Nghị Quyết Số 18 Của Bch Trung Ương / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Triển Khai Cuộc Giám Sát Việc Lãnh Đạo, Chỉ Đạo Thực Hiện Nghị Quyết Số 39 Của Bộ Chính Trị Và Nghị Quyết Số 18 Của Bch Trung Ương Đảng

Sáng ngày 11/6, Đồng chí Nguyễn Tiến Thành – Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình chủ trì hội nghị triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 39 ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Nghị quyết số 18 ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Dự hội nghị có các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Hội nghị triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 18 của BCH Trung ương Đảng

Trước đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình quyết định thành lập đoàn giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đối tượng giám sát là Ban thường vụ các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy; tổ chức Đảng các sở, ban, ngành: Nội vụ; Y tế; Lao động, Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trường Cao đẳng Y tế và một số tổ chức Đảng cơ sở. Thời điểm giám sát là từ khi ban hành Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị (khóa XI), Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đến nay. Thời gian giám sát tại các địa phương, đơn vị hoàn thành trước ngày 10/7/2020.

Thông qua giám sát nhằm đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và dấu hiệu vi phạm nếu có của tổ chức Đảng các cấp trong việc triển khai và tổ chức thực hiện Nghị quyết 39 và Nghị quyết số 18. Đồng thời đề xuất giải pháp tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được; kịp thời sửa chữa, uốn nắn, khắc phục những hạn chế, thiếu sót để thực hiện hiệu quả các nghị quyết trong thời gian tới.

Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Việc triển khai giám sát sẽ đánh giá đúng kết quả, thực chất triển khai 2 Nghị quyết tại các địa phương, đơn vị

Phát biểu kết luận, Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Việc triển khai giám sát sẽ đánh giá đúng kết quả, thực chất triển khai 2 Nghị quyết tại các địa phương, đơn vị. Từ đó, phát hiện những bất cập, khó khăn để có những kiến nghị, đề xuất cụ thể. Đồng chí đề nghị Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy tiếp thu các ý kiến đóng góp bổ sung tại hội nghị hôm nay để việc triển khai giám sát đạt kết quả cao.

Video: 61120_OTHANH1.mp4

Đồng chí Phó bí thư Tỉnh ủy đề nghị việc giám sát phải thực hiện đúng quy trình, tránh hình thức, giám sát phải khách quan, công tâm. Đồng chí cũng thống nhất các nội dung trong kế hoạch giám sát, thời điểm, thời gian hoàn thành. Các địa phương, đơn vị chủ động triển khai các kế hoạch phối hợp để công tác giám sát thực hiện các Nghị quyết đạt kết quả cao.

Hội Nghị Trực Tuyến: Sơ Kết 5 Năm Thực Hiện Nghị Quyết Số 33 Của Bch Trung Ương Đảng

Sáng ngày 23/5/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Đồng chí Đỗ Xuân Tuyên – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu của tỉnh, dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban, sở, ngành của tỉnh.

Tại điểm cầu huyện nhà, dự hội nghị có đồng chí Lê Trí Viễn – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; đồng chí Trần Duy Thái – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; dự hội nghị còn có Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND huyện; các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban chấp hành đảng bộ huyện; đại diện lãnh đạo các ban, phòng, ngành của huyện; ủy viên UBKT huyện ủy; các đồng chí Bí thư các chi, đảng bộ trực thuộc huyện ủy; đồng chí Chủ tịch UBND, đồng chí Trưởng ban tuyên giáo Đảng ủy; công chức văn hóa các xã, thị trấn trong huyện, cùng đại diện các tập thể, cá nhân được khen thưởng.

Nhằm tổ chức triển khai thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Các địa phương, các cơ quan, đơn vị cũng đã ban hành chương trình hành động, kế hoạch, đề án nhằm cụ thể hóa thực hiện nghị quyết.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa đối với sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng con người trong tình hình mới đã có sự chuyển biến rõ rệt. Nhận thức của nhân dân về xây dựng, phát triển văn hóa, con người đã được nâng lên. Nhân dân ngày càng tự giác và tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tham gia gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; tích cực, chủ động tiếp thu những giá trị văn hóa tốt đẹp của nhân loại.

Đến năm 2018, toàn tỉnh có 91% gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; 749/851 làng, khu phố văn hóa, đạt tỉ lệ 88%; 661 gia đình được công nhận gương ông bà, cha mẹ mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền cấp tỉnh, trên 4500 gia đình được công nhận cấp huyện và trên 6.400 gia đình được công nhận cấp xã; 62 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được UBND tỉnh công nhận lại danh hiệu Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 05 năm (2014-2018) và có 32 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được UBND huyện, thành phố công nhận đạt chuẩn văn hóa lần đầu. 100% thôn, làng và các khu dân cư xây dựng được nghĩa trang nhân dân có khu hung táng, cải táng riêng biệt; 100% số làng, khu phố xây dựng được hương ước, qui ước trong đó có nội dung về xây dựng nếp sống văn hóa mới. Giai đoạn 2015 – 2018, toàn tỉnh đã đầu tư hơn 330 tỷ đồng cho xây dựng các thiết chế văn hóa thông tin cơ sở. Công tác giáo dục – đào tạo được quan tâm thường xuyên, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng lên; việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động được đẩy mạnh thực hiện. Việc xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa đã có tác động tích cực đến đời sống văn hóa cơ sở, cổ vũ các phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, biểu diễn, triển lãm, văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra sôi nổi, thiết thực, thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia. Hoạt động của hệ thống thư viện, phòng đọc cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh được quan tâm. Công tác quản lí nhà nước về văn hóa được tăng cường, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa có bước trưởng thành.

Tuy nhiên, báo cáo sơ kết và các ý kiến tham luận tại hội nghị cũng đã chỉ ra một số hạn chế đó là: Việc quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết ở một số nơi còn chậm; có đảng bộ xã, phường, thị trấn còn chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể; Cơ sở vật chất phục vụ sự nghiệp văn hóa còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa có nhiều khu vui chơi, giải trí công cộng; Công tác bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hiệu quả chưa cao, một số quy hoạch bảo tồn đã được phê duyệt nhưng chưa được triển khai thực hiện hoặc tiến độ thực hiện chậm; Chất lượng các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa chưa cao; các loại hình nghệ thuật truyền thống tuy được khôi phục nhưng chưa nhiều; Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa rộng khắp; Đội ngũ làm công tác văn hóa và công tác lí luận, phê bình văn học nghệ thuật còn yếu và thiếu; cơ chế, chính sách hộ trợ chưa khuyến khích được những người làm công tác văn hóa, nhất là văn, nghệ sỹ; công tác hỗ trợ đào tạo tài năng, chế độ chính sách còn thấp, chưa xây dựng được đội ngũ cộng tác viên cơ sở; .v.v.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đỗ Xuân Tuyên – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đánh giá cao những kết quả mà tỉnh nhà đã đạt được trong xây dựng đời sống văn hóa, con người, nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của BCH trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đã chỉ ra và làm rõ thêm những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đồng thời nhấn mạnh một số nội dung tỉnh nhà cần tiếp tục thực hiện đó là: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong tổ chức thực hiện Nghị quyết gắn với đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết TW 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” trong nội bộ. Tiếp tục cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết phù hợp với điều kiện từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Tăng cường đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa, có cơ chế, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, phát triển văn hóa. Tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm các thiết chế văn hóa, thông tin, đáp ứng yêu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Hoàn thiện các qui định để bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, di tích lịch sử, văn hóa kết hợp với phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới./.

XUÂN ĐÀI

Bế Mạc Hội Nghị Trung Ương 13: Bch Trung Ương Nhất Trí Cao Thông Qua Nghị Quyết

Tại Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương đã bàn về: Tình hình kinh tế – xã hội năm 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021; hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng; công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.

Ban Chấp hành Trung ương cũng đã xem xét, cho ý kiến đối với Báo cáo của Bộ Chính trị về các công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 12 đến Hội nghị lần thứ 13; Báo cáo công tác tài chính đảng năm 2019; xem xét Tờ trình của Bộ Chính trị và ghi phiếu giới thiệu nhân sự các chức danh Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã nhất trí cao thông qua Nghị quyết của Hội nghị.

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu bế mạc, nêu rõ một số vấn đề cần thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương.

* Lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững

Ban Chấp hành Trung ương thống nhất nhận định: Trong 9 tháng đầu năm, tình hình đại dịch COVID-19 diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái nặng nề, tăng trưởng âm; thương mại thế giới sụt giảm nghiêm trọng; thị trường tài chính biến động bất thường, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Kinh tế – xã hội nước ta bị ảnh hưởng lớn, khó có thể hoàn thành được toàn bộ các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đã đề ra cho năm 2020 và 5 năm 2016 – 2020, mặc dù 4 năm trước đó luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, năm sau tốt hơn năm trước.

Tuy nhiên, nhờ có sự nỗ lực phấn đấu, đóng góp to lớn, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Việt Nam được coi là điểm sáng về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế – xã hội, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn đã được ban hành kịp thời và tổ chức thực hiện tốt để duy trì ở mức cao nhất các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội. Kinh tế vẫn tăng trưởng dương, đạt trên 2% trong 9 tháng đầu năm, dự kiến từ 2 đến 3% trong năm 2020 (được đánh giá là một trong số 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong bối cảnh đại dịch, kinh tế thế giới và nhiều nước lớn dự kiến tăng trưởng âm). Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; cán cân thương mại có thặng dư cao, xuất siêu 17 tỉ đô la Mỹ (USD), dự trữ ngoại hối tăng cao (khoảng 93 tỉ USD)…

Về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021, Trung ương cho rằng, trước mắt cần tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh và triển vọng kinh tế – xã hội thế giới, trong nước từ nay đến hết năm 2020 và các năm 2021 – 2022; tiếp tục rà soát thật kỹ, xác định đúng các chỉ tiêu chủ yếu, các cân đối lớn của nền kinh tế, định hướng phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng và những nhiệm vụ trọng tâm, những giải pháp có tính đột phá, khả thi cao.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý: “Tiếp tục đề cao cảnh giác, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời tập trung ưu tiên triển khai thực hiện các chính sách, biện pháp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, lấy lại đà tăng trưởng kinh tế gắn với tạo nền tảng để phát triển nhanh và bền vững. Khẩn trương, nghiêm túc rà soát, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách và nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện để sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém vốn có, tồn đọng từ lâu nhưng chậm được khắc phục của nền kinh tế; xử lý dứt điểm các công trình dự án thua lỗ, chậm tiến độ kéo dài; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế và xã hội. Hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch COVID-19. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh và thị trường trong nước, đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Kiên quyết, chủ động, tích cực xử lý nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém, nâng cao độ an toàn, tin cậy của hệ thống các tổ chức tín dụng; đồng thời nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước…”

Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIII lần này đã phân tích, đánh giá, tạo sự thống nhất cao trong nhận định về những kết quả, thành tựu đã đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm được rút ra từ tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020. Những thành tựu đã đạt được là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của nước ta qua 35 năm đổi mới. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Dự thảo xác định mục tiêu tổng quát, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể là đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Dự thảo Báo cáo chính trị lần này dành ra một mục riêng đề cập đến 5 quan điểm chỉ đạo, có bổ sung, làm rõ hơn một số nội dung quan trọng của các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo mà Đảng ta đã đề ra và từng bước hoàn thiện qua các kỳ Đại hội. Đặc biệt là đã nhấn mạnh không chỉ “kiên định và vận dụng” mà còn phải phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phải coi phát triển kinh tế – xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định cần “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc…, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam…; thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mới cho phát triển đất nước. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại…; phát huy cao độ nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất”. Không chỉ “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng “mà còn phải”… xây dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc”.

Bám sát tình hình, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Dự thảo đề ra 12 định hướng phát triển đất nước trong thời kỳ chiến lược 10 năm 2021 – 2030, sáu nhiệm vụ trọng tâm, ba đột phá chiến lược và các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đổi mới, phát triển các ngành, lĩnh vực cụ thể với nhiều nội dung đổi mới quan trọng.

Dự thảo lần này đã điều chỉnh, xác định rõ, chuẩn xác hơn mối quan hệ giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường…; đồng thời bổ sung một mối quan hệ mới là giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội…

Dự thảo khẳng định, ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI, XII của Đảng xác định (Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển; Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ) có ý nghĩa, giá trị lâu dài, vẫn còn nguyên giá trị nhưng đã được bổ sung, cụ thể hóa cho phù hợp với giai đoạn phát triển mới.

Trung ương đã bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự Trung ương khóa XII tái cử và nhân sự mới lần đầu được dự kiến giới thiệu tham gia Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII (cả Ủy viên Trung ương chính thức và dự khuyết); bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII tái cử khóa XIII và giới thiệu nhân sự mới lần đầu tham gia Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XIII. Kết quả rất tốt đẹp, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thống nhất rất cao với đề xuất của Bộ Chính trị.

Ban Chấp hành Trung ương giao Bộ Chính trị và Tiểu ban Nhân sự căn cứ Nghị quyết của Hội nghị, Báo cáo kết quả giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII và các ý kiến đóng góp của Trung ương, tiếp tục xem xét, rà soát thật kỹ, bổ sung, hoàn chỉnh các phương án nhân sự theo đúng quy trình công tác nhân sự đã đề ra để báo cáo Trung ương xem xét, quyết định thông qua tại các hội nghị Trung ương tiếp theo trước khi trình Đại hội XIII của Đảng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Báo Cáo Tiến Độ Thực Hiện Nghị Quyết Số 18 Và 19 Của Hội Nghị Trung Ương 6 Khóa Xii

Thứ năm – 03/05/2018 22:18

Ngày 03/5/2018, đồng chí Trần Tuệ Hiền-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh và đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành đã tiến hành kiểm tra tiến độ, quán triệt việc thực hiện Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 18 và 19 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.

Làm việc với Đoàn Công tác có Giám đốc Sở Trần Văn Lộc, các PGĐ Sở: Lê Anh Nam, Lê Thị Ánh Tuyết và Trưởng các phòng thuộc Sở, Trưởng các đơn vị trực thuộc Sở. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một trong 6 cơ quan, địa phương điểm thực hiện Đề án của Tỉnh ủy triển khai Nghị quyết số 18 và 19 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII. Tại buổi làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhất trí cao về mặt chủ trương, đồng thời cũng nêu lên một số vướng mắc về chuyên môn như: Sau khi sắp xếp, cần có sự thống nhất từ các bộ ngành Trung ương trong việc kiểm soát dịch bệnh vật nuôi, cây trồng với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, sáp nhập vào Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phải có lộ trình khi thực hiện thanh tra, kiểm tra để không bị ngắt quãng nhiệm vụ. Cán bộ, công chức, viên chức mong muốn có chính sách cụ thể đối vớitrường hợp tinh giản biên chế. Sau khi sắp xếp bộ máy, nếu đưa quản lý nhà nước một số lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thú y…về Văn phòng sở sẽ rất nặng, nhiều đầu mối, biên chế lên khoảng 30 người, nhưng chuyển về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp sẽ không sát với chức năng, nhiệm vụ… Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh nhấn mạnh: Nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế quan trọng của tỉnh, việc triển khai đề án sẽ có tác động tới thực hiện nhiệm vụ thường xuyên của ngành, vì thế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chủ động trong nghiệp vụ. Ngay sau khi thực hiện đề án, Sở phải phân công nhiệm vụ cụ thể, tránh xảy ra tình trạng đùn đẩy công việc. Đối với những đơn vị không sáp nhập vẫn sắp xếp cho phù hợp năng lực, ưu tiên người giỏi, có đạo đức. Việc sắp xếp lại cán bộ phải thực hiện kỹ như làm nhân sự đại hội và phải làm công khai, minh bạch. Kết luận tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Tuệ Hiền chỉ đạo: Điều đầu tiên cần phải quán triệt là thay đổi cách làm, cách tư duy khi triển khai đề án, phải vượt qua tư duy cũ, cách làm cũ. Không thể khi nói bộ máy của chúng ta cồng kềnh ai cũng đồng tình, nhưng triển khai cụ thể đến từng đơn vị, tới đơn vị mình lại thấy khó. Nghị quyết về tinh giản, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy của Trung ương như một cuộc cải cách toàn diện về công tác cán bộ, về bộ máy hành chính của cả nước. Vì thế, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải xác định đây là vấn đề tất yếu.

Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần

Tuệ Hiền phát biểu kết luận tại buổi làm việc

Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Trần Tuệ Hiền khẳng định: Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo thực hiện đề án của Tỉnh ủy rất trăn trở, nhưng trong bối cảnh hiện nay phải thực hiện tinh giản biên chế, cải cách bộ máy. Để đề án của tỉnh thành công, cần có sự đồng thuận của các sở, ngành, huyện, thị. Ngành nông nghiệp có tác động nhiều chiều tới đời sống cũng như phát triển kinh tế của tỉnh. Vì vậy, sở cần khẩn trương thực hiện đề án và phải là đơn vị làm tốt, bám sát chủ trương của tỉnh. Trong công tác cán bộ, phải khách quan, khoa học, cẩn trọng, công tâm, nếu cảm tính sẽ xa rời mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả. Ngay sau khi sắp xếp, phải bảo đảm nhiệm vụ chuyên môn, kịp thời thích ứng với tư duy làm việc mới.

Giám đốc Sở Trần Văn Lộc phát biểu tại cuộc họp

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Văn Lộc khẳng định: sau khi đi sắp xếp xong, ngành nông nghiệp sẽ có sự lột xác đúng với tinh thần kiến tạo như chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Quang