KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN. Vai trò Kế toán công ty là một bộ phận trong các môn khoa học kế toán. Sự phát triển của kế toán công ty làm cho khoa học kế toán ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. Vai trò của kế toán công ty được thể hiện qua một số khía cạnh sau: Về mặt pháp luật Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của kế toán công ty là các công ty được thành lập và hoạt động theo luật pháp.
Quy trình thành lập một công ty thường trải qua các bước sau: – Bước 1: Thoả thuận thành lập công ty Bước đầu tiên để thành lập một công ty là các thành viên sáng lập công ty phải họp bàn và ký với nhau biên bản về việc cùng nhau thành lập công ty. Trong biên bản này, các thành viên sáng lập thống nhất với nhau một số nội dung cơ bản như: + Tên công ty, hình thức tổ chức công ty + Lĩnh vực hoạt động, ngành nghề kinh doanh + Vốn điều lệ và vốn góp theo cam kết của từng thành viên + Dự kiến cơ cấu tổ chức quản lý + Phân công thực hiện kế hoạch thành lập công ty …
Đối với một số ngành nghề kinh doanh, việc điều tra nghiên cứu thị trường để lập phương án kinh doanh là công việc rất quan trọng và cần thiết.-Bước 2: Điều tra, nghiên cứu thị trường. Các thông tin thu đựơc qua các cuộc điều tra có thể giúp họ xây dựng được phương án kinh doanh hợp lý. Thông qua đó, công ty quyết định sản xuất hay kinh doanh những mặt hàng nào, mẫu mã, chủng loại ra sao, quy mô là bao nhiêu…. Chất lượng điều tra nghiên cứu thị trường có ảnh hưởng quyết định đến phương án đầu tư, kinh doanh và hoạt động của công ty sau này. Các thông tin cần phải thu thập từ điều tra, nghiên cứu thị trường là nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, các mặt hàng thay thế, quy mô của thị trường, đối thủ cạnh tranh…. Để nghiên cứu thị trường, ngoài một số công ty có thể tự làm, còn lại phần lớn phải thuê các công ty chuyên nghiên cứu thị trường như các công ty tư vấn, marketing… thực hiện.
Căn cứ vào mục tiêu, điều kiện kinh doanh và các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp xây dựng cho mình phương án kinh doanh để từ đó xây dựng các phương án huy động vốn, đầu tư trang thiết bị, tuyển dụng nhân lực, tổ chức bộ máy…. Bước 3: Xây dựng phương án kinh doanh. Các công việc này đòi hỏi một thời gian tương đối dài và thường phải do các chuyên gia có kinh nghiệm đảm nhận.
Trong điều lệ công ty phải quy định cụ thể và dự kiến đến các tính huống phát sinh và các biện pháp hoặc nguyên tắc xử lý các tình huống này. Trong điều lệ công ty phải có các nội dung sau: Bước 4: Soạn thảo và thông qua điều lệ công ty Điều lệ công ty là căn cứ pháp lý để tiến hành và xử lý các hoạt động của công ty. + Vốn điều lệ + Họ tên, địa chỉ của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc thành viên sáng lập đối với các loại hình công ty khác + Số vón góp theo cam kết của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần + Quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty TNHH hoặc các cổ đông của công ty cổ phần Cơ cấu tổ chức quản lý công ty + Người đại diện theo pháp luật của công ty + Thể thức thông qua quyết định của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ + Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần. + Các loai quỹ và mức giới hạn từng loại quỹ được lập tại công ty, nguyên tắc phân chia lợi nhuận, trả cổ tức, chịu lỗ trong kinh doanh. + Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty + Thể thực sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty + Chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả cổ đông sáng lập của công ty cổ phần + Các nội dung khác của Điều lệ công ty do các tnành viên hoặc cổ đông thảo thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật. – Bước 5: Xin giấy phép kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và phương án kinh doanh, công ty tiến hành đăng ký với cơ quan quản lý để xin giấy phép kinh doanh. b. Thủ tục thành lập công ty
Nợ TK144 – Tiền đặt mua cổ phiếu Có TK138 (1388) – Phải thu của cổ đông: Số tiền mua cổ phiếu được thanh toán bổ sung Nếu cổ đông thanh toán tiền mua cổ phiếu bằng các tài sản khác, công ty phải thành lập Hội đồng định giá tài sản thanh toán và hạch toán: Nợ TK152, 153, 156, 211, 213…: Theo giá trị đáng giá của Hội đồng định giá Có TK138 (1388) – Phải thu của cổ đông: Giá trị vốn góp của cổ đông Đồng thời, kế toán kết chuyển số vốn cổ phần đã đăng ký mua thành vốn cổ phần của công ty: Nợ TK411 (4111- Vốn cổ phần đăng ký mua) Có TK411 (4111 – Vốn cổ phần): Mệnh giá của số cổ phiếu đã bán Trường hợp số tiền đặt mua lớn hơn số tiền cần phải thanh toán, công ty phải làm thủ tục trả lại tiền cho người đặt mua cổ phiếu. Căn cứ vào chứng từ trả lại tiền đặt mua cổ phần thừa, kế toán ghi: Nợ TK138 (1388 – Phải thu của cổ đông) Có TK144 – Tiền đặt mua cổ phiếu: Số tiền đặt mua cổ phần thừa đã hoàn trả cho cổ đông Các chi phí phát sinh khi phát hành cổ phiếu: Nợ TK642: Nếu chi phí phát sinh nhỏ Nợ TK142 (1421), 242: Nếu chi phí sinh lớn cần phân bổ cho nhiều kỳ kinh doanh Có TK111, 112, 331… Khi kết thúc đợt phát hành cổ phiếu, công ty làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản phong toả sang tài khoản thanh toán, kế toán ghi: Nợ TK111, 112: Số tiền thu được từ đợt phát hành cổ phiếu Có TK144 – Tiền đặt mua cổ phiếu
– Khi giao cổ phiếu cho cổ đông, kế toán ghi tăng số cổ phiếu lưu hành: Nợ TK010 – Cổ phiếu lưu hành: Mệnh giá của số cổ phiếu đã phân phối trong đợt phát hành 4. Kế toán tăng, giảm vốn điều lệ a. Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ trong công ty cổ phần. Các trường hợp tăng vốn điều lệ Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh tăng trong các trường hợp sau: – Phát hành cổ phiếu mới để huy động thêm vốn theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp cơ cấu lại nợ của công ty theo hình thức chuyển nợ thành vốn góp cổ phần theo thoả thuận giữa công ty và các chủ nợ – Chuyển đối trái phiếu đã phát hành thành cổ phần: Việc tăng vốn điều lệ chỉ được thực hiện khi đã đảm bảo đủ các điều kiện để trái phiếu chuyển đổi thành cổ phần theo quy dịnh của pháp luật và phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi. – Thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu – Phát hành cổ phiếu mới để thực hiện sáp nhập một bộ phận hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác vào công ty. – Kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung tăng vốn điều lệ.
– Giảm vốn điều lệ khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do công ty thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước hoặc bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ. b. Các trường hợp giảm vốn điệu lệ Vốn điều lệ của công ty cổ phần được điều chỉnh giảm trong các trường hợp sau:
Việc điều chỉnh giảm vốn điều lệ và thanh toán tiền cho các cổ đông thực hiện theo các hình thức sau: + Công ty mua và huỷ bỏ một số lượng cổ phiếu quỹ có mệnh giá tương ứng với số vốn dự kiến được điều chỉnh giảm theo phương án được Đại hội đồng cổ đông biểu quyết thông qua hoặc huỷ bỏ số lượng cổ phiếu quỹ buộc phải huỷ. Theo hình thức này thì công ty không phải trả lại tiền cho các cổ đông. + Công ty thu hồi và huỷ bỏ một số cổ phiếu của các cổ đông với tổng mệnh giá tương ứng với số vốn điều lệ giảm. * Mỗi cổ đông trong công ty bị thu hồi một số lượng cổ phần theo tỷ lệ giữa số vốn dự kiến được điều chỉnh giảm với tổng mức vốn điều lệ của công ty tại thời điểm trước khi điều chỉnh. * Công ty phải trả cho các cổ đông một khoản tiền tính theo công thức sau: + Điều chỉnh giảm mệnh giá cổ phần mà không làm thay đổi số lượng cổ phần. Theo hình thức này, công ty thu hồi cổ phiếu của các cổ đông và phát lại cổ phiếu mới với mệnh giá đã được điều chỉnh giảm. Công ty phải trả cho các cổ đông một khoản tiền theo công thức sau: +. Hình thức kết hợp: Căn cứ vào tình hình cụ thể, công ty cổ phần có thể kết hợp áp dụng các hình thức nêu trên để thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ. Giảm vốn điều lệ khi công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Trường hợp tăng vốn bằng cách gọi thêm vốn góp của cổ đông hiện có Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty cổ phần có thể tiền hành tăng vốn bằng cách huy động thêm vốn góp của các cổ đông hiện có. Công việc này có thể thực hiện theo một trong các cách sau: c) Kế toán một số trường hợp tăng vốn điều lệ – Thu hồi cổ phiếu, sau đó phát hành cổ phiếu mới với mệnh giá cổ phiếu cao hơn. – Thu hồi cổ phiếu, sau đó đóng dấu mệnh giá cổ phần mới cao hơn. – Cấp bổ sung cổ phiếu cho cổ đông tương ứng với số cổ phần tăng thêm. Số vốn tăng thêm này các cổ đông phải góp bổ sung tương ứng với số cổ phần mà mình nắm giữ.
Nợ TK142 (1421), 242: Nếu chi phí sinh lớn cần phân bổ cho nhiều kỳ kinh doanh Có TK111, 112, 331… d) Trường hợp tăng vốn do điều chuyển từ các nguồn vốn chủ sở hữu khác,
Trong trường hợp các nguồn vốn chủ sở hữu khác của công ty khá dồi dào, công ty có thể sử dụng để tăng vốn thay vì gọi cổ đông góp. Công việc này có thể đựơc thực hiện theo các cách sau: – Thu hồi cổ phiếu cũ và phát hành cổ phiếu mới với mệnh giá cao hơn. – Thu hồi cổ phiếu cũ và đóng dấu với mệnh giá cao hơn. – Cấp cho cổ đông các cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ góp vốn. Về mặt kế toán, việc tăng vốn điều lệ do điều chuyển từ các nguồn vốn chủ sở hữu khác đựơc ghi giảm vốn chủ sở hữu khác và ghi tăng vốn góp của cổ đông theo số họ được hưởng tương ứng với số vốn họ đã góp: Nợ TK421, 4112, 412, 414, 415… Có TK411 (4111 – Vốn cổ phần): chi tiết số vốn góp của từng cổ đông Trong đó cần chú ý, việc kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ của công ty cổ phần phải tuân thủ các điều kiện sau: + Đối với khoản chênh lệch tăng giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu quỹ, công ty đựơc sử dụng tàn bộ chênh lệch để tăng vốn điều lệ. Trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì công ty chỉ được sử dụng phần chênh lệch tăng giữa nguồn thặng dư vốn so với tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán để bổ sung tăng vốn điều lệ. Nếu tổng giá vốn cổ phiếu quỹ chưa bán bằng hoặc lớn hơn nguồn thặng dư vốn thì công ty chưa đựơc điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn này. + Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu đựơc phát hành để thực hiện các dự án đầu tư thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 3 năm kể từ khi dự án đầu tư đã hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng. + Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để cơ cấu lại nợ, bổ sung vốn kinh doanh thì công ty cổ phần chỉ được sử dụng để bổ sung tăng vốn điều lệ sau 1 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành. + Nguồn vốn thặng dư được chia cho các cổ đông dưới hình thức cổ phiếu theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông. Trường hợp tăng vốn bằng cách chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành cổ phần Căn cứ vào số lượng cổ phiếu phát hành để chuyển đổi từ trái phiếu đáo hạn và giá chuyển đổi, kế toán ghi: Nợ TK343 (3431 – Mệnh giá trái phiếu): Giá chuyển đổi của số cổ phiếu được phát hành Nợ/Có TK411 (4112 – Thặng dư vốn): Chênh lệch giữa giá chuyển đổi và mệnh giá cổ phiếu Có TK411 (4111 – Vốn cổ phần): Mệnh giá của số cổ phiếu phát hành e. Trường hợp tăng vốn do trả cổ tức bằng cổ phiếu Khi bổ sung vốn góp do trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông, kế toán ghi: Nợ TK421 – Lợi nhuận chưa phân phối: Theo giá phát hành Nợ/Có TK411 (4112 – Thặng dư vốn): Chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu Có TK411 (4111 – Vốn cổ phần): Mệnh giá của số cổ phiếu phát hành
Để có thêm vốn thì công ty cần thực hiện giải pháp giảm vốn điều lệ để bù lỗ nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, sau đó sẽ phát hành cổ phiếu mới để thu hút vốn. Việc giảm vốn có thể thực hiện theo các cách sau: 5. Kế toán một số trường hợp giảm vốn điều lệ – Thu hồi cổ phiếu cũ, phát hành cổ phiếu mới có mệnh giá thấp hơn. – Thu hồi cổ phiếu cũ và đóng dấu vào cổ phiếu cũ mệnh giá cổ phần thấp hơn. a. Trường hợp giảm vốn để làm lành mạnh hoá tình hình tài chính Trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ nhưng vẫn có khả năng phục hồi và phát triển. Việc giảm vốn để bù lỗ nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính trước khi phát hành cổ phần mới được ghi nhận như sau: Nợ TK411 (4111 – Vốn cổ phần) Có TK421 – Lợi nhuận chưa phân phối
Công ty phải mua lại số cổ phiếu này, số cổ phiếu này công ty giữ lại không huỷ bỏ mà coi như cổ phiếu chưa bán trong tổng số cổ phiếu được phép phát hành. – Theo quy định tại Điều 65 Luật Doanh nghiệp công ty cổ phần được mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần loại khác đã bán. Công ty cổ phần chỉ được sử dụng nguồn vốn của các cổ đông để mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau: + Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông. + Mua lại cổ phần để tạm thời giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên một cổ phần và tăng tích luỹ vốn của doanh nghiệp. b. Trường hợp giảm vốn do mua lại cổ phần của cổ đông Ở Việt Nam, khi cổ đông không thống nhất với các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thì có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình bằng văn bản, văn bản phải nêu rõ số lượng cổ phiếu từng loại, giá dự định bán. + Mua lại cổ phần để bán cho người lao động (kể cả ban quản lý doanh nghiệp) theo giá ưu đãi hoặc thưởng cho người lao động bằng cổ phiếu theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Việc dùng cổ phiếu quỹ làm cổ phiếu thưởng phải đảm bảo có nguồn thanh toán từ quỹ phúc lợi, khen thưởng. Giá bán cổ phiếu quỹ cho người lao động được thực hiện theo mức thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán, nhưng phải đảm bảo không thấp hơn giá mua vào của cổ phiếu quỹ. + Mua lại cổ phần để điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
+ Mua lại cổ phần để sử dụng cho các mục đích khác nhưng việc sử dụng phải phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông. – Điều kiện để thực hiện phương án mua cổ phiếu quỹ: Công ty cổ phần muốn mua lại cổ phần do chính mình phát hành phải đảm bảo các điều kiện sau: + Công ty có phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua đối với trường hợp mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã phát hành; hoặc được Hội đồng quản trị phê duyệt đối với trường hợp mua dưới 10% tổng số cổ phần đã phát hành. + Công ty có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp. – Công ty cổ phần không được phép mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau: + Công ty đang kinh doanh thua lỗ. + Công ty đang làm thủ tục phát hành chứng khoán để huy động thêm vốn. + Công ty có nợ phải trả quá hạn. + Tổng số nợ phải thu quá hạn lớn hơn 10% tổng số vốn của các cổ đông. + Công ty cổ phần chưa hội đủ yêu cầu về tăng vốn điều lệ, vốn pháp định theo quy định của pháp luật hiện hành. + Dùng nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng từ các tổ chức tài chính, tín dụng, pháp nhân và cá nhân để mua cổ phiếu quỹ. – Quản lý và hạch toán cổ phiếu quỹ: + Cổ phiếu quỹ thuộc sở hữu chung của công ty và được loại trừ không chia cổ tức cho cổ phiếu quỹ (cổ tức bằng tiền mặt và cổ tức bằng cổ phiếu). + Trị giá cổ phiếu quỹ trên Bảng cân đối kế toán được thể hiện là sự giảm bớt vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kinh doanh. + Chi phí cho việc mua, bán cổ phiếu quỹ được hạch toán như sau: * Chi phí mua: Hạch toán vào giá vốn cổ phiếu quỹ. * Chi phí bán: Hạch toán giảm trừ vào số tiền thu được do bán cổ phiếu quỹ. + Đại hội đồng cổ đông quyết định việc duy trì, sử dụng hoặc huỷ bỏ cổ phiếu quỹ, đồng thời thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với số lượng cổ phiếu quỹ bị huỷ bỏ. Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán cổ phiếu quỹ: Để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của số cổ phiếu mà công ty mua lại của chính mình phát hành (cổ phiếu quỹ), công ty cổ phần sử dụng TK419 – Cổ phiếu quỹ với nội dung như sau Bên Nợ: Giá thực tế của cổ phiếu quỹ. Bên Có: Giá thực tế cổ phiếu quỹ được tái phát hành hoặc sử dụng (chẳng hạn trả cổ tức) hoặc huỷ bỏ.
Có TK419 – Cổ phiếu quỹ: Theo giá thực tế mua lại cổ phiếu + Khi huỷ bỏ cổ phiếu quỹ, ghi: Nợ TK411 (4111 – Vốn cổ phần): Mệnh giá của số cổ phiếu huỷ bỏ Nợ TK411(4112 – Thặng dư vốn): Số chênh lệch giữa giá tài phát hành và giá mua lại cổ phiếu Nợ TK421 – Lợi nhuận sau thuế: Nếu vốn thặng dư không đủ bù đắp phần chênh lệch
b. Phương pháp hạch toán – Trường hợp phát hành trái phiếu theo mệnh giá: + Phản ánh số tiền thu về phát hành trái phiếu: Nợ TK111, 112, 131…: Số tiền thu về bán trái phiếu Có TK343 (3431 – Mệnh giá trái phiếu) + Nếu trả lãi trái phiếu định kỳ, khi trả lãi tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi: Nợ TK635 – Chi phí tài chính: Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ Nợ TK241 – Xây dựng cơ bản dở dang: Nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang Nợ TK627 – Chi phí sản xuất chung: Nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản sản xuất dở dang Có TK111, 112: Số tiền trả lãi trái phiếu trong kỳ + Nếu trả lãi trái phiếu sau (khi trái phiếu đáo hạn): * Từng kỳ phải tính trước chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vốn hoá, ghi: Nợ TK635 – Chi phí tài chính: Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ Nợ TK241 – Xây dựng cơ bản dở dang: Nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang Nợ TK627 – Chi phí sản xuất chung: Nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản sản xuất dở dang Có TK335 – Chi phí phải trả: Số tiền lãi trái phiếu phải trả trong kỳ * Cuối thời hạn của trái phiếu, thanh toán gốc và lãi trái phiếu cho người mua trái phiếu, ghi: Nợ TK335 – Chi phí phải trả: Tổng số tiền lãi trái phiếu Nợ TK343 (3431 – Mệnh giá trái phiếu) Có TK111, 112… + Trường hợp trả trước lãi trái phiếu ngay khi phát hành, chi phí lãi vay được phản ánh vào bên Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài * Tại thời điểm phát hành trái phiếu, ghi: Nợ TK111, 112: Tổng số tiền thực thu Nợ TK242 – Chi phí trả trước dài hạn (chi tiết: Lãi trái phiếu trả trước) Có TK343 (3431 – Mệnh giá trái phiếu) * Định kỳ, phân bổ lãi trái phiếu trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ, ghi: Nợ TK635 – Chi phí tài chính: Nếu tính vào chi phí tài chính trong kỳ Nợ TK241 – Xây dựng cơ bản dở dang: Nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang Nợ TK627 – Chi phí sản xuất chung: Nếu được vốn hoá vào giá trị tài sản sản xuất dở dang Có TK242 – Chi phí trả trước dài hạn (chi tiết: Lãi trái phiếu trả trước): Số lãi trái phiếu phân bổ trong kỳ + Chi phí phát hành trái phiếu: * Nếu chi phí phát hành trái phiếu có giá trị nhỏ, tính ngày vào chi phí trong kỳ, ghi:
– Tại công ty bị tách: Do công ty bị tách vẫn tồn tại sau quá trình tách công ty, do đó về mặt kế toán, kế toán ghi giảm vốn, giảm công nợ và giảm giá trị tài sản tương ứng + Phản ánh số vốn góp mà các cổ đông cam kết chuyển sang công ty mới: Nợ TK411 (4111 – Vốn góp) Có TK338 (3388 – chi tiết: Thanh toán về tách công ty) + Phản ánh số vốn chủ sở hữu khác tách sang các công ty mới tương ứng với số vốn góp: Nợ TK421, 4112, 412, 414, 415… Có TK338 (3388 – chi tiết: Thanh toán về tách công ty) Nếu các tài khoản nguồn có số dư bên Nợ thì kế toán ghi giảm số vốn chuyển đi tương ứng của các cổ đông: Nợ TK338 (3388 – chi tiết: Thanh toán về tách công ty) Có TK421, 4112, 412… + Phản ánh số công nợ phải trả tương ứng mà các công ty mới phải gánh chịu tương ứng với số vốn góp được tách: Nợ TK311, 315, 331, 341, 342… Có TK338 (3388 – chi tiết: Thanh toán về tách công ty) + Phản ánh giá trị tài sản đã chuyển giao cho các công ty mới tương ứng với số vốn góp và công nợ phải trả của từng công ty mới: 181 Nợ TK338 (3388 – chi tiết: Thanh toán về tách công ty) Nợ TK214, 139, 159… Có TK 111, 112, 152, 155, 156, 211… + Trường hợp công ty bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải giải thể trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Phương pháp hạch toán Về mặt kế toán, do công ty không còn hoạt động nên kế toán có thể sử dụng : TK421 – Lợi nhuận chưa phân phối để phản ánh các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình giải thể và tính ra chênh lệch thu, chi giải thể. Cụ thể, kế toán phản ánh các bút toán sau: – Hoàn nhập dự phòng còn lại tính đến thời điểm giải thể: Nợ TK159 Có TK421 – Lợi nhuận chưa phân phối – Phản ánh giá bán của vật tư, hàng hoá: Nợ TK111, 112: Theo giá bán (giá thanh lý) Nợ/Có TK421: Chênh lệch giữa giá bán và giá gốc Có các TK152, 153, 155, 156: – Phản ánh giá bán của TSCĐ:
Kế Toán Công Ty Cổ Phần