Quyết Định Hưởng Lương Của Giám Đốc / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Làm “Lính” Nhưng Hưởng Lương… Phó Giám Đốc!

Bị miễn nhiệm chức vụ phó giám đốc từ ngày 1-10 vì có nhiều sai phạm nhưng đến tháng 12-2017, ông Khanh vẫn được hưởng lương cũ.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động sáng 11-12, ông Đậu Thanh Hoài, Giám đốc Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Mỹ Tho (viết tắt Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho) xác nhận dù ông Nguyễn Công Khanh bị miễn nhiệm chức vụ phó giám đốc từ ngày 1-10 nhưng đến nay vẫn còn hưởng lương phó giám đốc.

Theo đó, số tiền lương ông Khanh lãnh là 15,8 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, theo văn bản do ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, ký gửi Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho thì ông Khanh chỉ được hưởng lương phó giám đốc đến hết tháng 9- 2017.

Giải thích việc vì sao ông Khanh bị miễn nhiệm mà vẫn hưởng lương phó giám đốc, ông Hoài nói do Giám đốc Sở Nội vụ mời lãnh đạo công ty qua làm việc và nêu ý kiến UBND tỉnh cho anh Khanh hưởng lương phó giám đốc nhưng điều động công việc khác là chuyên viên Phòng kế hoạch kinh doanh (!).

Như báo Người Lao Động thông tin nhiều lần, tháng 4-2016, ông Trương Văn Long, Đội phó Đội Vệ sinh môi trường, Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho, “thắc mắc” hàng loạt vụ sai phạm của công ty thì vài ngày sau, ông Nguyễn Công Khanh đã ký ngay quyết định điều động ông Long từ đội phó xuống làm tổ trưởng tổ thu phí và miễn nhiệm luôn chức danh bí thư chi bộ đối với ông Long.

Không đồng ý quyết định trên, ông Long tiếp tục khiếu nại đến UBND TP Mỹ Tho và gửi đơn tố cáo đến cơ quan báo chí nên ông Long tiếp tục bị ông Khanh ra quyết định cách chức tổ trưởng và đẩy ra đường quét rác.

Cùng số phận với ông Long, ông Lâm Thiện Tất, Đội phó Đội Cầu đường cũng phản ứng việc làm sai của công ty nên ông Khanh tiếp tục ký quyết định cách chức ông Tất đưa xuống làm công nhân.

Sau khi Báo Người Lao Động nhiều lần phản ánh, Thanh tra tỉnh Tiền Giang vào cuộc và phát hiện hàng loạt sai phạm ở công ty trên thì ông Long và ông Tất đều được phục hồi chức vụ.

Tiếp đó, ngày 15-2, thanh tra chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an Tiền Giang tiến hành điều tra những sai phạm xảy ra tại Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho.

Theo kết luận thanh tra, xuất phát từ đơn tố cáo của cán bộ, công nhân, Thanh tra tỉnh đã vào cuộc và phát hiện nhiều sai phạm tại Công ty Công trình đô thị Mỹ Tho, với tổng số tiền lên tới hơn 16 tỉ đồng.

Đặc biệt, ban giám đốc công ty chủ trương động viên người lao động (kể cả công nhân quét rác) góp vốn tích lũy gửi tiết kiệm mỗi tháng 1 triệu đồng/người để dành mua cổ phần khi công ty cổ phần hóa nhưng vì thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát đã để 3 cán bộ Phòng kế toán tài vụ chiếm đoạt 361,5 triệu đồng.

Vì vậy, ngoài quyết định chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý, Chánh thanh tra tỉnh cũng kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền 12,1 tỉ đồng, bao gồm chênh lệch doanh thu rác, chi phí xử lý rác, thanh toán thừa khối lượng rác…

Thẩm Quyền Quyết Định Tiền Lương Giám Đốc Công Ty Cổ Phần

Thẩm quyền ký quyết định tiền lương cho Giám đốc công ty cổ phần. Giám đốc công ty cổ phần có phải ký Hợp đồng lao động không? Có buộc phải đóng BHXH không?

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người quản lý, tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Giám đốc (Tổng giám đốc) do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm một người trong số họ hoặc kí hợp đồng thuê một người khác với nhiệm kỳ không quá năm năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc gia hạn hợp đồng với số nhiệm kỳ không hạn chế. Một số vấn đề đặt ra là thẩm quyền ký quyết định tiền lương cho Giám đốc công ty cổ phần, Giám đốc công ty cổ phần có phải ký Hợp đồng lao động không? Giám đốc công ty cổ phần có buộc phải đóng BHXH không? Bài viết “Thẩm quyền ký quyết định tiền lương cho Giám đốc công ty cổ phần” được các luật sư công ty Luật Dương Gia biên soạn với nội dụng tập trung vào giải quyết các vấn đề trên như sau:

Thẩm quyền ký quyết định tiền lương cho Giám đốc công ty cổ phần.

Đối với vấn đề về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền công của Giám đốc, Tổng giám đốc được quy định tại Khoản 2 Điều 158 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì thẩm quyền quyết định cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thuộc về Hội đồng quản trị.

Khi hưởng các thù lao, tiền lương và lợi ích khác, giám đốc/ tổng giám đốc – với vai trò là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, Giám đốc/ tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và trước pháp luật về việc tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệ công ty, Hợp đồng lao động ký với công ty và các quyết định của Hội đồng quản trị. Nếu điều hành, quản lý kinh doanh trái với những quy định này mà gây thiệt hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.

Giám đốc công ty cổ phần có phải ký Hợp đồng lao động không?

Về thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động của công ty cổ phần phải căn cứ Khoản 2 Điều 158 Luật doanh nghiệp năm 2014. Ngoài ra, vấn đề bổ nhiệm một người hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải căn cứ theo Điều 157 Luật doanh nghiệp năm 2014 có quy định như sau:

Vấn đề ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được thực hiện theo quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp chấp thuận.

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định tại Điều 134 Luật doanh nghiệp năm 2014, công ty cổ phần được tổ chức theo 1 trong 2 mô hình quản lý doanh nghiệp như sau:

“Điều 158. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc 2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thù lao, tiền lương và quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả theo quy định sau đây: b) Thành viên Hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao; c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trả lương và tiền thưởng. Tiền lương của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định.”

– Cơ cấu tổ chức của mô hình thứ hai: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập, có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.

Đối với vấn đề về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương, tiền công của Giám đốc, Tổng giám đốc được quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 158 Luật doanh nghiệp năm 2014 thì thẩm quyền quyết định cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thuộc về Hội đồng quản trị.

Trong trường hợp của công ty bạn, phải có quyết định về tiền lương và các quyền lợi khác cho Giám đốc. Quyết định đó phải do Hội đồng quản trị được thông qua tại cuộc họp Hội đồng quản trị với 3/4 số thành viên Hội đồng quản trị tham gia và phải được đa số thành viên dự họp tán thành nhất trí trừ một số trường hợp nếu Điều lệ công ty có quy định khác thì áp dụng theo quy định đó trong Điều lệ.

Quy Định Tiền Lương Giám Đốc Công Ty Tnhh Mtv

Quy định về tiền lương của giám đốc công ty TNHH MTV, DNTN? Giám đốc công ty TNHH có được tính lương không? Lương giám đốc công ty TNHH MTV có tính thuế TNCN? có được tính vào chi phí? Khoản trích BHXH có được đưa vào chi phí?… Bài viết này Tuvanrongviet sẽ giải đáp thắc mắc đó của các bạn.

1. Quy định tiền lương giám đốc về thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo điểm 2.6 khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

Quy định các khoản chi phí không được trừ (quy định tiền lương giám đốc công ty TNHH MTV)

“d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”

Theo Công văn 727/TCT-CS ngày 3/03/2015 của Tổng cục thuế:

“Căn cứ đặc thù của Doanh nghiệp tư nhân và Công ty TNHH một thành viên được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì khoản chi tiền lương, tiền công của chủ Doanh nghiệp tư nhân, chủ Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điêu hành sản xuất, kinh doanh) đều thuộc khoán chi phí quy định tai tiết d, điểm 2.5, khoản 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên.”

Theo Công văn 75278/CT-HTr ngày 26/11/2015 Cục thuế TP. Hà Nội:

+ Khoản chi tiền lương, tiền công của chủ công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất, kinh doanh được xác định là khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.

Theo Công văn 1590/TCT-DNNCN ngày 22/04/2019 của Tổng cục thuế:

Căn cứ hướng dẫn nêu trên các chi phí tiền lương, tiền bảo hiểm, tiền thuê nhà và các dịch vụ khác kèm theo đã chi cho Giám đốc Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ), (không phân biệt có hay không tham gia trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh) đều thuộc khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng cục Thuế thông báo để Công ty TNHH Da Young Vina được biết.

Như vậy: Theo quy định tiền lương tiền công của chủ công ty TNHH MTV, DNTN. (Do cá nhân làm chủ, không phân biệt có hay không tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh) thì KHÔNG được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

2. V

ề thuế thu nhập cá nhân:

Theo điểm 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 hướng dẫn:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP. Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

Thu nhập từ kinh doanh

Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ… ”

Theo Công văn 1404/TCT-TNCN ngày 14/04/2017 của Tổng cục thuế:

Trả lời công văn số 831/CT-KTNB ngày 22/2/2017 của Cục thuế tỉnh Phú Thọ về việc xin ý kiến chỉ đạo về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập của chủ Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ. Vấn đề này Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 90 Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định về tiền lương như sau:

Điều 90. Tiền lương

1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động”

Theo các quy định nêu trên thì khoản tiền của Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên nhận được do chính bản thân Tổng giám đốc chi trả không phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công và không chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.

Theo công văn 13697/CT-TTHT ngày 29 tháng 3 năm 2019 của cục thuế TP Hà Nội:

“Căn cứ các quy định trên, trường hợp năm 2019 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình từ công ty TNHH hai thành viên trở lên thành công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ. Sau khi chuyển đổi, chủ sở hữu của doanh nghiệp đồng thời cũng đảm nhiệm chức vụ giám đốc của doanh nghiệp, tham gia trực tiếp vào việc điều hành sản xuất kinh doanh thì:

– Khoản tiền lương mà Giám đốc Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ nhận được do chính bản thân Giám đốc chi trả không phải là thu nhập của người lao động nhận được từ người sử dụng lao động; do đó, không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

– Tiền lương, tiềm công, và các khoản chi theo lương (bao gồm cả các khoản bảo hiểm) của chủ công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ (không phân biệt có hay không tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh) không được hạch toán vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.”

Như vậy: Tiền lương của giám đốc công ty TNHH MTV không chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

Kết luận: Theo quy định thì tiền lương Giám đốc CTY TNHH MTV không được trừ khi tính thuế TNDN. (Bao gồm cả các khoản Bảo hiểm) và cũng Không chịu thuế TNCN

Theo Công văn 917/TCT-TNCN ngày 17/3/2015 của Tổng cục thuế:

Thời điểm trước ngày 01/01/2015:

– Trường hợp khoản lợi nhuận mà cá nhân là chủ Công ty TNHH một thành viên được chia sau khi nộp thuế TNDN theo quy định của Luật thuế TNDN phải chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn. (Căn cứ theo Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12; Điều 3 Nghị Định số 65/2013/NĐ-CP và Khoản 3 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC).

    Thời điểm từ ngày 01/01/2015:

    – Lợi nhuận được chia của cá nhân là chủ công ty TNHH một thành viên sau khi đã nộp thuế TNDN không phải nộp thuế TNCN. (Căn cứ theo Điều 6 Luật số 71/2014/QH13. Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP).

    Khoản Tiền vé máy bay cho giám đốc Công ty TNHH MTV:

    Khoản tiền vé máy bay và tiền lưu trú tại Việt Nam cho Giám đốc Công ty TNHH MTV do cá nhân đó làm chủ sẽ KHÔNG được khấu trừ thuế GTGT và đưa vào chi phí hợp khi tính thuế TNDN, KHÔNG tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

    Theo Công văn 5421/CT-TTHT ngày 16/2/2017 của Cục thuế TP Hà Nội, cụ thể như sau:

    Căn cứ các quy định trên, trường hợp Giám đốc điều hành đồng thời là chủ Công ty TNHH MTV (do một cá nhân làm chủ) được Công ty thanh toán khoản tiền vé máy bay và tiền lưu trú khách sạn tại Việt Nam nếu được quy định tại Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty là khoản có tính chất tiền lương, tiền công thì:

    – Về thuế TNCN: khoản lợi ích mà chủ Công ty nhận được nêu trên không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của chủ Công ty.

    – Về thuế TNDN, thuế GTGT: Công ty không được khấu trừ thuế GTGT, không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN của Công ty khoản chi cho chủ Công ty nêu trên.

    Khoản BHYT trích nộp cho Giám đốc Công ty TNHH MTV

    Theo Công văn 65143/CT-TTHT ngày 02/10/2017 của Cục thuế trả lời Hiệp hội DN Nhật bản tại Việt Nam:

    Câu hỏi 2:

    – Giám đốc kiêm chủ sở hữu Công ty TNHH MTV của Nhật không được trả lương. Nhưng Công ty vẫn đăng ký BHYT cho Giám đốc hàng tháng. Vậy khoản BHYT đóng cho Giám đốc có được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN không?

    Trả lời:

    – Căn cứ Khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:

    “18. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”

    – Căn cứ Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm Xã hội về Bảo hiểm Xã hội bắt buộc quy định về đối tượng áp dụng:

    “đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;”

    – Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TTBTC):

    Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:

    …2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

    …2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

    …d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); …”

    Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty TNHH MTV hàng tháng không trả lương cho Giám đốc nhưng có trích nộp BHYT cho Giám đốc thì khoản BHYT đóng cho Giám đốc không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

    Chi phí thuê nhà cho Giám đốc công ty MTV không được trừ

    Chi phí thuê nhà cho giám đốc Cty TNHH 1TV do cá nhân đó là chủ: Không được trừ khi tính thuế TNDN – Nhưng được trừ khi tính thuế TNCN (Không chịu thuế TNCN)

    Theo Công văn 5636/CT-TTHT ngày 14/6/2018 của Cục Thuế TP. HCM

    3. Cách hạch toán tiền lương của giám đốc Công ty TNHH MTV được quy định:

    – Nếu phát sinh chi phí tiền lương của Giám đốc Công ty TNHH 1TV mặc dù KHÔNG được trừ khi tính thuế TNDN. Nhưng các bạn vẫn hạch toán như chi phí tiền lương bình thường:

    Khi tính lương, phụ cấp, BHXH…

     Nợ TK 642:

     Có TK 334:

    Khi chi trả tiền lương…

    Nợ TK 334:

     Có TK 111, 112:

    4. Cách hạch toán chia lợi nhuận của Công ty TNHH MTV:

    – Khi có quyết định chia lợi nhuận:

    Nợ TK 421:

    Có TK 3388:

    – Khi trả tiền lợi nhuận:

    Nợ TK 3388:

    Có TK 111, 112:

Quy Định Về Tiền Lương Của Giám Đốc Công Ty Tnhh Một Thành Viên

Đối với thuế Thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ vào điểm 2.6 khoản 2 điều Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản không được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

“Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.”

Đối với thuế Thu nhập cá nhân

Căn cứ Điều 90 Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 quy định về tiền lương như sau:

“1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Tại điểm a, d, khoản 2, Điều 2, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản cótính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền…

d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.”

Căn cứ hướng dẫn nêu trên và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì khoản tiền của Giám đốc Công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ) nhận được không phải là thu nhập từ tiền lương, tiền công và không chịu thuế thu nhập cá nhân.