Quyết Định Giải Thể Trung Tâm Ngoại Ngữ / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Quyết Định Giải Thể Trung Tâm Ngoại Ngữ

Câu hỏi: Nhân thời điểm dịch bệnh tôi có nhận sang nhượng mặt bằng của một trung tâm ngoại ngữ với giá khá tốt. Họ đã có Quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ của họ và thanh lý toán bộ hợp đồng thuê, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với giáo viên, người lao động. Vậy giờ tôi có thể xin cấp phép thành lập và hoạt động Trung tâm ngoại ngữ với tên mới cho cơ sở/ mặt bằng này được hay không? Nhờ LTL tư vấn giúp. Tôi chân thành cảm ơn.

(Anh Đào Trọng Nh., Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh)

Theo Điều 52 Nghị định 46/2017/NĐ-CP thì giải thể trung tâm ngoại ngữ là một trong những quyền của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm. Quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ là quyết định sau cùng của cơ quan có thẩm quyền cho phép trung tâm ngoại ngữ không tiếp tục hoạt động nữa.

Với kết quả đó, bạn có thể mở trung tâm ngoại ngữ bằng việc thực hiện thủ tục thành lập và cấp phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ mới với tên mới. Để thực hiện lần lượt các bước này bạn và cơ sở vật chất hiện tại phải đáp ứng tuần tự các điều kiện theo Nghị định 46/2017/NĐ-CP sau đây:

Điều 46. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học

Điều 48. Điều kiện để trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục

3. Có đủ phòng học, phòng chức năng phù hợp, đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; phòng làm việc cho bộ máy hành chính theo cơ cấu tổ chức của trung tâm để phục vụ công tác quản lý, đào tạo. Phòng học đủ ánh sáng, có diện tích tối thiểu bảo đảm 1,5 m2/học viên/ca học.

Đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cho từng trường hợp cụ thể của mình.

Phòng Doanh nghiệp và Đầu tư

Công ty TNHH Tư Vấn & Đầu Tư LTL

Mail: tuvanltl@gmail.com

Quyết Định Giải Thể Trung Tâm Ngoại Ngữ Thuộc Về Cơ Quan Nào

Hãy liên hệ Hotline/zalo: 0763387788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được biết thêm chi tiết.

Cơ sở pháp lý

Nghị định 46/2017/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục

Thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ

Thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ được quy định tại điều 47 của nghị định này

Thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền). Quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc. Các trung tâm ngoại ngữ, tin học thuộc trường trung cấp. Các trung tâm ngoại ngữ, tin học do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập.

b) Giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng trường đại học, trường cao đẳng. Quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc.

c) Người đứng đầu tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được pháp luật cho phép thành lập. Các trung tâm đào tạo trực thuộc có thẩm quyền quyết định đối với các trung tâm ngoại ngữ, tin học trực thuộc.

Theo Điều 52 Nghị định 46/2017/NĐ-CP. Thì giải thể trung tâm ngoại ngữ là một trong những quyền của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm. Quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ là quyết định sau cùng của cơ quan có thẩm quyền. Cho phép trung tâm ngoại ngữ không tiếp tục hoạt động nữa. Ngoài ra còn do nguyên nhân.

Trung tâm ngoại ngữ được thành lập vi phạm quy định hoạt động giáo dục. Tại khoản 1 điều 51 về việc đình chỉ hoạt động trung tâm ngoại ngữ.

Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục. Nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ không được khắc phục. Thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ. Quyết định cho phép trung tâm ngoại ngữ, tin học hoạt động giáo dục trở lại và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì có văn bản thông báo cho trung tâm ngoại ngữ, tin học nêu rõ lý do. Nếu trung tâm không đáp ứng được các điều kiện cho phép hoạt động giáo dục trở lại thì sẽ bị ra quyết định giải thể.

Quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ

Quyết định giải thể quy định tại điều 52 Nghị định 46/2017/NĐ-CP

Trung tâm ngoại ngữ, tin học bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, tổ chức, hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học;

b) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học. Không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

c) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học thì có thẩm quyền quyết định việc giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học.

Trình tự thực hiện:

a) Người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm ngoại ngữ, tin học. Tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá tình trạng thực tế của trung tâm. Đề xuất phương án xử lý hoặc xem xét phương án xử lý. Do tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm kiến nghị, đề xuất, lập báo cáo kết quả kiểm tra.

b) Căn cứ kết quả kiểm tra, người có thẩm quyền quyết định thành lập trung tâm. Ra quyết định giải thể trung tâm ngoại ngữ, tin học. Trong quyết định giải thể phải xác định rõ lý do giải thể. Các biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của học viên, giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên. Và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hotline/zalo: 0763387788 hoặc Email: luatvn.vn02@gmail.com để được tư vấn hướng dẫn miễn phí mọi lúc mọi nơi.

Luatvn.vn với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trình, độ chuyên môn cao. Với phương châm tận tâm tận tình chắc chắn sẽ làm Quý khách hàng cảm thấy hài lòng.

Điều Kiện Của Giám Đốc Trung Tâm Ngoại Ngữ

Trung tâm ngoại ngữ là cơ sở giáo dục thường xuyên thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Trung tâm ngoại ngữ công lập do Nhà nước đầu tư thành lập, Trung tâm ngoại ngữ tư thục do tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư thành lập và Trung tâm ngoại ngữ có vốn đầu tư nước ngoài do cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư toàn bộ hoặc góp một phần vốn. Dù dưới hình thức nào, mỗi trung tâm ngoại ngữ đều phải bổ nhiệm người đứng đầu trung tâm ngoại ngữ còn gọi là Giám đốc trung tâm ngoại ngữ. Theo quy định pháp luật hiện nay, Giám đốc trung tâm ngoại ngữ sẽ phải đáp ứng tương đối nhiều tiêu chí và là một trong những điều kiện bắt buộc để được cấp phép hoạt động Trung tâm ngoại ngữ. Để Quý khách nắm rõ hơn quy định pháp luật về giám đốc trung tâm ngoại ngữ, Luật Thành Đô trân trọng gửi tới Quý khách bài viết: “Điều kiện của giám đốc trung tâm ngoại ngữ”.

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Luật doanh nghiệp 2020;

2. Luật giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

3. Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2017 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ giáo dục và đào tạo;

4. Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

5. Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 05 năm 2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

6. Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

7. Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục;

8. Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học;

II. QUY ĐỊNH VỀ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ

2.1. Vị trí, vai trò của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ

Giám đốc trung tâm ngoại ngữ là người trực tiếp quản lý, điều hành tổ chức, bộ máy trung tâm ngoại ngữ và chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động của trung tâm.

Có thể thấy, giám đốc trung tâm ngoại ngữ giữ một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy trung tâm ngoại ngữ, mang tính quyết định đến sự phát triển của trung tâm ngoại ngữ. Vì vậy, việc lựa chọn người có đủ phẩm chất, tiêu chuẩn để trở thành Giám đốc trung tâm ngoại ngữ là một điều cấp thiết.

2.2. Tiêu chuẩn để trở thành Giám đốc trung tâm ngoại ngữ

Căn cứ điều 6 Thông tư 21/2018/BGD-ĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học, Luật Thành Đô trân trọng gửi tới Quý khách các tiêu chí để trở thành Giám đốc trung tâm ngoại ngữ gồm:

Thứ nhất: Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải có nhân thân tốt

Người có nhân thân tốt có thể một cách thông thường là người sống lương thiện, có ý thức chấp hành tốt pháp luật, không có tiền án, tiền sự.

Thứ hai: Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải có năng lực quản lý

Người có năng lực quản lý là người có sự am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo đồng thời có khả năng lập kế hoạch, phân chia và quản lý công việc hiệu quả.

Thứ ba: Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương

Theo đó, giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải có một trong hai điều kiện sau:

(i) Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ; hoặc

(ii) Tốt nghiệp đại học bất kỳ chuyên ngành nào và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam. Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau:

KNLNNVN

CEFR

Sơ cấp

Bậc 1

A1

Bậc 2

A2

Trung cấp

Bậc 3

B1

Bậc 4

B2

Cao cấp

Bậc 5

C1

Bậc 6

C2

Thư tư: Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Giám đốc trung tâm ngoại ngữ phải có một thời gian nhất định hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để đảm bảo có sự am hiểu về hoạt động đào tạo, giáo dục, phục vụ cho hoạt động quản lý trung tâm ngoại ngữ.

2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT, giám đốc trung tâm ngoại ngữ có những nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản như sau:

– Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm ngoại ngữ.

– Thành lập và bổ nhiệm nhân sự các trưởng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, các hội đồng tư vấn theo nội quy trung tâm ngoại ngữ.

– Quyết định hoặc đề nghị việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý.

– Quản lý tài chính và tài sản của trung tâm ngoại ngữ theo quy định của cấp có thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ và theo quy định của pháp luật.

– Cấp giấy xác nhận hoàn thành các chương trình đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học do trung tâm tổ chức và chứng chỉ hoàn thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học khi trung tâm ngoại ngữ có đủ Điều kiện theo các quy định về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Tổ chức lựa chọn hoặc xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu dạy học đáp ứng nhu cầu của người học.

– Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao trình độ và được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm Quyền Bổ Nhiệm Phó Giám Đốc Trung Tâm Ngoại Ngữ

Thẩm quyền bổ nhiệm Phó giám đốc trung tâm ngoại ngữ. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó giám đốc trung tâm ngoại ngữ.

Thẩm quyền bổ nhiệm Phó giám đốc trung tâm ngoại ngữ. Nhiệm vụ, quyền hạn của phó giám đốc trung tâm ngoại ngữ.

Chào Luật sư. Kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi việc như sau: Công ty tôi hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục đào tạo, chúng tôi thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ. Vậy luật sư cho tôi hỏi, ngoài Giám đốc Trung tâm được Sở giáo dục đào tạo bổ nhiệm ra, phó giám đốc Trung tâm do Công ty bổ nhiệm có được không? Phó giám đốc Trung tâm có thể là chủ tài khoản Trung tâm ngoại ngữ đó được không? Xin cảm ơn luật sư và mong hồi âm sớm!

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 2. Giải quyết vấn đề:

Căn cứ Điều 25 Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT quy định về phó giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học như sau:

“1. Phó giám đốc do giám đốc trung tâm đề nghị và do cấp ra quyết định thành lập trung tâm bổ nhiệm (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học công lập) hoặc công nhận (đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục). Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc trung tâm, là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực quản lý, đã tốt nghiệp trình độ đại học hoặc cao đẳng. 2. Đối với trung tâm ngoại ngữ, tin học tư thục, tuổi của phó giám đốc trung tâm khi bổ nhiệm lần đầu không quá 65 tuổi. 3. Nhiệm kỳ của phó giám đốc trung tâm theo nhiệm kỳ của giám đốc trung tâm.”

Khoản 1 Điều 8 Thông tư 03/2011/TT-BGDĐT quy định thẩm quyền thành lập trung tâm ngoại ngữ như sau:

“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giám đốc sở giáo dục và đào tạo (nếu được chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền) quyết định đối với các trung tâm trực thuộc; các trung tâm thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp; các trung tâm do các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập.”

Do đó, việc bổ nhiệm Phó giám đốc trung tâm ngoại ngữ sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo nơi trung tâm bạn thành lập.