Ngữ Văn 7 Văn Bản Sông Núi Nước Nam / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Văn Bản (Ngữ Văn 7) Sông Núi Nước Nam

Văn bản (ngữ văn 7) Sông núi nước nam

giúp mình với

1. Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt để nhận dạng thể thơ của bài thơ Nam Quốc Sơn Hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần 2.. Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? 3.Sông núi nước Nam là 1 bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nôi dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó 4. Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm( bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín) chúng tôi cụm từ Tiệt nhiên,định phận tại thiên thư,hành khan thủ bại hư,hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ

2.. Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một Tuyên ngôn Độc lập? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì? Tuyên ngôn độc lập dùng để khẳng định độc lập chủ quyền của một quốc gia.. Sở dĩ Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì Bài thơ đã khẳng định những cơ sở thiết yếu về chủ quyền của đất nước.Phạm vi lãnh thổ không ai có thể xâm phạm được.

3.Sông núi nước Nam là 1 bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nôi dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó Bố cục : Câu đầu : khẳng định phạm vi chủ quyền lãnh thổ Câu 2 : cơ sở của sự khẳng định chủ quyền Câu 3 và 4 : tuyên bố sự thất bại tất yếu của kẻ thù khi chúng dám xâm phạm bờ cõi nước ta

4. Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm( bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín) Thái độ cương quyết

5.Qua cụm từ Tiệt nhiên,định phận tại thiên thư,hành khan thủ bại hư,hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ Giọng điệu chắc nịch, cương quyết, mạnh mẽ

Soạn Văn 7 Sông Núi Nước Nam Tóm Tắt

1. Bố cục bài thơ

Chia làm 2 phần

Phần 1: (Hai câu đầu): Khẳng định tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ

Phần 2: (Hai câu cuối): Quyết tâm chống lại những điều phi nghĩa của kẻ thù.

2. Hướng dẫn soạn văn Sông núi nước Nam

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Về số câu: có 4 câu thơ.

Về số chữ: mỗi câu có 7 chữ.

Cách hiệp vần: những chữ cuối câu 1. 2. 4 hiệp vần với nhau (cư, thư, hư).

Câu 2: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia.

Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này:

Nước Nam có chủ quyền là của người Nam.

Khi giặc ngoại bang xâm chiến nhất định sẽ gánh lấy thất bại.

Câu 3: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Bố cục: tham khảo ở mục 1.

Bài thơ được biểu ý dựa theo cách lập luận của bài văn nghị luận, các ý được sắp xếp một cách logic và chặt chẽ.

Câu 4: Ngoài biểu ý, Sông núi nước non có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

Ngoài biểu ý, bài Sông núi nước Nam còn biểu cảm. Điều đó không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua lời khẳng định, ngôn từ đanh thép, mãnh liệt, quyết tâm.

Câu 5: Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.

Giọng điệu hùng hồn, đanh thép, thể hiện quyết tâm chiến thắng kẻ thù và niềm tự hào kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.

Đọc Hiểu Văn Bản: Sông Núi Nước Nam

SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Nam quốc sơn hà)

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

Bài thơ tuy làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, nhưng lời giản dị và chắc nịch như ngạn ngữ. Với kết câu gọn, bài thơ gồm hai vấn đề :

– Hai câu đầu nêu lên một nguyên lí khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn. Nguyên lí đó là : quyền độc lập và tự quyết vốn có của dân tộc ta tự ngàn xưa.

– Hai câu sau nêu lên một nguyên lí có tính chất hệ quả của nguyên lí trên, nguyên lí hệ quả này có giá trị như một lời hịch, đó là truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta để bảo đảm quyền độc lập, tự quyết nói trên.

Và như vậy, bất cứ kẻ địch nào xâm phạm quyền độc lập, tự quyết đó nhất định sẽ thất bại thảm hại.

1. Quyền độc lập và tư quyết của dân tộc ta

Từ hai câu thơ :

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

toát lên một ý chí sắt đá của một dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh. Hai câu thơ có giá trị mở đầu cho một bản Tuyên ngôn Độc lập ngắn gọn của nước Đại Việt hùng cường ở thế kỉ XI.

Núi sông này thuộc quyền vua nước Nam, người đại diện cho dân tộc Việt Nam trong khuôn khổ chế độ phong kiến. Cương vực nước Nam đã rõ ràng, được ghi trong sách trời (thiên thư ) tức trong phạm vi phân dã (ở đây chỉ phân dã các sao Dực, Chẩn,…) trong sơ đồ của 28 sao trên trời (Nhị thập bát tú), không dính líu đến cương vực các nước khác.

Một nước ở ngoài ngũ phục như nước Văn Lang thì Hùng Vương có cương vực riêng theo như phân dã quy ước trong hệ thống Nhị thập bát tú ; mà bài thơ “thần” trong sách T ân đính hiệu bình Việt điện u linh đã đề cập tới :

Nam Bắc phong cương các biệt cư, Tinh phân Dực, Chẩn tại thiên thư…

và dân tộc ta có cư dân riêng, tiếng nói riêng, phong tục riêng tóm lại là một nền văn hiến riêng, như về sau Nguyễn Trãi đã nhắc lại ở phần đầu bài Bình Ngô đại cáo :

Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bấc Nam cũng khác…

Nước Đại Việt ta từ nghìn xưa đó, quê hương của trống đồng Đông Sơn nổi tiếng, của anh hùng làng Gióng kiên cường…

2. Truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta

Hai câu sau là hai câu luận và kết của bài thơ :

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

nêu lên một nguyên lí có tính chất hệ quả đối với hai câu thơ trên của bài thơ “thần” bất hủ này. Hai câu sau này vừa có ý nghĩa một lời hịch thúc đẩy quân dân ta tiến lên tiêu diệt địch, vừa có ý nghĩa tuyên ngôn cảnh cáo bọn xâm lược là : chớ có làm điều phi nghĩa, trái với lẽ phải mà chuốc lấy tai vạ !

Quả vậy, nắm được truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta, triều đình nhà Lí đã bình tĩnh trước âm mưu xâm lược của nhà Tống. Năm 1075, đối nội, thì triều đình cho mỏ khoa thi Tam trường đầu tiên để chọn nhân tài, đối ngoại, thì Lí Thường Kiệt cho truyền đi bài hịch gọi là Lộ bố văn cho nhân dân phía nhà Tống ở sát biên giới biết chủ trương của phía ta là chỉ trừng trị bọn chủ mưu xầm lược, “quét sạch dơ bẩn hôi tanh để cho nơi nơi được hưởng cảnh thanh bình, chứ không nhằm vào dân chúng” và bài hịch đó dọn đường cho đại quân ta tấn công vào các ổ tập kết của giặc Tống ở Khâm châu, Ung châu.

Đến năm 1076, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bài thơ “thần” từ thời Ngô Quyền lại dõng dạc vang lên giữa không trung, khơi dậy trong lòng toàn quân, toàn dân ta “truyền thống đấu tranh bất khuất” hàng nghìn năm của dân tộc ta. Câu thơ : Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm nêu lên một mệnh đề dưới dạng nghi vấn, để rồi câu thơ tiếp theo Nhữ đắng hành khem thủ bại hư là một mệnh đề khẳng định, trả lời câu thơ trên một cách đanh thép. […]

(Theo Bùi Văn Nguyên, Giảng văn, tập I, NXB ĐH & THCN, Hà Nội, 1982)

VĂN BẢN ĐỌC THÊM

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO

(Trích)

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau Song hào kiệt đời nào cũng có.

(Nguyễn Trãi)

Soạn Văn Bài: Sông Núi Nước Nam

Soạn văn bài: Sông núi nước Nam

Đọc hiểu văn bản

Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm:

Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt)

Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn)

Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng.

Câu 2:

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

– Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

– Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

Câu 3: Nội dung biểu ý của bài thơ:

– Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc.

Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận.

– Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời.

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù.

– Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó.

Câu 4:

Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

Câu 5:

Qua các cụm từ tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bài thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.