Quy Luật Làm Thơ Lục Bát / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Cách Làm Thơ Lục Bát

Cách làm thơi lục bát là một trong những vấn đề khiến nhiều bạn học sinh phải đau đầu. Thơ lục bát là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng và một câu 8 tiếng và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. chúng tôi Hướng dẫn cách làm thơ lục bát, cách gieo vần và luật thanh của thể thơ.

Cách làm thơ lục bát, tìm hiểu về cách gieo vần

Luật thanh

Trong các số đó các tiếng thứ một, ba và năm có thể là những tiếng chính còn tiếng thứ hai, bốn, sáu phải làm theo quy tắc. Quy luật:Tại câu lục: ta gieo theo trình tự những tiếng hai – bốn – sáu là Bằng (B) – Trắc (T) – BằngTại câu bát: ta gieo theo trình tự các tiếng hai – bốn – sáu – tám là Bằng -Trắc -Bằng -Bằng (BTBB).

Tháng ba nhớ người quân nhân Bằng – Trắc – Bằng Ruột đau như cắt, thương thân chiều buồn Bằng -Trắc -Bằng -Bằng

Quy tắc về gieo vần

Ví dụ (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau):

Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Trong thể thơ biến thể vẫn gieo vần như thế, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục bên trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.

Hướng dẫn ngắt nhịp

Thơ phổ biến được ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng thỉnh thoảng để nhấn mạnh nên người đọc đổi thành nhịp lẻ là 3/3.

Mẹo đơn giản để làm thơ lục bát

Bước 1 – Phương pháp Gieo Vần – Chữ: Mẹo Gieo Vần-Chữ cuối của câu trên (tức câu 6) phải vần với chữ thứ sáu của câu dưới (tức câu 8). Cứ mỗi hai câu thì đổi vần, & bao giờ cũng gieo vần bằng (còn gọi là bằng hoặc bình, tức có dấu huyền hoặc không dấu).

Ví dụ: hòn, non, mòn, con… Nếu gieo vần mưa với mây thì bị lạc vận. Còn nếu gieo vần không hiệp với nhau thì gọi là cưỡng vận.

Bước 2 – Luật Bằng Trắc: Luật Bằng Trắc-Cách sử dụng mẫu tự & viết tắt giống như sau: B là Bằng, T là Trắc, V là Vần.

Câu 6: B B T T B B Câu 8: B B T T B B T B

Ghi chú: Chữ là và đau là yêu vận (tức là vần đặt ở trong câu); chữ nhau và lòng là cước vận (tức là vần đặt ở cuối câu). Chữ thứ 6 của câu 6 (ta) hiệp vận (V) với chữ thứ 6 của câu 8 (là), chữ thứ 8 (nhau) của câu 8 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (dâu) của câu 6, chữ thứ 6 (dâu) của câu 6 hiệp vận (V) với chữ thứ 6 (đau) của câu 8.

Bước 3 – Thanh: Thanh bao gồm Trầm Bình Thanh & Phù Bình Thanh. Trầm Bình Thanh là các tiếng hay chữ có dấu huyền. Ví dụ: là, lòng, phòng… Phù Bình Thanh là những tiếng hay chữ không có dấu. Ví dụ: nhau, đau, mau…

Trong câu 8, hai chữ thứ 6 và thứ 8 luôn luôn ở vần Bằng, nhưng không được có cùng một thanh. Có như thế, âm điệu mới êm ắng và dễ nghe. Nếu chữ thứ 6 thuộc Phù Bình Thanh thì chữ thứ 8 phải thuộc Trầm Bình Thanh, & trái lại.

Ví dụ: Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. (Ghi chú: là thuộc Trầm Bình Thanh, nhau thuộc Phù Bình Thanh). Các điều trông thấy mà cực khổ lòng. (Ghi chú: đau thuộc Phù Bình Thanh, lòng thuộc Trầm Bình Thanh).

Bước 4 – Phá Luật: Phá Luật – nhiều lúc bọn họ gặp người sử dụng thơ like phá luật ở chữ thứ hai câu 6, thay vì vần bằng thì lại đổi ra vần trắc; còn chữ thứ tư thì có khi đổi thành vần bằng thay vì vần trắc như tầm thường lệ. Câu 6 cũng rất được ngắt ra sử dụng hai vế.

Nguồn: Tổng hợp

Cách Làm Thơ Lục Bát Và Song Thất Lục Bát

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác. Thơ lục bát tuân thủ luật về thanh và vần rất nghiêm ngặt, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận, nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau: Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) – Trắc (T) – Bằng Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân Bâng khuâng nhớ cụ, thương thân nàng Kiều B-T-B-B

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.Ví dụ:

Có sáo thì sáo nước trong T-T-B

Đừng sáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Thơ lục bát cí cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thiw lụch bát tính linh hoạt về vần. Cách gieo vần: Tiếng thứ 6 của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát kế nó. Và tiếng thứ tám câu bát đó lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục kế tiếp. Ví dụ (những từ in nghiêng hay đậm là vần với nhau):

Trong thể thơ lục bát biến thể vẫn gieo vần như vậy, nhưng trường hợp câu bát của cặp câu có thanh là t-b-t-b thì tiếng thứ sáu câu lục trên nó vần với tiếng thứ tư của câu đó.Ví dụ:

Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) cảu câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, nhưng đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3. Nhịp thơ giúp người đọc và người nghe cảm nhận được thơ một cách chính xác hơn.

II. CÁCH LÀM THƠ SONG THẤT LỤC BÁT

Thơ song thất lục bát là thơ gồm có 4 câu đi liền với nhau, trong đó là hai câu 7 tiếng (câu thất 1 và câu thất 2), kế tiếp là câu lục và câu bát. Về luật vần ở câu lục và bát thì hoàn toàn là giống thơ lục bát, không đề cập đến. Tôi chỉ đề cập đến hai câu thất. Luât thanh không phải ở các từ 2-4-6 như các thể thơ khác mà lại chú ý vào các tiếng 3-5-7. Câu thất 1: các tiếng 3-5-7 theo thứ tự là T-B-T

Câu thất 2: các tiếng 3-5-7 theo thứ tự là B-T-B

Các tiếng 1-2-4-6 tự do về thanh.Ví dụ:

Lòng này gửi gió đông có tiện T-B-T

Nghìn vàng xin gửi đến non yên B-T-B

Về cách gieo vần cũng khác các thể thơ khác. Các thể thơ khác chỉ gieo vần ở thanh bằng, nhưng thơ song thất lục bát gieo vần ở cả tiếng thanh trắc và thanh bằng. Tiếng thứ 7 của câu thất 1 thanh trắc vần với tiếng thứ 5 thanh trắc của câu thất 2. Tiếng thứ 7 của câu thất 2 thanh bằng vần với tiếng thứ 6 câu lục kế.Ví dụ:

Lòng này gửi gió đông có tiện Nghìn vàng xin gửi đến non Yên Non Yên dù chẳng tới miền Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời.

Trong bài thơ có nhiều câu thơ song thất lục bát thì để nối hai nhóm câu lại về vần thì ta lấy tiếng thứ 8 thanh bằng của câu bát vần với tiếng thứ 5 thanh bằng của câu thất 1 kế tiếp.Ví dụ:

Cách ngắt nhịp trong 2 câu thất của thơ này là nhịp lẻ, tức là nhịp 3/4 hay là 2/1/4.

Nguyễn Thị Thanh Thuỷ @ 21:37 03/06/2017 Số lượt xem: 357

Bài 13. Làm Thơ Lục Bát

nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáođến dự giờ ngữ văn lớp 7TI?T 52 HO?T D?NG NG? VAN Làm thơ lục bát Tìm hiểu luật thơ lục bát Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm naoa. Cặp câu thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng ? Vỡ sao g?i l l?c bỏt ?Mỗi cặp gồm hai câu:Một câu có 6 tiếng (câu lục)Một câu có 8 tiếng (câu bát)hoat dong ngu van 7 Lam tho luc bat b. sơ đồ luật bằng trắc thơ lục bátTheo qui ước thanh huyền và thanh ngang ( không dấu ) gọi là tiếng bằng kí hiệu là B ( bằng), Thanh: sắc -hỏi- ngã- nặng là tiếng trắc, kí hiệu là T ( trắc )C¸c em h·y ghi kÝ hiÖu B, T cña c©u th¬ trªn vµo “Sơ đồ luật bằng trắc thơ lục bát Chỉ tính các tiếng thứ 2, 4, 6 và 8: các tiếng còn lại tự doc. Em hãy nhận xét về dấu thanh ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 của câu 8 ?Tiếng thứ 6 thanh huyền (trầm) thì tiếng thứ 8 sẽ là thanh ngang (bổng). Hoặc ngược lạiThí dụ: Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương d. Luật thơ lục bát như thế nào ?Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5, 7 không bắt buộc theo luật bằng trắc; trong bảng đánh dấu ( -). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc (ngoại lệ có thể ngược lại).Trong câu 8, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy. Luyện tậpĐiền nối tiếp cho thành bài và đúng luật (về ý và về vần) Em ơi đi học đường xa Cố học cho giỏi mẹ mongvề nhà Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm một lớp.mới nên thân người Sửa lại câu lục bát cho đúng luật: Vườn em cây quí đủ loài Có cam, có quýt, có bòng, có na Vườn em cây quí đủ loài Có cam, có quýt, có có naxoài Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu Sưả tiếp câu lục bát sau: Thiếu nhi là tuổi học hànhChúng em phấn đấuquyết giành điểm cao Luyện tập: Viết tiếp câu 8 để thành một cặp lục bát: Ai ơi hãy đến 7A Bạn bè tình nghĩa đậm đà ngát hươngTrò chơi: Xướng hoạ thơ lục bát (đơn giản)Tổ này đưa ra câu 6, tổ kia đáp lại bằng câu 8, rồi ngược lại .Tổ nào không đáp được là bị thuaBài tập về nhà: Mỗi em tập làm ít nhất 4 câu lục bát, có nội dung chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11xin chân thành cám ơn thầy cô và các em kính chúc các thầy cô và các emdồi dào sức khoẻ!

Luật Thơ Lục Bát Và Song Thất Lục Bát.

LUẬT THƠ LỤC BÁT

Thơ Lục Bát ( thể thơ dân tộc truyền thống )

a/- Lượng thơ :

Dòng trên : sáu tiếng ( lục )

Dòng dưới : tám tiếng ( bát )

b/- Nhịp thơ :

Nhịp chẵn là cơ sở theo kiểu :

2/2/2

2/2/2/2

Ví dụ : Trăm năm / trong cõi / người ta

Chữ tài / chữ mệnh / khéo là / ghét nhau

Từ đó xuất hiện : Nhịp 2/4

4/4

Ví dụ : Con thuyền / rời bến sang Hiên

Xuôi dòng sông cái / ngược triền sông Bung

Rồi nhịp : 4/2

2/6

Ví dụ : Nắng chia nữa bãi / chiều rồi

Vườn hoang / trinh nữ xếp đôi lá rầu

Cũng có thể xuất hiện những nhịp lẻ : 3/3

4/4

Ví dụ : Người quốc sắc / kẻ thiên tài

Tình trong như đã / mặt ngoài còn e

Thậm chí đôi khi còn bắt gặp : 2/2/2

3/3/2

Ví dụ : Một mình / âm ỉ / đêm chày

Đĩa dầu vơi / nước mắt đầy / năm canh

Hoặc nhịp : 3/3

3/3/2

Ví dụ : Bắt phong trần / phải phong trần

Cho thanh cao / mới được phần / thanh cao

Hoặc nhịp : 1/3/2

2/6

Ví dụ : Thác / bao nhiêu thác / cũng qua

Thênh thênh / là chiếc thuyền ta trên đời

c/- Âm điệu : ( luật bằng trắc và cao thấp )

Tiếng thứ hai, tư, sáu, tám của hai dòng lục và bát phải theo luật : Tiếng thứ hai bằng, tiếng thứ tư trắc, tiếng thứ sáu bằng, tiếng thứ tám bằng. Còn các tiếng ở vị trí số lẻ thì tự do

Lưu ý : trong trường trường hợp dòng lục được chia thành hai đoạn cân xứng thì tiếng thứ hai có thể linh hoạt về mặt bằng – trắc

Ví dụ : Mai cốt cách / tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười

Bên cạnh luật phối hợp bằng – trắc ( tức là về mặt đường nét của thanh điệu ) còn có luật phối hợp cao – thấp ( tức là về mặt âm vực của thanh điệu ). Trong dòng bát tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám đều mang thanh bằng nhưng phải khác nhau về âm vực ( nghĩa là nếu tiếng trước là bằng cao – không dấu – tiếng sau phải là bằng thấp – dấu huyền – hoặc ngược lại )

Ví dụ : Trăm năm trong cõi người ta

Trải qua một cuộc bể dâu

d/- Vần thơ :

Nếu bài thơ chỉ có một cặp lục bát thì bài thơ ấy mang một lần hiệp vần theo hình thức vần lưng ( yêu vận ) ở dòng lục bát.

Thí dụ : Thuyền ơi có nhớ bến chăng ?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền !

Ở đây, tiếng cuối cùng của câu lục hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát.

Nếu bài thơ gồm nhiều cặp lục bát liên kết, thì tiếng cuối của câu bát lại hiệp vần với tiếng cuối của câu lục dòng kế tiếp và như vậy có thêm vần chân ( cước vận ). ở cả hai dòng lục và bát.

Thí dụ : Nắng chia nữa bãi chiều rồi

Sợi buồn con nhện giang mau

Em ơi ! hãy ngủ… anh hầu quạt đây ! …

Cần lưu ý rằng trong câu lục bát, thường xuyên bắt gặp vần bằng. Hiện tượng gieo vần trắc theo kiểu sau đây chỉ là hãn hữu :

Tò vò mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi

e/- Bố cục :

Sự kết hợp trên dưới theo từng cặp tạo nên một chỉnh thể ở những vần thơ lục bát hai dòng. Trong những bài thơ trên hai dòng, sự kết hợp đó, về mặt hình thức, vẫn mang tính độc lập tương đối gần như của một khổ thơ.

Vần thơ thực hiện đúng những quy định nói trên được gọi là lục bát chính thể

Nếu về căn bản tuân theo những quy định của lục bát, song đôi lúc lại thêm bớt một số tiếng hoặc xê dịch về cách hiệp vần, về luật bằng trắc… thì ta gọi là lục bát biến thể.

Ví dụ : Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây

Hoặc : Yêu nhau tam tứ núi, cũng trèo

Thất bát sông cũng lội, tam thập lục đèo cũng qua.

LUẬT SONG THẤT LỤC BÁT

Thể thơ song thất lục bát là thể thơ dân tộc truyền thống

a/- Lượng thơ :

Dòng 1 : bảy tiếng

Dòng 2 : bảy tiếng

Dòng 3 : sáu tiếng

Dòng 4: Tám tiếng

Ví dụ : Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nổi truân chuyên,

Xanh kia thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?

b/- Nhịp thơ :

Hai dòng bảy tiếng ngắt theo nhịp 3/4 theo thất ngôn đường luật.

Hai dòng lục bát ngắt nhịp linh hoạt theo thơ lục bát

Ví dụ : Thuở trời đất / nổi cơn gió bụi

Khách má hồng / nhiều nổi truân chuyên,

Xanh kia / thăm thẳm từng trên

Vì ai gây dựng / cho nên nỗi này ?

c/- Âm điệu ( luật bằng trắc và cao thấp):

Hai dòng lục bát trong song thất lục bát theo những quy định của thơ lục bát.

Vì vậy, chỉ trình bày âm điệu trong hai dòng bảy tiếng.

– Ở dòng thất bên trên, tiếng thứ năm phải là bằng và tiếng thứ bảy phải là trắc.

– Ở dòng bên dưới sẽ ngược lại.

Có hay chàng ở đâu đây

Thiếp xin chắp cánh mà bay theo chàng !

d/- Vần thơ :

– Tiếng cuối của dòng thất trên hiệp vần với tiếng thứ năm dòng dưới. Hai tiếng hiệp vần đều mang thanh trắc. Tiếng thứ bảy mang thanh bằng của dòng thất dưới hiệp vần với tiếng cuối cũng mang thanh bằng của dòng lục tiếp theo. Sau đó là cách hiệp vần theo quy định của lục bát.

– Nếu bài thơ được liên kết bằng nhiều khổ song thất lcuj bát, thì tiếng cuối mang thanh bằng của dòng bát thuộc khổ trước lại hiệp vần với tiếng thứ năm cũng mang thanh bằng trên dòng thất thứ nhất của khổ thơ sau.

Như vậy, mỗi khổ thơ hay một bài thơ bốn dòng song thất lục bát có một vần lưng trắc, một vần chân bằng và một vần lưng bằng

Sự kết hợp song thất – lục bát theo thứ tự đang trình bày tạo nên một chỉnh thể ở những vần thơ song thất lục bát bốn dòng. Trong những bài thơ từ tám dòng trở lên, sự kết hợp đó về mặt hình thức vẫn mang tính độc lập tương đối của những khổ thơ.

Cần lưu ý có trường hợp sự kết hợp trên có thay đổi về trình tự theo kiểu :

lục bát + song thất + lục bát.

Trong trường hợp này có lục bát gián nhất.

Cuối cùng, giống như lục bát, song thất lục bát cũng tồn tại dưới hai hình thức : chính thể và biến thể.