Phân Tích Văn Bản Nhật Dụng Là Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Văn Bản Nhật Dụng Là Gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều về văn bản nhật dụng, tuy nhiên hiểu rõ về văn bản nhật dụng thì không phải ai cũng nắm được. Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá, … về những vấn đề, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống về con người và cộng đồng.

Văn bản nhật dụng đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của văn bản. Nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất của văn bản đó. Do đó, văn bản nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.

Một số đề tài điển hình trong văn bản nhật dụng: môi trường, tham nhũng, nhân quyền, bình đẳng giới, trẻ em, an toàn giao thông, ma túy, ….

Tính cập nhật trong văn bản nhật dụng

+ Văn bản nhật dụng có tính cập nhật, kịp thời đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, thể hiện rõ đề tài và chức năng của nó.

+ Văn bản nhật dụng cập nhật những vấn đề nóng của xã hội, phản ánh hiện thực xã hội. Dù là tiêu cực hay tích cực đem đến cho học sinh cái nhìn tổng quát về xã hội, giúp học sinh dễ dàng hòa nhập với cuộc sống thực tế, nâng cao ý thức xã hội.

Tính văn chương của văn bản nhật dụng

Văn bản nhật dụng không yêu cầu cao về tính văn chương, thay vào đó tập trung vào cách truyền tải thông điệp sao cho người đọc dễ hình dung thấm thía về tính chất thời sự nóng hổi mà văn bản đề cập.

2. Đặc điểm của văn bản nhật dụng

Nội dung

Đề tài mà các văn bản nhật dụng hướng đến đều gắn liền với cuộc sống hàng ngày, những vấn đề gây nhức nhối, xã hội đang quan tâm. Những vấn đề đó có thể là thiên nhiên, con người, văn hóa, đạo đức, … được các phương tiện thông tin đại chúng nhắc đến.

Nội dung của các văn bản nhật dụng còn có thể là nội dung chính của các chỉ thị, nghị quyết của đảng, cơ quan nhà nước, thông báo, công bố của các tổ chức quốc tế. Ví dụ như chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng, của nhà nước về việc ứng phó với covid-19, …

Hình thức

Hình thức biểu đạt của văn bản cũng rất đa dạng, nó có thể là thư, bút ký, hồi ký, thông báo, công bố, …

Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá là phong phú và đa dạng. Thay vì sử dụng một phương pháp biểu đạt, bạn có thể kết hợp nhiều phương thức biểu đạt trong một văn bản.

Ví dụ: Kết hợp tự sự với miêu tả, Thuyết minh với miêu tả, Nghị luận với biểu cảm hay kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

3. Ví dụ về văn bản nhật dụng

Các văn bản nhật dụng được học trong chương trình trung học

Phân Tích Tác Nghiệp Là Gì?

Phân tích tác nghiệp (activity analysis) hay còn gọi là quy hoạch tuyến tính (linear programming) là thuật toán hữu ích khi sử dụng nguồn lực có hạn để đạt được mục tiêu nào đó, chẳng hạn giảm thiếu chi phí hay tối đa hóa lợi nhuận, trong đó giới hạn nguồn lực được coi là điều kiện ràng buộc.

Ví dụ công ty chế tạo hai sản phẩm là giá sách và ghế tìm cách xác định xem nên sản xuất mỗi thứ bao nhiêu. Sản lượng bị giới hạn bởi nguồn lực hiện có và có thể biểu diễn dưới dạng đồ thị như hình dưới.

Trục hoành biểu thị lượng giá sách còn trục tung biểu thị lượng ghế. Nếu công ty có 80 giờ máy hoạt động mỗi tuần và phải mất 5 giời máy mới chế tạo được một chiếc giá sách và cũng cần 5 giờ máy để chế tạo một chiếc ghế, lúc đó sản lượng tối đa với lượng máy móc hiện có sẽ là đường XY. Nếu công ty chỉ có 84 giờ công lao động trực tiếp và phải mất 7 giờ lao động trực tiếp để chế tạo một chiếc giá sách và 3 giờ để chế tạo một chiếc ghế, thì sản lượng tối đa với lượng lao động hiện có là đường RT. Diện tích OXZT là tất cả các kết hợp hai sản phẩm giá sách và ghế có thể chế tạo với số giờ máy móc hoạt động và giờ công lao động hiện có (vùng khả thi). Nếu mỗi giá sách (b) bán đi tạo ra lợi nhuận 5000d và giá mỗi chiếc ghế (c) bán đi tạo ra lợi nhuận 4000d thì để đạt được lợi nhuận tối đa, công ty này sẽ phải tối đa hóa sản lượng y = 5b + 4c.

Chẳng hạn, để tạo lợi nhuận bằng 60000d thì công ty phải sản xuất 12 chiếc giá sách hoặc 15 chiếc ghế hoặc một kết hợp nào nằm trên bằng đường đứt quãng MT trong hình trên. Kết hợp giá sách và ghế với tổng lợi nhuận cao hơn có thể biểu thị bằng đường khác, chẳng hạn LN song song với MT nhưng xa điểm gốc 0 hơn. Đường LN cho thấy công ty có thể có lợi nhuận cao hơn với lượng máy móc và lao động hiện có bởi đó là đường đứt quãng cao nhất chạm vào giới hạn nguồn lực biểu thị trong diện tích OXZT. Do vậy, công ty này nên dừng ở điểm Z, chế tạo OV chiếc ghế và OW chiếc giá sách mỗi tuần để tối đa hóa lợi nhuận với nguồn lực hiện có.

Quy hoạch tuyến tính cũng cung cấp những thông tin về giá trị của các nguồn lực bổ sung của công ty. Chẳng hạn, nó cho thấy có thể tăng thêm nguồn lực bổ sung của công ty. Chẳng hạn, nó cho thấy có thể tăng thêm lợi nhuận bao nhiêu khi tăng thêm giời máy và giờ công lao động. Bởi vậy, nó cho thấy số tiền tối đa công ty nên trả cho các nguồn lực bổ sung. Số tiền tối đa mà công ty có thể trả mà không ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận được gọi là giá mờ của giờ máy và giờ công lao động. Việc phân tích bằng đồ thị hai chiều không còn tác dụng khi công ty chế tạo số mặt hàng lớn hơn 2. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tính toán được các kết hợp tối ưu của mức sản lượng mỗi mặt hàng thông qua thuật toán có tên là phương pháp đơn hình, nếu áp dụng cách suy luận như trên.

Phân Tích Văn Bản Ông Giuốc

1.Lời chỉ dẫn sân khấu dài chia lớp kịch này thành hai cảnh rõ rệt: cảnh trước gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may; cảnh sau gồm những lời thoại của ông Giuốc-đanh và tay thợ phụ. Cảnh trước trên sân khấu có bốn nhân vật là bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh và một gia nhân của ông Giuốc-đanh. Cảnh sau đông hơn, sôi động, cảnh có thêm bốn thợ phụ nừa.

Cảnh trước chủ yếu chỉ là lời đối thoại của ông Giuốc-đanh và bác phó may. Sang cảnh sau khán giả không chỉ được nghe lời đối thoại, mà còn được xem các thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông Giuốc-đanh. Kịch sôi động hẳn lên. Ở cảnh này còn có cả nhảy múa và âm nhạc rộn ràng.

2.Mở đầu lớp kịch là cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-danh với bác phó may xoay quanh một số sự việc như bộ lễ phục, đôi bít tất, bộ tóc giả và lông dính mũ, nhưng chủ yếu là xoay quanh bộ lễ phục.

Bộ lễ phục của ông Giuốc-đanh được một bác phó may vụng tay nghề nhưng khéo ăn nói. Chẳng biết do dốt hay do sơ suất hoặc do cố tình biến ông Giuốc-đanh thành trò cười nên đã may hoa ngược. Ông Giuốc-đanh chưa phải là mất hết tĩnh táo nên đã phát hiện ra điều đó. Nhưng chỉ cần bác thợ may vụng chèo khéo chống, đánh đúng thói trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh, bịa ra lí lẽ những người quý phái đều mặc hoa ngược là ông ưng thuận ngay.

Ở cảnh này có kịch tính cao. Bác phó may đang ở thế bị động (bị chê may áo ngược hoa), nay chuyền sang thế chủ động, tấn công lại bằng hai đề nghị liên tiếp: “Nếu ngài muốn thì tôi sẽ may hoa xuôi lại thôi mà”, “xin ngài cứ việc bảo”. Và thế là ông Giuốc-đanh cứ lùi mãi: “Không, không”, “Tôi đã bảo không mà. Bác may thế được rồi”, sau đó bác phó may đánh bài lảng sang chuyện khác, hỏi bộ lễ phục ông mặc có vừa vặn không.

Tiếp theo, ông Giuốc-đanh lại phát hiện ra bác phó may ăn bớt vải của mình. Bác phó may chống đỡ yếu ớt. Lần này bác lại gỡ thế bí bằng cách hỏi ông Giuốc-đanh có muốn mặc thử bộ lỗ phục không. Nước cờ của bác phó may thật cao tay vì nó một lần nữa đã đánh trúng vào tâm lí đang muốn học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh.

3.Ở cảnh sau, người đọc, người xem lại phát hiện ra một biểu hiện mới của tính cách trưởng giả học làm sang của ông Giuốc-đanh.

Mô-li-e chuyền tiếp từ cảnh trước sang cảnh sau một cách hết sức tự nhiên và khéo léo. Khi ông Giuốc-đanh mặc xong bộ lễ phục là được các tay thợ phụ tôn xưng là “ông lớn” ngay, khiến ông tưởng rằng cứ mặc bộ lề phục vào là nghiễm nhiên trở thành quý phái.

Các tay thợ phụ là nhừng kẻ ranh mãnh, dùng mánh khóe nịnh hót để moi tiền, điếm đúng huyệt học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Chúng thấy ông mắc mưu, cứ tôn lên mãi, hết “ông lớn” đến “cụ lớn” rồi đến “đức ông”.

Ông Giuốc-đanh vẫn nghĩ đến túi tiền của mình, ông nói riêng: “Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả túi tiền cho nó thôi”. Nhưng qua câu nói đó, ta thấy tính cách trưởng giả học làm sang dường như đã ngấm vào máu, vẫn thể hiện mãnh liệt đến mức ông sẵn sàng mất hết tất cả tiền đế được “làm sang”.

4.Qua hai cảnh trong lớp kịch, điều gây cười cho khán giả là ông Giuốc-đanh ngu dot chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bị bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng để kiôm chác. Khán giả cười khi thấy ông ngớ ngẩn tưởng rằng phải mặc áo hoa ngược mới là sang trọng. Người ta cười khi thấy ông cứ moi mãi tiền ra đế mua lấy cái danh hão.

Có thể nói đoạn trích đã lột tả khá đầy đủ tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Qua tác phẩm của mình nhà văn muốn đả kích một lớp người trong xã hội bấy giờ dốt nát, học đòi, kệch cỡm.

Phân Tích Văn Bản Chiếu Dời Đô

Lí Công Uẩn quê ở Kinh Bắc, là võ tướng có tài của Lê Bại Hành, từng giữ chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Ông là người tài trí, đức độ, kín đáo, nhiều hi vọng. Năm 1009, Lê Ngọa Triều chết, Lí Công Uẩn được giới tăng lữ và triều thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Lí Thái Tổ và gây dựng nên nhà Lí tồn tại hơn 200 năm. Năm 1010, Lí Thái Tổ viết “Chiếu dời đô” để dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La. Sau khi dời về Đại La, ông đổi tên địa điểm này thành Thăng Long, kinh đô của nước Đại Việt, chính là Hà Nội ngày nay.

Chiếu dời đô của Lí Công uẩn là văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Chính văn bản này đã góp phần khai sinh ra kinh đô của nước ta trong quá khứ và hiện nay.

Phần đầu của Chiếu dời đô nói lên mục đích sâu xa, tầm quan trọng của việc dời đô. Đó là để đóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân. Nói một cách khác, việc dời dô là một việc lớn, vừa hợp mệnh trời, vừa hợp lòng dân, là để xây dựng đất nước cường thịnh, đem lại hạnh phúc cho muôn dân.

Việc dời đô không còn là chuyện xưa nay hiếm, nó đã được thực hiện bởi các vị vua trước đó ở Trung Hoa. Tác giả đã nêu lên những dẫn chứng cụ thể để thuyết phục mọi người. Chuyện các vị vua Trung Hoa dời đô để xây dựng đất nước phồn thịnh, chuyện các vị vua Việt Nam thời Đinh – Lê đóng đô ở Hoa Lư làm cho triều đại không vững bền, nhân dân đói kém… Lí Công uẩn đau xót khi chứng kiến vận số ngắn ngủi của nhà Đinh, nhà Lê và cảm thấy việc dời đô là một việc làm cấp thiết.

Phần mở đầu của Chiếu dời đô có lí lẽ sắc bén, dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục. Tác giả đã lồng cảm xúc vào bài chiếu, tạo nên những ấn tượng đẹp: Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

Tác giả đã chỉ ra được những điểm thuận lợi của kinh đô mới so với kinh đô cũ. Đại La không có gì xa lạ đối với mỗi người dân Việt lúc đó, nó được Cao Biền đời nhà Đường xây dựng vào thế kỉ thứ IX. Những điểm mạnh của kinh đô đã được Lí Công Uẩn chỉ rõ trong bài chiếu. Vị trí của nó ở vào nơi trung tâm của trời đất … đã đúng ngôi nam bắc đông tây. Địa thế của Đại La rất đẹp, rất hùng vĩ, là thế rồng cuộn hổ ngồi, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng phẳng; đất đai cao mà thoáng.

Rõ ràng đây là một vùng đất lí tưởng thích hợp cho việc đóng đô và quần tụ cư dân. Nó không bị ngập lụt mà muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi.

Tóm lại, Đại La là thắng địa, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước. Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Phần thứ hai của Chiếu dời đô cho thấy tầm nhìn chiến lược của vị vua mở đầu triều Lí, một cái nhìn toàn diện, sâu sắc và chính xác về tất cả các mặt. Điều này hoàn toàn không phải là một ý kiến chủ quan mà chính là khả năng nhìn nhận và tính toán một cách chính xác, quyết đoán. Sau một nghìn năm, Thăng Long xưa nay là Hà Nội đã trở thành kinh đô của hầu hết các triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Đây chính là cống hiến vĩ đại của Lí Công Uẩn cho lịch sử Việt Nam như câu nói của ông lúc dời đô: mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu.

Về mặt văn chương, phần thứ hai của Chiếu dời đô rất đặc sắc. Cách viết hàm súc, giàu hình ảnh và biểu cảm. Vế đối trong các câu rất chuẩn và đạt hiệu quả cao về mặt nghệ thuật.

Phần cuối của bài Chiếu là lời bày tỏ của nhà vua trước quần thần về ý định dời đô, điều này cho thấy nhà vua rất công minh, đức độ trong việc trị nước:

Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?

Việc dời đô của Lí Công uẩn là một kì tích, kì công đối với đất nước. Sau một ngàn năm, Thăng Long – Hà Nội đã trở thành kinh đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; là trung tâm kinh tế, quốc phòng, văn hóa lớn của cả nước.

Chiếu dời đô là áng văn xuôi cổ độc đáo, đặc sắc của tổ tiên để lại. Ngôn từ trang trọng đúng như khẩu khí của bậc đế vương. Nó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam. Nó khơi dậy trong nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ.