* Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 25. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự, Bộ luật TTDS 2023
Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần: Điều 25. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.
2. Quyền khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng dân sự của đương sự trong vụ việc dân sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch 2.1. Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong tố tụng dân sự
* Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Khoản 1 Điều 499. Quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự có thể bị khiếu nại, Bộ luật TTDS 2023
– Khoản 22 Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đư ơng sự, Bộ luật TTDS 2023
– Khoản 6 Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng, Bộ luật TTDS 2023
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng dân sự của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng dân sự ban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Bộ luật này.
– Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này (Khoản 22 Điều 70. Quyền, nghĩa vụ của đương sự, Bộ luật TTDS 2023).
– Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; khiếu nại hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng (Khoản 6 Điều 78. Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng, Bộ luật TTDS 2023).
2.2. Quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong Tố tụng dân sự * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 509. Người có quyền tố cáo, Bộ luật TTDS 2023
C á nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức , cá nhân .
3. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người tố cáo trong tố tụng dân sự * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 500. Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, Bộ luật TTDS 2023
– Điều 510. Quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, Bộ luật TTDS 2023
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;
d) Chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại;
đ) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
4. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu 4.1. Thời hiệu khiếu nại * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 502. Thời hiệu khiếu nại, Bộ luật TTDS 2023
Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần:
Điều 502. Thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại là 15 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
4.2. Hình thức khiếu nại * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 503. Hình thức khiếu nại, Bộ luật TTDS 2023
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
4.3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng VKS đang giải quyết vụ án, hoặc trên một cấp trực tiếp * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Khoản 1, 2 Điều 504. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng, Bộ luật TTDS 2023
1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự có thẩm quyền giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp , Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
4.4. Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 505. Thời hạn giải quyết khiếu nại, Bộ luật TTDS 2023
Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần:
Điều 505. Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
4.5. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 506. Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, Bộ luật TTDS 2023
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
e) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.
5. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai 5.1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai của Chánh án Tòa án, Viện trưởng VKS trên một cấp trực tiếp * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Khoản 3 Điều 504. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng, Bộ luật TTDS 2023
– Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết (Khoản 3 Điều 504. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng, Bộ luật TTDS 2023).
5.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 507. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai, Bộ luật TTDS 2023
Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần: Điều 507. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo.
Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng năm làm đơn; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:
a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 506 của Bộ luật này;
b) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
c) Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần hai.
5. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.
6. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong tố tụng dân sự 6.1. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 512. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo, Bộ luật TTDS 2023
Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần: Điều 512. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 02 tháng, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 03 tháng.
2. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
6.2. Thủ tục giải quyết tố cáo * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 513. Thủ tục giải quyết tố cáo, Bộ luật TTDS 2023
Bộ luật 92/2023/QH13 – Tố tụng dân sự: Trạng thái: Hết hiệu lực một phần:
Điều 513. Thủ tục giải quyết tố cáo
Thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
7. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo * Ghi chú điều khoản sử dụng:
– Điều 514. Trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, Bộ luật TTDS 2023
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.