Pháp Luật Và Đời Sống Xã Hội / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Vai Trò Của Pháp Luật Trong Đời Sống Xã Hội

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội đồng thời bảo vệ địa vị giai cấp thống trị hay giai cấp cầm quyền. Vậy […]

Nội dung chi tiết

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội đồng thời bảo vệ địa vị giai cấp thống trị hay giai cấp cầm quyền. Vậy Đặc điểm và vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội là gì? Luật Thiên Minh xin chia sẻ như sau.

Đặc điểm của pháp luật

Pháp luật có 03 đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản sau đây:

 Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

Pháp luật do Nhà nước ban hành thông qua rất nhiều những trình tự thủ tục chặt chẽ và phức tạp với sự tham gia của rất nhiều các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức và các cá nhân nên pháp luật luôn có tính khoa học, chặt ché, chính xác trong điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.

 Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, gồm những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

Pháp luật gồm các quy tắc xử sự chung, được thể hiện trong những hình thức xác định, có kết cấu loorrich rất chặt chẽ và được đặt ra không phải xuất phát từ một trường hợp cụ thể mà là sự khái quát hóa từ rất nhiều những trường hợp có tính phổ biến trong xã hội. Điều này đã làm cho quy định pháp luật có tính khái quát hóa cao, là những khuôn mẫu điển hình để các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thực hiện theo khi gặp phải những tình huống mà pháp luật đã dự liệu.

 Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức:

Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức phải nhất định, nói cách khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật … Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời, cũng tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.

Ngoài các đặc điểm cơ bản nói trên, pháp luật còn có những điểm khác nữa như tính ổn định, tính hệ thống …

Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội:

Không có pháp luật, xã hội sẽ không có trật tự, ổn định, không thể tồn tại và phát triển được.

Nhờ có pháp luật, nhà nước phát huy được quyền lực của mình và kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động cá nhân, tổ chức.

Pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ, công bằng, phù hợp lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau.

Pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hê xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước nên hiêu lực thi hành cao.

Pháp luật là phương tiện để công dân thưc hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa mình:

Hiến pháp quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong từng lĩnh vực cụ thể.

Công dân thực hiên quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Pháp luật là phương tiên để công dân bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

www.luatthienminh.vn

Trân trọng !

Bài 1 Pháp Luật Và Đời Sống

Bài 1 : Pháp Luật Và Đời Sống

A. Công dân. B. Tổ chức. C. Nhà nước. D. Xã hội.

Câu 2. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự được áp dụng cho

A. Một số giai cấp trong xã hội.

B. Một số người trong xã hội.

C. Tất cả các giai cấp trong xã hội.

D. Tất cả mọi người trong xã hội.

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính thuyết phục, nêu gương.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 4. Khẳng định “Nội dung của tất cả các văn bản quy phạm pháp luật đều phải

phù hợp, không được trái Hiến pháp” đềcập đến

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

B. Tính khuôn mẫu, ràng buộc.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 5. Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là

A. Tính chính xác, một nghĩa trong diễn đạt văn bản.

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính ràng buộc chặt chẽ.

Câu 6. Pháp luật là phương tiện để

A. Quản lí nhà nước.

B. Quản lí công dân.

C. Quản lí xã hội.

D. Quản lí kinh tế.

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 8. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước thực hiện vai trò

A. Bảo vệ xã hội. B. bảo vệ công dân.

C. Quản lí xã hội. D. quản lí công dân.

Câu 9. Pháp luật là phương tiện đế công dân thực hiện và bảo vệ

A. Quyền và lợi ích kinh tế của mình.

B. Các quyền và nghĩa vụ của mình.

C. Các quyền và lợi ích cơ bản của mình.

D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

A. Tính quy phạm phố biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức,

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 11. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai Cấp cầm quyền thể hiện bản chất

A. Chính trị của pháp luật.

B. Kinh tế của pháp luật.

C. Xã hội của pháp luật.

D. Giai cấp của pháp luật.

Câu 12. Nhà nước đưa các quy phạm đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển xã hội vào các trong các quy phạm pháp luật nhằm bảo vệ

A. Các quyền của công dân.

B. Các giá trị đạo đức.

C. Tính phổ biến của pháp luật.

D. Tính quyền lực của pháp luật.

Câu 13. “Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước” là khẳng định về

A. Vai trô của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật.

C. Khái niệm pháp luật. D. chức năng của pháp luật.

Câu 14. Điểm giống nhau cơ bản giữa pháp luật và đạo đức là

A. Đều điều chỉnh hành vi để hướng tới các giá trị xã hội.

B. Đều là những quy tắc bắt buộc mọi người phải tuân theo,

C. Đều điều chỉnh hành vi dựa trên sức ép của dư luận xã hội.

D. Đều điều chỉnh hành vi dựa trên tính tự giác của công dân.

Câu 15. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với

A. Nguyện vọng của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

B. Nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước đại diện,

C. Ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

D. Ý chí của mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Câu 16. Các quy phạm pháp luật được hình thành dựa trên

A. Ý chí của giai cấp cầm quyền.

B. Các quan hệ kinh tế.

C. Chuẩn mực đạo đức xã hội.

D. Thực tiễn đời sống xã hội,

Câu 17. Pháp luật mang bản chất giai cấp sâu sắc vì

A. Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện.

B. Pháp luật chỉ phục vụ giai cấp cầm quyền,

C. Pháp luật mang tính cưỡng chế, trấn áp.

D. Pháp luật được áp dụng đối với tất cả mọi người.

A. Pháp luật bắt nguôn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện,

C. Pháp luật đảm bảo sự phát triển của xã hội.

D. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền.

Câu 19. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật bắt nguồn từ

A. Xã hội. B. chính trị. C. kinh tế. D. đạo đức.

Câu 20. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của

A. Giai cấp công nhân. B. giai cấp nông dân.

C. Tầng lớp trí thức. D. giai cấp cầm quyền.

A. Nhân dân. B. Nhà nước. C. Công dân. D. Giai cấp.

Câu 22. Nội dung : “Pháp luật do nhà nước ban hành phù hơp với ỷ chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện” phản ánh

A. Tính quyền lực của pháp luật.

B. Bản chất giai cấp của pháp luật.

C. Bản chất xã hội của pháp luật.

D. Tính bắt buộc chung của pháp luật.

Câu 23. Để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức, pháp luật là một phương tiện

A. Quan trọng. B. quyết định. C. đặc thù. D. chủ yếu.

Câu 24. Những giá trị cơ bản mà pháp luật và đạo đức cùng hướng tới là

A. Công minh, trung thực, bình đẳng, bác ái.

B. Công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải,

C. Công bằng, hoà bình, tôn trọng, tự do.

D. Công minh, lẽ phải, bác ái, bình đẳng.

A. Nhà nước sử dụng pháp luật để phát huy quyền lực của mình.

B. Nhà nước sử dụng pháp luật để kiểm tra, kiểm soát hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong cả nước.

C. Nhà nước khuyến khích nhân dân tìm hiểu pháp luật.

D. Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo dân chủ và công bàng.

Câu 26. “Nhờ có pháp luật nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình”. Nhận định này muốn cập đến

A. Chức năng của pháp luật. B. vai trò của pháp luật,

C. Đặc trưng của pháp luật. D. nhiệm vụ của pháp luật.

Câu 27. Pháp luật quy định rõ cách thức để công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình là biểu hiện cụ thể về

A. Vai trò của pháp luật. B. bản chất của pháp luật.

C. Đặc trưng của pháp luật. D. chức năng của pháp luật.

Câu 28. Việc pháp luật chỉ rõ cách thức để công dân thực hiện các quyền cũng như trình tự và thủ tục pháp lí là thể hiện

A. Vai trò của pháp luật. B. đặc trưng của pháp luật.

C. Chức năng của pháp luật. D. nhiệm vụ của pháp luật.

Câu 29. Việc anh A bị xử phạt hành chính vì mở cơ sở kinh doanh nhưng không chịu nộp thuế là thể hiện

A. Tính quy phạm phố biến của pháp luật.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật,

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung của pháp luật.

D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung của pháp luật.

Câu 30. Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì

A. Lợi ích của nhà nước.

B. Lợi ích của giai cấp cầm quyền.

C. Sự tồn tại của nhà nước.

D. Sự phát triển của xã hội.

Câu 31. Bạn H cho rằng : “Pháp luật chỉ là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội”. Nhận định này xuất phát từ

A. Bản chất của pháp luật.

B. Đặc trưng của pháp luật.

C. Vai trò của pháp luật.

D. Chức năng của pháp luật.

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính chặt chẽ về hình thức.

D. Tính chặt chẽ về nội dung.

Câu 33. Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã

A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.

B. Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị A.

C. Bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.

D. Bảo vệ đặc quyên của lao động nữ.

Câu 34. Nhà nước quản lí xã hội một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng

A. Kế hoạch. B. pháp luật. C. đạo đức D. giáo dục.

A. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

B. Là phương tiện đế nhà nước phát huy quyền lực.

C. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

D. Bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân.

Chuyên Mục Pháp Luật Và Đời Sống

Hưng Hà: Xử phạt tài xế xe “luồng xanh” chở người từ vùng dịch về địa phương

UBND huyện Hưng Hà vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một tài xế xe “luồng xanh” vi phạm quy định chở người từ vùng dịch về địa phương.

Xử lý 132 trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19

Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, Công an tỉnh tập trung chỉ đạo công an các địa phương, đơn vị tăng cường tuần tra, tuyên truyền nhắc nhở người dân trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp…

Xử phạt 28 trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại chốt kiểm soát dịch cầu Tân Đệ

Công an huyện Vũ Thư cho biết, tính từ ngày 20/7 đến ngày 23/8, lực lượng chức năng đã xử phạt 28 trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại chốt kiểm soát dịch cầu Tân Đệ.

Đông Hưng: Xử phạt 139 trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19

Từ đầu năm đến nay, Công an huyện Đông Hưng đã ra quyết định xử phạt hành chính 139 trường hợp vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền trên 260 triệu đồng; trong đó từ ngày 15/7 đến…

Gdcd 12 Bài 1: Pháp Luật Và Đời Sống

a. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Các đặc trưng của pháp luật

Tính qui phạm phổ biến:

Pháp luật là những qui tắc xử sự chung, áp dụng với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xh. (khác các qui phạm xh khác đạo đức xh).

Được dùng lần, ở mọi nơi

Được áp dụng cho tất cả mọi người

Tính quyền lực, bắt buộc chung:

Mọi tổ chức, cá nhân bắt buộc thực hiện

Ai không thực hiện đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật

Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức vì:

Diễn đạt phải chính xác, dễ hiểu

Không trái với Hiến pháp

Văn bản cấp dưới ban hành không được trái với các văn bản cấp trên ban hành

a. Bản chất giai cấp của pháp luật

Pháp luật do nhà nước xây dựng và đại diện cho giai cấp cầm quyền.

Các quy phạm pháp luật phải phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.

Pháp luật Việt Nam mang bản chất của giai cấp công nhân và nông dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam và phải thể hiện quyền làm của nông dân lao độn trên tất cả các lĩnh vực.

b. Bản chất xã hội của pháp luật

Pháp luật bắt nguồn từ đời sống xã hội cho nên:

Phải phản ánh được nhu cầu lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội.

Các hành vi xử sự của cá nhân, tổ chức, cộng đồng phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống.

→ Như vậy: pháp luật vừa là công cụ nhận thức và giáo dục.

a. Quan hệ giữa pháp luật với kinh tế

Tác động tích cực: thì kinh tế phát triển

Tác động tiêu cực: kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.

Ví dụ: luật đầu tư, luật doanh nghiệp…

b. Quan hệ giữa pháp luật với chính tri

c. Quan hệ giữa pháp luật với đạo đức

Pháp luật có cơ sở từ đạo đức và bảo vệ đạo đức.

Ví dụ: Luật hôn nhân và gia đình, giáo dục, văn hóa.

Nhà nước luôn đưa những quy phạm đạo đức vào trong các qui phạm pháp luật

Các quy phạm pháp luật luôn thể hiện các quan niệm về đạo đức.

Ví dụ: công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải… đều là giá đạo đức mà con người luôn hướng tới.

Để so sánh pháp luật và đạo đức các em hãy theo dõi bảng sau:

Đều là phương thức điều chỉnh hành vi của con người

Hình thành từ đời sống xã hội

Các qui tắc xử sự trong đs xh, được nhà nước ghi nhận thành các Qui phạm pháp luật

Các quan niệm chuẩn mực thuộc đời sống tinh thân, tình cảm của con người (về thiện ác, công bằng danh dự, nhân phẩm)

Các qui tắc xử sự (việc được làm, phải làm, không được làm)

Trong nhận thức, tình cảm con người. (điều chỉnh bằng lương tâm)

Văn bản qui phạm pháp luật

Dư luận xã hội (người ta sợ dư luận xh hơn chính lương tâm bản thân mìn).

Giáo dục, cưỡng chế bằng quyền lực nhà nước

1.4 Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội

a. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội

Không có pháp luật thì xã hội không có trật tự, ổn định→ không tồn tại và phát triển.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật → phát huy được quyền lực của mình → kiểm soát được mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức, cơ quan.

Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ đảm bảo:

Tính dân chủ (vì phù hợp với lợi ích ý chí của nhân dân)

Tính thống nhất (vì pháp luật có tính bắt buộc chung)

Tính có hiệu lực (vì pháp luật có sức mạnh cưỡng chế)

Để tăng cường pháp chế trong quản lí nhà nước phải: Xây dựng pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống; bảo vệ pháp luật.

Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật:

Có hệ thống pháp luật

Tổ chức thực hiện pháp luật

Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

b. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình

Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định ở các vản bản pháp luật → căn cứ vào các quy định này mà công dân thực hiện quyền của mình.

Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền lợi ích hợp pháp của mình thông qua các văn bản luật.

Công dân phải chấp hành pháp luật, tuyên truyền cho mọi người, tố cáo những người vi phạm pháp luật.

→ Như vậy: Pháp luật vừa quy định quyền công dân vừa quy định cách thức để công dân thực hiện.