Siêu Văn Bản Là Gì Tin Học 9 / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Tin Học Văn Phòng Là Gì? Các Kỹ Năng Tin Học Văn Phòng Cơ Bản Cần Nắm Vững

Khi có ai đó nhắc tới các cụm từ ” Tin học văn phòng”, ” Tin học văn phòng cơ bản“, chắc ai cũng sẽ nghĩ tới bộ sản phẩm ứng dụng Word – Excel – Powerpoint, chúng mang những tính năng ứng dụng rất rộng rãi và được áp dụng phổ biến trong việc thực hiện các công việc văn phòng, giấy tờ hiện nay. Đứng trước những tính năng đa dạng của bộ 3 ứng dụng này, không ít người lần đầu tiên tiếp cận đã bị CHOÁNG và loay hoay không biết mình phải tìm hiểu và nắm vững những điều gì trước tiên.

3. Đôi nét về Tin học văn phòng – kỹ năng KHÔNG THỂ THIẾU

– 90% các nhà quản lý trên thế giới đều sử dụng excel hàng ngày để quản trị.

– Phần lớn mọi người không nhận thức được tầm quan trọng của Microsoft Office Word – Excel -Powerpoint vì chỉ sử dụng được 5 – 10% công dụng thật sự của bộ ứng dụng này.

– Theo một cuộc điều tra nổi tiếng ở Mỹ, hơn 80% ứng viên tham gia cho rằng kỹ năng Tin học văn phòng Word Excel Powerpoint là một KỸ NĂNG KHÔNG THỂ THIẾU nơi công sở.

4. Các kỹ năng cơ bản sử dụng vi tính văn phòng, làm quen bàn phím máy tính

+ Làm quen với thao tác đánh mười ngón,, đặt vị trí ngón tay, vị trí các dấu trong văn bản (,.:’?~^@!-+ …..)

+ Công dụng của các phím chức năng : Enter, Backspce, Ins,…

+ Sử dụng các phím tắt (shortcut keys) trên bàn phím máy tính: Copy – Ctrl + C, paste – Crtl + V, print – Ctrl + P, auto correct – Alt + T + A,…

4.1. Kỹ năng Word trong Tin học văn phòng

Microsoft Word, còn được biết đến với tên khác là Winword, là một công cụ soạn thảo văn bản khá phổ biển hiện nay của công ty phần mềm nổi tiếng Microsoft. Nó cho phép người dùng làm việc với văn bản thô (text), các hiệu ứng như phông chữ, màu sắc, cùng với hình ảnh đồ họa (graphic) và nhiều hiệu ứng đa phương tiện khác (multimedia) như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn. Ngoài ra cũng có các công cụ như kiểm tra chính tả, ngữ pháp của nhiều ngôn ngữ khác nhau để hỗ trợ người sử dụng. Các phiên bản của Word thường lưu tên tập tin với đuôi là .doc với các bản Office trước bản 2007 hay .docx đối với Office 2007, 2010 trở đi. Hầu hết các phiên bản của Word đều có thể mở được các tập tin văn bản thô (.txt) và cũng có thể làm việc với các định dạng khác, chẳng hạn như xử lý siêu văn bản (.html), thiết kế trang web.

+ Nhập liệu văn bản, đinh dạng đoạn văn, văn bản: Gõ đúng văn phạm tiếng Việt, font, cỡ chữ, màu chữ

+ Lập, chèn và định dạng bảng: Bullet, numbering, căn đoạn, line-spacing, tab, chèn thêm dòng, cột, trộn (merge), tách (split), thay đổi đường viền bảng…

+ Chèn hình ảnh, vẽ hình khối, sơ đồ: Shape, smart art, clip art

+ Chèn ký tự: Symbol; Chèn link (hyperlink), ghi chú (footnote)

+ Thiết lập in: khổ giấy, lề in, header, footer, đánh số trang văn bản

+ Trộn văn bản: Mail merge

+ Bảo mật file: Đặt mật khẩu bảo vệ cho file word

​………………..

Rapper Bill Gates :)) 4.2. Kỹ năng Excel trong Tin học văn phòng

Là chương trình xử lý bảng tính. Bảng tính của Excel cũng bao gồm nhiều ô được tạo bởi các dòng và cột, việc nhập dữ liệu và lập công thức tính toán trong Excel cũng có những điểm tương tự, tuy nhiên Excel có nhiều tính năng ưu việt và có giao diện rất thân thiện với người dùng, chủ yếu là thiết lập, xử lý bảng và tính toán theo các hàm.

+ Tạo bảng tính, Định dạng dữ liệu bảng tính: Định dạng số, định dạng bảng, trộn (merge), xóa cột (split)….

+ Định dạng tự động: Định dạng tự động theo yêu cầu (theo tỉnh, ngày tháng năm,…)

+ Sử dụng hàm số thông dụng: If, Vlookup, Hlookup, Sum, Sumif, Average, Countif, Min, Max, Year, Month, Day, Now….

+ Sử dụng lọc dữ liệu (Filter) : lọc theo yêu cầu

+ Vẽ Biểu đồ: Chart

+ Tạo Link: Hyperlink

+ Thiết Lập in, bảo mật file: Page setup, Đặt Password cho file

+ Và còn rất nhiều ứng dụng khác. Ví dụ như thế này chẳng hạn:

4.3. Kỹ năng PowerPoint trong Tin học văn phòng

Gồm bộ soạn thảo và thiết lập hệ trình chiếu

+ Chỉnh sửa, vẽ hình khối, biểu đồ trong PowerPoint: Shapes, Smart art, Chart

+ Tạo link: Hyperlink

+ Sử dụng các kiểu trình chiếu, thiết kế: Transition, Themes design

+Tạo hiệu ứng amination

+ Sử dụng slide master

+ Bảo mật file

+ Trình chiếu, xuất file sang định dạng PDF

Soạn Văn Bản Văn Học Siêu Ngắn

Câu 1: (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học (VBVH)

– VBVH đi sâu phản ánh hiện thực khách quan và khám phá thế giới tư tưởng, tình cảm, thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

– VBVH xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

– VBVH xây dựng theo một phương thức riêng, mỗi VBVH đều thuộc một thể loại nhất định, tuân thủ quy ước và cách thức của thể loại đó (thơ, truyện, kịch…).

Câu 2: Câu 2: (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)

Nói hiểu tầng ngôn ngữ mới là bước đầu cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học vì cấu trúc của VBVH mang nhiều tầng lớp bao gồm tầng ngôn từ, tầng hình tượng, tầng hàm nghĩa.

– Trong đó, vượt qua tầng ngôn từ, người đọc mới nắm bắt được ngữ âm, ngữ nghĩa trên bề mặt của tác phẩm.

– Từ đó, người đọc có cơ sở để nhận diện và khám phá tầng hình tượng (thể hiện ở chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng…).

– Từ tầng ngôn từ, tầng hình tượng, người đọc mới có thể khám phá tầng hàm nghĩa ẩn sâu bên trong, tức là hiểu điều nhà văn muốn tâm sự, kí thác (nói theo nguyên lí “tảng băng trôi” của nhà văn Mĩ Hê-ming-uê là phần băng chìm khó nhận diện ở bên dưới).

Câu 3: Câu 3: (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Phân tích ý nghĩa một hình tượng yêu thích trong một bài/đoạn thơ ngắn:

VD: Hình tượng tấm lụa đào trong bài ca dao.

Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

– Nghĩa ngôn từ: Cô gái so sánh thân mình giống như tấm lụa đào giữa chợ.

– Nghĩa hình tượng:

+ Đặc điểm của tấm lụa đào: quý giá, đẹp đẽ, mềm mại, đáng trân trọng.

+ Hoàn cảnh của tấm lụa đào: bị bán ở chợ, không biết sẽ vào tay người mua nào.

+ Nghĩa hàm ẩn: qua sự tương đồng giữa thân phận của mình với đặc điểm, hoàn cảnh của tấm lụa đào, cô gái vừa khẳng định giá trị bản thân vừa xót xa, lo lắng cho cuộc đời mình không biết sẽ gặp người bạn đời như thế nào. Bởi trong xã hội xưa, người con gái không được tự quyết chuyện trăm năm của mình.

Câu 4: Câu 4: (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2) Hàm nghĩa của văn bản văn học:

– Khái niệm: là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng trong VBVH. Cụ thể, đó là những điều nhà văn muốn tâm sự, muốn thể nghiệm về cuộc sống, những quan niệm đạo đức xã hội, những hoài bão. Đó là thông điệp nhà văn muốn gửi gắm cho đời.

– Ví dụ:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

(Trích “Tự tình” II- Hồ Xuân Hương)

– Tác giả miêu tả hành động, trạng thái của từng đám rêu mọc xiên ngang mặt đất, hình ảnh mấy hòn đá vươn lên “đâm toạc” chân mây. Chúng có sức sống mãnh liệt dù bé nhỏ, bình thường. Hàm nghĩa ở đây là thái độ bất bình, ngang tàng, phản kháng của Hồ Xuân Hương muốn chống lại số phận bé nhỏ, bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đó cũng là bản lĩnh Xuân Hương, cá tính Xuân Hương độc đáo, mạnh mẽ.

LUYỆN TẬP VB1: Nơi dựa

– Bài “Nơi dựa” chia thành hai đoạn có cấu trúc, hình tượng, tứ thơ giống nhau:

+ Cấu trúc: câu mở đầu và câu kết thúc giống nhau (điệp cấu trúc cú pháp).

+ Tứ thơ, hình tượng thơ tương đồng: mỗi đoạn đều có hai nhân vật, trong mỗi cặp nhân vật lại có một người không thể tự bước đi vững vàng mà phải nhờ vào người còn lại ( đứa bé nhờ vào mẹ – người mẹ già nhờ vào anh chiến sĩ).

– Những hình tượng trên gợi suy ngẫm sâu xa về chỗ dựa:

+ Nơi dựa giản đơn, dễ nhận thấy là chỗ dựa về sức khỏe, về vật chất: em bé phải dựa vào mẹ để tập đi, người mẹ già phải nhờ vào anh chiến sĩ để đi lại.

+ Nơi dựa sâu xa, quan trọng là chỗ dựa về tinh thần: em bé và người mẹ già yếu đều là nguồn sống, là chỗ dựa tình cảm để người mẹ trẻ và anh chiến sĩ có thể vượt qua thử thách.

VB2: Thời gian

– Các câu thơ được trích dẫn hàm chứa ý nghĩa: khẳng định sự tàn phá, mài mòn khủng khiếp của thời gian (làm khô héo cảm xúc khiến kỉ niệm đã qua giờ khô khan như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn). Chỉ có thơ ca nghệ thuật và tình yêu vẫn luôn tràn đầy cảm xúc, tràn đầy sức sống bất diệt ( còn xanh, như hai giếng nước) bất chấp thời gian.

– Thông điệp trong bài “Thời gian”: trong dòng thời gian thử thách, khắc nghiệt, chỉ có những giá trị chân chính mới tồn tại lâu bền (nghệ thuật, tình yêu).

VB3: Mình và ta

– Mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn (câu 1,2): mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất, gần gũi, đồng cảm.

– VBVH và TPVH trong tâm trí người đọc (câu 3,4): VBVH, TPVH là các tác phẩm ngôn từ, thông điệp đã được ẩn trong các hình tượng, các câu từ. Nhờ có sự tiếp nhận, cảm thụ, trí hình dung tưởng tượng của người đọc mà những hình tượng ấy, ngôn từ ấy trở nên sinh động, hiện thực hóa và thực sự sống cuộc đời đích thực của nó. Nếu không được tiếp nhận trong tâm trí người đọc, VBVH hay TPVH mãi chỉ là những văn bản chết.

Chia sẻ: chúng tôi

Soạn Bài: Văn Bản Văn Học (Siêu Ngắn)

Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:

– Văn bản văn học cỏn gọi là văn bản nghệ thuật văn bản văn chương. Văn bản văn học đi sâu vào phản ảnh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thoã mãn nhu cầu hướng thiện và thẩm mĩ của con người.

– Ngôn từ của văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật có hình tựong mang tính thẩm mĩ cao, trau chuốt biểu cảm, gợi cảm, hàm súc, đa nghĩa.

– Mỗi văn bản đều có một thể loại nhất định và theo quy ước cách thức thể loại đó.

Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học, vì:

– Trong một tác phẩm văn học, bao giờ nhà văn cũng gửi gắm tư tưởng, tình cảm, thái độ của mình trước cuộc đời thông qua hình tượng.

– Hình tượng nghệ thuật lại được hình thành từ sự khái quát của các lớp nghĩa ngôn từ

⇒ Vì thế, nếu mới chỉ hiểu tầng ngôn từ mà chưa biết tổng hợp nên ý nghĩa của hình tượng, chưa hiểu được các ý nghĩa hàm ẩn của văn bản thì chưa thể coi là đã nắm được nội dung tác phẩm.

Soạn văn 7 ngắn nhất tại Cunghocvui Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Cho câu thơ sau:

“Một ngày lạ thói sai nha

Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

– Tầng ngôn từ:

+ “Thói” là lối sống, cách sống, cách hành xử hay hành động thường không tốt, được lặp lại lâu ngày thành nếp, thành thói quen.

+ “Sai nha” là nha dịch và nha lại, lũ tay chân của bọn quan lại thời phong kiến.

+ “Khốc lại” nghĩa là tai hại, đáng sợ, đau khổ, đau thương.

– Tầng hình tượng:

Đó là bọn sai nha trong xã hội phong kiến thối nát: Chỉ vì tiền mà bọn sai nha làm cho gia đình Vương Ông bị tan nát, bị đau khổ. Gia đình Kiều đang yên vui hạnh phúc, bỗng trở nên tan hoang, tan nát, người bị tù tội, người phải bán mình chuộc cha! ⇒ Xã hội đồng tiền, “đồng tiền đâm toạc tờ giấy”.

– Tầng hàm nghĩa:

Nguyễn Du đã đứng về phía nhân dân, chỉ ra mặt trái của chế độ phong kiến, đã vạch mặt, lên án bọn quan lại, lũ sai nha với thái độ căm giận, khinh bỉ, đồng thời nói lên sự cảm thông sâu sắc, đồng cảm với nhân dân – những con người bị đối xử đến “khốc hại” “vì tiền”, nên những vần thơ của ông vừa giàu giá trị tố cáo hiện thực, vừa giàu giá trị nhân đạo.

Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

– Hàm nghĩa của văn bản văn học là những lớp nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của văn bản được gửi gắm trong hình tượng

Ví dụ câu ca dao:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”

⇒ Hàm nghĩa: chỉ chuyện tình yêu nam nữ, chỉ chuyện ướm hỏi, chuyện cưới xin.

Câu 1 (trang 121 – 122 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): cấu trúc hai đoạn tượng tự nhau

– Câu đầu là câu hỏi của nhà thơ về một hiện tượng nhìn thấy trên đường

– 3 câu tiếp tả kỹ hai nhân vật: nét mặt, cử chỉ…

– Câu cuối vừa là câu hỏi vứa là nỗi băn khoăn, suy nghĩ về nơi dựa.

b/ hình ảnh tương phản:

người đàn bà – em bé,

người chiến sĩ – bà cụ

⇒ Người mẹ dựa vào đứa bé chập chững, anh bộ đội dựa vào bà cụ đang run rẩy cất bước trên đường. Đứa bé chính là niềm vui, niềm tin chổ dựa tinh thần để người mẹ sống và làm việc.

⇒ Bà cụ già yếu chính là nơi gởi lòng kính yêu của con cháu, là sức mạnh cho người lính chiến đấu và chiến thắng.

⇒ Nơi dựa nói theo Nguyễn Đình Thi là điểm tựa về mặt tinh thần, tình cảm: tình yêu, lòng hi vọng về tương lai, lòng biết ơn quá khứ.

Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Các câu hàm chứa ý nghĩa:

– Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay”, thời gian “làm khô những chiếc lá”. Chiếc lá là hình ảnh mang tính biểu trưng, chiếc lá là mảnh đời đang trôi đi theo nhịp thời gian. Những chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt. Những chiếc lá khô, những cuộc đời ngắn ngủi và những kỉ niệm của đời người cũng sẽ bị rơi vào quên lãng (hòn sỏi rơi vào lòng giếng cạn đầy bùn cát thì chẳng có tiếng vang gì cả).

⇒ Cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xóa nhòa.

– Thế nhưng, trong cuộc sống có những điều tồn tại mãnh liệt với thời gian đó là:

Riêng những câu thơ

còn xanh

Riêng những bài hát

còn xanh

– Hình ảnh “đôi mắt em”: đôi mắt người yêu (kỉ niệm tình yêu); “giếng nước”: giếng nước không cạn, gợi lên những điều trong mát ngọt lành.

b. Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.

Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a.

– Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta).

– Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn.

– Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng “sâu thẳm” thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.

b.

– Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. – Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ.

– Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp “tro” tưởng như tàn lại có thể “nhen thành lửa cháy”, từ “viên đá con” có thể dựng nên thành, nên luỹ

Văn Bản Điện Tử Là Gì? Những Thông Tin Xoay Quanh Văn Bản Điện Tử

1. Văn bản điện tử là gì?

Khái niệm: Văn bản điện tử là văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp thông qua dữ liệu để truyền đạt thông tin. Văn bản điện tử là dạng văn bản có dữ liệu thông tin văn bản dưới dạng điện tử và được tạo ra từ trực tuyến hoặc được scan từ văn bản giấy tờ sang dạng hình ảnh và được định dạng dưới tệp tin tin hoặc file theo dạng “.doc” hoặc “.pdf”. Nội dung của văn bản điện tử tương tự với nội dung của văn bản giấy, các dạng scan thì nội dung y nguyê so với với chính ở văn bản giấy.

Văn bản điện tử hiện nay là một trong những phương tiện ghi chép được sử dụng rộng rãi. Văn bản điện tử vẫn đảm bảo yêu cầu như văn bản giấy truyền thống như nội dung, yêu cầu sự ổn định, có sự thống nhất giữa các thông tin, cố định và truyền đạt thông tin cho nhiều đối tượng tiếp cận. Điểm khác của văn bản điện tử là hình thức ghi tin, lưu trữ thông tin văn bản cũng như cách truyền đạt văn bản thông tin so với văn bản giấy truyền thống.

Văn bản điện tử được thực hiện và hình thành thông qua các phương tiện công nghệ tiên tiến như công nghệ điện tử, máy tính, công nghệ điện, điện tử, truyền dẫn không dây và nhiều công nghệ tích hợp tạo thành.

Xã hội hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đứng đầu là chính phủ đã có những thay đổi đầu tiên trong việc truyền đạt thông tin. Chính phủ đã quyết xây dựng một chính phủ điện tử, xây dựng một chính phủ không giấy tờ, không ký văn bản giấy mà thay vào đó là các văn bản điện tử.

Việc làm Điện tử viễn thông

2. Tầm quan trọng của văn bản điện tử

Công nghệ điện tử phát triển mạnh mẽ, các giao dịch với các cơ quan ngoài việc thể hiện trên giấy tờ thì đã được tích hợp hiện đại hóa, điện tử hóa dưới dạng văn bản điện tử. Văn bản điện tử ra đời có vai trò quan trọng đối với việc lưu giữ truyền đạt thông tin. Văn bản điện tử khắc phục được những hạn chế mà văn bản giấy tờ không giải quyết được như tốc độ truyền đạt, gửi và nhận thông tin, giảm bớt công đoạn thử công, tiết kiệm chi phí lưu trữ kiểm tra thông tin, tạo môi trường làm việc điện tử, môi trường hiện đại hóa.

Cùng với việc văn bản điện tử xuất hiện và trở thành phổ biến trong xã hội, doanh nghiệp trong nước đang phải đổi mới, nâng cao tầm doanh nghiệp, điện tử hóa các giao dịch.

Việc phát triển văn bản điện tử cho thấy nhiều mặt lợi ích không nhỏ đối với xã hội và nhà nước.

2.1. Cắt giảm nhiều thủ tục hành chính

Dịch vụ hành chính được thực hiện thông qua nền tảng trực tuyến, nền tảng số, hàng loạt thủ tục hành chính sẽ được cắt giảm và minh bạch hơn trong nhiều khâu. Người dân hay doanh nghiệp không cần mất thời gian cũng như chi phí di chuyển đến các trụ sở hành chính mà được cung cấp thông tin cũng như đăng ký dịch vụ ở bất kỳ đâu.

Mọi chi phí khi thực hiện trên nền tảng số hay trên các văn bản điện tử sẽ được công khai và lưu giữ hồ sơ, văn bản trên nền tảng số, sẽ không còn tình trạng mất chi phí đen, chi phí không minh bạch khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Thông qua các văn bản điện tử, các thủ tục sẽ được thực thi theo đúng quy định, theo đúng thời gian. Việc giám sát thực thi sẽ dễ dàng hơn khi mọi văn bản điện tử được lưu trên hệ thống công khai.

2.2. Tiết kiệm chi phí, thời gian – thuận lợi trong điều hành công việc

Việc sử dụng văn bản điện tử đã phần nào tiết kiệm giấy in cũng như thời gian ký tá cả đống giấy tờ. Việc sử dụng văn bản điện tử giúp cho việc ký tá hàng loạt giấy tờ được đơn giản hơn rất nhiều. Sử dụng chữ ký số để ký văn bản điện tử sẽ tiết kiệm thời gian. Muốn ký văn bản giấy tờ, người ký thường phải ở văn phòng hoặc phải có người đem văn bản đến tận nơi để xin chữ ký, tuy nhiên khi có văn bản điện tử những bước này được rút gọn đáng kể. Với hệ thống văn bản điện tử, ở bất cứ đâu đều có thể xem được văn bản cũng như có thể ký duyệt bằng chữ ký số để ký duyệt và phát hành các văn bản.

Ví dụ trong một doanh nghiệp, khi một bộ phận cần ký duyệt hợp đồng thường sẽ phải xin chữ ký của sếp, tuy nhiên không phải lúc nào thì sếp cũng ở văn phòng, khi có sự giúp sức của văn bản điện tử và chữ ký số thì sự việc giải quyết kể cả khi sếp có đi công tác ở quốc gia khác.

Tốc độ gửi và nhận thông tin của văn bản điện tử cũng nhanh chóng hơn văn bản giấy truyền thống. Thông tin chuyển phát từ các nơi có thể mất 1-2 ngày dù là gửi nhanh, tuy nhiên văn bản điện tử sẽ được truyền và nhận thông tin chỉ trong 1 phút. Hệ thống sẽ gửi thông báo về việc truyền nhận thông tin liên tục.

3. Sự xuất hiện của chữ ký điện tử – Xác minh văn bản điện tử

Chữ ký điện tử là một dạng của ký hiệu điện tử. Chữ ký điện tử và chữ ký truyền thống viết tay có chức năng tương tự giống nhau, dùng đẻ ký két, cam kết theo những điều trong văn bản đã ký và không sửa đổi được sau khi đã ký.

Đây là bước ngoặt trong sự phát triển của công nghệ số. Bằng phương thức điện tử và dưới phương pháp tạo lập từ dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức đa dạng khác, gắn liền hoặc kết hợp với thông điệp dữ liệu một cách logic với thông điệp dữ liệu và có khả năng nhận biết và xác nhận người ký văn bản điện tử.

Về bản chất, chữ ký điện tử là chương trình phần mềm điện tử được tạo ra qua sự biến đổi từ dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó con chip của phần mềm này sẽ thông qua dữ liệu ban đầu cung cấp để xác nhận độ chính xác của chữ ký điện tử.

Tuy nhiên chữ ký điện tử đang gặp nhiều thách thức cũng như những khả năng bảo mật không cao:

– Tính bảo mật không cao được như văn bản giấy tờ. Khi ký văn bản giấy tờ thường sẽ gặp trực tiếp và có sự chứng kiến của nhiều bên, có sự tin tưởng tuyệt đối và không gặp trường hợp giả chữ ký. Tuy nhiên khi áp dụng ở văn bản điện tử, chữ ký số cũng chỉ là một phần mềm được người thứ 3 tạo nên rồi giao lại cho người sử dụng. đơn giản có thể hiểu là chữ ký số có thể bị đánh cắp và không phải người ký là người duy nhất biết được mật mã chữ ký.

– Chữ ký điện tử còn quá lệ thuộc vào phần mềm máy móc. Khi có văn bản điện tử được ký bằng chữ ký số, phải mất thêm một bước để xác nhận tính chính xác cũng như tính xác thực về nội dung cũng như tính chính xác của nội dung văn bản. Bước xác nhận này cần phải thông qua hệ thống máy tính và phần mềm tương thích để phân tích và xác nhận.

– Vấn đề bản gốc, bản chính hay bản sao: đối với văn bản giấy truyền thống sẽ có văn bản gốc được ký và chỉ có một bản duy nhất tại thời điểm ký. Một khi văn bản ký mất đi sẽ không có bản y như vậy, ngoài ra còn có các bản sao để dùng trong những trường hợp cần nhiều bản cho các bên. Nhưng với văn bản điện tử thì chữ ký được ký bằng chữ ký điện tử, người ta có thể copy chữ ký và bản copy với bản chính không khác gì nhau vì cùng một mã số, từ đó không phân biệt được bản gốc và bản sao.

4. Quy định về gửi, nhận văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước

Theo quyết định 28 thì văn bản điện tử sau khi đã ký duyệt được nhận, gửi qua hệ thống quản lý văn bản có giá trị tương đương với văn bản giấy, và thay cho văn bản giấy.

Nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ và có sự thống nhất trong việc gửi nhạn văn bản điện tử tron cơ quan nhà nước, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 28, tổ chức triển khai hoạt đồng bộ kết nối liên thông văn bản điện tử. Tạo động lực mạnh mẽ trong việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính, hướng đến nền hành chính không giấy.

Theo điều 5 của luật iao dịch điện tử, việc giao nhận văn bản điện tử phải thông qua các nguyên tắc đã được quy định. các quy định dựa trên sự thống nhất và có sự phối hợp với các quy định khác của Luật về bảo vệ nhà nước, các luật về an ninh hay an toàn thông tin và lưu trữ thông tin văn bản.

Văn bản điện tử có giá trị tương đương với văn bản giấy truyền thống về mọi mặt như ngày thực thi, giá trị pháp lý,…

Văn bản điện tử được quy định phải gửi ngay trong ngày ký duyệt.

Văn bản điện tử được theo dõi, cập nhập và xử lý trên hệ thống quản lý và điều hành chung.

Văn bản điện tử phải bảo đảm yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật. Trình bày văn bản điện tử phải theo quy định đã ban hành.

Nhà nước đã ban hành thông tư số 01/2019/TT – BNV để quy định rõ về việc trao đổi lưu trữ cũng như xử lý trong công tác văn thư. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước về việc gửi, nhận văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước.

Đối với văn bản điện tử đến và đi thực hiện và quản lý theo 05 nguyên tắc bao gồm:

– Văn bản đến hoặc đi đều phải đăng ký ở hệ thống tình trạng đến hoặc đi.

– Lưu số hiệu văn bản. Số hiệu này là duy nhất.

– Địa chỉ đến hoặc đi đều phải xác nhận địa chỉ gửi hoặc địa chỉ nhận.

– Xác định chức năng của văn bản.

– Giải quyết văn bản điện tử được gửi đến hoặc đi theo đúng thời hạn.