Phong Cách Ngôn Ngữ Của Văn Bản Nghị Luận / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Phong Cách Ngôn Ngữ Trong Văn Nghị Luận

Kiến thức về 6 phong cách ngôn ngữ, ví dụ, bài tập có đáp án.

Kiến thức về 6 phong cách ngôn ngữ, ví dụ, bài tập có đáp án.

“Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.” (Trích “Chiếu cầu hiền”- Ngô Thì Nhậm) PCNN chính luận

Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có hơn 4000 người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc gia Tây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ri-a, cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái” Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn noạn, nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với vùng dịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra. Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng loạt nước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân viên y tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây. Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng quốc tế không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia và thiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà còn thắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này “. (Dẫn theo nhân dân.Com.vn) Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

” Nhà di truyền học lấy một tế bào của các sợi tóc tìm thấy trên thi thể nạn nhân từ nước bọt dính trên mẩu thuốc lá. Ông đặt chúng vào một sản phẩm dùng phá hủy mọi thứ xung quanh DNA của tế bào.Sau đó, ông tiến hành động tác tương tự với một số tế bào máu của nghi phạm.Tiếp đến, DNA được chuẩn bị đặc biệt để tiến hành phân tích.Sau đó, ông đặt nó vào một chất keo đặc biệt rồi truyền dòng điện qua keo. Một vài tiếng sau, sản phẩm cho ra nhìn giống như mã vạch sọc ( giống như trên các sản phẩm chúng ta mua) có thể nhìn thấy dưới một bóng đèn đặc biệt. Mã vạch sọc DNA của nghi phạm sẽ đem ra so sánh với mã vạch của sợi tóc tìm thấy trên người của nạn nhân”.

Bài viết gợi ý:

Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận

I.VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:

1/ Tìm hiểu văn bản chính luận:

-Thời xưa: Hịch, cáo, , chiếu, biểu…

– Hiện đại: Cương lĩnh, tuyên bố, tuyên ngôn, báo cáo, tham luận…

-Tuyên ngôn, tuyên bố … nhằm trình bày quan điểm chính trị của một đảng phái hay quốc gia nhân dịp một sự kiện trọng đại

* Đoạn trích: Cao trào chống Nhật cứu nước

– Trích đoạn mở đầu trong tác phẩm chính luận CMDTDCND Việt Nam, tập I của đồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

-Phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Từ đó nêu những triển vọng tốt đẹp của CM trong thời gian tới

2/Nhận xét chung về văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận:

– Ngôn ngữ chính luận còn được dùng trong các tài liệu chính trị khác, trong những tác phẩm lí luận có quy mô khá lớn: SGK.

– Ngôn ngữ chính luận tồn tại ở dạng viết mà cả ở dạng nói.

b. Phân biệt giữa nghị luận và chính luận:

– Nghị luận: Dùng để chỉ một loại thao tác tư duy; Một loại văn bản một kiểu làm văn trong nhà trường.

– Chính luận: Chỉ một phong cách ngôn ngữ văn bản nhằm trình bày những quan điểm chính trị của quốc gia, đoàn thể, quan điểm chính trị…

Bài tập 2: Chú ý các mặt hiểu hiện của phong cách chính luận trong đoạn văn:

– Dùng nhiều từ ngữ chính trí.

– Câu văn mạch lạc, chặt chẽ, tuy có thể dùng câu dài (câu thứ 3 ở ví dụ trong SGK)

– Thể hiện rõ quan điểm chính trị về lòng yêu nước, đánh giá cao lòng yêu nước của ND ta.

– Đoạn văn có sức hấp dẫn và truyền cảm: nhờ lập luận chặt chế, nhờ những hình ảnh so sánh cụ thể, sát hợp.

– Tình thế buộc chúng ta phải chiến đấu

– Chiến đấu bằng mọi thứ có trong tay.

– Niềm tin vào thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến.

II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIỄN ĐẠT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:

1. Các phương tiện diễn đạt:

– Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị: độc lập, đồng bào, dân chủ…

– Câu văn trong văn bản chính luận có kết cấu chuẩn mực gần với những phán đoán logic trong một hệ thống lí luận chặt chẽ.

– Câu phức thường dùng những từ ngữ liên kết như: Do vậy, bởi thế, cho nên… Cho lí luận được chặt chẽ.

– Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ.

– Ngôn ngữ chính luận sử dụng các biện pháp tu từ đúng chỗ. Làm cho bài viết sinh động dễ hiểu, khắc sâu ấn tượng.

2. Đặc trưng của ngôn ngữ chính luận:

a. Tính công khai về quan điểm

– Ngôn ngữ chính luận không chỉ thông tin một cách khách quan mà phải thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (người nói) một cách công khai dứt khoát, không che dấu, úp mở.

– Từ ngữ phải được cân nhắc kỉ càng, đặt biệt những từ thể hiện lập trường, quan điểm chính trị.

b. Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận:

Hệ thống luận điểm chặt chẽ, từng ý, từng câu, từng đoạn được phối hợp với nhau một cách hài hoà, mạch lạc.

c. Tính truyền cảm, thuyết phục:

– Giọng văn hùng hồn tha thiết, bộc lộ nhiệt tình của người viết.

– Đối với ngưới nói (diễn thuyết, tranh luận) thì nghệ thuật hùng biện là điều quan trọng để truyền cảm, thuyết phục trong đó ngữ điệu, giọng nói được coi là phương tiện cần thiết để hổ trợ cho lí lẽ, ngôn từ.

– Điệp ngữ kết hợp điệp cú: Ai có … dùng …

– Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.

– Ngắt đoan câu (phối hợp với các phép tu từ trên) để tạo giọng văn dứt khoát, mạnh mẽ.

Bài tập 2: Có thể nêu một số ý:

– Luận cứ: Ở thời đỏêm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, là trụ cột, là người chủ tương lai của đất nước.

– Các luận chứng:

+ Thế hệ thanh niên trong CMT8

+ Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ.

+ Thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng CNXH, hội nhập với thế giới.

– Kết luận: Thanh niên phải học tập để xây dựng đất nước.

Bài tập 3: Có thể nêu một số ý:

a. Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền thống nhưng một phần khác bắt nguồn từ những tình cảm thiết thực”Nhỏ bé” của mỗi người.: Yêu người thân: cha, mẹ, ông, bà; Yêu làng quê và những kỉ niệm thời thơ ấu.

b.Tình cảm cụ thể và nhỏ bé nhưng sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi con người.

c. Yêu nước là phải bảo vệ xây dựng đất nước

Các Phong Cách Ngôn Ngữ Văn Bản

Bài học hôm nay Admin sẽ hệ thống kiến thức về 6 phong cách ngôn ngữ văn bản, cách phân biệt các phong cách ngôn ngữ, cách làm câu đọc hiểu: Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản. Có 6 phong cách ngôn ngữ sau : + Phong cách ngôn ngữ Sinh hoạt + Phong cách ngôn ngữ Nghệ thuật + Phong cách ngôn ngữ Báo chí + Phong cách ngôn ngữ Chính luận + Phong cách ngôn ngữ Hành chính + Phong cách ngôn ngữ Khoa học

2/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT:

a/ Ngôn ngữ nghệ thuật: – Là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người. Nó là ngôn ngữ được tổ chức, sắp xếp, lựa chọn, gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thường và đạt được giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ. – Chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật: chức năng thông tin & chức năng thẩm mĩ. – Phạm vi sử dụng: + Dùng trong văn bản nghệ thuật: Ngôn ngữ tự sự (truyện ngắn, tiểu thuyết, phê bình, hồi kí…); Ngôn ngữ trữ tình (ca dao, vè, thơ…); Ngôn ngữ sân khấu (kịch, chèo, tuồng…) + Ngoài ra ngôn ngữ nghệ thuật còn tồn tại trong văn bản chính luận, báo chí, lời nói hằng ngày…b/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: – Là phong cách được dùng trong sáng tác văn chương – Đặc trưng: + Tính hình tượng: Xây dựng hình tượng chủ yếu bằng các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, hoán dụ, điệp… + Tính truyền cảm: ngôn ngữ của người nói, người viết có khả năng gây cảm xúc, ấn tượng mạnh với người nghe, người đọc. + Tính cá thể: Là dấu ấn riêng của mỗi người, lặp đi lặp lại nhiều lần qua trang viết, tạo thành phong cách nghệ thuật riêng. Tính cá thể hóa của ngôn ngữ còn thể hiện trong lời nói của nhân vật trong tác phẩm. Như vậy trong đề đọc hiểu, nếu thấy trích đoạn nằm trong một bài thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tuỳ bút, ca dao,… và các tác phẩm văn học nói chung thì mình đều trả lời thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thật.

3/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN: 4/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC: 5/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ: 6/ PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH

Tuần 30. Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận

Chào mừng Quý Thầy Cô giáo và các em học sinh đến với bài học “Phong cách ngôn ngữ chính luận”

Tiếng ViệtPHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

Người dạy : PHẠM TuẤN VŨSV Sư phạm Ngữ văn K32 ĐH Quy Nhơn

– Nghị 議 : bàn bạc để phân định đúng – sai– Luận 論 : bàn để phân định phải – trái, nên – không nên Nghị luận (hiểu rộng ra) là trình bày ý kiến, lí lẽ, lập luận về một vấn đề, hiện tượng, nhằm đưa người đọc/nghe đến một chân lí, chính kiến nào đó.Đây là một thao tác tư duy.

Nghị luận có có nhiều loại : nghị luận xã hội, nghị luận văn chương, nghị luận khoa học… trong đó có nghị luận chính trị, gọi tắt là chính luậnI. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận1. Tìm hiểu khái niệm

b) Chính luận

-Chính : chính trị

– Luận : nghị luận

 Chính luận (nghị luận về chính trị) là một phong cách ngôn ngữ mà ở đó, người viết/nói đưa ra lí lẽ, lập luận về một vấn đề chính trị nào đó nhằm trình bày quan điểm chính trị của mình.Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận1. Tìm hiểu khái niệm

c) Ngôn ngữ chính luận

— Là lớp ngôn ngữ chủ yếu được dùng trong các văn bản chính luận, phân biệt với các lớp ngôn ngữ sinh hoạt, hành chính, nghệ thuật…, có màu sắc tu từ và hiệu quả riêng.

d) Phong cách ngôn ngữ chính luận

– Là những đặc trưng được khái quát từ đặc điểm sử dụng ngôn ngữ chính luận.I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận2. Văn bản chính luận

Câu hỏi :

Kể tên những thể loại chính luận thời trung đại và thời hiện đại mà các em đã được học hoặc đã biết ?

b) Hai dạng tồn tại của văn bản chính luận là gì ? Cho ví dụ ?

– Hai dạng tồn tại : + Dạng viết (vd : bản tuyên ngôn, bài tham luận…)+ Dạng nói (vd : bài xã luận được đọc trên sóng phát thanh, bài tham luận phát biểu đọc trong hội nghị…)

I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận3. Ngôn ngữ chính luận

Yêu cầu 1 : Đọc ba đoạn trích trong SGK

Yêu cầu 2 : Tìm hiểu ba vấn đề sau trong từng đoạn trích

– Thể loại của văn bản– Mục đích viết văn bản– Thái độ, quan điểm của người viết với những vấn đề được đề cập đến.

Tuyên ngôn : TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng có nói : “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.” Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. […] (Hồ Chí Minh)Nhận xét :

Thể loại : Tuyên ngôn.

Mục đích : Khẳng định quyền tự do và bình đẳng của cá nhân, suy rộng ra là quyền của các dân tộc.

Ngày 9 -3 – 1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “Ủy ban Pháp – Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu, họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta. […]

(Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập 1, NXB Sự thật, 1976)Nhận xét :

– Thái độ, quan điểm của người viết : Dứt khoát, đanh thép, kiên định trên lập trường dân tộc. Xã luận : ViỆT NAM ĐI TỚI

Khắp non sông Việt Nam đang bừng dậy một sinh khí mới. Sinh khí ấy đang biểu hiện trên khuôn mặt từng người dân, trong từng thôn bản, ngõ phố, trên từng cánh đồng, công trường, trong từng viện nghiên cứu, trên các chốt tiền tiêu đầu sóng ngọn gió,… Rạo rực đất trời, rạo rực lòng người ! […] Đất nước đang căng tràn sức xuân trong ý chí và khát vọng vươn tới của 80 triệu người con đất Việt. Nguồn sinh lực mới được kết tụ và nhân lên trong xuân Giáp Thân đang hứa hẹn tạo ra một sức băng lướt mới trên con đường dài xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Xuân mới, thế và lực mới, chúng ta tự tin đi tới !

(Theo báo Quân đội nhân dân, số Tết 2004)Nhận xét :

Thể loại : Xã luận.

Mục đích : Khẳng định tư thế tự tin đi tới trong sức xuân căng tràn, trong ý chí và khát vọng vươn tới của nhân dân Việt Nam.

– Thái độ, quan điểm của người viết : Hào hứng, sôi nổi, đầy niềm tin tưởng, lạc quan.

Nhận xét chung về ngôn ngữ chính luận

Dạng thức tồn tại : nói hoặc viết

Phạm vi sử dụng : trong phạm vi trình bày quan điểm chính trị đối với một vấn đề nào đó.

Bài tập 1 : Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận ?

Gợi ý trả lời :Mục đích của mỗi loại là gì ?Phạm vi vấn đề được đề cập của chúng ? Quan hệ giữa hai khái niệm này là gì ? (Bình đẳng, giao nhau, trùng nhau hay bao hàm,…?)Trả lời

– Mục đích : + Văn bản nghị luận : Đưa ra ý kiến, lí lẽ, lập luận nhằm thuyết phục người đọc/nghe về một vấn đề nào đó theo quan điểm của mình + Văn bản chính luận : Đưa ra ý kiến, lí lẽ, lập luận nhằm thuyết phục người đọc/nghe về một vấn đề chính trị nào đó theo quan điểm chính trị của mình.– Phạm vi vấn đề : + Nghị luận : tất cả mọi lĩnh vực (xã hội, khoa học, lịch sử, chính trị, văn chương,…)  Rộng. + Chính luận : thu hẹp trong phạm vi trình bày một quan điểm chính trị nào đó.– Quan hệ giữa hai khái niệm : Chính luận là một thể loại nhỏ của nghị luận (nghị luận gồm : nghị luận xã hội, nghị luận khoa học, nghị luận văn học, nghị luận chính trị tức chính luận,…)  Quan hệ bao hàm (nghị luận chứa chính luận).

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (Hồ Chí Minh, Tinh thấn yêu nước của nhân dân ta)

Gợi ý trả lời :– Nội dung chính của đoạn văn là gì ?– Đoạn văn có dùng nhiều thuật ngữ chính trị không ? Hãy tìm các thuật ngữ đó ?– Đoạn văn có thể hiện một quan điểm chính trị nào không ? Nếu có, hãy tìm ?– Cách đưa ra lí lẽ, dẫn chứng của tác giả như thế nào ?– Đoạn văn hấp dẫn, lôi cuốn còn nhờ vào những hình ảnh so sánh ra sao ?Trả lời : Đoạn văn trên có những biểu hiện sau :

– Từ ngữ : Dùng nhiều thuật ngữ chính trị như dân, Tổ quốc, truyền thống, yêu nước, xâm lăng, lũ bán nước, lũ cướp nước,…– Mục đích : Khẳng định, đề cao lòng yêu nước của nhân dân ta với một thái độ tự hào, sôi nổi trên quan điểm chính trị kiên định, dứt khoát .– Lập luận : Chặt chẽ, hùng hồn, thuyết phục.– Biện pháp tu từ : Từ ngữ giàu hình ảnh, thủ pháp ẩn dụ,…

 Với những biều hiện tiêu biểu trên, có thể khẳng định đoạn văn thuộc phong cách chính luận. Trích đoạn trên được xem là một trong những đoạn văn chính luận xuất sắc của Hồ Chủ tịch.Bài học đến đây là kết thúc, cảm ơn Quý Thầy Cô giáo và các em đã chú ý lắng nghe !

Bài Học: Phong Cách Ngôn Ngữ Chính Luận

Nội dung

KẾT QUẢ CẦN ĐẠT – Hiểu được khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách ngôn ngữ chính luận. – Biết phân tích và viết bài văn nghị luận chính trị. I – VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN 1. Tìm hiểu văn bản chính luận Văn bản chính luận thời xưa viết theo các thể hịch, cáo, thư, sách, chiếu, biểu,… chủ yếu bằng chữ Hán. Sách giáo khoa Ngữ văn 11 chỉ xem xét văn bản chính luận hiện đại. Văn bản chính luận hiện đại bao gồm: các cương lĩnh; tuyên bố; tuyên ngôn, lời kêu gọi, hiệu triệu; các bài chính luận, xã luận; các báo cáo, tham luận, phát biểu trong các hội thảo, hội nghị chính trị,… Đọc các đoạn trích trong các văn bản chính luận sau và tìm hiểu về: – Thể loại của văn bản – Mục đích viết văn bản – Thái độ, quan điểm của người viết đối với những vấn đề được đề cập đến. a) Tuyên ngôn

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hành phúc.” Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”