Soạn Văn Bản 12 Sóng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Soạn Văn 12 Sóng Tóm Tắt

1. Bố cục văn bản

Bố cục gồm 4 phần:

Phần 1: (2 khổ thơ đầu): Những cảm xúc, suy nghĩ về sóng biển và tình yêu.

Phần 2: (2 khổ tiếp theo): Suy nghĩ, trăn trở về cội nguồn và quy luật của tình yêu.

Phần 3: (3 khổ thơ tiếp theo): Nỗi nhớ, lòng thủy chung son sắt của người con gái trong tình yêu

Phần 4 (còn lại): Khát vọng về tình yêu vĩnh cửu, bất diệt

2. Hướng dẫn soạn văn Sóng

: Anh (chị) có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Về âm điệu, nhịp điệu bài thơ.

Nhịp điệu bài thơ mô phỏng nhịp điệu của sóng biển: dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dưới lòng sâu, trên mặt nước…

Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố:

Thể thơ năm chữ

Cách ngắt nhịp linh hoạt

Cách gieo vần, phối thanh

Câu 2: Hình tượng bao trùm và xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng.

“Sóng” mang nghĩa tả thực: con sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau. Sóng được miêu tả chân thực, sinh động ngoài biển khơi. Sóng có tính cách, tâm trạng, tâm hồn.

Nghĩa biểu tượng của “sóng”:

Sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ cũng như mọi sáng tạo nghệ thuật trong bài thơ đều gắn liền với hình tượng sóng.

Hình tượng sóng được gợi ra trong cả bài thơ bằng âm điệu: dào dạt, nhịp nhàng, lúc sôi nổi trào dâng, lúc thì thầm sâu lắng, gợi âm hưởng của những đợt sống miên man, vô tận.

Là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng để thể hiện một tình yêu sôi nổi, chân thành và dạt dào khát vọng.

: Giữa sóng và em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào? Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ. Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ta sự tương đồng đó.

Hai hình tượng là “sóng” và “em”: song hành, tuy hai mà một, khi hoà nhập, khi tách rời diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh.

Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch trong dòng suy nghĩ và cảm xúc.

Sự tương đồng trong tâm hồn người phụ nữ với các con sóng:

Sóng nhớ bờ – ngày đêm không ngủ, em nhớ anh: khi thức lẫn khi vô thức (mơ) → sự tương đồng trong nỗi nhớ: sâu đậm, chiếm cả tầng sâu, bề rộng (lòng sâu, mặt nước); khắc khoải trong mọi thời gian (ngày- đêm, mơ- thức), choáng ngợp cả lòng người.

: Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh (chị), tâm hồn người phụ nữ đó có đặc điểm gì?

Tâm hồn người phụ nữ khi yêu:

Đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu dễ thương và chung thủy trong tình yêu

Táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.

Soạn Bài Sóng Lớp 12

SOẠN BÀI SÓNG LỚP 12.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

Xuân Quỳnh sinh năm 1942, quê ở Hà Tây những tuổi thơ gắn bó với Hà Nội. Trước khi chuyển hẳn sang hoạt động văn học, Xuân Quỳnh từng là diễn viên của đoàn Ca múa Trung ương

Tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lào cát trắng (1974)….

Xuân Quỳnh còn viết một số tập truyện cho thiếu nhi: Bến tàu trong thành phố, Bầu trời trong quả trứng…

Thơ Xuân Quỳnh mang đậm vể đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn, hồn hậu chân thực và luôn luôn da diết trong khát vọng về một hạnh phúc đời thường.

2. Tác phẩm

Được sáng tác cuối năm 1967 và in trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968)

Cùng với “Thuyền và biển”, bài thơ Sóng được coi là một trong hai bài thơ tình hay nhất của Xuân Quỳnh nới riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Bài thơ là sự khám phá, giãi bày những khát vọng tình yêu của một trái tim phụ nữ mãnh liệt mà chân thành, giàu khao khát mà tự nhiên hồn hậu và đầy những trăn trở.

Hình tượng sóng trong bài thơ là sự sáng tạo độc đáo của Xuân Quỳnh. Với hình tượng sóng, Xuân Quỳnh tìm được một hình ảnh của “thiên đại đa tình” để phô diễn tình yêu dào dạt, mãnh liệt, trưởng cửu của người phụ nữ.

3. Bố cục

Gồm 3 phần

Hai khổ đầu: sóng và tình yêu

Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ

Còn lại: tình yêu và khát vọng

II. Hướng dẫn soạn bài Sóng đọc hiểu chi tiết

Câu 1 trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Âm điệu, nhịp điệu bài thơ xao xuyến, rộn ràng được tạo bởi:

Câu thơ ngắn, đều 5 chữ

Nhịp thơ thường thuận, gợi dư âm sóng biển

Dữ dội / và dịu êm (2/3)

Ồn ào / và lặng lẽ (2/3)

Sông / không hiểu nổi mình (1/4)

Sóng / tìm ra tận bể (1/4)

Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau

Câu 2 trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Hình ảnh bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng.

ở lớp nghĩa tả thực, hình tượng sóng được diễn tả chân thực, sinh động. Nó như có tâm hồn, tính cách, tâm trạng. Sóng lúc thì dữ dội và dịu êm, có khi lại “ồn ào và lặng lẽ”. Hành trình của sóng là từ sông “sóng tìm ra tận bể”.

Trong bài thơ tình của Xuân Quỳnh, sóng là hình ảnh thiếu nữ đang sống trong một tình yêu nồng nàn. Sóng bể muôn trùng, tình yêu vô tận. Sóng nhớ bờ còn em thì nhớ đến anh – “cả trong mơ còn thức”. Sóng “con nào chẳng tới bờ” cũng như tình yêu sẽ cập bến hạnh phúc. Và sóng sẽ tan ra trên đại dương, vỗ mãi đến ngàn năm, muôn đời. Cũng như tình yêu đẹp sống mãi trong lòng người và cuộc đời, đó là “biển lớn tình yêu”. Xuân Quỳnh lấy hình tượng sóng để thể hiện một tình yêu sôi nổi, chân thành và dào dạt khát vọng

Kết cấu bài thơ là kết cất liền mạch của suy nghĩ và cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, nhân quan sát song biển, suy nghĩ về tình yêu, cô nhận thức tình yêu cũng như sóng, đa dạng và biến hóa, mạnh mẽ và thủy chung. Rồi cô ước ao hóa thành sóng nhỏ để ngan năm cùng hát “biến lớn tình yêu”

Câu 4 trang 156 SGK ngữ văn 12 tập 1:

Đó là một tâm hồn chân thành, sôi nổi và mạnh mẽ, hết mình trong tình yêu. Tâm hồn ấy mạnh dạn thành thực tự bộc lộ nhưng vẫn đầy nữ tính và rất thủy chung, nhạy cảm với cái hữu hạn của cuộc đời nên khao khát tình yêu vĩnh hằng.

III. Luyện tập bài Sóng

Một số bài thơ viết về biển, sóng có liên hệ đến tình yêu:

Nguồn Internet

Đọc Hiểu Văn Bản: Sóng (Xuân Quỳnh)

Sóng (Xuân Quỳnh)

I. Đọc – hiểu chú thích:

1. Tác giả: Xuân Quỳnh

– Xuân Quỳnh (1942-1988), quê tỉnh Hà Tây (nay thuộc hà nội), là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.

– Xuất thân trong một gia đình công chức. Từng là diễn viên múa, biên tập báo văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản tác phẩm mới.

– Cuộc đời bất hạnh; luôn khao khát tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.

– Năm 2001, được tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật

* Các tác phẩm chính:

– Thơ Tơ tằm – Chồi biếc (1963) – Hoa dọc chiến hào (1968) – Gió Lào cát trắng (1974) – Lời ru trên mặt đất (1978) – Tự hát (1984) ….

* Hồn thơ Xuân Quỳnh:

– Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Ở sắc thái, cung bậc nào thơ Xuân Quỳnh cũng nồng nàn sôi nổi, chân thành say đắm.

– Xuân Quỳnh là nhà thơ của hạnh phúc đời thường. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống hằng ngày, trân trọng, nâng niu và chăm chút cho hạnh phúc bình dị của đời thường

– Xuân Quỳnh được xem là một trong số những thi sĩ viết thơ tình hay nhất  trong nền thơ Việt Nam sau 1975. Tình yêu trong thơ chị vừa nồng nhiệt, táo bạo, vừa thiết tha, say đắm, dịu dàng, hồn nhiên giàu trực cảm mà lắng sâu những trải nghiệm suy tư

– Cái tôi trong thơ Xuân Quỳnh giàu vẻ đẹp nữ tính: rất thành thật, giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Ở Xuân Quỳnh, khát vọng sống, khát vọng yêu chân thành, mãnh liệt luôn gắn liền với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ, cùng với những dự cảm về bất trắc

2. Tác phẩm:

– Hoàn cảnh sáng tác: Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).

– Thể loại: thơ 5 chữ.

– Nội dung: Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn,đầy khát vọng và sắc son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời thường.

– Bố cục: ba phần

+ 8 câu đầu: Sóng biển và tình yêu. + 26 câu tiếp theo: Suy nghĩ và trăn trở. + 4 câu cuối: Khát vọng tình yêu.

II. Đọc – hiểu văn bản.

1. Âm điệu của bài thơ:

– Là âm điệu của những con sóng trên biển cả, và sâu xa hơn chính là âm điệu của những con sóng lòng nhiều cung bậc, sắc thái, cảm xúc trong trái tim nữ thi sĩ – âm điệu của một nỗi lòng đang tràn ngập, khát khao, rạo rực tình yêu, đang rung lên đồng điệu, hoà nhịp với sóng biển, đến mức không còn thấy đâu là nhịp điệu của sóng biển, đâu là nhịp điệu tâm hồn thi sĩ.

– Âm điệu đó được tạo nên bởi hai yếu tố chính: thể thơ năm chữ và phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh.Thể thơ năm chữ cùng với sự linh hoạt , phóng túng khi ngắt nhịp, phối âm đã gợi lên thật ấn tượng nhịp sóng biển (và cả sóng lòng nữa) khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội.

⇒ Xuân Quỳnh đã mượn nhịp Sóng để thể hiện nhịp lòng của chính mình trong một tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu, không chịu yên định mà đầy biến động, khao khát. Mỗi trạng thái tâm hồn cụ thể của người phụ nữ đang yêu đều có thể tìm thấy sự tương đồng của nó với một khía cạnh, một đặc tính nào đó của sóng.

2. Hình tượng Sóng:

* Hình ảnh sóng:

– “Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể” → nghệ thuật nhân hoá: con sóng vượt qua không gian chợt tìm đến cái bao la của biển cả. Trái tim người con gái đang yêu cũng vậy: không chịu chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn vươn tới cái lớn lao để đồng cảm, đồng điệu với khát vọng khám phá mình, khát khao tìm đến những chân trời đích thực của tình yêu → Liên tưởng rất thực và cũng rất thơ. Khát vọng tình yêu đã hóa thân vào một biểu tượng đẹp là sóng. Giống như con sóng muôn đời vẫn dạt dào biển cả, tình yêu muôn đời vẫn là nỗi khát khao, đam mê của tuổi trẻ.

⇒ Người con gái khao khát yêu đương nhưng không còn nhẫn nhục, cam chịu nữa. Nếu Sông không hiểu nổi mình thì Sóng dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó để tìm ra tận bể để đến với cái cao rộng, bao dung với khát vọng và kiếm tìm.

⇒ Có thể thấy ngay trong khổ thơ đầu này một nét mới mẻ trong quan niệm về tình yêu: sự chủ động của người con gái khi yêu (chủ động ở đây không phải là ngỏ lời mà chủ động vươn tới cái cao cả, cái lớn lao)

+ Nỗi khát vọng tình yêu, rạo rực trong trái tim của Xuân Quỳnh, cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại, mà mãnh liệt nhất là tuổi trẻ Đó là khát vọng có tính vĩnh hằng theo thời gian

– “Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ” → khát vọng mãnh liệt về tình yêu luôn luôn thường trực, bồi hồi trong trái tim tuổi trẻ, nhất là tình yêu lứa đôi. Sóng khát khao thoát khỏi giới hạn chật hẹp (sông) để tìm ra “bể” như người phụ nữ khát khao tìm đến những chân trời đích thực của tình yêu.

⇒ Hình tượng bao trùm toàn bộ bài thơ là hình ảnh ẩn dụ: Sóng để nói đến tình yêu. Hình tượng sóng đôi “sóng” và “em” đã bộc lộ được tâm trạng khát khao, nỗi nhớ da diết vừa trực tiếp lại vừa gợi cảm như những vòng sóng nối tiếp nhau cùng dội lại, cùng cộng hưởng và lan tỏa.

3. Sự cắt nghĩa về tình yêu.

Quy luật của sóng: “Từ nơi nào sóng lên?/ Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?” → lí giải quy luật xuất phát của sóng là từ gió, còn gió từ đâu? “Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau.” → những câu hỏi không có lời giải đáp cũng như một tình yêu đích thực, không thể giải thích được, truy nguyên được nguồn gốc → chứng tỏ sự bí ẩn, diệu kì, sức hấp dẫn, mời gọi của tình yêu muôn thuở.

Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách: hạt nhân của tình yêu là nỗi nhớ “Con sóng dưới lòng sâu / Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ /Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” → con sóng dù ở trạng thái nào (dưới lòng sâu, trên mặt nước), dù ở thời gian nào (ngày hay đêm) đều nhớ bờ da diết → điệp từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần, nhân hóa “sóng nhớ bờ…không ngủ được” diễn tả một nỗi nhớ thật mãnh liệt, da diết, thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm lên cả không gian và thời gian của nhân vật trữ tình.

⇒ Tình yêu là một  hiện tượng tâm lí khác thường, đầy bí ẩn không thể giải thích được câu hỏi về khơi nguồn của nó, về thời điểm bắt đầu của một tình yêu. Đó là điều mà trước đó nhà thơ Xuân Diệu băn khoăn: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” thì nay Xuân Quỳnh lại bộc bạch một cách hồn nhiên , thật dễ thương

+ Tình yêu cũng như sóng biển, như gió trời: cũng tự nhiên, hồn nhiên, khó hiểu, nhiều bất ngờ→ làm sao có thể giải thích được nguồn gốc của nó. Đây là một cách cắt nghĩa rất Xuân Quỳnh – một cách cắt nghĩa nữ tính và trực cảm.

⇒ Một nỗi nhớ cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn,dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô hồi, vô hạn. Nhịp thơ trong suốt bài thơ này là nhịp sóng, nhưng rõ nhất, và dào dạt, náo nức và mãnh liệt nhất là ở đoạn thơ này. Qua hình tượng sóng và em, Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành, táo bạo, không hề giấu giếm khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt, thiết tha, nồng nàn của mình – một người phụ nữ – điều hiếm thấy trong văn học Việt Nam trước đó

4. Sự chiêm nghiệm cuộc đời và khát vọng được sống hết mình trong tình yêu.

“Cuộc đời tuy dài thế …………………… Mây vẫn bay về xa”

→ nhịp thơ lắng xuống, hình ảnh thơ mở ra (đi qua, biển dẫu rộng, bay về xa) như mang đến những dự cảm, sự khắc khoải lo âu, nhận thức và thấm thía sự hữu hạn của kiếp người, giữa cái vô cùng, vô tận của thời gian. Cuộc đời mỗi người tuy dài nhưng vẫn luôn là hữu hạn trong dòng thời gian, cũng như biển kia dẫu rộng vẫn không so được với cái bao la vô tận của bầu trời.

– “Làm sao được tan ra ……………………. Để ngàn năm còn vỗ”

→ cách duy nhất để tình yêu trường tồn với thời gian, để trái tim yêu được đập mãi đó là “tan ra thành trăm con sóng nhỏ” → khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.

– “Tan ra” không phải mất đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Các từ chỉ số lượng lớn ® phơi bày một nỗi khát vọng hoà nhịp tình yêu của mình với tình yêu nhân loại, khát vọng về sức sống của tình yêu với muôn thuở một tình yêu say đắm chân thành

⇒ Tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người. Khát vọng hóa thân, phân thân vào sóng thật mạnh mẽ. Tình yêu đôi lứa thật sự hạnh phúc khi hòa nhập trong biển lớn tình yêu của cộng đồng. Khát vọng hóa thân vào biển lớn tình yêu mang một giá trị văn hóa lớn, tạo nên sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung; giữa cái hữu hạn và vĩnh hằng.

Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng năm 1967, khi mà nhà thơ đã từng nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu. Song người phụ nữ hồn nhiên, tha thiết yêu đời này vẫn còn ấp ủ biết bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc trong tương lai. Tương lai như đang còn ở phía trước đối với Xuân Quỳnh

● Ghi nhớ (sgk)

III. Tổng kết:

1. Giá trị nội dung:

Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

2. Giá trị nghệ thuật:

– Bài thơ mang âm hưởng dạt dào, nhịp nhàng, gợi nhịp độ của con sóng liên tiếp. – Thể thơ 5 chữ với những dòng thơ thường là không ngắt nhịp, các câu thơ ngắn, đều đặn gợi sự nhịp nhàng. – Thành công trong việc xây dựng hình tượng sóng: hình tượng sóng trở đi trở lại với nhiều cung bậc, gợi những trạng thái cảm xúc đa dạng trong cõi lòng người con gái đang yêu. – Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.

3. Ý nghĩa văn bản:

Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu hiện lên qua hình tượng sóng: tình yêu thiết tha, nồng nàn, đầy khát vọng và sắt son chung thủy, vượt lên mọi giới hạn của đời người.

LUYỆN TẬP:

Câu 1. Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh sóng và mối quan hệ giữa hai hình tượng “sóng” và “ em” trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Gợi ý :

– Sóng là biểu tượng cho khát vọng về tình yêu của người phụ nữ, tương đồng với sự phong phú, bí ẩn của tâm hồn người phụ nữ khi yêu.

– Sóng là hình ảnh biểu tượng cho tình yêu vĩnh hằng – Sóng cũng giống tình yêu trong mạch thời gian ngày xưa và ngày sau, quá khứ và tương lai bất diệt trước mọi đổi thay.

– Sóng là hình ảnh tượng trưng cho quy luật không thể cắt nghĩa của tình yêu.

– Sóng là biểu tượng cho tình yêu trong sáng, giản dị, chân thành, luôn thể hiện khát vọng về một tình yêu chung thủy và dâng hiến trọn vẹn, ý thức được sự trôi chảy của thời gian và sự nhỏ nhoi của kiếp người.

– Sóng và em tuy hai nhưng lại là một, đều là nỗi lòng của người phụ nữ đang yêu, là sự phân thân và hóa thân của cái tôi trữ tình, từ đó diễn tả những cung bậc tình cảm mãnh liệt trong trạng thái yêu đương của người phụ nữ.

– Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu:

Nét đẹp truyền thống: đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, dễ thương, chung thủy.

Nét đẹp hiện đại: táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc, dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian nhưng vẫn tin vào sức mạnh của tình yêu.

⇒ Qua bài thơ “ Sóng” ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. Người phụ nữ ấy mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và những rung động rạo rực trong lòng mình. Người phụ nữ ấy thủy chung nhưng không còn nhẫn nhục cam chịu nữa. Nếu “không hiểu nỗi mình” thì sông dứt khoát từ bỏ nơi chật hẹp đó để “ tìm ra tận bể”, đến cái cao rộng bao dung. Đó là những nét mới mẻ hiện đại trong tình yêu.

– Tâm hồn người phụ nữ đó giàu khao khát, không yên lặng “ Vì tình yêu muôn thuở – Có bao giờ đứng yên”

“Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng lại ở mức độ tình yêu buổi đầu giản đơn, hò hẹn, non nớt, ngọt ngào mà là tình yêu hạnh phúc, với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu tình cảm, với nhiều minh chứng thử thách mang đậm dấu ấn trách nhiệm” ( Phạm Đình Ân ).

LUYỆN ĐỀ

Đề 1. Đọc đoạn thơ sau:

“Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương”

Hãy xác định nội dung chính của đoạn thơ?

Nhận xét gì về cách viết của tác giả trong câu: “Dẫu xuôi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam”? Tác dụng nghệ thuật của cách viết?

Dấu – trong câu thơ “Hướng về anh – một phương” có ý nghĩa gì? Tác dụng của dấu – trong câu thơ là gì? Viết đoạn văn cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn thơ.

Gợi ý :

– Xác định nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ là lời tự bạch khẳng định tình yêu và lòng chung thủy của nhân vật trữ tình: dù ở đâu, nơi nào, hoàn cảnh và cuộc đời có đổi thay thì em cũng chỉ có một tình yêu duy nhất đối với anh.

– Nhận xét gì về cách viết của tác giả trong câu: “Dẫu xuôi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam”: Cách viết mới lạ, khác biệt với lô gic thông thường của tự nhiên.

– Tác dụng nghệ thuật của cách viết: nhấn mạnh dụng ý rằng: dù cho hoàn cảnh có đổi thay, trái đất có xoay chiều đổi hướng thì tình yêu vẫn không hề thay đổi, vẫn kiên định.

– Dấu – trong câu thơ “Hướng về anh – một phương” có ý nghĩa: Tách câu thơ làm đôi, bổ sung ý nghĩa cho câu thơ.

-Tác dụng của dấu – trong câu thơ là gì: tạo nên điểm nhấn cho câu thơ, làm cho ý thơ thêm mạnh mẽ, kiên định.

Viết đoạn văn cảm nhận cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. Phải đảm bảo các ý sau:

Giới thiệu về vị trí đoạn thơ:

–  Cảm nhận về cái hay (nội dung) đoạn thơ: Thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ với nét riêng vừa nữ tính, vừa kiên định. Đó chính là nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu đã được thơ ca xưa nay nói đến nhiều. Nhưng đến Xuân Quỳnh vẫn mang có nét duyên dáng, ý nhị, sâu sắc.

– Cảm nhận về cái đẹp (hình thức) của đoạn thơ: Câu thơ 5 chữ vừa trang trọng, vừa linh hoạt, phù hợp với diễn tả tâm trạng, cảm xúc. Cách nói mới lạ gây bất ngờ cho người đọc, gợi những liên tưởng sâu xa về tình yêu và lòng chung thủy. Câu thơ cuối nhấn mạnh vào vế “một phương” như một lời tạc dạ về lòng chung thủy. Đánh giá chung về đoạn thơ.

Đề 2: “Thơ Xuân Quỳnh thể hiện một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường”. (SGK Văn học 12, tập 1,Nxb Giáo dục, Hà Nội,2000, tr.250). Phân tích bài thơ Sóng để làm rõ nhận định trên.

Gợi ý :

1.Giới thiệu bài thơ:

+ Bài thơ sáng tác tại biển Diêm Điền năm 1967, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).

+ Bài thơ đã hội tụ những vẻ đẹp của tâm hồn Xuân Quỳnh trong tình yêu- một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

2. Giải thích nhận định:

+ Nhận định trên có ý nghĩa khái quát về thơ và con người Xuân Quỳnh. Đấy là những vần thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: tình yêu là cái đẹp, cái cao cả, tình yêu là sự hoàn thiện con người.

+ Nhận định còn có ý nghĩa khái quát: thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho tiếng nói tâm tư, tình cảm của giới mình.

3. Phân tích bài thơ để chứng minh nhận định:

+ Một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường:

+ Một tâm hồn phụ nữ luôn có những rung động mãnh liệt, luôn rạo rực đầy khát khao, luôn tìm cách lí giải tâm hồn mình và đi tìm nguồn cội của tình yêu:

“Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể”

Và:

“Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau”

+ Một tâm hồn phụ nữ hồn hậu, chân thành với tình yêu đắm say, trong sáng và chung thủy:

“Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”

Hay:

“Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh- một phương”

+ Một tâm hồn phụ nữ hi vọng vào tình yêu cao cả trước thử thách nghiệt ngã của thời gian và cuộc đời sẽ hoàn thiện mình:

“Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở”

+ Một tình yêu không vị kỉ mà đầy trách nhiệm, muốn hòa nhập vào cái chung để hiến dâng trọn vẹn:

“Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ”

* Nghệ thuật biểu hiện:

Sử dụng thể thơ năm chữ, âm điệu bắng trắc của những câu thơ thay đổi, đan xen nhau, nhịp điệu phù hợp với nhịp điệu vận động của sóng và phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Sử dụng từ ngữ gợi hình, gợi cảm, diễn tả những trạng thái đối lập mà thống nhất của sóng và của tình cảm con người.

Hình tượng sóng trong bài thơ đã thể hiện sinh động và chính xác những cảm xúc và khát vọng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu.

* Đánh giá:

+ Nhận định trên hoàn toàn xác đáng. Từ ý kiến trên và bài thơ giúp ta nhìn lại tâm hồn mình để sống đẹp trong tình yêu và trong cuộc đời.

Soạn Bài: Mây Và Sóng – Ngữ Văn 9 Tập 2

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu tác giả Ta-go trong SGK Ngữ văn 9 Tập 2).

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Bài thơ Mây và sóng vốn được viết bằng tiếng Ben-gan, được in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.

* Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

* Bố cục:

Văn bản có thể được chia làm 2 phần:

Phần 2: còn lại: Thuật lại cuộc trò chuyện với những người trong sóng.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau.

a) Những điểm giống và khác nhau giữa hai phần:

* Điểm giống: về kết cấu của đoạn, số dòng thơ và cách xây dựng hình ảnh đều theo trình tự thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.

* Điểm khác nhau:

Đối tượng: đoạn trên là mây và đoạn dưới là sóng.

Trò chơi: đoạn trên thì con là mây và mẹ là trăng, còn đoạn dưới thì con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.

Không gian: trên trời – dưới biển.

b) Giả thiết nếu không có phần thứ hai thì ý thơ sẽ không được trọn vẹn và đầy đủ, bởi nó tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất.

Câu 2:

Dòng thơ “Con hỏi…” được đặt sau lời mời, lời rủ rê và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng. Chi tiết này đã chứng tỏ được tính xác thực và hấp dẫn của trò chơi. Như chúng ta đều biết, trẻ con nào cũng ham chơi, đặc biệt là trước những lời mời gọi vô cùng hấp dẫn của mây, của sóng, mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến mẹ đang đợi em ở nhà, không muốn em đi chơi là em sẵn sàng từ chối những lời rủ rê ấy.

Câu 3:

* So sánh những cuộc vui chơi của những người trên mây và trong sóng của thế giới tự nhiên với những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra: mây và sóng thực chất là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của đất trời, vũ trụ bao la. Còn mây và sóng do em bé tạo ra chỉ là những âm thanh, những hình ảnh mà em bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh và có sức cuốn hút kì lạ với con người, đặc biệt là một chú bé.

* Sự giống và khác nhau giữa các cuộc chơi đã nói lên sức mạnh của tình mẫu tử. Tình yêu thương mà mẹ dành cho con là vô bờ bến, tình mẹ gắn bó như mây với trăng, như biển với bờ, tình cảm ấy đã lên đến kích cỡ của vũ trụ, vô cùng thiêng liêng và bất diệt.

Câu 4:

Những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên:

Những hình ảnh thiên nhiên như: mây, trăng, sóng, bờ, bầu trời,… vốn đã là những hình ảnh mơ mộng, mà ở đây lại do trí tưởng tượng của một em bé tạo ra nên càng trở nên lung linh và kì ảo hơn. Và đây chính là những hình ảnh ẩn dụ cho những cám dỗ trong cuộc sống xung quanh.

Câu 5:

Ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”:

Lòng mẹ bao la luôn sẵn sàng đón tiếp con. Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi chỉ có hai mẹ con tham gia. Đó không đơn giản là ước muốn tách rời cuộc sống xung quanh mà còn là một tình yêu vô cùng sâu sắc của chú bé với mẹ của mình. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, vượt lên cả những cám dỗ của cuộc sống, mãnh liệt đến mức lấn át cả những mối quan hệ khác.

Câu 6:

Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ Mây và sóng còn gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm về cuộc sống:

Trong cuộc sống, con người thường gặp những cám dỗ (nhất là đối với trẻ con). Muốn khước từ chúng, chúng ta cần có điểm tựa vững chắc, và trong đó, tình mẫu tử chính là điểm tựa vững chắc nhất.

Hạnh phúc vốn không phải là một điều gì đó bí ẩn. Hạnh phúc luôn ở xung quanh chúng ta và do chính chúng ta tạo nên.

2.5

/

5

(

2

bình chọn

)