Sao Y Văn Bản Của Đảng / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Bản Sao Và Các Thành Phần Thể Thức Bản Sao Văn Bản Của Đảng

Bản sao và các thành phần thể thức bản sao văn bản của Đảng được quy định tại Khoản 3 Mục II Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2023 về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

3.1. Các loại bản sao

Có 3 loại bản sao:

– Bản sao y bản chính: Là bản sao nguyên văn từ bản chính do cơ quan ban hành bản chính nhân sao và phát hành.

– Bản sao lục: Là bản sao lại toàn văn văn bản của cơ quan khác do cơ quan nhận văn bản được phép nhân sao và phát hành.

– Bản trích sao: Là bản sao lại một phần nội dung từ bản chính do cơ quan ban hành bản chính hoặc cơ quan lưu trữ đang quản lý bản chính thực hiện.

3.2. Các hình thức sao

– Sao thông thường: Là hình thức sao bằng cách trình bày lại nội dung văn bản cần sao.

– Sao photocopy: Là hình thức sao bằng cách chụp lại văn bản bằng máy photocopy, máy fax hoặc các thiết bị chụp ảnh khác.

3.3. Thể thức và kỹ thuật trình bày các thành phần thể thức bản sao

– Để bảo đảm giá trị pháp lý và hiệu lực thi hành, các loại bản sao phải có đủ các thành phần thể thức bản sao. Các thành phần thể thức bản sao trình bày cuối văn bản cần sao, ngăn cách với văn bản cần sao bằng một đường kẻ nét liền, có độ dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.

Vận dụng thể thức và kỹ thuật trình bày các thành phần bắt buộc để trình bày các thành phần thể thức bản sao tương ứng, đồng thời lưu ý một số điểm như sau:

+ Tên cơ quan sao văn bản xác định cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng sao văn bản.

Tên cơ quan sao văn bản trình bày góc trái, dòng đầu, ngay dưới đường ngăn cách với nội dung văn bản cần sao (ô số 14, Phụ lục 2).

+ Số và ký hiệu bản sao: Số bản sao ghi liên tục từ số 01 trong một nhiệm kỳ cấp uỷ; ký hiệu bản sao ghi chung chữ viết tắt là “BS”.

Số và ký hiệu bản sao trình bày cân đối dưới tên cơ quan sao văn bản (ô số 15, Phụ lục 2).

+ Chỉ dẫn loại bản sao giúp cho việc quản lý và sử dụng bản sao. Tuỳ thuộc vào loại bản sao để ghi chỉ dẫn loại bản sao là: Sao y bản chính, sao lục, hoặc trích sao.

Chỉ dẫn loại bản sao trình bày góc phải, dòng dầu, ngang với tên cơ quan sao văn bản (ô số 16, Phụ lục 2).

+ Địa danh và ngày, tháng, năm sao văn bản trình bày dưới chỉ dẫn loại bản sao (ô số 17, Phụ lục 2).

+ Chức vụ, chữ ký, họ tên của người ký sao trình bày dưới địa danh và ngày, tháng, năm sao văn bản (ô số 18a, 18b, 18c, Phụ lục 2).

+ Dấu cơ quan sao trình bày dưới chức vụ người ký sao (ô số 19, Phụ lục 2).

+ Nơi nhận bản sao trình bày dưới số và ký hiệu bản sao (ô số 20, Phụ lục 2).

– Đối với văn bản sao lục nhiều lần chỉ trình bày một lần thể thức sao lục. Trường hợp văn bản cần sao hết trang thì trình bày các thành phần thể thức bản sao vào trang mới và đánh số trang tiếp theo số trang của văn bản cần sao, giữa trang cuối văn bản cần sao và trang trình bày các thành phần thể thức bản sao đóng dấu giáp lai.

– Đối với bản sao bằng hình thức photocopy

+ Nếu photocopy văn bản cần sao và có trình bày các thành phần thể thức bản sao thì bản sao đó có giá trị pháp lý như bản chính.

+ Nếu photocopy văn bản cần sao nhưng không trình bày các thành phần thể thức bản sao thì bản sao đó chỉ có giá trị thông tin, tham khảo.

Trân trọng!

Hiệu Lực Của Bản Sao Y Là Bao Lâu?

Hiệu lực của bản sao y là bao lâu? Bản sao y chỉ có hiệu lực 6 tháng có đúng hay không? Tư vấn pháp luật về các vấn đề khi sử dụng bản sao y

Vấn đề bản sao luôn là vấn đề đáng quan tâm đối với các trường hợp làm việc với cơ quan nhà nước. Một số trường hợp nộp hồ sơ không nhận bản sao y quá thời hạn 6 tháng! Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào? Đầu tiên cần phải hiểu rõ “Sao y bản chính là gì?”, tại khoản 2 điều 2 nghị định 23/2023/NĐ-CP giải thích như sau:

Trên thực tế người dân vẫn hay quen gọi là công chứng, tuy nhiên việc sao y bản chính theo đúng ngôn từ pháp luật được gọi là chứng thực bản sao từ bản chính (nói ngắn gọn là chứng thực). Theo quy định tại khoản 1, 2 của điều 3 nghị định 23/2023/NĐ-CP có quy định về giá trị pháp lý của bản sao như sau:

Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.3. Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.4. Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Như vậy, theo quy định trên có thể thấy pháp luật không có quy định cụ thể về thời hạn hiệu lực của bản sao y. Tuy nhiên trên thực tế thường có 2 loại giấy tờ: giấy tờ có giá trị vô hạn giấy khai sinh, bằng tốt nghiệp đại học…và giấy tờ giá trị có thời hạn như CMND (thời hạn 15 năm). Vì vậy đứng trên góc độ khác có thể thấy bản sao y tuy không có quy định về thời hạn nhưng cũng chỉ có giá trị trong khi bản chính còn hiệu lực. Chính vì thế đây có thể là căn cứ để cho các cá nhân, tổ chức khi làm việc với những trường hợp không nhận bản sao y do quá thời hạn.

Thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính:

– Việc phân định thẩm quyền của Phòng Tư pháp và UBND cấp xã trong việc chứng thực bản sao từ bản chính căn cứ vào cơ quan cấp giấy tờ, văn bản. Theo đó, Phòng Tư pháp thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 1); còn UBND cấp xã chỉ thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận (điểm a khoản 2).

– Để triển khai thi hành quy định về chứng thực của Luật Công chứng năm 2014, Nghị định số 23/2023/NĐ-CP (khoản 4) đã quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của Công chứng viên trong việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký tương đương thẩm quyền của Phòng Tư pháp, trừ việc công chứng bản dịch phải được thực hiện theo quy định của Luật công chứng.

Một câu hỏi vui được đặt ra là: “Nếu tiền sao y bản chính thì có giá trị hiệu lực như bản gốc hay không?”. Đây là câu hỏi thường thấy khi bàn luận về vấn đề sao y bản chính này. Tuy nhiên để ý tại cuối khoản 2 điều 3 ghi rõ về giá trị bản sao y không có giá trị nếu pháp luật có quy định khác.Quy định khác ở đây chính là quy định tại khoản 3 điều 3 quyết định 130/2013/QĐ-TTg quy định

Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm3. Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

Vì vậy, theo quy định khác này thì tiền được sao chép không có giá trị sử dụng và còn vi phạm điều cấm. Như vậy có thể thấy bản chính hết giá trị sử dụng thì bản sao cũng đương nhiên hết giá trị sử dụng theo (CMND thời hạn sử dụng là 15 năm). Các tài liệu không có thời hạn thì không có giới hạn về thời hạn sao y (VD: Bằng đại học, giấy phép lái xe không thời hạn). Tuy nhiên để tránh trường hợp thông tin đã bị thay đổi có thể một số cơ quan sẽ yêu cầu mọi người khi cung cấp bản sao y trong thời gian từ 3 đến 6 tháng để đảm bảo “tính mới” cho bản sao. Bản chất việc yêu cầu không có cơ sở pháp lý tuy nhiên tùy từng cơ quan vẫn có các quy định riêng như vậy

Quy Định Mới Về Bản Sao Y Văn Bản Điện Tử

“Sao y bản chính trên bản giấy” là hoạt động không xa lạ gì với chúng ta, thế nhưng sao y văn bản điện tử có lẽ vẫn là điều mới mẻ đối với chúng ta và chúng đựơc khuyến khích thực hiện trong thời đại công nghệ phát triển hiện nay. Nắm bắt đựơc nhu cầu đó, Bộ Nội vụ sắp tới sẽ ban hành Dự thảo Thông tư quy định quản lý văn bản và hồ sơ điện tử, trong đó, có nhắc đến khái niệm khá mới mẻ,đó là “bản sao y văn bản điện tử”

Vậy cụ thể đó là gì? Mời các bạn xem các nội dung sau đây:

Bản sao y văn bản điện tử là bản in ra giấy đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc văn bản điện tử và được trình bày theo thể thức quy định.

Bản sao định dạng giấy của văn bản điện tử phải có thông tin chỉ rõ văn bản này được “Sao y bản gốc văn bản điện tử”

Bản sao định dạng điện tử phải có thông tin chỉ rõ văn bản này đựơc “trích sao văn bản điện tử” hoặc “trích sao văn bản giấy”

Chữ ký số trên văn bản này được thể hiện như sau:

Đồng thời, Dự thảo Thông tư này cũng quy định giá trị pháp lý của văn bản điện tử:

– Văn bản điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân có giá trị pháp lý tương đương với văn bản giấy trong giao dịch giữa các các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Văn bản số hóa được xác thực bằng chữ ký số của người có thẩm quyền và chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện việc số hóa có giá trị như văn bản đã đựơc số hóa.

– Tài liệu, phụ lục kèm theo văn bản điện tử của cơ quan, tổ chức nhưng không cùng tệp tin được xác thực bằng chữ ký số cơ quan, tổ chức ban hành và chữ ký số của người có thẩm quyền (nếu có), có giá trị pháp lý theo văn bản được ban hành.

– Bản gốc văn bản điện tử có thể được làm thành nhiều bản có giá trị như nhau.

– Nếu 1 văn bản được ban hành ở 2 định dạng giấy và điện tử thì 02 bản này đều là bản gốc và có giá trị như nhau. Bản gốc văn bản giấy trong trường hợp này phải đáp ứng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 09/2010/NĐ-CO.

– Bản sao văn bản điện tử đáp ứng đầy đủ thủ tục và thể thức quy định có giá trị pháp lý.

– Việc xác thực chữ ký số của cá nhân và chữ ký số của cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử.

Tuy nhiên, cũng như những văn bản trước đây, các văn bản được ban hành về bản sao y đều không quy định thời hạn của bản sao y? Phải chăng các cơ quan ban hành có bỏ sót quy định này?

Cập nhật bởi trang_u ngày 08/05/2023 03:27:30 CH

Thực Hiện Ký Số Văn Bản Sao Y, Sao Lục, Trích Sao Từ Văn Bản Giấy Sang Văn Bản Điện Tử Trên Phần Mềm Quản Lý Văn Bản

Trang chủ

Lĩnh vực chung

Tin nội bộ

Ứng dụng Chữ ký số

Lượt xem: 436

Thực hiện ký số văn bản Sao y, Sao lục, Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử trên Phần mềm quản lý văn bản

Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện Sao y, Sao lục, Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử trên Phần mềm quản lý văn bản và điều hành

1. Khái niệm

Theo Điều 25 Nghị định 30/2023/NĐ-CP:

– Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.

– Sao lục: Sao lục được thực hiện bằng việc in, chụp từ bản sao y.

– Trích sao: Bản trích sao được thực hiện bằng việc tạo lập lại đầy đủ thể thức, phần nội dung văn bản cần trích sao.

– Thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao y, sao lục, trích sao được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2023/NĐ-CP.

Như vậy, việc thực hiện Sao y, Sao lục, Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy phải có ký số của cơ quan, tổ chức mới đảm bảo tính pháp lý của văn bản; do đó, các cơ quan khi sử dụng văn bản giấy phát hành trên môi trường internet (thông qua Phần mềm quản lý văn bản và điều hành hoặc Cổng thông tin điện tử) phải thực hiện Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử.

2. Hướng dẫn Sao y, Sao lục, Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử trên Phần mềm quản lý văn bản

* Yêu cầu: Máy tính phải cài đặt công cụ tích hợp ký số mới nhất

– Bước 1: Tài khoản Văn thư đăng nhập Phần mềm quản lý văn bản và điều hành, chọn Thêm văn bản đi

– Bước 2: Nhập các thông tin của Văn bản và thêm văn bản cần Sao y

       – Bước 3: Chọn chức năng Ký số

       – Bước 4: Chọn Chức năng Ký Sao y

* Văn bản sau khi thực hiện Sao sẽ được hiển thị như sau :

           * Lưu ý:

– Trường hợp cơ quan phát hành văn bản chính (đã thực hiện quy trình ký số điện tử) mà có văn bản giấy kèm theo văn bản chính thì cũng phải thực hiện Sao văn bản đó trên luồng phát hành Văn bản đi (cách sao tương tự như trên).

– Trường hợp cơ quan phát hành văn bản chính (đã thực hiện quy trình ký số điện tử) mà văn bản kèm theo văn bản chính là văn bản đã được ký số, thì không cần thực hiện Sao văn bản đó.

3. Các cơ quan chưa cài đặt Công cụ tích hợp ký số trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành: Hướng dẫn cài đặt, cấu hình tại phụ lục kèm theo hoặc tham khảo Công văn số 549/STTTT-CNTT ngày 08/5/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông.

4. Hiện nay, có các phần mềm để ký số khác như vSignPDF (do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp), NEAC SIGNER (do Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia cung cấp), đều có thể sử dụng để ký số văn bản điện tử. Tuy nhiên chưa thể hiện được đúng thể thức và kỹ thuật trình bày các bản sao y, sao lục, trích sao theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2023/NĐ-CP. Do đó, Sở Thông tin và Truyền thông khuyến nghị các cơ quan, đơn vị sử dụng Công cụ tích hợp ký số trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành để ký số các văn bản sao y, sao lục, trích sao.

Thông tin chi tiết liên hệ: Phòng Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông, Điện thoại: 0212 2210468.

Tweet

Sao Y Bản Chính Là Gì? Thẩm Quyền, Thủ Tục Chứng Thực Và Sao Y Bản Chính?

Quy định về việc đóng dấu, cách thức sao y bản chính. Thẩm quyền chứng thực các loại giấy tờ bản sao? Thủ tục chứng thực giấy tờ, sao y bản chính theo quy định mới nhất năm 2023

Trong thực tế cuộc sống, khi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu cung cấp bản sao thay cho bản chính, bạn phải cung cấp Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc Bản sao được chứng thực từ bản chính này chứ không phải bản chụp, bản photo. Cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch; giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực; quản lý nhà nước về chứng thực là vấn đề nhiều người quan tâm.

Chứng thực theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2023/NĐ-CP là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Cấp bản sao từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định 23/2023/NĐ-CP căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

– Phòng Tư pháp.

– UBND xã, phường.

– Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.

– Công chứng viên.

Chủ yếu cho cơ quan nhà nước thực hiện. Tùy từng loại giấy tờ mà thực hiện chứng thực ở các cơ quan khác nhau.

– Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

4. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản

Bước 1: Người yêu cầu chứng thực xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

– Trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).

– Trường hợp người yêu cầu chứng thực chỉ xuất trình bản chính thì cơ quan, tổ chức tiến hành chụp từ bản chính để thực hiện chứng thực, trừ trường hợp cơ quan, tổ chức không có phương tiện để chụp.

Bước 2: Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, đối chiếu với bản sao, nếu nội dung bản sao đúng với bản chính, bản chính giấy tờ, văn bản không thuộc các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao thì thực hiện chứng thực như sau:

– Ghi đầy đủ lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính theo mẫu quy định;

– Đối với bản sao có từ 02 (hai) trang trở lên thì ghi lời chứng vào trang cuối, nếu bản sao có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

– Mỗi bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản hoặc nhiều bản sao được chứng thực từ một bản chính giấy tờ, văn bản trong cùng một thời điểm được ghi một số chứng thực.

Bước 3: Người yêu cầu chứng thực nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ.

TƯ VẤN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:

Theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 23/2023/NĐ-CP thì “Bản chính” là những giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại; những giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Số gốc thì được hiểu là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định này như sau:

“Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc

2. Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.“

Về thẩm quyền xác nhận sao y bản chính các tài liệu, văn bản gốc của công ty bạn được quy định Điều 5 Nghị định số 23/2023/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Quy định về thẩm quyền chứng thực giấy tờ từ bản chính ra bản sao như sau:

đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Như vậy, theo quy định trên, cơ quan có thẩm quyền xác nhận sao y bản chính các tài liệu, văn bản gốc là phòng tư pháp tại quận, huyện, thị xã nơi công ty bạn có trụ sở hoặc ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn, phường hoặc các công chứng viên làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng.