tử liên thông; 95% các văn bản được số hóa (trừ văn bản mật), 90% các văn bản được gửi liên thông qua mạng có sử dụng chữ ký số để xác thực. Các cuộc họp của UBND tỉnh với các huyện, thành phố bước đầu được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, cấp xã thực hiện họp tập trung tại điểm cầu của huyện. 100% các thông tin được công khai, minh bạch trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thành phần của cơ quan nhà nước theo đúng quy định hiện hành.

Xây dựng hạ tầng thông tin quốc gia

Mức độ hiện đại hóa, chuẩn hóa, đồng bộ, liên thông bảo đảm khả năng tiếp cận và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

Hằng năm, các cơ quan, đơn vị đều ưu tiên đầu tư, nâng cấp hệ thống máy tính, mạng nội bộ của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức chính trị – xã hội thuộc tỉnh để có thể khai thác, sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh. Từng bước xây dựng các cơ sở dữ liệu quan trọng của tỉnh như: xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu dùng chung; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của 05 huyện, thành phố; đã xây dựng xong phân khu chi tiết trong xây dựng của tỉnh; hoàn thành cơ sở dữ liệu của ngành Thông tin và Truyền thông; cơ sở dữ liệu người có công của ngành lao động, thương binh và xã hội, cơ sở dữ liệu về cán bộ công chức, viên chức Sở Nội vụ; một số cơ sở dữ liệu của ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo của tỉnh đang được hình thành; đang thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành về tài nguyên môi trường để chia sẻ thông tin về tài nguyên môi trường một cách hiệu quả. Tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đạt chuẩn để lưu trữ hệ thống thông tin số của tỉnh và tạo cơ sở hạ tầng để kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh với Trung ương; đồng thời xây dựng, hoàn thiện kết nối Mạng diện rộng, đáp ứng các quy định về Mạng chuyên dùng cấp 2 của tỉnh theo các quy định hiện hành bảo đảm liên thông từ cấp tỉnh, huyện đến cấp xã.

Phát triển công nghiệp CNTT

Tỉnh đã ư tiên hỗ trợ, áp dụng các chuẩn kỹ năng, quy trình quản lý và sản xuất tiên tiến. Đầu tư nghiên cứu; phát triển, ứng dụng các sản phẩm phần mềm dùng chung trong các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của toàn tỉnh đảm bảo hoạt động hiệu quả và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Toàn tỉnh hiện có 26 doanh nghiệp CNTT, chủ yếu phục vụ kinh doanh dịch vụ, mua bán sản phẩm CNTT, chưa có doanh nghiệp tập trung đầu tư để phát triển phần mềm; trên địa bàn tỉnh cũng chưa có các công ty phần mềm, khu CNTT tập trung; việc thu hút dự án đầu tư của nước ngoài về CNTT còn hạn chế.

Phát triển nguồn nhân lực CNTT

Tổ chức quản lý CNTT gồm: BCĐ xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình, cơ quan chuyên trách về CNTT là Sở Thông tin và Truyền thông cùng 85 cán bộ chuyên môn và phụ trách về CNTT tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và cấp huyện.

Công tác chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ cho ứng dụng và phát triển CNTT được tỉnh quan tâm, bước đầu đã tuyển dụng mới và xây dựng được đội ngũ cán bộ chuyên môn đủ trình độ và năng lực đảm đương các nhiệm vụ cơ bản của ngành, lĩnh vực.

Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, giữ vững chủ quyền quốc gia.

Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, bố trí kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng về an toàn, bảo mật; các hệ thống thông tin quan trọng, dùng chung của tỉnh đều được Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện giám sát, áp dụng chính sách ghi lưu tập trung biên bản hoạt động cần thiết để phục vụ công tác điều tra, khắc phục sự cố mạng lưới với thời hạn lưu giữ theo đúng hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Theo số liệu từ hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng của Ban Cơ yếu Chính phủ, năm 2018 có 57.874 lượt cảnh báo tấn công, trong đó chủ yếu là cảnh báo tấn công từ địa chỉ Blacklist là 33.490 lượt; cảnh báo tấn công web là 11.070 lượt; dò quét /khai thác lỗ hổng là 9.321 lượt; cảnh báo phát hiện mã độc là 1.729 lượt…Tỉnh đã bố trí cán bộ trực Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh 24/24 giời để đảm bảo an toàn cho các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung của tỉnh; thường xuyên phối hợp với Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Trung tâm Giám sát an ninh mạng của Ban Cơ yếu Chính phủ tăng cường theo dõi, phát hiện, cảnh báo sớm các vụ tấn công vào Trung tâm Tích hợp dữ liệu của tỉnh.

Về kiện toàn, bổ sung chức năng ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng đối với BCĐ xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình: BCĐ đã kịp thời các Văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn về an toàn thông tin tới các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh. Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của tỉnh đã thực hiện kiểm tra việc đảm bảo an toàn an ninh thông tin, phối hợp thực hiện bóc gỡ virus, mã độc tại nhiều cơ quan, đơn vị; tổ chức diễn tập ứng phó sự cố năm 2018 đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện khi có sự cố xảy ra. Tháng 5 năm 2019 đã khai trương Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng để phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ tấn công nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, giữ vững chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW, tỉnh Thái Bình cần triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp sau: xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách đẩy mạnh triển khai xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình; xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam; xây dựng, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân; bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thái Bình; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc đánh giá, xếp hạng ứng dụng CNTT, an toàn thông tin mạng trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và đánh giá xếp hạng chính quyền điện tử cấp huyện, cấp xã hàng năm; triển khai các biện pháp nâng cao nhận thức, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào quản lý, điều hành và các khâu trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính cạnh tranh và năng lực hội nhập.

Nguồn: https://thaibinh.gov.vn/tin-tuc/van-hoa-xa-hoi/5-nam-thuc-hien-nghi-quyet-so-36-nq-tw-ngay-01-7-2014-cua-bo.html

Tag: 1/7/2014 01/7/2014 36 2014