Ngôi Kể Của Văn Bản Cổng Trường Mở Ra / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Văn Bản Cổng Trường Mở Ra

[Ngữ Văn 7 ] Văn bản Cổng trường mở ra

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

[Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.] ERROR: If you can see this, then [Hãy đăng kí thành viên hay đăng nhập để xem liên kết này.] is down or you don’t have Flash installed.

Nghe và cảm nhận đức hi sinh cao cả của Người Cha!

Phân Tích Văn Bản “Cổng Trường Mở Ra” Của Lý Lan

Phân tích văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan

“Cổng trường mở ra” của Lý Lan thuộc thể tuỳ bút viết dưới hình thức nhật kí. Việc lựa chọn thể loại này giúp cho tác giả có thể dễ dàng đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của người mẹ và đứa con với bao cảm xúc, suy nghĩ đan xen nhau.

Dưới hình thức những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ, văn bản “Cổng trường mở ra” giúp chúng ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc của người mẹ với con và vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống của mỗi con người. Tác giả đã mô tả diễn biến tâm trạng của người mẹ hết sức tinh tế bằng việc kết hợp các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ; các từ láy gợi hình nhằm diễn tả dòng cảm xúc miên man không dứt của người mẹ.

Trong đêm trước ngày con vào lớp một, người mẹ trằn trọc không ngủ được vì rất nhiều cảm xúc hổi hộp, lo âu, vui sướng, bổi hồi… đan xen với nhau.

Sự kiện “con bắt đầu vào lớp một” không chỉ là sự kiện trọng đại với con mà với cả chính người mẹ. Điểm khởi nguồn cho những dòng cảm xúc tuôn trào của mẹ với con chính là tình yêu thương vỗ hạn của mẹ dành cho con. Mẹ sống cùng tâm trạng với con và vui, buồn cùng con. Những suy nghĩ của mẹ miên man không theo một trình tự thời gian nào.

Đầu tiên, mẹ cảm nhận được sự đối lập trong tâm trạng mẹ và con. Mẹ thì trằn trọc không ngủ được, còn con thì “giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”. Nhìn con ngủ, lòng mẹ dâng lên tình yêu mến dạt dào: “mẹ thấy gương mặt thanh thoát của con tựa trên gối mềm, đôi môi hé mở và thinh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”. Phải chăng con có thể thanh thản, vô tư đi vào giấc ngủ yên bình như vậy là vì con vẫn còn là một đứa trẻ ngây thơ, vì con được bao bọc trong vòng tay yêu thương của mẹ?

Mẹ nhớ lại tâm trạng “háo hức” của con lúc chiều khi chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới. Mẹ hiểu cái hăng hái của con khi “tranh” với mẹ dọn dẹp đổ chơi lúc chiều.

Mẹ “trằn trọc” không ngủ được không phải vì lo lắng. Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào con: “Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong những ngày đầu năm học”, “Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi”, “Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo của con trước ngày khai trường”. Điệp ngữ “mẹ tin” khẳng định sự tin tưởng, vững tâm của người mẹ ờ con của mình. Vậy lí do mẹ không ngủ được không phải vì con.

Mẹ đã hóa thân vào con để thấu hiểu tâm trạng của người con trong cả hành động và những tâm trạng khác thường so với mọi ngày. Sự thấu hiểu ấy bắt nguồn từ tình yêu thương vô bờ của mẹ với con. Mẹ như dõi theo từng hành động cũng như từng suy nghĩ, từng cảm xúc của con trước giò phút thiêng liêng và trọng đại ấy. Người mẹ trong tác phẩm thật nhạy cảm và tinh tế.

Mẹ không ngủ được vì “cứ nhắm mắt vào lại vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi lại âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Những kỉ niệm “sâu đậm về buổi khai trường đầu tiên ấy” ùa về trong tâm hồn mẹ. Những từ láy “nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng” diễn tả cả một thế giói tâm trạng thật phong phú của người mẹ, vừa có niềm vui, vừa có nỗi buồn, sự lo âu, sự hồi hộp, mong ngóng…

Nguyên nhân của những tâm trạng ấy là do khi bước vào cánh cổng trường là người mẹ bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ, không có bà ngoại, chẳng còn ai thân quen. Trước những hình ảnh lần đầu tiên được thấy đầy lạ lùng, bỡ ngỡ, người mẹ không khơi trào dâng bao dòng cảm xúc.

Mẹ hoàn toàn có thé kể cho con những điều sẽ xảy ra ở trường để con chuẩn bị tinh thần trước. Nhưng người mẹ trong bài đã suy nghĩ hoàn toàn khác. Mẹ muốn “nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ ngày nào đó trong cuộc đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc báng khuâng, xao xuyến.” Mẹ muốn con tự khám phá.

Mẹ rất trân trọng và nâng niu khi truyền vào tâm hồn con những ấn tượng về ngày đầu tiên khai trường. Vì mẹ hiểu, tình cảm với thầy cô, mái trường là những tình cảm thiêng liêng nhất. Nó sẽ đánh thức trong con những tình cảm khác cao đẹp hơn và sẽ theo con đi suốt cuộc đời giống như nhà văn E. A-mi-xi đã nói: “Trường học là bà mẹ hiền”.

Bà ngoại đã nâng niu, giữ gìn những bâng khuâng, xao xuyến đó cho mẹ, và đến bây giờ mẹ lại trân trọng, gìn giữ nó cho con. Cứ như thế, bồi dưỡng tâm hồn của thế hệ trẻ là công việc truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác giống như công việc truyền lửa qua mỗi bếp mà cha ông ta xưa thường làm. Bởi thế, không chỉ chuẩn bị cho con về trang phục, dụng cụ khi đến trường mới, mẹ còn chuẩn bị chu đáo về tâm trạng cho con. Không chỉ truyền cho con tình yêu thương, mẹ còn là người năng cánh, bồi đắp cho tâm hồn con những tình cảm cao đẹp khác.

Mẹ nghĩ về vai trò của nhà trường với cuộc sống mỗi con người. Ở Nhật, ngày khai trường là “ngày lễ của toàn xã hội”. Liên hệ như thế là người mẹ đã khẳng định được vai trò quan trọng của giáo dục. Bởi thế, “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.”

Nhà trường chính là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước. Người mẹ như hình dung ra hình ảnh mẹ dắt tay con qua cánh cổng và buông tay rồi nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới ki diệu sẽ mở ra”. “Thế giới kì diệu” đó là thế giới của kiến thức, của chân trời khoa học, của bài học về cuộc sống, của những tình cảm thầy trò mến thương và của những ước mơ. Hành trang để con có thể bước vào thế giới ấy chính là tình yêu thương của bố mẹ.

Như vậy, cổng trường không chi mở ra với con trong ngày khai trường đầu tiên mà với cả mẹ cùng một thế giới tâm trạng phong phú. Tác giả không để người mẹ trò chuyện với con mà để người mẹ độc thoại nội tâm, nói với chính mình. Qua đó, ta vừa thấy được nhũng tâm sự của người mẹ khi nghĩ về con, khi nghĩ về kỉ niệm của mình và vai trò của nhà trường vối thế hộ trẻ.

Có hai buổi khai trường đầu tiên đã được nói tới: một là của người mẹ trong hồi ức, hai là của con trong sớm mai. Giữa hai thời điểm đó là những dòng suy nghĩ của người mẹ trải dài từ hồi ức đến hiện tại và sớm mai. Mẹ trải lòng mình để hình dung và hiểu rõ hơn về những điều sắp xảy ra với con, để chuẩn bị cho con những gì tốt nhất mà đón nhận một kỉ niệm sâu sắc nhất để lại ấn tượng nhiều nhất trong cuộc đời học sinh và để hạnh phúc hơn khi biết con mình đã bắt đẩu lớn khôn. Tình mẹ bao la, ấm áp theo mỗi bước đi và mỗi dòng suy nghĩ của con.

Người mẹ tin tưởng và khích lộ con can đảm đi lên phía trước cùng bạn bè đồng lứa tuổi. Như con chim non rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy… Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ. Mọi nhân tài xưa nay hầu hết đều vun trồng trong thế giới kì diệu đó.

Cuộc đời học sinh có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi người. Bước qua cánh cổng trường, một thế giới hoàn toàn mới mẻ mở ra với con người. Đó là thế giới của tri thức, kiến thức. Đó là thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò, tình bạn ấm áp.

Soạn Văn: Cổng Trường Mở Ra

Để giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ Văn lớp 7, chúng tôi đã sưu tầm, biên soạn các bài soạn văn phong phú từ ngắn gọn, đầy đủ đến chi tiết.

1. SOẠN VĂN CỔNG TRƯỜNG MỞ RA SIÊU NGẮN

– Phần 1( Vào đêm trước ngày khai trường của con….. ngày đầu năm học): Tâm trạng hai mẹ con buổi tối trước ngày khai giảng

– Phần 2( còn lại): Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về tuổi với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên… Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật – một ngày lễ thực sự của toàn xã hội – nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai, rồi mẹ lại tưởng tượng giây phút dắt con vào thế giới diệu kì. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

Đọc hiểu văn bản:

Câu 1: Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Trả lời

Tóm tắt nội dung văn bản:

– Bài nghị luận ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng, chu đáo của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường vào lớp Một của con mình.

Câu 2: Đêm trước ngày khai giảng, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó thể hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Trả lời

* Tâm trạng của người mẹ và đứa con rất khác nhau, cụ thể:

– Mẹ bâng khuâng, xao xuyến, suy nghĩ miên man

– Con háo hức, hành động như đứa trẻ lớn rồi, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ

* Điều đó biểu hiện ở các chi tiết:

– Mẹ thao thức không ngủ: mẹ lên giường và trằn trọc; Còn điều gì để lo lắng nữa đâu! Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được,…

– Con: giúp mẹ dọn dẹp phòng,thu xếp đồ chơi vào thùng như chia tay với chúng, rồi giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa ăn một cái kẹo

Câu 3: Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?

Trả lời

– Người mẹ không ngủ được là do vừa trăn trở suy nghĩ về con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường của mình năm xưa

– Chi tiết chứng tỏ ngày khai trường để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ là: Hằng năm cứ vào cuối thu……Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp

Câu 4: Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Trả lời

– Trong văn bản, người mẹ không nói trực tiếp với con hay với ai khác mà đang tâm sự với chính mình, nói với chính bản thân mình.

– Cách viết này giúp tác giả đi sâu vào thế giới tâm hồn miêu tả tinh tế tâm trạng hồi hộp, trăn trở, xao xuyến, bâng khuâng của người mẹ.

Câu 5: Câu văn nào tỏng bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Trả lời

– Câu văn nói lên vai trò và tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là: Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

Câu 6: Người mẹ nói: “… bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Trả lời

– Đó là thế giới của ánh sáng tri thức

– Đó là thế giới của những ước mơ và khát vọng bay bổng

– Thế giới của tình nghĩa thầy trò thiêng liêng, tình bạn cao đẹp và cả tình yêu trong sáng hồn nhiên

– Thế giới của niềm vui hi vọng, vấp ngã rồi trưởng thành, nỗ lực cố gắng của bản thân,…

Câu 1: Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời

– Tán thành vì:

+ Đó là sự thay đổi lớn lao đầu tiên trong cuộc đời, được sinh hoạt trong môi trường mới lạ

+ Tâm trạng vừa háo hức, vui mừng vì có quần áo mới, cặp sách mới,…vừa lo lắng, rụt rè, hồi hộp vì môi trường mới lạ xung quanh

Câu 2: Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.

Trả lời

– Tán thành vì:

+ Đó là sự thay đổi lớn lao đầu tiên trong cuộc đời, được sinh hoạt trong môi trường mới lạ

+ Tâm trạng vừa háo hức, vui mừng vì có quần áo mới, cặp sách mới,…vừa lo lắng, rụt rè, hồi hộp vì môi trường mới lạ xung quanh

2. SOẠN VĂN CỔNG TRƯỜNG MỞ RA CHI TIẾT

3. SOẠN VĂN CỔNG TRƯỜNG MỞ RA HAY NHẤT

Soạn văn: Cổng trường mở ra (chi tiết)

Đề bài học sinh xem bên trên

Lời giải

Đọc hiểu văn bản:

Trả lời câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt nội dung của văn bản:

Bài văn ghi lại tâm trạng cùng sự lo lắng chu đáo của người mẹ trong đêm ngủ không được trước ngày khai trường vào lớp một của con mình.

Trả lời câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Lời giải chi tiết:

– Trong đêm trước ngày khai trường, hai mẹ con là tâm trạng khác nhau: Mẹ cứ trằn trọc không ngủ được; suy nghĩ triền miên, nhớ lại kỉ niệm xưa, còn con tuy háo hức nhưng thanh thản, nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ.

– Biểu hiện:

+ Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

+ Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).

Trả lời câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Lời giải chi tiết:

– Lí do người mẹ không ngủ được:

+ Ngày khai trường vào lớp Một là ngày thực sự quan trọng đối với con và với mẹ, đối với mỗi đời người.

+ Mẹ muốn khắc ghi vào lòng con cảm xúc rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến của ngày khai trường

⟹ kỉ niệm đẹp của cuộc đời.

+ Ngày khai trường của con đã làm sống dậy trong tâm tưởng của mẹ ngày khai trường của mình, tiếng đọc bài trầm bổng và cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.

+ Mẹ nghĩ tới ngày khai trường ở Nhật Bản với sự quan tâm của toàn xã hội và của các quan chức nhà nước.

+ Mẹ bâng khuâng nghĩ tới giây phút hạnh phúc cầm tay con dắt tới cổng trường để con bước vào thế giới kì diệu.- Ngày khai trường đã dể lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ đến nỗi cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hàng năm, cứ vào cuối thu … Mẹ tôi âu yếm nắm lẩy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”.

Trả lời câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Lời giải chi tiết:

Trong bài này, bà mẹ không trực tiếp nói với con hay với ai khác. Bà mẹ đang nhìn con ngon giấc và suy nghĩ với chính mình, bất chợt những kỉ niệm cũ tràn về. Cách viết này đã khắc họa tâm trạng cũng như suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp.

Trả lời câu 5 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Lời giải chi tiết:

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ là câu văn kết thúc tác phẩm: “Đi đi con, hãy can đảm lân, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

– Giải thích từ – cụm từ:

+ Can đảm: Là có tinh thần mạnh mẽ, không sợ gian khó hay nguy hiểm, khó khăn.

+ Thế giới này: Bao gồm tất cả nhân loại khắp năm châu bốn biển.

+ Thế giới kì diệu: Kì là lạ, diệu là đẹp. Kì diệu: vừa rất lạ, vừa rất đẹp.

⟹ Ý của cả câu: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.

Trả lời câu 6 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Lời giải chi tiết:

Bà mẹ nói: “Bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em đã học qua năm lớp một, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Thế giới kì diệu đó là thế giới do nhà trường mở ra, trong đó:

– Học sinh được vui thú cùng nhau, tràn đầy tình cảm thân yêu của thầy cô và của bè bạn.

– Học sinh biết thêm nhiều kiến thức về cuộc sống, về cách ứng xử với mọi người…

– Đặc biệt, các em biết đọc chữ, viết chữ ghi lại tiếng nói dân tộc. Điều này sẽ giúp các em đọc được nhiều sách báo và học được nhiều điều bổ ích nữa.

Luyện tập

Trả lời câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em rất tán thành ý kiến trên. Vì đó là lần đầu tiên có sự thay đổi lớn lao trong cuộc đời, em phải sang sinh hoạt trong một môi trường mới lạ. Ngày ấy, tâm trạng em vừa háo hức vì có quần áo mới, cặp sách mới; vừa hồi hộp lo lắng, rụt rè, vụng về trước khung cảnh trường mới, thầy cô mới, bạn bè mới.

Trả lời câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.

Trả lời:

Các em tham khảo phần trích sau đây để viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên cua mình:

“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc trôi đi, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi trưa tựu trường.

Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yểm nắm Lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần nầy tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi dang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dúm nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thầm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Soạn văn: Cổng trường mở ra (hay nhất)

Đề bài học sinh xem bên trên

Lời giải

Đọc hiểu văn bản:

* Bố cục:

– Đoạn 1: Từ đầu đến “ngày đầu năm học”: Tâm trạng của 2 mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng.

– Đoạn 2: Từ “Thực sự mẹ không lo lắng” → hết. Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.

Câu 1 (Trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Tóm tắt: trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

Câu 2 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

– Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

– Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

Câu 3 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Người mẹ không ngủ được:

– Trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con

– Bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm trong ngày khai trường của bản thân

– Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người

Câu 4 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Xét về mặt hình thức thì giống lời người mẹ nhìn đứa con đang ngủ và tâm sự. Nhưng đứa con đang ngủ nên có thể coi đây là lời tự nhủ ( nói với chính mình, ôn lại kỉ niệm)

→ Chứng tỏ tình yêu thương tha thiết của người mẹ dành cho con. Mẹ dỗ dành cho con ngủ và sau đó gánh mọi nỗi muộn phiền, băn khoăn, lo lắng.

– Cách viết này có tác dụng làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tình cảm, tâm tư những điều khó nói trong sâu thẳm khó nói bằng lời nói trực tiếp.

Câu 5 (trang 8 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Câu văn quan trọng nhất trong bài: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm… chệch cả hàng dặm sau này”

– Câu văn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục. Giáo dục cần tâm huyết, đúng đắn đường hướng để không làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ.

Câu 6 (trang 8 ngữ văn 7 tập 1)

Thế giới kì diệu:

– Đó là thế giới của tri thức, kiến thức. Giáo viên chính là người giúp học sinh tiếp cận kho tri thức của nhân loại, tri thức kinh điển, mới mẻ nhất…

– Đó là thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò, tình bạn.

→ Nhà trường nơi nâng đỡ cho em về tri thức, tình cảm, tư tưởng đạo lí, tình bạn, tình thầy trò…

Luyện tập

Bài 1 (trang 9 ngữ văn 7 tập 1)

Cuộc đời học sinh có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi người.

Bởi vì:

– Học sinh lớp Một được trải nghiệm mọi cảm giác bỡ ngỡ, hào hứng, lo lắng… Điều gì đầu tiên cũng thiêng liêng và ấn tượng.

– Học sinh lớp Một luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi đây là lứa tuổi có sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽ khi thay đổi môi trường.

Bài 2 (trang 9 ngữ văn 7 tập 1)

Viết đoạn văn theo hệ thống ý sau:

– Sự chuẩn bị trước ngày khai trường

– Cảm xúc tối trước ngày khai trường

– Khung cảnh đường đến trường

– Suy nghĩ và cảm xúc khi rời vòng tay mẹ bước vào bên trong cánh cổng trường.

– Cảnh vật ngôi trường mới ( cây cối, sân trường, lớp học, bạn bè mới, thầy cô…)

– Cảm xúc khi nghe thầy cô phát biểu ngày khai trường

– Cảm xúc khi gặp cô giáo chủ nhiệm lớp

Đọc Hiểu Văn Bản : Cổng Trường Mở Ra Doc

Tiết 1 – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh hiểu được tâm trạng của người mẹ khi đứa con lần đầu tiên đến trường, qua đó thấy được tình cảm và tấm lòng của người mẹ dành cho con. II.Chuẩn bị đồ dùng : Sách bài tập,Sách ĐHVB,Bảng phụ. III.Các bước lên lớp: 1.Ổn định 2.Kiểm tra: vở ghi, vở soạn và SGK của HS 3.Bài mới Giới thiệu bài: Em hãy nhớ lại ngày khai trường đầu tiên của mình, hãy kể lại cảm tưởng Tiến trình bài dạy: Hoạt động của thầy Hoạt động 1:Hướng dẫn HS đọc và chú thích . ? VB này có cách đọc ntn? Em hãy đọc văn bản. ? Văn bản có xuất xứ ntn ? Hoạt động của trò

Đọc, tóm tắt ND, chú thích Tình cảm, nhẹ nhàng Khai trường: mở trường buổi đầu tiên Nội dung cần đạt I/ Đọc, chú thích

* Đọc:

* Chú thích H – Giải nghĩa từ: nhạy cảm, háo hức, khai trường ? Những từ đó thuộc lớp từ nào đã học Hoạt động 2 – Tìm hiểu nội dung VB ? VB này là lời của ai? Nói về điều gì? ? Tìm những chi tiết miêu tả việc làm, cử chỉ của mẹ vào đêm trước ngày khai trường ? Qua đó bộc lộ tâm trạng gì của mẹ? ? Vì sao mẹ có những tâm trạng như vậy?

? Qua đó em thấy mẹ là người thế nào? ? Em có biết 1 câu ca dao, danh ngôn

Từ mượn, từ HV Lời của mẹ nói với con trai ; Ngắm nhìn con ngủ, nghĩ về những việc con làm, không tập trung trằn trọc,

hay 1 bài thơ nói về tấm lòng người mẹ – “Con là mầm đất tươi xanh Nở trong tay mẹ, mẹ ươm mẹ trồng Hai tay mẹ bế mẹ bồng Như con sông chảy nặng dòng phù sa Mẹ nhìn con đẹp như hoa Con trong tay mẹ thơm ra giữa đời Sao tua rua đã lên rồi Con ơi có cả đất trời bên con Cho dù đạn réo mưa bom Con trong tay mẹ vẫn ngon giấc nồng Vẫn mơ tiếp giấc mơ hồng Ru con tiếng mẹ bay vòng quanh nôi” ? Người mẹ đang nói chuyện trực tiếp với con không?Theo em người mẹ đang nói với ai? ? Cách viết này có tác dụng gì?

IV.HDVN: – Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra”.Soạn văn bản “Mẹ tôi”. HS đọc ghi nhớ. -Cảm nghĩ của em về người mẹ trong văn bản “Cổng trường mở ra”. – HS trao đổi ý kiến 2 BT (SGK) * Ghi nhớ: III/ Luyện tập