Nội Dung Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Nội Dung Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính

Luật Tiền Phong – Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có những nội dung gì? Pháp luật có điều chỉnh về nội dung này hay không?

Xử phạt vi phạm hành chính:

Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau:

– Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;

– Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;

– Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);

– Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;

– Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;

– Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

– Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;

– Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

– Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;

– Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

– Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.

Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

– Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

– Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.

Luật Tiền Phong tư vấn pháp luật đồng thời cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Hãy nhấc máy và gọi điện cho chúng tôi theo số 1900 6289 để được các Luật sư của chúng tôi hỗ trợ.

Thi Hành Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính

xin chia sẻ một số nội dung Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Thông tư 166 năm 2013 của Bộ Tài Chính. Theo đó, người bị xử phạt đã chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản vẫn còn quyết định xử phạt thì việc thực hiện không thi hành nội dung phạt tiền nhưng vẫn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả ghi được. Cụ thể….

Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

– bạn đang đọc bài tại chuyên mục Tự Học Kế Toán –

1. Trường hợp người bị xử phạt đã chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản mà quyết định xử phạt vẫn còn thời hiệu thi hành thì không thi hành nội dung phạt tiền tại quyết định xử phạt nhưng vẫn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

Người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản.

Trường hợp quyết định xử phạt không có nội dung áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.

2. Căn cứ xác định cá nhân bị chết, mất tích, tổ chức bị giải thể, phá sản:

a) Giấy chứng tử đối với trường hợp cá nhân bị chết.

b) Quyết định của toà án tuyên bố một người mất tích đối với trường hợp cá nhân bị mất tích.

c) Quyết định giải thể đối với trường hợp tổ chức bị giải thể.

d) Quyết định doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản của Toà án đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.

3. Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt gồm nội dung sau: đình chỉ thi hành hình thức phạt tiền, lý do đình chỉ; nội dung quyết định xử phạt tiếp tục phải thi hành, tên tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp tục thi hành; thời hạn thi hành.

4. Việc kế thừa nghĩa vụ thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả của cá nhân đã chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản.

a) Những người được hưởng thừa kế có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trường hợp, di sản thừa kế chưa được chia thì việc tiếp tục thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế.

Trường hợp, di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trường hợp, Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt về biện pháp khắc phục hậu quả do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Trường hợp, không có người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc có nhưng từ chối nhận di sản thừa kế thì thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.

b) Người được Toà án giao quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích có trách nhiệm thi hành phần còn lại của quyết định xử phạt (biện pháp khắc phục hậu quả) trong phạm vi tài sản được giao quản lý thay cho người mất tích.

c) Đối với tổ chức bị giải thể, phá sản thì quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc giải thể, phá sản; người đại diện theo pháp luật của tổ chức giải thể, phá sản để thi hành.

Trường hợp tổ chức bị giải thể là đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp thì tổ chức bị giải thể không được miễn thi hành hình thức phạt tiền tại quyết định xử phạt.

d) Trường hợp cá nhân bị chết, mất tích, tổ chức bị phá sản thuộc trường hợp xoá nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của Luật quản lý thuế thì tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt được xoá nợ theo quy định của pháp luật.

Ngày 20/10/2016, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 155/2016/TT-BTC

Thông tư này hướng dẫn áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP(đã được sửa đổi tại Nghị định số 45/2016/NĐ-CP).

So với hướng dẫn cũ tại Thông tư 190/2013/TT-BTC, Thông tư này có một số sửa đổi, bổ sung đáng lưu ý như sau:

– Sửa đổi thời điểm Thông báo về hàng hóa nhập khẩu gửi nhầm để được miễn phạt, cụ thể Thông báo về hàng hóa nhập khẩu nhầm lẫn phải nộp trước khi đăng ký tờ khai hải quan, thay vì trước đây cho phép nộp trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định việc kiểm tra thực tế.

– Bổ sung hướng dẫn về xử phạt gian lận, trốn thuế đối với hành vi “Khai sai mã số, thuế suất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã cơ quan hải quan hướng dẫn về mã số, thuế suất”. Theo đó, “hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã cơ quan hải quan hướng dẫn về mã số, thuế suất” được hiểu là trường hợp đã được cơ quan hải quan có Thông báo kết quả phân tích, phân loại; có văn bản xác định trước mã số, thuế suất, mức thuế; hoặc cơ quan đã xác định mã số, thuế suất, mức thuế hàng hóa và ban hành quyết định ấn định thuế.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2016.

Bãi bỏ Thông tư số 190/2013/TT-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2013

Ra Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính

a) Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính;

b) Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;

c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt hoặc thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

d) Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;

đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm.

2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

3. Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

II. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

2. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

3. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc quá thời hạn xử phạt khi chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

III. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.

2. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.

3. Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.

4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.

IV. Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm các nội dung chính sau đây:

a) Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;

b) Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;

c) Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);

d) Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;

đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;

e) Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

g) Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;

h) Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

i) Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

k) Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;

l) Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

m) Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.

2. Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

3. Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.

V. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

4. Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

5. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.

VI. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính

1. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.

Khó Thi Hành Quyết Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính

15/10/2018 08:57 AM

Tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, trong giai đoạn từ 1/10/2017 đến 30/6/2018, tại đơn vị phát sinh 60 vụ chưa bị xử phạt. Lý do là vì đơn vị đã chuyển Viện Kiểm sát để xem xét dấu hiệu hình sự (59 vụ), sau đó Viện Kiểm sát yêu cầu chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm để điều tra vụ việc nhưng đến nay cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn đang điều tra và 1 vụ phát sinh đã ra quyết định xử phạt nhưng do thời điểm chốt số liệu báo cáo là ngày 30/6.

Còn tại Cục Hải quan Đồng Tháp hiện đang tồn 4 trường hợp chưa áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt. Trong đó, Quyết định xử phạt ông Nou Ravy- sinh năm 1967, quốc tịch Campuchia số tiền 10 triệu đồng về hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hải quan chưa áp dụng được là do không liên lạc được để giao quyết định xử phạt cho ông này.

Đặc biệt, đối với 3 quyết định (xử phạt DN tư nhân Trương Thanh Hùng về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc; xử phạt ông Nguyễn Văn Sớt 40 triệu đồng và tịch thu tang vật vi phạm là chiếc máy cày hiệu KUBOTA M7000DT đã qua sử dụng về hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và xử phạt ông Lê Hữu Phú về hành vi vi phạm buôn bán, vận chuyển hàng cấm) đều không thể thi hành quyết định. Cục Hải quan Đồng Tháp cho biết, mặc dù tang vật vi phạm của các vụ việc đã được tổ chức bán đấu giá nộp ngân sách nhà nước nhưng các cá nhân, tổ chức vi phạm lại mất khả năng thanh toán số tiền phạt nên khiến việc tổ chức thi hành quyết định xử phạt gặp nhiều khó khăn.

Cục Hải quan Bà Rịa- Vũng Tàu có 3 trường hợp đã quá thời hạn chấp hành nhưng chưa được thi hành của Công ty TNHH Yến Mỹ, Công ty TNHH MKY, Công ty TNHH Tiến Minh. Công ty TNHH Yến Mỹ rời khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh; Công ty TNHH Tiến Minh có dấu hiệu bỏ trốn, cơ quan Hải quan đang phối hợp với Công an tiến hành điều tra xác minh; Công ty TNHH MKY đang trong quá trình tiến hành xác minh.

Tình trạng tương tự diễn ra tại Cục Hải quan Lạng Sơn với việc tồn đọng tới 52 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn thi hành do đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành; đối tượng không có tài sản để thi hành quyết định xử phạt; đối tượng đang bị khởi tố và bắt tạm giam; DN không còn hoạt động…

Trao đổi với một số công chức trực tiếp làm công tác xử phạt vi phạm hành chính, được biết hầu hết các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không được thi hành đều do các đối tượng không thực hiện hoặc không có tài sản để thi hành. Bên cạnh đó, để thực hiện cưỡng chế thi hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định cũng gặp rất nhiều khó khăn vì một số quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa rõ ràng, thiếu phù hợp với thực tế dẫn đến việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khó áp dụng thực hiện.

Cần phải thực hiện cưỡng chế

Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đang có chiều hướng gia tăng với hàng chục nghìn vụ bị phát hiện hàng năm. Tình trạng này không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh… mà còn tiềm ẩn nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.

Trong những năm qua, công tác xử lý vi phạm hành chính đã được các đơn vị trong toàn ngành Hải quan triển khai đầy đủ, toàn diện. Việc phát hiện vi phạm pháp luật, xác lập hồ sơ xử lý, giải quyết các vụ việc, về cơ bản đã được các đơn vị thực hiện một cách kịp thời, hiệu quả, theo trình tự, thủ tục, đảm bảo tuân thủ pháp luật xử lý vi phạm về thẩm quyền, mức phạt và các căn cứ pháp lý trong các quyết định hành chính một cách đầy đủ và chặt chẽ.

Đặc biệt, qua báo cáo của cục hải quan các tỉnh, thành phố và qua công tác kiểm tra việc thực hiện xử lý vi phạm hành chính, thi hành quyết định xử phạt trong toàn ngành Hải quan cho thấy, vẫn còn tồn tại tình trạng một số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn chấp hành nhưng chưa được thi hành và chưa áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định.

Do đó, để chấn chỉnh công tác này theo đúng quy định tại Khoản 1, Điều 3, Điều 66, Điều 73, Điều 74, Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị kiểm tra rà soát việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại đơn vị mình để thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Đồng thời, kiểm tra, sà soát các vụ việc vi phạm pháp luật đã được phát hiện tại đơn vị mình nhưng chưa được xử lý để khẩn trương xử lý các vụ việc này theo đúng quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính hoặc theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự (trường hợp xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự).

Đảo Lê

4,239