Quyết Định Thành Lập Ban Quản Lý Chợ Xã / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Ai Có Thẩm Quyền Thành Lập Ban Quản Lý Chợ?

Ban biên tập cho em hỏi, em làm việc bên UBND, nay muốn thành lập Ban quản lý của một chợ ở địa phương thì có thẩm quyền này không? Hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn rất nhiều

Trang Thùy (trang.thuy***@gmail.com)

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 02/2003/NĐ-CP thì:

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh:

b) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban quản lý chợ đối với những chợ loại 1 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành.

2. Uỷ ban nhân dân quận, huyện:

a) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Ban quản lý chợ đối với các chợ loại 2, loại 3 (do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng) đang hoạt động do Ban quản lý chợ điều hành.

Trong đó:

– Chợ loại 1:

Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;

Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;

Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.

– Chợ loại 2:

Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.

– Chợ loại 3:

Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.

Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.

Ban biên tập thông tin đến bạn!

Trân trọng!

Chợ Xã, Mỗi Nơi Một Kiểu Quản Lý

Chợ phường IV. NƠI THÌ TỔ, CHỖ THÌ BAN…

Sau thời gian nâng cấp, chợ phường Hiệp Ninh đi vào hoạt động. Theo một lãnh đạo UBND phường, để quản lý chợ, UBND phường đã thành lập Tổ quản lý và ký hợp đồng với các cá nhân làm việc cho Tổ quản lý chợ. Tiền phụ cấp chi trả cho Tổ được trích từ nguồn thu phí chợ.

Ông Lương Bá Cang- Chủ tịch UBND phường IV, thành phố Tây Ninh cho biết, chợ phường IV hiện do Tổ quản lý chợ – được UBND phường thành lập quản lý.

Tuy nhiên, UBND phường cử cán bộ giao thông, thuỷ lợi của phường kiêm nhiệm quyền tổ trưởng Tổ quản lý, các thành viên khác của Ban quản lý chợ do UBND phường ký hợp đồng và trả phụ cấp hằng tháng với mức khoảng 2 triệu đồng/người. UBND phường cũng ký hợp đồng với một cá nhân khác làm công việc vệ sinh ở chợ, với mức phụ cấp 2 triệu đồng/tháng.

Tiền chi trả phụ cấp cho Tổ quản lý chợ được trích từ nguồn thu phí chợ hằng tháng, riêng Tổ trưởng tổ quản lý cho kiêm nhiệm nên chỉ hưởng phụ cấp theo chức danh đang công tác tại UBND phường.

Trong khi đó, trên địa bàn xã Hiệp Tân, huyện Hoà Thành có đến 3 ngôi chợ do UBND xã quản lý, gồm các chợ Hiệp An, Hiệp Hoà và Hiệp Trường. Theo ông Trần Văn Minh- Chủ tịch UBND xã Hiệp Tân, để quản lý 3 ngôi chợ, UBND xã đã đề xuất UBND huyện ra quyết định thành lập Ban quản lý chợ xã Hiệp Tân.

Ban quản lý chợ Hiệp Tân do một Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban và cơ cấu thành viên ở các ấp.

Theo đó, Trưởng ban quản lý chợ và các thành viên được UBND xã chi trả phụ cấp hằng tháng với mức 0,3 lương tối thiểu. Ban quản lý chợ có trách nhiệm theo dõi, quản lý việc kinh doanh ở các chợ được bảo đảm trật tự, ổn định.

Ðối với phí chợ, từ trước đến nay, hằng năm, UBND xã thông báo kêu gọi các cá nhân có nhu cầu đấu thầu thu phí chợ; cá nhân nào trúng thầu thì được thu phí chợ theo quy định.

Chợ Tân Ðông, huyện Tân Châu, được tạm giao cho một hợp tác xã (HTX) quản lý, khai thác. Hằng tháng, HTX nộp vào ngân sách xã 6 triệu đồng. Bước đầu nhận thấy, HTX quản lý, khai thác chợ tạm ổn, UBND xã chưa nghe tiểu thương phản ánh, thắc mắc gì về cách quản lý của HTX.

Ðó là chuyện quản lý ở các chợ xã có số lượng tiểu thương kinh doanh tương đối nhiều. Còn đối với những chợ xã có quy mô nhỏ, việc quản lý cũng đơn giản hơn.

Ông Trần Huỳnh Thanh- Chủ tịch UBND xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu cho hay, chợ xã Truông Mít chỉ có khoảng 20 tiểu thương tham gia kinh doanh nên UBND xã không thành lập Tổ quản lý.

Việc quản lý chợ được giao cho một cán bộ ở xã có trách nhiệm thực hiện, thu phí về nộp cho UBND xã. Vị cán bộ này được ký hợp đồng để giữ xe ở chợ, mỗi tháng nộp về xã 3 triệu đồng, phần dư còn lại từ việc giữ xe, người này được hưởng.

Còn chợ Phước Trạch, huyện Gò Dầu, UBND xã thành lập Tổ quản lý chợ gồm các cá nhân có tham gia phong trào ở xã như lực lượng Tuần tra nhân dân. Phụ cấp hằng tháng của những người này được trích từ tiền phí giữ xe ở chợ mà UBND xã giao cho Tổ quản lý thực hiện.

Rõ ràng, việc quản lý chợ xã không nơi nào giống nơi nào, nên kết quả mang lại cũng khác nhau. Có nơi quản lý chặt chẽ, chu đáo, cũng có nơi phát sinh những điều bất cập khiến tiểu thương phản ánh, thậm chí kêu ca, nhất là ở các chợ có mãi lực mạnh, có nhu cầu phải xây dựng nhà lồng, mở rộng khu vực kinh doanh, cấp huyện phải vào cuộc giải quyết…

CẦN CÓ QUY ÐỊNH VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHỢ XÃ

Qua trao đổi, lãnh đạo UBND xã, phường đều bày tỏ mong muốn có được một quy định chung về mô hình Ban quản lý chợ cấp xã, bởi hiện nay, Ban quản lý hay Tổ quản lý không phải là cán bộ chuyên trách cấp xã, cũng không phải là doanh nghiệp hay HTX.

Do đó, việc lãnh đạo, điều hành hoạt động cũng như ký hợp đồng, phân công nhiệm vụ, chi trả thù lao, phụ cấp… cũng do từng địa phương quyết định, chứ không theo “bài bản” nào hết!

Thực tế cho thấy, mức thu phí chợ theo quy định hiện nay chỉ có 2.000 đồng/người, hộ kinh doanh ở chợ đã bộc lộ nhiều bất cập. Bởi, với mức thu trên, số tiền thu phí hằng tháng ở chợ xã không nhiều, lại phải chi trả phụ cấp cho các thành viên Ban quản lý, Tổ quản lý chợ; chi trả tiền điện, tiền gom rác… nên không còn bao nhiêu, có khi thu không đủ chi.

Việc quy định thu phí chợ theo hộ cũng tạo ra sự không công bằng giữa các tiểu thương. Tiểu thương có diện tích kinh doanh lớn hay nhỏ đều đóng phí chợ bằng nhau. Do đó, theo lãnh đạo các địa phương, trong thời gian tới cần có sự thay đổi về quy định thu phí đối với chợ cấp 3, có thể áp dụng thu phí tính trên mét vuông mặt bằng kinh doanh để bảo đảm sự công bằng.

Bên cạnh đó, một thực tế khác cũng đang làm đau đầu cấp có thẩm quyền ở địa phương khi tiến hành sắp xếp, bố trí địa điểm kinh doanh cho các tiểu thương.

Hộ kinh doanh lấn chiếm lòng đường tại chợ Hiệp An, xã Hiệp Tân.

Do chưa có quy định cụ thể về vấn đề này nên để bảo đảm tính khách quan, công bằng, UBND xã thường thành lập Hội đồng xét duyệt cơ cấu các ngành, đoàn thể xã để họp xét. UBND xã cũng gặp khó khăn, không biết phải vận dụng quy định như thế nào để lập phương án bố trí, sắp xếp vị trí kinh doanh cho tiểu thương trong chợ.

Về phía ngành chức năng, ông Lê Thành Công- Giám đốc Sở Công Thương cho biết, việc tổ chức và quản lý chợ hiện nay được thực hiện theo quy định tại điểm c, khoản 2, Ðiều 3; khoản 3, Ðiều 15 Nghị định số 02/2003/NÐ-CP ngày 14.1.2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; khoản 13 Ðiều 1 Nghị định số 114/2009/NÐ-CP ngày 23.12.2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NÐ-CP ngày 14.1.2003.

Theo quy định tại các văn bản trên, chợ hạng 3 là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh, hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của người dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận. Nghị định cũng quy định UBND xã, phường có trách nhiệm quản lý các chợ hạng 3 và phối hợp với các cơ quan cấp tỉnh, huyện quản lý các chợ trên địa bàn.

Căn cứ theo đó, hiện nay, các chợ hạng 3 trên địa bàn tỉnh do UBND xã, phường quản lý; nguồn thu từ chợ nộp về ngân sách của xã. Do vậy, tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng chợ mà UBND xã, phường tổ chức thành lập Ban quản lý, Tổ quản lý hoặc theo mô hình khoán thu.

Thực tế, một số xã tổ chức đã mô hình quản lý chợ như sau: nếu chợ có dưới 50 hộ tiểu thương kinh doanh, UBND xã, phường sẽ cử 1 phó chủ tịch kiêm nhiệm theo dõi và quản lý chợ. Ðồng thời hợp đồng thêm 1 người để trực tiếp thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng, quét và thu gom rác thải, nhà vệ sinh… hằng tháng nộp vào ngân sách xã số tiền được UBND xã, phường quy định.

Ðối với chợ có trên 50 hộ và dưới 200 tiểu thương, UBND xã, phường sẽ thành lập Ban hoặc Tổ quản lý để quản lý chợ. Ban hoặc Tổ quản lý chợ này xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí hằng năm trình UBND xã, phường xem xét, phê duyệt.

Về thu tiền thuê mặt bằng tại chợ, tuỳ theo điều kiện, vị trí và thời hạn cho thuê của từng chợ; xây dựng phương án cho thuê mặt bằng phù hợp, lấy ý kiến của các hộ tiểu thương trước khi trình UBND huyện, thành phố xem xét, phê duyệt.

Về thu phí chợ (nay được gọi là giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ), Sở Công Thương đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 64/2016/QÐ-UBND ngày 20.12.2016 về việc quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, đối với hộ kinh doanh cố định là 2.000 đồng/người; đối với hộ kinh doanh không thường xuyên, không cố định có mức thu theo diện tích, trên 5m 2: 3.000 đồng/hộ/ngày, trên 3m 2 đến 5m 2: 2.000 đồng/hộ/ngày và trên 1m 2 đến dưới 3m 2: 1.000 đồng/hộ/ngày.

Ông Lê Thành Công cho biết thêm, Bộ Công Thương đang trình Chính phủ ban hành nghị định mới thay thế Nghị định số 02/2003/NÐ-CP ngày 14.1. 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ và Nghị định số 114/2009/NÐ-CP ngày 23.12.2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NÐ-CP ngày 14.1.2003.

Trong đó, sẽ quy định cụ thể về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ; giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách Nhà nước để áp dụng thực hiện trong cả nước.

THIÊN TÂM

Sắp tới, sau khi nghị định mới được ban hành, Sở Công Thương sẽ phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai thống nhất trên địa bàn tỉnh.

Đà Nẵng Thành Lập Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm

Sáng 30.12, UBND TP Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn thực phẩm (ATTP) TP. Đà Nẵng.

Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ thí điểm thành lập tại Quyết định số 1268/QĐ-TTg ngày 25.8.2017. Sau TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng là địa phương thứ hai được Thủ tưởng Chính phủ cho phép thí điểm thành lập ban này. Thời gian thực hiện thí điểm mô hình là 3 năm.

Tại buổi lễ, UBND TP Đà Nẵng cũng công bố quyết định bổ nhiệm các chức vụ trong Ban Quản lý ATTP thành phố.

Ông Nguyễn Tấn Hải, Phó Giám đốc Sở Y tế, được điều động và bổ nhiệm làm Trưởng Ban Quản lý. Đồng thời có 2 Phó Trưởng ban là ông Nguyễn Minh Tiến – nguyên Chi cục trưởng VSATTP trực thuộc Sở Y tế và ông Nguyễn Tứ – nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNN.

Cơ cấu tổ chức bên trong của Ban Quản lý gồm 3 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, 5 đội nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

Ban Quản lý ATTP thành phố sẽ là nơi tập trung các đầu mối công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như tại Chi cục Vệ sinh ATTP trực thuộc Sở Y tế, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trực thuộc Sở NN&PTNN, bộ phận an toàn thực phẩm của Sở Công Thương để thực hiện nhiệm vụ.

Đáng chú ý, Ban Quản lý ATTP TP Đà Nẵng còn được giao thực hiện chức năng, thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm. Điểm mới này tạo điều kiện cho Ban có đủ cơ sở pháp lý để tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm; tăng cường cơ chế ngăn chặn tình trạng không đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu bức thiết của người dân thành phố trong việc sử dụng thực phẩm sạch, an toàn.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Hồ Kỳ Minh – Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị: “Lãnh đạo Ban Quản lý tập trung ổn định bộ máy, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động; triển khai chương trình, kế hoạch công tác và sớm ra quân thực hiện thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm.

Từ nay đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất chỉ còn 1,5 tháng, đúng vào thời điểm các cơ sở kinh doanh, dịch vụ tập trung sản xuất, phục vụ tết nên đề nghị Ban Quản lý ATTP phối hợp các ngành khẩn trương lên kế hoạch để tập trung kiểm soát thực phẩm, quyết liệt đấu tranh ngăn chặn và xử lý nghiêm minh tất cả các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, đảm bảo cho người dân đón xuân vui vẻ, phấn khởi và an toàn, xem đây là đợt ra quân cao điểm để khẳng định vai trò của mình trước nhân dân”.

Thành Lập Ban Quản Lý Khu Kinh Tế Tỉnh Hà Tĩnh

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng với Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo .

Đại công trường tại khu kinh tế Vũng Áng – Hà Tĩnh.

Theo Quyết định của Thủ tướng, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh Hà Tĩnh, thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 81 Nghị định 108 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; các Điều 37 và 38 Nghị định 29 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và Khoản 21 Điều 1 Nghị định 164 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP; Điều 11 Quyết định 45 năm 2013 của Thủ tướng về quy chế điều hành hoạt động tại các cửa khẩu biên giới đất liền.

Ban Quản lý có Trưởng ban và không quá 3 Phó Trưởng ban. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý, gồm: Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban Quản lý tại khu công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

P.Thảo

​Theo Dantri

Bất chấp phản ứng, tỉnh Đồng Nai tiếp tục lấn sông

Bất chấp phản ứng từ nhiều phía và các tổ chức, tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục triển khai dự án lấn sông Đồng Nai. Xà lan chở đá, xe cuốc, máy ủi và hàng chục công nhân vẫn làm việc tấp nập trong đại công trường.

Bên trong công trình lấp sông sáng 25/3

Sáng 25/3, PV Dân trí ghi nhận tại công trường dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” tại phường Quyết Thắng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, không khí làm việc vẫn diễn ra hết sức khẩn trương, xà lan chở đá tảng cập sát khu vực đang lấn sông để đổ đá xuống nước. Cách đó không xa, máy xúc, máy ủi đang mở đường nội bộ bên trong khu dự án.

Dự án lấp sông vẫn tiếp tục được thực hiện dù gặp phải phản ứng từ nhiều phía, nhiều tổ chức, cơ quan chức năng đã đưa ra cảnh báo về tác hại có thể xảy ra từ dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” do Công ty cổ phần đầu tư – kiến trúc – xây dựng Toàn Thịnh Phát (gọi tắt là Công ty Toàn Thịnh Phát) đang thi công gây ra; tổ chức Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN) cũng đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai rút lại quyết định cấp phép xây dựng dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” của Công ty Toàn Thịnh Phát.

Công nhân làm việc bên trong công trường

Xà lan chở đá và máy cuốc đẩy đá xuống lấp sông

Không chỉ vấp phải phản ứng từ nhiều phía, dư luận còn băn khoăn, liệu UBND tỉnh Đồng Nai có “ưu ái” khi để Công ty Toàn Thịnh Phát thi công dự án?

Theo thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai, căn cứ quy hoạch phường Quyết Thắng được duyệt, tháng 3/2011 Công ty Toàn Thịnh Phát có văn bản đề nghị đầu tư dự án tại khu vực nêu trên. Các sở ngành chức năng của tỉnh Đồng Nai đã tiến hành khảo sát, làm việc cụ thể theo đúng trình tự thủ tục, thống nhất trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương.

Với tầm quan trọng của dự án, Tập thể Thường trực UBND tỉnh đã họp và thống nhất; sau đó báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào tháng 8/2011. Ngày 8/9/2011 Văn phòng Tỉnh ủy có Văn bản số 666-CV/VPTU trích biên bản của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; trong đó thống nhất chủ trương đầu tư dự án do Công ty Toàn Thịnh Phát làm chủ đầu tư. Đồng thời yêu cầu nghiên cứu tính toán việc cải tạo khu vực hiện hữu cho phù hợp và đồng bộ, tạo không gian kiến trúc hiện đại tại khu vực bờ sông. Dự báo nhu cầu nước thải, rác thải sinh hoạt của toàn dự án để có giải pháp xử lý thích hợp. Tính toán kết nối không gian với các phường ven sông đối diện, phù hợp môi trường cảnh quan ven sông. Tính toán quy mô đầu tư công viên cho phù hợp để gắn với tổ chức các lễ hội văn hóa của tỉnh và thành phố Biên Hòa.

Trên cơ sở đó, ngày 10/11/2011 UBND tỉnh có Văn bản số 7914/UBND-CNN thỏa thuận địa điểm cho Công ty Toàn Thịnh Phát thực hiện dự án “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”, diện tích khoảng 8,4ha (sau đó được gia hạn hiệu lực tại Văn bản số 2763/UBND-ĐT ngày 04/4/2014 của UBND tỉnh).

Sau khi hoàn thành, khu vực này sẽ hình thành khu khách sạn, nhà phố thương mại, siêu thị, chung cư, cao ốc văn phòng, công viên trên sông

Như vậy việc xem xét chấp thuận cho Công ty Toàn Thịnh Phát thực hiện dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai được thực hiện đúng trình tự thủ tục, phù hợp quy hoạch và các quy định của pháp luật, đã có sự xem xét chấp thuận, thống nhất của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng Nai.

Đến nay dự án thực hiện đầy đủ thủ tục phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuận đầu tư, cấp giấy phép xây dựng và đang được thực hiện đúng tiến độ được duyệt.

Trung Kiên – Vĩnh Thủy

​Theo Dantri

50 cây cổ thụ hơn 50 năm tuổi đã được cứu như thế nào? Hơn 50 cây xà cừ cổ thụ mang đậm giá trị lịch sử ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã được “cứu sống” diệu kỳ. Đó là thành quả của sự lắng nghe, trân trọng ý kiến người dân kết hợp với quyết sách đúng đắn, cứng rắn…