Quyết Định Thành Lập Ban Kiểm Soát Công Ty / Top 13 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Thủ Tục Thành Lập Ban Kiểm Soát Công Ty

Thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty là một trong những điều cần biết trong quá trình thành lập và điều hành công ty. Biết rõ về cơ chế thành lập và hoạt động của bộ phận này sẽ giúp các công ty tránh được nhiều rũi ro về sau. Bài viết sau đây sẽ cho bạn biết được những điều cơ bản nhất về Ban kiểm soát của các loại hình doanh nghiệp cũng như thủ tục để thành lập ban kiểm soát công ty.

loại hình doanh nghiệp cần thành lập ban kiểm soát theo quy định của pháp luật

Công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Theo Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2014 thì “ Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viên”.

Quy định này có nghĩa là đối với loại hình này thì việc thành lập ban kiểm soát hay không sẽ tùy thuộc vào ý chí của chủ sở hữu công ty. Pháp luật không bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Căn cứ theo Điều 55 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định:

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên thì theo Luật này bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát;

Trường hợp có ít hơn 11 thành viên, thì tùy vào nội bộ từng công ty không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát.

Công ty cổ phần

hình bao gồm Ban kiểm soát

Theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 thì

Công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông;

Các cổ đông này phải là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty.

Hội tụ đủ cả 2 điều kiện nêu trên thì việc thành lập Ban kiểm soát sẽ là không bắt buộc. Còn việc thiếu một trong hai hoặc không thỏa mãn cả hai thì bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.

Loại hình không bao gồm Ban kiểm soát

Cũng căn cứ theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014

Nếu ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập;

Có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.

Nếu không thỏa mãn 2 điều kiện trên thì công ty bắt buộc thành lập Ban kiểm soát.

Lưu ý: Đối với trường hợp công ty không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát thì chức năng này sẽ do các thành viên độc lập (các nhân, tổ chức) thực hiện.

Doanh nghiệp nhà nước Đ 102-109 ( Cơ bản do việc thành lập cần nhiều yếu tố )

Theo Điều 102 Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc thành lập cơ chế kiểm soát là bắt buộc.

Tùy vào quy mô của công ty thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập BAN KIỂM SOÁT gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên.

Cơ cấu tổ chức cơ bản của ban kiểm soát công ty

hữu hạn 1 thành viên thì sẽ tùy thuộc vào quyết định của chủ sở hữu công ty sẽ quyết định số lượng cũng cơ cấu của Ban kiểm soát.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên cơ cấu tổ chức sẽ bao gồm Trưởng ban kiểm soát và thành viên khác của Ban kiểm soát. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể hơn về vấn đề này.

Với công ty cổ phần thì cơ cấu tổ chức Ban kiểm soát sẽ có từ 3-5 thành viên bao gồm Trưởng ban kiểm soát và cả thành viên Ban kiểm soát.

Thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty

Bước 1: Thành lập Ban kiểm soát.

Bước 2: Tùy vào từng loại hình công ty mà việc bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh trong Ban kiểm soát là khác nhau.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2014 cho ta thấy được chủ sở hữu công ty sẽ là người có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh trong Ban kiểm soát công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2014 thì hội đồng thành viên sẽ là chủ thể có quyền Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với các chức danh trong ban kiểm soát công ty.

Từ quy định trên ta có thể biết được thông qua quyết định tại cuộc họp hội đồng thành viên thì Ban kiểm soát sẽ được thành lập.

Công ty cổ phần

Điều 135 Luật này có quy định việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm kiểm soát viên sẽ là do hội đồng cổ đông quyết định. Vì thế việc thành lập Ban kiểm soát sẽ được thông qua trong kì họp Đại hội đồng cổ đông bằng hình thức biểu quyết.

Tiếp theo Điều 163 có quy định các thành viên tại Ban kiểm soát sẽ bầu 1 người làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Thủ tục này sẽ do điều lệ công ty quy định cụ thể.

của Đại hội đồng cổ đông.

đồng cổ đông công ty cổ phần.

Quy định về điều kiện trở thành kiểm soát viên bạn đọc có thể xem cụ thể tại Nghị định 71/2023/NĐ-CP.

Trên đây là bài viết về thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty. Trường hợp Quý bạn đọc có thắc mắc cũng như có nhu cầu tư vấn doanh nghiệp hoặc các vấn về pháp lý  khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo HOTLINE 1900.63.63.87 để được Luật sư Phan Mạnh Thăng tư vấn. Xin cảm ơn./.

☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Scores: 4.5 (18 votes)

#Lsvomongthu – Thạc sĩ luật sư đang cộng tác tại Chuyên Tư Vấn Luật, có 10 năm kinh nghiêm tư vấn pháp luật lao động; trực tiếp tham gia xây dựng nội quy, biểu mẫu hành chính nhân sự đúng luật, kinh nghiệm trong tư vấn thành lập doanh nghiệp; tố tụng trong giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp lao động.

Quy Định Về Việc Thành Lập Ban Kiểm Soát Công Ty

Quy định về việc thành lập ban kiểm soát công ty

Ban kiểm soát là bộ phận được thành lập với mục đích thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý và điều hành của công ty. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà pháp luật yêu cầu thành lập ban kiểm soát Ví dụ: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có trên 11 thành viên thì phải bắt buộc có ban kiểm soát theo Điều 55 Luật Doanh Nghiệp 2014 Điều 55. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH 2 thành viên trở lên Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Tham khảo Dịch vụ của Luật Hùng Phát Điều kiện thành lập công ty Đăng ký kinh doanh ở đâu Thay đổi thông tin giấy phép kinh doanh

Điều 134. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác: a) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát; b) Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty. Điều 102. Ban kiểm soát Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và được bổ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ty không quá 02 nhiệm kỳ. Ban kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ sau đây: a) Giám sát việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, thực hiện các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kế hoạch của công ty; b) Giám sát và đánh giá việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên và Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty; c) Giám sát và đánh giá hiệu lực và mức độ tuân thủ quy chế kiểm toán nội bộ, quy chế quản lý và phòng ngừa rủi ro, quy chế báo cáo và các quy chế quản trị nội bộ khác của công ty; e) Giám sát thực hiện các dự án đầu tư lớn, giao dịch mua, bán và giao dịch kinh doanh khác có quy mô lớn hoặc giao dịch kinh doanh bất thường của công ty; g) Lập và gửi báo cáo đánh giá, kiến nghị về các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và Hội đồng thành viên; h) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc quy định tại Điều lệ công ty. Tiền lương, thưởng của Kiểm soát viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chi trả. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. Điều 103. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với Kiểm soát viên Không phải là người lao động của công ty. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của đối tượng sau đây: a) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty; b) Thành viên Hội đồng thành viên của công ty; c) Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; d) Kiểm soát viên khác của công ty. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Không được đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước. Các tiêu chuẩn và điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty. Điều 104. Quyền của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành công ty. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ công ty. Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty. Yêu cầu những người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Thực hiện các quyền khác quy định tại Điều lệ công ty. Điều 105. Chế độ làm việc của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên Trưởng Ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại công ty; các thành viên khác có thể tham gia Ban kiểm soát của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Trưởng Ban kiểm soát xây dựng kế hoạch công tác hằng tháng, hằng quý và hằng năm của Ban kiểm soát; phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho từng thành viên. Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện các nhiệm vụ và công việc được phân công; đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch, ngoài phạm vi được phân công khi xét thấy cần thiết. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu. Điều 106. Trách nhiệm của Kiểm soát viên Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Luật này và Điều lệ công ty. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của các bên tại công ty. Trung thành với lợi ích của Nhà nước và công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, lạm dụng địa vị, chức vụ, tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. Trường hợp vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này mà gây thiệt hại cho công ty thì Kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và thiệt hại còn có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà Kiểm soát viên trực tiếp hoặc gián tiếp có được do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này đều phải trả lại công ty. Trường hợp phát hiện có Kiểm soát viên vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Ban kiểm soát có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả. Điều 107. Miễn nhiệm, cách chức Kiểm soát viên Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 103 của Luật này; b) Có đơn xin từ chức và được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận; c) Được cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc cơ quan có thẩm quyền khác điều động, phân công thực hiện nhiệm vụ khác; d) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Kiểm soát viên bị cách chức trong các trường hợp sau đây: a) Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công; b) Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng; c) Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định của Luật này và Điều lệ công ty; d) Trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty. Trân trọng./.

Thành Lập Ban Kiểm Soát Công Ty I 0888 139 339

CKTC cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ, Ngoài ra, CKTC còn tư vấn thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát công ty phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Ban kiểm soát do hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông bổ nhiệm. Cơ quan này quyết định bổ nhiệm 01 kiểm soát viên nếu quy mô công ty nhỏ, hoặc có thể thành lập Ban kiểm soát từ 03 đến 05 Kiểm soát viên nếu quy mô của công ty lớn, tùy thuộc nhu cầu của công ty. Nhiệm kỳ của kiểm soát viên là 05 năm và được bổ nhiệm lại, nhưng không quá 02 lần. Bởi kiểm soát viên cần đảm bảo tính khách quan, trung thực, tránh việc lạm dụng chức vụ tư lợi cá nhân.

Thành lập ban kiểm soát công ty – Tiêu chuẩn và điều kiện của kiểm soát viên

Về điều kiện:

– Không phải là người lao động của công ty.

– Không được kiêm Giám đốc và Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

– Không đồng thời là Kiểm soát viên, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp khác, trừ trường hợp đó là doanh nghiệp nhà nước.

Các điều kiện này ra đời nhằm đảm bảo cho kiểm soát viên làm việc trung thực, công khai, minh bạch, không bị ảnh hưởng và chi phối từ các đối tượng khác.

Ban kiểm soát và kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau: Quyền hạn:

– Giám sát các hoạt động kinh doanh, hệ thống tài chính và việc thực hiện quy chế trong công ty;

– Tham gia cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn về kế hoạch phát triển cũng như các quyết định quản lý điều hành công ty;

– Yêu cầu những người quản lý trong công ty cung cấp thông tin khi phát hiện sai phạm;

– Đề nghị hội đồng thành viên/hội đồng quản trị thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và giúp đỡ trực tiếp ban kiểm soát thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của công ty.

Nghĩa vụ:

– Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;

– Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông/thành viên của công ty;

– Trung thành với lợi ích của công ty và thành viên/cổ đông công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

– Chịu trách nhiệm khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho công ty;

– Các nghĩa vụ khác theo pháp luật và điều lệ của công ty.

Chế độ làm việc của Ban kiểm soát, kiểm soát viên

– Trưởng Ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại công ty, xây dựng kế hoạch công tác và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

– Ban kiểm soát họp định kỳ mỗi tháng 1 lần, hoặc có thể có các cuộc họp bất thường để rà soát, đánh giá, thông báo kết quả kiểm soát trong tháng cũng như thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo. Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua theo nguyên tắc đa số và các ý kiến khác được ghi chép để báo cáo cho hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông

Đối với kiểm soát viên:

– Kiểm soát viên không phải là trưởng ban kiểm soát được tham gia tối đa 04 doanh nghiệp nhà nước nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông;

– Kiểm soát viên độc lập và chủ động thực hiện công việc được phân công;

– Đề xuất, kiến nghị thực hiện các nhiệm vụ, công việc kiểm soát khác ngoài kế hoạch đã được phân công.

Miễn nhiệm, cách chức kiểm soát viên

Chức danh kiểm soát viên không tồn tại bất biến theo sự tồn tại của công ty. Kiểm soát viên có thể bị miễn nhiệm, cách chức trong các trường hợp sau:

Miễn nhiệm:

– Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên.

– Có đơn xin từ chức và được hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông chấp thuận.

– Được hội đồng thành viên/hội đồng cổ đông hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phân công thực hiện nhiệm vụ khác.

– Trường hợp khác theo điều lệ của công ty quy định.

Cách chức:

– Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao;

– Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 03 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

– Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên;

– Trường hợp khác theo điều lệ của công ty quy định.

Như vậy, Ban kiểm soát trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên có vị trí, vai trò tương đối độc lập trong cơ cấu tổ chức của công ty. Một công ty thành công nếu có Ban kiểm soát hoạt động hiệu quả và ngược lại.

Quy Định Về Thành Lập Ban Kiểm Soát Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có tư cách pháp nhân nên phải có cơ cấu tổ chức rõ ràng. Trong đó, nếu quy mô và hoạt động của công ty lớn thì rất cần một bộ phận kiểm soát các hoạt động đó. Theo đó, nhiệm vụ của Ban kiểm soát chính là thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý và điều hành của công ty. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà pháp luật yêu cầu thành lập Ban kiểm soát.

Công ty TNHH một thành viên không cần thành lập Ban kiểm soát

Theo quy định tại Điều 82 của Luật Doanh nghiệp thì đối với công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm và việc thành lập Ban kiểm soát. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Theo đó, pháp luật không quy định bắt buộc công ty TNHH một thành viên phải thành lập Ban kiểm soát mà thay vào đó là bổ nhiệm Kiểm soát viên kiểm soát các hoạt động của công ty.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát tùy trường hợp nhất định

Theo Điều 55 Luật Doanh nghiệp công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát. Trường hợp có ít hơn 11 thành viên có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.

Việc pháp luật quy định công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát xuất phát từ vai trò của Ban kiểm soát và vị thế của Ban kiểm soát trong công ty tương đối độc lập. Ban kiểm soát sẽ là bộ phận kiểm tra các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính của công ty.

Quyền hạn và nghĩa vụ của Ban kiểm soát, kiểm soát viên

Ban kiểm soát và kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 bao gồm:

Quyền hạn:

Giám sát các hoạt động kinh doanh, hệ thống tài chính và việc thực hiện quy chế trong công ty;

Tham gia cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn về kế hoạch phát triển cũng như các quyết định quản lý điều hành công ty;

Yêu cầu những người quản lý trong công ty cung cấp thông tin khi phát hiện sai phạm;

Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và giúp đỡ trực tiếp ban kiểm soát thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao;

Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của công ty

Nghĩa vụ:

Tuân thủ đúng pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của Đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;

Thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty và cổ đông của công ty;

Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông công ty; không được sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, lạm dụng địa vị, chức vụ và tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Chịu trách nhiệm khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mà gây thiệt hại cho công ty;

Các nghĩa vụ khác theo pháp luật và điều lệ của công ty.

Như vậy, đối với công ty TNHH có từ 11 thành viên trở lên pháp luật quy định bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát. Công ty TNHH dưới 11 thành viên và công ty TNHH một thành viên thì pháp luật không quy định bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát mà tùy thuộc vào nhu cầu của công ty có thể thành lập Ban kiểm soát và bổ nhiệm kiểm soát viên cho công ty.

PHAN LAW VIETNAM Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888 Email: info@phan.vn

Trình Tự, Thủ Tục Thành Lập Ban Kiểm Soát Công Ty Cổ Phần

Ban kiểm soát trong công ty cổ phần

Về cơ cấu của tổ chức của công ty cổ phần chia làm 2 mô hình:

Loại hình bao gồm Ban kiểm soát

Theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 thì

Công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông;

Các cổ đông này phải là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty.

Hội tụ đủ cả 2 điều kiện nêu trên thì việc thành lập Ban kiểm soát sẽ là không bắt buộc. Còn việc thiếu một trong hai hoặc không thỏa mãn cả hai thì bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.

Với công ty cổ phần thì cơ cấu tổ chức Ban kiểm soát sẽ có từ 3-5 thành viên bao gồm Trưởng ban kiểm soát và cả thành viên Ban kiểm soát.

Loại hình không bao gồm Ban kiểm soát

Cũng căn cứ theo Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014

Nếu ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập;

Có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị.

Lưu ý: Công ty không bắt buộc thành lập Ban kiểm soát thì chức năng này sẽ do các thành viên độc lập (các nhân, tổ chức) thực hiện.

Điều kiện trở thành thành viên Ban kiểm soát công ty cổ phần:

Điều kiện trở thành kiểm soát viên được quy định cụ thể tại Điều 20 Nghị định 71/2023/NĐ-CP

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;

Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

Làm việc trong bộ phận kế toán, tài chính của công ty;

Là thành viên hay nhân viên của công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty trong 03 năm liền trước đó.

Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty.

Thủ tục thành lập ban kiểm soát công ty cổ phần Bước 1: Họp Đại hội đồng cổ đông

Theo Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014 thì việc bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm kiểm soát viên sẽ do hội đồng cổ đông quyết định thông qua cuộc Họp đại hội đồng cổ đông.

Bước 2: Thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

Điều kiện để thông qua nghị quyết của Đại hội đồng thành viên là được số cổ đông đại diện cho ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành.

Bước 3: Bầu Trưởng Ban kiểm soát

Điều 163 có quy định các thành viên tại Ban kiểm soát sẽ bầu 1 người làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Thủ tục này sẽ do điều lệ công ty quy định cụ thể.

Lưu ý: Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu được quy định tại Khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014