Soạn Văn Bản Của Đảng / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Soạn Thảo Văn Bản Của Đảng

họat động quản lý xã hội và địa phương theo thẩm quyền, được sử dụng nhiều lần, cầncho nhiều đối tượng. Khi sử dụng hiệu lực pháp lý không mất đi; nó không chỉ ra đíchdanh đối tượng thi hành; nó chỉ nêu hiệu lực bắt đầu chớ không nêu hiệu lực chấm dứt;nó là biểu hiện quy phạm pháp luật: giả định, quy định, chế tài.+ Về hình thức, thủ tục ban hành do luật định. Hình thức chính là tên gọi củavăn bản quy phạm pháp luật và tên gọi của một lọai văn bản là do luật định.2.2. Văn bản hành chính:Văn bản hành chính là văn bản dùng trong việc giao tiếp giữa các cơ quan nhànước, giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức kinh tế, xã hội với công dân vàngược lại. Nói cách khác, đây là lớp văn bản thể hiện vai trò của người tham gia giaotiếp trong lĩnh vực hành chính (lĩnh vực tổ chức, quản lý, điều hành các mặt của đờisống xã hội), là công cụ điều hành của cơ quan, phản ánh chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của cơ quan ban hành. Văn bản của Đảng thuộc lớp văn bản này. Văn bản hànhchính bao gồm hai loại: Văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thôngthường.+ Văn bản hành chính cá biệt:Là văn bản của cơ quan nhà nước và cá nhân có thẩm quyền ban hành nhằm cábiệt hóa các quy phạm như nâng lương, đề bạt, thành lập tổ chức; không chứa đựngcác quy phạm pháp luật nhưng mang tính pháp lý. Nó cho phép tổ chức, cá nhân phảithực hiện và hưởng theo văn bản quy định; chỉ rõ đối tượng thi hành; hiệu lực một lần,tính pháp lý kéo dài cho đến hết thời gian sử dụng.+ Văn bản hành chính thông thường:Đây là những công văn, giấy tờ bình thường được sử dụng thường xuyên trongcác cơ quan. Nó không chứa đựng những quy phạm pháp luật mà chỉ chứa đựngnhững thông tin trong họat động quản lý. Tuy vậy, đây là những lọai văn bản rất cầnthiết và quan trọng đối với họat động quản lý của mỗi cơ quan.* Cần thiết, vì nó sử dụng thường xuyên và có khối lượng lớn.* Quan trọng, vì nó luôn là điểm khởi đầu của mỗi cơ quan, nó chuẩn bị cho ápdụng pháp luật của cá nhân, tổ chức, nó chuẩn bị cho ra đời của một pháp luật (tờtrình).Trong thực tiễn họat động văn bản hành chính thông thường được thể hiện dướihai nhóm:– Nhóm 1: công văn hành chính, là một hình thức thủ công được sử dụng để traođổi và giao dịch công tác giữa các cơ quan với nhau, giữa cơ quan với tổ chức chínhtrị – xã hội, giữa cơ quan với công dân.Hình thức thể hiện: khi nó tham gia vào họat động nào thì lấy họat động đó đặttên cho nó: công văn mời họp, công văn yêu cầu, đề nghị, công văn giải thích, trả lời,công văn đôn đốc, nhắc nhở.– Nhóm 2: Văn bản trình bày là những văn bản có tên gọi (trừ văn bản quyphạm pháp luật): thông báo, báo cáo, tờ trình, biên bản, phiếu gửi …

Văn Bản Của Đảng Vbcuadang Doc

Văn bản của Đảng – cơ sở để thể chế hóa

đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam

trong quản lý Nhà nước

Nguyễn Lệ Nhung – VPTW Đảng

Nói văn bản của Đảng – cơ sở để thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quản lý Nhà nước, trước hết cần làm rõ vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị x ã hội của nước ta, làm rõ sự vận hành của hệ thống chính trị theo phương thức “Đảng l ã nh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Điều đó có nghĩa là Đảng l ã nh đạo x ã hội thông qua Nhà nước và trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, cần có sự phân biệt rõ chức năng l ã nh đạo của Đảng đối với chức năng quản lý của Nhà nước. Trên cơ sở đó có thể thấy rõ văn bản của Đảng đóng vai trò là cơ sở cho việc thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng trong quản lý Nhà nước.

Văn bản là một trong những phương tiện quan trọng của hoạt động quản lý và l ã nh đạo. Văn bản của Đảng là khái niệm chung dùng để chỉ tất cả các loại cương lĩnh chính trị, chiến lược kinh tế, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các loại công văn giấy tờ khác do các cơ quan Đảng ban hành phù hợp với thẩm quyền, đảm bảo đúng nguyên tắc, đ ã được quy định trong hệ thống tổ chức của Đảng. Về thực chất, văn bản của Đảng là hình thức cụ thể hóa quyết định của các cơ quan l ã nh đạo Đảng các cấp nhằm thực hiện sự l ã nh đạo của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị. Văn bản của Đảng không có mục đích tự thân, chúng luôn luôn là phương tiện, công cụ và là sản phẩm của hoạt động có mục đích của Đảng, của mỗi cơ quan, tổ chức Đảng. Mỗi văn bản được ban hành đều gắn với một mục đích cụ thể, được quy định rõ bởi vị trí, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan ban hành văn bản đó.

Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, là lực lượng l ã nh đạo chính trị đối với toàn x ã hội, nên các văn bản chỉ đạo của Đảng trở thành cơ sở cho mọi quyết định, chủ trương của chính quyền các cấp. Văn bản của Đảng ở những mức độ khác nhau có tác động trực tiếp tới mọi mặt của đời sống x ã hội. Đó là những văn bản xác định đường lối chiến lược, chủ trương chung; các chính sách tổng thể của từng thời kỳ để tạo ra sự thống nhất trong hành động. Nhiều văn bản trong số đó được coi là cơ sở, được thể chế hóa thành văn bản của Nhà nước để quản lý x ã hội theo pháp luật như Cương lĩnh Chính trị, các nghị quyết Đại hội Đảng, các nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương v.v…

Dựa trên Cương lĩnh chính trị tháng 10 năm 1930 và nhiều nghị quyết quan trọng khác, Đảng đ ã l ã nh đạo đất nước ta giành nhiều thắng lợi quan trọng trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam á. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến năm 1946, Hiến pháp đầu tiên của chế độ cộng hòa dân chủ ở nước ta được chính Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì soạn thảo đ ã ra đời dựa trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo nhạy bén của Đảng ta với việc xây dựng một nền hành chính vững mạnh, có hiệu lực theo đường lối đ ã vạch ra của Cương lĩnh chính trị.

Thành tựu của 10 năm đổi mới là thành quả phấn đấu của toàn dân, của sự năng động trong điều hành của Nhà nước, đặc biệt phải nói đến sự đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và l ã nh đạo từ Đại hội VI. Nó đ ã tạo ra bước ngoặt đi lên của cả dân tộc. Nhìn lại thời gian hơn 10 năm qua, các chủ trương của Đảng đ ã đi vào cuộc sống của nhân dân thông qua sự quản lý của Nhà nước bằng chính các bộ luật, pháp lệnh, các nghị định,… và sự điều hành ngày một năng động, có hiệu quả của chính các cơ quan Nhà nước.

Thông qua Nhà nước, Đảng đ ã l ã nh đạo thực hiện chính sách mở cửa về kinh tế. Luật đầu tư nước ngoài được ban hành nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn, công nghệ, kinh nghiệm sản xuât, kinh doanh, quản lý… vào nước ta hợp tác, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và đôi bên cùng có lợi.

Năm 1988, Bộ Chính trị đ ã ra Nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp và ngay từ khi ra đời đ ã được nhân dân hưởng ứng rộng r ã i nên nghị quyết đ ã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Chính sách kinh tế nhiều thành phần được Đảng l ã nh đạo thông qua Nhà nước đ ã khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần giải quyết tốt vấn đề nông thôn, nông dân, nông nghiệp.

Nghị quyết Đại hội VIII và các nghị quyết Trung ương đ ã đề ra và khẳng định chủ trương cải cách doanh nghiệp Nhà nước trong đó việc thực hiện cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, là một trong những giải pháp để đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước(2). Trên cơ sơ chủ trương đó, Chính phủ đ ã có những Nghị định (Nghị định 28-CP, Nghị định 44-CP) về cổ phần hóa. Từ khi có chủ trương thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đến nay, cả nước đ ã có 166 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa(3) và hiện nay, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đang được tiếp tục thực hiện dưới sự chỉ đạo của Nhà nước.

Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương lần thứ năm (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên thực tế đ ã là cơ sở, là nền móng cho việc xây dựng, ban hành luật pháp, ban hành các chính sách về văn hóa. Để Nghị quyết Hội nghị Trung ương V thực sự đi vào cuộc sống, Nhà nước đ

Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, chính là toàn bộ đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng được thể chế hóa thành chủ trương, chính sách, hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.

1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa x ã hội, Nhà xuất bản Sự thật, H., 1991, tr. 8-9.

2. Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) BCH Trung ương khóa VII. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. H., 1998, tr. 35.

3. Xem báo Văn hóa số 450 ra ngày 10.03.1999, tr.2.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam – Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ VI. Nhà xuất bản Sự thật, H., 1987. tr. 117.

Soạn Bài: Bố Cục Của Văn Bản

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Bố cục của văn bản

a) Văn bản Người thầy đạo cao đức trọng có thể chia làm ba phần. Phần Mở bài từ đầu đến không màng danh lợi. Phần Thân bài tiếp theo đến không cho vào thăm. Phần Kết bài còn lại.

Phần Thân bài trình bày về thầy Chu Văn An có nhiều học trò giỏi, thầy được vua mời dạy thái tử, thầy can ngăn vua và từ quan, thầy rất nghiêm khắc với học trò.

2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản

a) Phần Thân bài của văn bản Tôi đi học kể về những sự kiện sau: trên đường đến trường, trên sân trường, khi vào lớp học. Các sự kiện này được sắp xếp theo trình tự thời gian (từ nhà đến trường) và không gian (trên đường, trên sân trường, trong lớp học).

b) Phần Thân bài của văn bản Trong lòng mẹ trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng: bé Hồng thương mẹ, căm thù những cổ tục đã đày đoạ mẹ, không nghe lời xúc xiểm của người cô để xa lánh mẹ. Tiếp theo là lòng khao khát được gặp mẹ, nỗi vui sướng mê man khi được ở trong lòng mẹ.

c) Trình tự khi miêu tả người có thể miêu tả dáng người, nét mặt, quần áo, giọng nói, sở thích, tình cảm.

Khi miêu tả con vật thì tả hình dáng, các bộ phận đặc trưng của con vật đó, sau đó chú ý đến tiếng kêu, màu lông, thói quen, quan hệ của con vật với con người.

Tả phong cảnh thì chú ý đến không gian từ xa đến gần, từ ngoài vào trung tâm, từ khái quát đến các chi tiết tiêu biểu. Cũng có thể kết hợp với thời gian buổi sáng nhìn thế nào, buổi chiều có gì khác,…

d) Phần Thân bài trong văn bản Người thầy đạo cao đức trọng trình bày việc Chu Văn An có nhiều học trò, học trò nhiều người đỗ cao, ông được vua mời dạy thái tử. Các chi tiết này làm rõ cho điều Chu Văn An là người thầy giáo giỏi.

Chi tiết Chu Văn An nhiều lần can ngăn vua, vua không nghe, ông trả lại mũ áo, ông trách mắng học trò, có khi không cho vào thăm thể hiện rõ tính tình cứng cỏi (với vua và với học trò) và không màng danh lợi của Chu Văn An.

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích:

a) Đoạn này trình bày về cánh rừng chim. Các ý sắp xếp theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b) Đoạn này trình bày vẻ đẹp cúa Ba Vì theo mùa trong năm, nhưng tập trung vào tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm buổi chiều, buổi tối khi có trăng.

c) Đoạn này trình bày về trí tưởng tượng cúa dân chúng. Hai ví dụ sắp xếp một cách ngẫu nhiên, một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

2. Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em cần trình bày một số ý và sắp xếp như sau:

– Hồng rất muốn đi thăm mẹ mình. Em biết ý xấu của người cô nên đã từ chối.

– Hồng không giấu được tình thương mẹ nên đã để nước mắt ròng ròng rơi xuống.

– Hồng muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đoạ mẹ.

– Những ý xấu của người cô không làm cho Hồng xa lánh mẹ, trái lại làm cho Hồng càng yêu thương mẹ hơn.

3. Cách sắp xếp trên chưa hợp lí. Trước hết cần phải giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ trước. Từ đó mới lấy ví dụ để chứng minh. Trong các ví dụ thì nói khái quát về những người chịu đi, chịu học trước, sau đó mới nói tới các vị lãnh tụ, rồi nói đến thời kì đổi mới (theo trình tự thời gian).

Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Của Đảng

– Căn cứ Điều lệ Đảng và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII),

– Xét đề nghị của Văn phòng Trung ương Đảng,

Điều 1: Ban hành Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng (văn bản kèm theo).

Điều 2: Giao cho Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện thống nhất Quy định này trong hệ thống cơ quan Đảng.

Điều 3: Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 31-QĐ/TW

ngày 01 tháng 10 năm 1997 của Bộ Chính trị )

Văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng, do cấp uỷ, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương.

Hệ thống văn bản của Đảng gồm toàn bộ các loại văn bản của Đảng được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở.

Các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng ban hành văn bản phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các văn bản của Đảng phải được viết bằng tiếng Việt, phù hợp về thể loại và đúng về thể thức.

Văn bản của Đảng chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản của chính cơ quan đã ban hành, hoặc bằng văn bản của cơ quan Đảng cấp trên có thẩm quyền.

II- THỂ LOẠI VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

Thể loại văn bản là tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung và mục đích ban hành của văn bản.

Các thể loại văn bản của Đảng gồm:

Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định.

Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ chức Đảng.

Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định.

Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.

Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.

Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.

Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ.

Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị … của cấp uỷ, hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp uỷ hoặc của cơ quan Đảng cấp trên.

Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng.

Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm, thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng.

Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.

Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định.

Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.

Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm.

Chương trình là văn bản dùng để sắp xếp nội dung công tác, lịch làm việc cụ thể của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc của các đồng chí lãnh đạo trong một thời gian nhất định.

Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.

Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng thường dùng các giấy tờ hành chính sau đây:

2- Giấy chứng nhận ( hoặc giấy xác nhận, thẻ chứng nhận),

III- THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN

1- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành :

Điều 7: Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)

1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành :

1- Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành :

1- Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, các đảng uỷ khối các cơ quan Trung ương và các đảng uỷ trực thuộc Trung ương được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .

2- Các đảng uỷ trực thuộc tỉnh, thành uỷ được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện.

3- Các đảng uỷ trực thuộc huyện, quận, thị, thành phố trực thuộc tỉnh được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.

Điều 13:Ngoài thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan đảng tuỳ tình hình được ban hành các thể loại văn bản như: kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và các giấy tờ hành chính được nêu tại điều 5 của bản quy định này.

IV – THỂ THỨC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

Thể thức văn bản của Đảng bao gồm các thành phần cần thiết của văn bản được trình bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của văn bản.

Mỗi văn bản chính thức của Đảng bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:

2- Tên cơ quan ban hành văn bản,

3- Số và ký hiệu văn bản,

4- Địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành văn bản,

5- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản,

6- Phần nội dung văn bản,

7- Chữ ký, thể thức để ký và dấu cơ quan ban hành văn bản,

8- Nơi nhận văn bản.

Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc được quy định tại điều 15, đối với từng văn bản cụ thể, tuỳ theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:

1- Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật)

2- Dấu chỉ mức độ khẩn ( khẩn, thượng khẩn, hoả tốc hẹn giờ),

3- Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.

Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định.

1- Bản chính là bản hoàn chỉnh, đúng thể thức, có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan ban hành.

2- Bản sao và các thành phần thể thức bản sao

Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ bản chính. Văn bản sao dưới mọi hình thức đều phải đảm bảo đủ các thành phần thể thức bản sao sau đây:

– Tên cơ quan sao văn bản,

– Địa điểm và ngày, tháng, năm sao văn bản,

– Chức vụ và chữ ký, họ tên người ký sao và dấu cơ quan sao,

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

Theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Chính trị số 31-QĐ/TW, ngày 01-10-1997 và Quyết định của Ban Bí thư số 91-QĐ/TW ngày 16-02-2004, cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp (đại hội Đảng và cấp ủy các cấp), các tổ chức, cơ quan Đảng từ Trung ương đến chi bộ có quyền ban hành các loại văn bản như sau: I. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp trung ương 1- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành: – Đại hội: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chiến lược, nghị quyết, quy chế, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi. – Đoàn Chủ tich: Thông báo, báo cáo. – Đoàn thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành: Chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo. 3- Bộ Chính trị ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 4- Ban Bí thư ban hành: Quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, thông báo, báo cáo. II. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi chung là cấp tỉnh). 1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố ban hành: – Đại hội: Nghị quyết, quy chế, thông báo. – Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo. – Đoàn Thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 3- Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. III. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gọi chung là cấp huyện). 1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành: – Đại hội: Nghị quyết, quy chế, thông báo. – Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo. – Đoàn Thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban chấp hành đảng bộ huyện (gọi tắt là huyện ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 3- Ban thường vụ huyện ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. IV. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở và chi bộ 1- Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành: – Đại hội: Nghị quyết. – Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo. – Đoàn Thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu): Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban chấp hành đảng bộ cơ sở (gọi tắt là đảng ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 3- Ban thường vụ đảng ủy cơ sở ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, thông báo, báo cáo. 4- Chi bộ cơ sở và chi bộ, đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở ban hành: – Đại hội: Nghị quyết. – Chi bộ, đảng ủy bộ phận: Nghị quyết, báo cáo. V. Các tổ chức đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc theo quy định của Trung ương 1- Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, các đảng ủy khối các cơ quan trung ương và các đảng bộ trực thuộc Trung ương được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2- Các đảng ủy trực thuộc tỉnh, thành ủy được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện. 3- Các đảng ủy trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy (trực thuộc tỉnh) được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở. VI. Các cơ quan tham mưu giúp việc và các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… hoạt động có thời hạn của cấp ủy các cấp (gọi chung cơ quan đảng). 1- Các cơ quan đảng (và liên cơ quan) các cấp ban hành: Quyết định, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. 2- Ban Cán sự Đảng ngoài nước khi thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy cấp trên đối với các đảng bộ, chi bộ hoạt động ở nước ngoài được ban hành văn bản như một cấp ủy cấp trên cơ sở. VII. Các đảng đoàn, ban cán sự Đảng các cấp ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn thông báo, báo cáo. Ngoài thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, đại hội đảng bộ các cấp (đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký) được ban hành các thể loại văn bản như: chương trình, công văn, biên bản; các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng tùy tình hình được quyền ban hành các loại văn bản như: kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và được sử dụng các loại giấy tờ hành chính nêu trên. So sánh với các thể loại văn bản của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng có thể loại thông tri tương tự như thể loại thông tư, hoặc kết luận mà các cơ quan nhà nước không có thể loại văn bản này.