Doanh nghiệp cho nghỉ việc nhưng không có quyết định thôi việc có đúng không? Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Tôi có làm việc cho môt công ty TNHH khi ký hợp đồng lao động thì giữ hợp đồng không cho công nhân giữ và nghỉ cũng không có quyết định thôi việc hơn 3 tháng em không nhận được bảo hiểm thì phải làm sao?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Nghị định 119/2014/NĐ-CP.
Thứ nhất, vấn đề công ty giữ hợp đồng không cho người lao động giữ được giải quyết như sau:
Thứ hai, vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của công ty được giải quyết như sau:
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Như vậy, người sử dụng lao động (tức công ty bạn làm việc) chỉ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi đáp ứng hai điều kiện: là căn cứ pháp luật tại khoản 1 Điều 38 “Bộ luật lao động 2019” và điều kiện về đối với từng loại hợp đồng.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
Như vậy, cả hai hành vi của công ty đều trái pháp luật vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bạn có quyền làm đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền hoặc khởi kiện đến Tòa án theo thủ tục về tố tụng dân sự
“Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; tổ chức, cá nhân dạy nghề; tổ chức, cá nhân đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16, Khoản 1 Điều 17 Nghị định này.”
Như vậy, bạn cần gửi đơn khiếu nại cho người sử dụng lao động để được giải quyết khiếu nại. Sau khi được người sử dụng lao động ra quyết định giải quyết khiếu nại thì nếu bạn không đồng ý với quyết định này thì bạn có quyền gửi đơn khiếu nại lần hai cho Chánh Thanh tra sở Lao động- Thương binh và xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính hoặc gửi đơn kiện ra Tòa theo thủ tục về tố tụng dân sự để được giải quyết vấn đề này.