Soạn Văn Bản Phá Vây / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Nhà Văn Phù Thăng Và Những Ngày… “Phá Vây”

Niềm vui dù đến với bác Phù Thăng thật muộn màng, nhưng đó cũng là nỗi niềm chung của nhiều tác giả. Trong số 38 tác giả khối văn học được nhận Giải thưởng Nhà nước năm 2012 có đến 14 tác giả đã qua đời. Phù Thăng cũng nằm trong số ấy.

Trước đây tiểu thuyết “Phá vây” mang đến cho Phù Thăng nhiều phiền lụy thì nay chính tác phẩm đó lại mang về cho ông vinh quang lớn. Khi xem Đài truyền hình tường thuật trực tiếp cuộc trao giải, nước mắt tôi ứa tràn. Phải chi cuộc trao giải này diễn ra 5 năm về trước thì bác Phù Thăng được bước lên bục vinh dự cùng bao tác giả khác. Nay bác đã đi xa rồi…

Nhớ lại những lần về thăm vợ chồng bác Phù Thăng, hình ảnh tôi nhớ nhất là nụ cười đôn hậu của cả hai bác khi mời chúng tôi thưởng thức những món “cây nhà, lá vườn”. Ngôi nhà cấp bốn của hai bác tọa lạc ngay bìa làng, dù đường vào chỉ là đường đất nhưng ôtô vẫn có thể vào tới cổng. Ngôi nhà có 3 gian chính. Một gian được ngăn làm buồng, một gian kê tủ thờ và chiếc bàn nhỏ tiếp khách, một gian vừa kê giường, vừa kê giá sách và bàn làm việc của bác Phù Thăng. Những lần về thăm bác, chúng tôi thường uống nước xong là ra ngồi trên chiếc giường cạnh bàn làm việc của bác. Gọi là bàn làm việc nhưng đó cũng chỉ là chiếc bàn uống nước bằng kính kê cạnh chiếc ghế đi văng. Trên tường là giá sách với nhiều cuốn sách bạn bè bác gửi tặng. Những năm chúng tôi thường xuyên về thăm bác (khoảng từ năm 1997 đến năm 2004) thì ở Hải Dương chưa phổ cập vi tính, càng chưa có mạng Internet, nhà bác chỉ có điện thoại bàn. Nhưng chúng tôi cũng chẳng bao giờ gọi điện trước, cứ nhớ bác thì về hoặc đi công tác tiện đường là tạt qua. Chưa lần nào chúng tôi đến mà bác vắng nhà. Khi chúng tôi nói chúng tôi đã đọc bài về bác trong “Chân dung và đối thoại” của Trần Đăng Khoa, bác tủm tỉm cười và bảo: “Ôi dào, những chuyện đã qua cứ để cho qua, các bạn còn trẻ cứ viết đi, viết theo sự thôi thúc của trái tim mình là được”. Chúng tôi hiểu rằng bác không muốn khơi lại chuyện buồn, nhưng tôi vẫn cố hỏi thêm hai chi tiết, một là bản thảo của bác bọc lá chuối để trong chum; hai là truyện ngắn “Hạt thóc” đã in ở đâu. Bác bảo đúng là mình có cho bản thảo vào chum như Khoa viết, còn truyện “Hạt thóc” thì mình mới có ý tưởng như thế rồi kể cho bạn bè nghe chứ chưa viết ra. Rồi bác kể về những bạn bè của bác những ai thường đến thăm, những ai lâu không gặp, nếu các bạn có gặp thì cho mình gửi lời thăm…

Nhà văn Phù Thăng trên khai sinh là nguyễn Trọng Phu, sinh ra và lớn lên tại làng Phù Tinh, xã Trường Thành, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Từ năm 1940 bác cùng gia đình chuyển sang sinh sống tại thôn Tất Lại, xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ cùng trong tỉnh. Phụ thân của bác Phù Thăng là một chức dịch hàng Tổng, nhưng cụ không theo phong cách làm việc của đa phần chức sắc lúc bấy giờ – họ thường hách dịch, vơ vét của dân. Cụ thì hiền lành, nhân hậu, luôn làm việc vì dân và thương những người nghèo. Cụ hiền hậu đến mức cụ tên là Nguyễn Trọng Bật, đáng lẽ dân làng gọi cụ là Tổng Bật thì mọi người thường gọi chệch đi là Tổng Bụt, ý nói cụ hiền như Bụt và cũng kính trọng cụ như Bụt. Cũng vì luôn yêu quí bà con trong làng, trong tổng nên năm 1955, khi cải cách ruộng đất, nhân dân thôn Phù Tinh đã cứu cụ thoát khỏi án oan, dù lúc đó gia đình cụ đã chuyển sang làng Tất Lại, huyện Tứ Kỳ. Bác Phù Thăng rất yêu quí cha mình và thể hiện tình yêu ấy một cách khác thường. Khi cha mất rồi, trên chiếc ghế ngồi của Phù Thăng luôn vắt tấm áo của cha. Thân mẫu của Phù Thăng là người hiền thục, tuy không được học chữ nhưng tâm hồn rất phong phú và đa cảm. Cụ thường dành dụm tiền đưa cho con trai đi thuê những cuốn truyện cổ về đọc cho mình nghe. Có đoạn quá thương cảm, cả hai mẹ con cùng khóc. Chính người cha đức độ và người mẹ tinh tế ấy đã truyền lại cho Phù Thăng một tính cách ngay thẳng, một bản lĩnh vững vàng và một tâm hồn lãng mạn. Tất cả những phẩm chất đó tạo nên một nhà văn, nhà biên kịch Phù Thăng sau này.

Nhà văn Phù Thăng bắt đầu đến với văn chương khi hòa bình lập lại trên miền Bắc. Bấy giờ, bác đang là giáo viên Trường Bồi dưỡng văn hóa của Quân khu III. Truyện ngắn đầu tiên “Con những người du kích” bác gửi đến tạp chí Văn nghệ Quân đội đúng lúc tạp chí đang có cuộc thi viết về “Những kỷ niệm sâu sắc trong đời bộ đội”. Và truyện ngắn ấy đã đoạt giải Nhì của cuộc thi (cuộc thi không có giải nhất). Sau thành công bước đầu này, lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện và dành thời gian cho Phù Thăng sáng tác. Năm 1960, trường ca “Hoa vạn thọ” của Phù Thăng đoạt giải B trong cuộc thi thơ của tạp chí Văn học (cùng đoạt giải B với Phù Thăng là nhà thơ Nguyễn Bính). Hiếm có tác giả nào trong một thời gian ngắn lại đoạt 2 giải cao cả về văn lẫn thơ như Phù Thăng. Thời gian này, Phù Thăng là một trong số rất ít tác giả có nhiều đầu sách ra đời. Tiểu thuyết “Trận địa mới”, NXB Quân đội nhân dân in năm 1960; tập truyện ngắn “Chuyện kể cho người mẹ”, NXB Văn học in năm 1960; truyện vừa “Thử lửa”, NXB Quân đội nhân dân in năm1961; tiểu thuyết “Phá vây”, NXB Quân đội nhân dân in năm 1962; truyện vừa “Con nuôi trung đoàn”, NXB Kim Đồng in năm 1965.

Theo nhà thơ Xuân Sách thì chỉ trong vòng hơn 1 tháng dự trại viết do Tổng cục Chính trị mở, Phù Thăng đã viết xong cuốn tiểu thuyết “Phá vây” có độ dài trên 600 trang in. Những ai từng dự trại sáng tác chắc đều biết người viết văn xuôi khổ cực như thế nào. Ngày nay, thông thường với thời gian hơn một tháng, dù có máy vi tính trợ giúp thì tác giả chỉ hoàn thành một, hai truyện ngắn hoặc vài chương tiểu thuyết đã được coi là tích cực rồi. Thế mà ngày ấy bác Phù Thăng viết bằng bút thường, vài chữ lại phải chấm vào lọ mực, trong thời gian ngắn ngủi ấy bác đã viết hàng ngàn trang (thì mới có hơn 600 trang in). Tiểu thuyết “Phá vây” đã gây được tiếng vang lớn, nhưng rồi sau đó tác giả gặp phiền hà vì một số quan niệm quá ngặt nghèo lúc đó. Trước tiểu thuyết “Phá vây”, Phú Thăng được điều chuyển từ Trường Bồi dưỡng văn hóa của Quân khu III lên Phòng Văn nghệ của Tổng cục Chính trị và được thăng quân hàm Thiếu úy. Sau “Phá vây”, bác được điều chuyển xuống Xưởng phim Quân đội, rồi lại chuyển sang Xưởng phim truyện cho đến lúc về hưu (1980). Thời gian làm việc ở hai xưởng phim, bác đã viết kịch bản và biên kịch nhiều phim, tiêu biểu như: Kịch bản phim “Quê nhà”, kịch bản phim “Nguyễn Văn Trỗi”, kịch bản phim truyện “Biển lửa”, biên kịch phim “Tiếng gọi phía trước”. Các phim này đều được tặng giải Bông sen Vàng, Bông sen Bạc trong các kỳ liên hoan phim Việt Nam từ lần thứ nhất đến lần thứ tư.

Thời gian nghỉ hưu ở quê nhà, bác được mời tham gia viết lịch sử Trung đoàn 42, rồi bác viết bản thảo cuốn tiểu thuyết “Tấn công” là phần tiếp theo của cuốn “Phá vây”, vẫn viết về những người lính dũng cảm của Quân khu III. Thời gian nghỉ hưu ở quê, một phần do tuổi cao, một phần do hoàn cảnh, bác Phù Thăng không còn “cày” nhiều trên trang giấy như trước mà bác dành sức lực và thời gian cày trên cánh đồng thực thụ, để lấy thóc, lấy ngô, khoai nuôi các con. Dù tuổi cao, sức yếu (cơ thể chưa đầy 40 kg), vậy mà bác nhận tới 7 sào ruộng khoán, rồi lại nhận chinh phục những con trâu ngang ngược, dữ dằn nhất như con trâu Sứt, đến nỗi dân làng quen gọi là ông Phu Sứt. Có lần tôi hỏi bác, sao bác phải làm nhiều như vậy, có phải vì gia đình quá khó khăn không? Bác cười bảo, lý do đó chỉ là một phần thôi, cái chính là mình thích lao động, mình yêu cây lúa, cây ngô, cũng như yêu những con chữ trên trang giấy vậy. Mình đã về làng quê thì cũng phải làm một lão nông ra trò chứ.

Năm 1994, sau rất nhiều nỗ lực thuyết phục của bạn bè và lớp đàn em như Nguyễn Huy Khoát, Ngô Bá Thước, Nguyễn Ngọc San, bác Phù Thăng mới chịu trở thành Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hải Hưng. Lúc đó bác đã sống ở quê đến 15 năm rồi. Không phải bác không biết tới Hội, cũng không phải bác coi thường Hội Văn nghệ địa phương như một số người lầm tưởng, mà bác ngại vốn cạn rồi, vào Hội lại không đóng góp được gì với Hội thì buồn lắm. Cũng vì cái tâm lý này mà chưa bao giờ bác làm đơn xin vào Hội Nhà văn Việt Nam. Chỉ vì bác ngại mình không đóng góp được gì và cảm thấy mình hơi lạc lõng thôi. Hội Văn nghệ Hải Hưng trước kia và Hải Dương sau này luôn luôn kính trọng bác, yêu quí bác, coi bác như người anh cả trong số các hội viên.

Những năm nửa sau của cuộc đời, bác Phù Thăng viết ít và in càng ít (chỉ thỉnh thoảng in một bài thơ), nhưng bạn bè, độc giả lại dành tình cảm cho bác ngày một nhiều. Năm 2003, Nhà Xuất bản Hải Phòng đã cho tái bản tiểu thuyết “Phá vây”. Có lẽ đây là niềm vui lớn với bác Phù Thăng nói riêng và với bạn đọc nói chung. Nếu không tái bản thì ngày nay bạn đọc, nhất là các bạn trẻ khó lòng tìm được tác phẩm này. Khi bác Phù Thăng từ bỏ thế giới này, nhiều nhà văn, nhà thơ, bạn đọc đã đến tận thôn Tất Lại để đưa bác về nơi an nghỉ cuối cùng. Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh cũng đã mang vòng hoa đến tiễn đưa Phù Thăng ra tận cánh đồng làng, mặc dù chưa bao giờ bác Phù Thăng là hội viên Hội Nhà văn.

Một lần bác Phù Thăng yếu mệt, tôi đến thăm và muốn xin bác ghi cho vài điều gì đó, cũng là để lưu bút tích của bác. Tôi đưa bác cuồn sổ tay của mình. Chừng 15 phút sau bác đưa lại và nói: “Hiền Hòa xem, ý của mình là thế này, vừa là tặng riêng vừa là tặng chung cho các bạn viết trẻ”. Tôi đón nhận cuốn sổ và cảm động gai người khi đọc xong bài thơ. Tôi cố nói vui để ngăn nỗi nghẹn ngào “Xin cảm ơn đại ca”. Bài thơ đó như sau: “Rất mong em Hiền Hòa/ Trong đời như giọt nước/ Trong nhà như tiếng ru/ Trong tình như mật ngọt/ Nhưng văn chương cần lửa/ Và như thép xanh nòng/ Thơ cũng là bão tố/ Quét sạch những bất công/ Xua đi và bồi đắp/ Nỗi buồn và niềm vui/ Đời vẫn là như thế/ Yêu – yêu thật say mê/ Ghét – ghét cay ghét đắng/ Nhưng tình người phải thắm/ Giữ trong ta dài lâu”.

Nay bác Phù Thăng đã đi xa rồi, những vần thơ viết vội của bác đã trở thành món quà vô giá với tôi. Những vần thơ này cũng chính là phương châm của người cầm bút, yêu ghét phải rõ ràng, phải hết mình, phải sâu sắc. Nhưng cái quan trọng nhất vẫn là tình người phải thắm và phải giữ dài lâu.

Nguồn: cand.com

Hướng Dẫn, Luật Chơi Cờ Vây Cơ Bản

Ziga chia sẻ luật chơi cờ vây cơ bản cho những người mới học. Rất đơn giản thôi, bạn chỉ cần đọc qua là có thể tham gia trò chơi đầy lý luận cao thâm này rồi.

Cầm, kỳ, thư, họa là bốn lĩnh vực nghệ thuật được coi trọng tại Trung Hoa thời xưa, trong đó “kỳ” chính là chỉ vi kỳ hay cờ vây. Bộ môn này là một phần trong lịch sử văn minh hàng ngàn năm của Trung Hoa.

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu qua:

Lịch sử cờ vây

Cờ vây có lịch sử rất lâu đời. Có rất nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của cờ vây, trong đó có một thuyết được nhiều người công nhận là cờ vây được khởi nguồn từ thời Nghiêu Đế.

Vị vua huyền thoại của Trung Hoa cổ đại (trị vì từ năm 2357 đến năm 2256 trước Công Nguyên), sáng tạo ra để cho con trai mình giải trí. Một lời xác nhận khác thì cho rằng một vị vua huyền thoại khác, Đế Thuấn (2255 đến 2205 TCN) đã tạo ra Cờ Vây để phát triển trí tuệ cho con trai của mình.

Lại có một giai thoại khác nói rằng Ngô, một chư hầu của hoàng đế Thương Hiệt (từ năm 1818 đến năm 1766 TCN) sáng tạo ra Cờ Vây cùng với bài lá. Cuối cùng, một giai thoại khác nói rằng Cờ Vây được sáng tạo bởi một nhà chiêm tinh đời nhà Chu (1045 – 255 TCN).

Dù sao đi nữa, Cờ Vây vẫn được công nhận rộng rãi là đã tồn tại ít nhất 3000 năm và rất có thể là 4000 năm, đó là lý do vì sao Cờ Vây là bàn cờ chiến thuật cổ xưa nhất trong lịch sử.

Ý nghĩa ẩn chứa sau trò cờ vây

Một số những kỳ thủ cờ vây giỏi thời cận đại cho rằng bàn cờ vây nhìn giống như một vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại mà thành. Bàn cờ có 19 đường dọc và 19 đường ngang với tổng cộng 361 điểm.

Ở trung tâm có một điểm dư gọi là Thiên Nguyên, tức là Thái Cực, đại biểu cho trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm âm lịch, được chia ra làm bốn.

Bốn góc chính là xuân, hạ, thu, đông. Những quân cờ đen và trắng đại biểu cho ngày và đêm. Như vậy, cả bàn cờ tượng trưng cho sự biến hóa của Trời và Đất.

Cách bố cục những điểm đen và trắng trong quyển sách cổ ‘Hà Đồ’ và ‘Lạc Thư’ thuộc bộ ‘Chu Dịch bổn nghĩa’ , rất có thể cờ vây và chúng đều có những nguồn gốc thâm sâu.

Người ta nói rằng các nét vẽ trong bàn cờ vây giống như “Lạc Thư”, có 361 giao điểm, 8 ngôi sao chỉ phương vị, và 72 giao điểm dọc theo vòng chu vi, mà tương ứng với 360 ngày, 8 quẻ trong bát quái (càn, đoài, ly, chấn, tốn, khảm, cấn, khôn), và 72 loại thời tiết.

Quân cờ hình tròn, phía trên nhô lên, phía dưới bằng phẳng, phân biệt nhau bằng hai màu trắng và đen, tượng trưng cho Âm và Dương.

Luật chơi cờ vây

Cờ vây là một loại cờ mà nhiệm vụ của hai người chơi là xây dựng những vùng đất cho mình. Cách chơi cờ vây hoàn toàn khác với cờ tướng, cờ vua, Caro hay Othello như nhiều người vẫn tưởng.

Bàn cờ

Bàn cờ hình vuông, có 19 đường ngang dọc giao nhau, tạo thành 361 giao điểm.

Trên bàn có 9 chấm đen gọi là sao, giúp người chơi dễ dàng định vị trên bàn cờ.

Sao chính giữa bàn cờ thường gọi là Thiên Nguyên hay tengen.

Người mới bắt đầu thường chơi với bàn cờ cỡ nhỏ 9×9, sau đó là 13×13.

Quân và nhóm quân

Quân cờ có 2 màu đen và trắng, sẽ được đặt xuống bàn cờ tại các giao điểm.

Các quân cờ đứng cạnh nhau (ngang, dọc) sẽ tạo thành các nhóm quân.

Các giao điểm trống cạnh quân hoặc nhóm quân (ngang, dọc) gọi là khí.

Quân hoặc nhóm quân nào hết khí sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ trở thành tù binh. Hình bên dưới mô tả việc bắt quân: Trắng lần lượt siết khí những quân đen tam giác để bắt.

Cách chơi, luật chơi cờ vây

Nguyên tắc

Cờ vây chơi theo lượt, mỗi lượt người chơi đặt 1 quân. Người cầm quân đen đi trước.

Nếu không cần thiết, người chơi có thể bỏ qua lượt chơi của mình. Nếu cả 2 người cùng bỏ qua thì ván cờ kết thúc.

Một quân khi đặt xuống bàn phải có ít nhất 1 khí và không di chuyển nữa.

Không đánh quẩn: không được đánh 1 nước lặp lại 1 trạng thái trước đây của bàn cờ. Ví dụ:

Nếu đen đánh ở a để ăn trắng, trắng không được phép đánh lại để ăn 1 quân đen mà phải đánh ở 1 vị trí khác. Sau nếu đen không đánh ở B, trắng có thể đánh ở B để ăn lại đen. (Cách đánh này trong cờ vây gọi là đánh cướp, chúng ta sẽ tìm hiểu về luật này ở 1 bài khác)

Khí của quân cờ

Khi một quân cờ được đặt xuống bàn trống, tất cả giao điểm nằm sát (ngang và dọc) là khí của quân đó.

Đen có thể tạo một đám quân có nhiều khí hơn bằng cách nối quân với nhau.

Khi đối phương đặt quân vào khí của mình, quân mình mất đi khí ở đó.

Một quân không còn khí sẽ bị ăn và được bốc ra khỏi bàn cờ, trở thành tù binh của đối phương.

Ví dụ Trắng đi tại các điểm ‘X’ sẽ ăn được những quân đen đánh dấu tròn tương ứng.

Theo luật cờ vây, ta được phép đi bất kỳ điểm nào trên bàn cờ, miễn là nó có khí.

Nhưng ta không được đặt quân vào vị trí quân của mình hết khí. Đen không được đi ở các điểm đánh dấu phía trên.

Trắng được phép đi vào đây, vì nó đơn giản là nước nối quân.

Tuy thế, ta vẫn được phép đặt vào điểm hết khí trong trường hợp có thể ăn được quân đối phương.

Ở minh họa trên, khi Đen đi vào các vị trí tam giác thì những đám trắng đánh dấu tròn sẽ bị bốc ra khỏi bàn cờ.

Sống và chết trong cờ vây

Khi hai bên giao tranh, rất nhiều khi một bên bị bao vây hoàn toàn bởi quân đối phương. Lúc này, chúng ta sẽ phải xét đến tình trạng của nó. Thường sẽ rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau: Đã sống, đã chết, hoặc chưa thể xác định được.

Khi đám quân bị bao vây

Ta cùng xét đến các trường hợp bên dưới. Khi các nhóm quân của trắng đều hoàn toàn bị Đen bao vây, không còn đường thoát ra phía ngoài.

Quân trắng đang bị bao vây, nếu Đen muốn giết, Đen chỉ cần xiết hết khí của quân trắng.

Nếu Trắng đi vào các khí này, Trắng cũng không làm được gì thêm ngoài việc “tặng” thêm quân cho Đen.

Ở góc dưới, Đen có thể xiết hết các khí bên ngoài, cuối cùng đánh vào vị trí tam giác để giết trắng.

rong hình trên, các đám trắng cũng đã bị Đen bao vây hoàn toàn phía ngoài.

Tuy nhiên, các đám quân này đã sống, bởi vì Đen không thể xiết hết khí chúng để bốc ra khỏi bàn cờ.

Tại sao lại như vậy?

Không gian mắt

Tại sao ở trên tôi nói rằng muốn sống hãy có đất đủ lớn? Bởi vì đất lớn đồng nghĩa với không gian tạo mắt lớn.

Nếu như mắt theo ta biết ở trên là một điểm bao vây bởi bốn quân, thì không gian mắt là một vùng đất lớn hơn được bao vây bởi nhiều quân hơn. Ví dụ như vùng đánh dấu ‘o’ ở biên trái.

Với một không gian mắt, ta xem như đã sở hữu ít nhất một mắt.

Như vậy đám đen ở phía trái đã sống. Tương tự cho đám bên phải.

Giả như trong không gian mắt của Đen có vài quân trắng, Đen cũng không phải sợ. Trắng không thể lấp hết tất cả các khí trong không gian mắt của Đen (bởi sẽ tự làm mình hết khí)

Đám đen biên phải chỉ có một không gian mắt, tuy nhiên, Đen sẽ dễ dàng chia đôi không gian này để tạo sống nếu Trắng nhảy vào. Ví dụ Trắng đi A Đen sẽ đi B và ngược lại.

Mắt giả và mắt thật

Nếu mắt chỉ là một điểm (chứ không phải không gian mắt), ta cần phải để ý đến trường hợp nó là mắt giả. Một đám quân chỉ có thể sống với hai mắt thật.

Hai đám quân phía trên đã có hai mắt tại các điểm đánh dấu, tuy nhiên, nếu để ý kỹ, ta thấy Trắng có thể đi vào hai điểm B và D để ăn một vài quân đen phía ngoài.

Mắt ở B và D là mắt giả bởi vì Trắng có thể đặt quân vào để ăn một vài quân đen.

Xem lại các ví dụ trước, Đen sống nhờ tạo được hai mắt thật, vì Trắng không thể đi vào để ăn bất kỳ quân đen nào.

Để xác định mắt thật hay giả, ta xem các cửa của nó, đó là các điểm được đánh dấu chéo. Những điểm này có nhiệm vụ quan trọng là nối các quân tạo mắt lại thành một đám liền mạch.

Nếu Trắng chiếm được ít nhất 2 cửa của mắt ở trung tâm, nó sẽ trở thành mắt giả.

Nếu Trắng chiếm được ít nhất 1 cửa của mắt ở biên, mắt này cũng là mắt giả.

Cách tính điểm

Số điểm của mỗi người bằng số quân cờ bắt được cộng với số đất vây được hoàn toàn bằng quân của mình.

Ai nhiều điểm hơn người đó thắng.

Lưu ý khi chơi cờ vây

Cờ vây là một loại cờ mà nhiệm vụ của hai người chơi là xây dựng những vùng đất cho mình. Cách chơi cờ vây hoàn toàn khác với Caro hay Othello như nhiều người vẫn tưởng.

Mục đích của cờ vây là chiếm đất

Bắt đầu từ một bàn cờ trống, hai bên luân phiên đặt quân Trắng và Đen vào. Từ đó các quân này không được phép di chuyển nữa. Nhiệm vụ của những quân này là bao quanh các khu vực nhất định trên bàn cờ để biến chúng thành đất của mình.

Trận đấu kết thúc khi hai bên cùng lúc bỏ lượt (người chơi được phép bỏ lượt nếu muốn). Khi đó ta tiến hành đếm đất của mỗi bên.Bên nào nhiều đất hơn thì thắng.

Một trận đấu minh họa

Chúng ta cùng xem diễn biến của trận đấu minh họa phía trên. Từ lúc bàn cờ còn trống cho đến khi hai bên bỏ lượt không đi nữa. Trận đấu này không xảy ra trường hợp ăn quân lẫn nhau. Ta chỉ cần tập trung vào cách hai bên chiếm đất.

Học cờ vây nâng cao

Bài viết có sự tham khảo từ:

Hướng Dẫn Soạn Văn Văn Bản

Hướng dẫn soạn văn Văn bản – Chương trình Ngữ văn lớp 10

1. Đọc các văn bản (1), (2), (3) (SGK trang 23, 24) và trả lời các câu hỏi bên dưới: Câu 1. Mỗi văn bản trên được người nói, người viết tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như thế nào?

Trả lời

– Các văn bản trên được người viết tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

– Các văn bản trên để đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm, tư tưởng tình cảm… với người đọc. – Dung lượng số câu ở mỗi văn bản:

+ Văn bản 1: dung lượng ngắn gọn, súc tích.

+ Văn bản 2: dung lượng ngắn gọn

+ Văn bản 3: dung lượng dài hơn văn bản 1 và văn bản 2.

2. Mỗi văn bản trên đề cập vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản như thế nào?

Trả lời

+ Văn bản 1: Nội dung đề cập tới vấn đề ảnh hưởng của môi trường đến nhân cách và phẩm giá con người.

+ Văn bản 2: đề cập đến số phận, thân phận của người phụ nữ.

+ Văn bản 3: nội dung thể hiện lời kêu gọi nhân dân chống Pháp.

3. Ở những văn bản có nhiều câu, nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn như thế nào? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản còn được tổ chứng theo kết cấu ba phần thế nào?

Trả lời:

Ở văn bản (2), mỗi cặp câu lục bát tạo thành một ý và các ý này được trình bày theo cấu tạo của phép so sánh, ví von: bao gồm sự vật so sánh và sự vật được so sánh. Giữa hai cặp câu khong chỉ có sự liên kết về ý nghĩa mà còn được gắn kết bởi mô- típ . Ở văn bản (3), dấu hiệu về sự mạch lạc còn được nhận ra qua bố cục bao gồm, bao gồm 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.

– Mở bài: bao gồm tiêu đề và đoạn mở đầu

– Thân bài: tiếp theo đến “đồng bào ta nhất định thắng lợi”

– Kết bài: Phần còn lại.

4. Về hình thức, văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc như thế nào?

Trả lời:

Về hình thức, văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc

+ Phần mở đầu của văn bản gồm tiêu đề và một lời hô gọi (Hỡi đồng bào toàn quốc!) với mục đích dẫn dắt người đọc vào phần nội dung.

+ Phần kết thúc là hai câu khẩu hiệu để cổ vũ và khích lệ tinh thần yêu nước mạnh mẽ hơn.

Điều này là do văn bản trên là một văn bản chính luận được trình bày dưới dạng một lời kêu gọi.

5. Mỗi văn bản trên được tao ra nhằm mục đích gì?

Trả lời

Mục đích của việc tạo lập:

– Văn bản (1) là nhằm cung cấp cho người đọc một quan điểm về sự tác động và ảnh hưởng của môi trường sống đối với tính cách của con người.

– Văn bản (2) nói lên thân phận phụ thuộc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công. Họ không có quyền cất lên tiếng nói riêng, không có quyền quyết định số phận của bản thân mà hoàn toàn phải phụ thuộc vào kẻ khác.

– Văn bản (3) là kêu gọi toàn dân đứng lên đồng sức, đồng lòng để chống lại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp.

II. Các loại văn bản

1. Vấn đề và lĩnh vực của văn bản

Trả lời:

2. So sánh văn bản (2), (3) với một bài học thuộc môn khoa học khác (văn bản 4) và một đơn xin nghỉ hoc (5). Rút ra nhận xét

Theo chúng tôi

Soạn Văn Bài: Văn Bản Văn Học

Soạn văn bài: Văn bản văn học

Câu 1: Hãy nêu những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học.

– Văn bản văn học là những văn bản đi sâu phản ánh và khám phá thế giới, tình cảm, tư tưởng và thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.

– Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao, rất giàu hàm nghĩa và gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng cho người đọc.

– Văn bản văn học bao giờ cũng thuộc về một thể loại nhất định với những quy ước riêng, những cách thức riêng của thể loại đó.

Câu 2: Vì sao nói: hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học?

Trong một tác phẩm văn học, bao giờ nhà văn cũng gửi gắm những tư tưởng, tình cảm và thái độ của mình trước cuộc đời thông qua hình tượng. Mà hình tượng nghệ thuật của tác phẩm chính lại được hình thành từ sự khái quát của lớp nghĩa ngôn từ. Vì thế rõ ràng nếu mới chỉ hiểu tầng ngôn từ mà chưa biết tổng hợp nên ý nghĩa của hình tượng, chưa hiểu các ý nghĩa hàm ẩn của văn bản thì chưa thể coi là đã nắm được nội dung tác phẩm.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa một hình tượng mà anh (chị) thấy thích thú trong một bài thơ, hoặc đoạn thơ ngắn.

Hàm nghĩa của văn bản văn học là những lớp nghĩa ẩn kín, tiềm tàng của văn bản được gửi gắm trong hình tượng. Ví dụ trong câu ca dao:

Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?

Khi chàng trai nói đến chuyện tre, đan sàng thì câu ca dao không chỉ mang ý nghĩa tả thực như vậy. Nó còn mang ý nghĩa chỉ chuyện tình yêu nam nữ, chỉ chuyện ướm hỏi, chuyện cưới xin.

Câu 4: Hàm nghĩa của văn bản văn học là gì? Cho ví dụ cụ thể.

– Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín của văn bản văn học mà qua quá trình tiếp cận, người đọc dần dần nhận ra.

– Hàm nghĩa của văn bản văn học không phải lúc nào cũng dễ hiểu và không phải lúc nào cũng hiểu đúng và hiểu đủ.

Ví dụ:

– Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương mới đọc qua tưởng chỉ là chuyện của chiếc bánh trôi, từ đặc điểm đến các cung đoạn làm bánh. Nhưng hàm chứa trong đề tài bánh trôi là cảm hứng về cuộc đời và thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ than thân trách phận nhưng không dừng lại ở đó, còn khẳng định vẻ đẹp của mình và lên tiếng phê phán xã hội bất công, vô nhân đạo.

– Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu bao hàm nhiều ý nghĩa triết lí về con người và cuộc đời thông qua rất nhiều những nghịch lí:

+ Trong đời mỗi con người, có nhiều chuyện mà ta không lường trước được, không tính hết được bởi có những việc xảy ra ngoài ý muốn (Nhĩ, nhân vật chính của truyện, đã từng đi khắp nơi, cuối đời bị căn bệnh quái ác phải nằm liệt giường).

+ Con người, đôi khi vì những “vòng vèo, chùng chình” đã không thể đến được nơi mà mình cần đến, mặc dù nơi ấy ở ngay trước mặt (Nhĩ đã không thể sang được bãi bồi bên kia sông, ngay trước nhà mình).

+ Đôi khi, người ta cứ mải mê đi tìm những giá trị ảo tưởng trong khi có những giá trị quen thuộc, gần gũi mà bền vững thì lại bỏ qua để khi nhận ra thì quá muộn (khi nằm liệt giường, Nhĩ mới nhận ra vẻ đẹp của “Bến quê”, vẻ đẹp của người vợ tảo tần sống gần trọn đời với mình).

+ Hãy biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những gì thuộc về “Bến quê”, đó là bức thông điệp mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến mọi người thông qua những triết lí giản dị mà sâu sắc của tác phẩm.

II. Luyện tập

Đọc các văn bản (SGK) và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

1. Văn bản “Nơi dựa”:

– Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: mở bài – kết bài.

– Hình tượng nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính tương phản:

+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con mới chập chững biết đi.

+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững.

2. Bài “Thời gian”:

a. Bố cục:

Đoạn 1 (bốn câu thơ đầu): sức tàn phá của thời gian.

Đoạn 2 (còn lại): những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian.

– Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay”, thời gian “làm khô những chiếc lá”. “Chiếc lá” là một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng. Chiếc lá hay chính là những mảnh đời đang trôi đi theo nhịp thời gian? Những chiếc lá khô hay chính là những cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt? Những chiếc lá khô, những cuộc đời ngắn ngủi và những kỉ niệm của đời người cũng sẽ bị rơi vào quên lãng (hòn sỏi rơi vào lòng giếng cạn đầy bùn cát thì chẳng có tiếng vang gì cả). Như thế cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xóa nhòa.

– Thế nhưng trong cuộc sống vẫn có những điều tồn tại mãnh liệt với thời gian, đó là: “Riêng những câu thơ còn xanh/ Riêng những bài hát còn xanh”. Đó là nghệ thuật khi đã đạt đến độ kết tinh xuất sắc sẽ tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian, như Truyện Kiều chẳng hạn.

– Câu kết thật bất ngờ: “Và đôi mắt em/ như hai giếng nước”. Dĩ nhiên đây là “hai giếng nước” chứa đầy những kỉ niệm tình yêu, những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm “rơi” vào “lòng giếng cạn” quên lãng của thời gian.

b. Qua bài thơ “Thời gian”, Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.

3. Văn bản “Mình và ta”:

Văn bản là một bài tứ tuyệt đặc sác của nhà thơ chế Lan Viên rút trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ đề cập đến những vấn đề lí luận của thi ca, của văn học nghệ thuật.

a. Hai câu đầu:

Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình. Sâu thắm mình ư? Lại là ta đẩy!

Hai câu thơ thể hiện quan niệm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với bạn đọc cũng như trong quá trình tiếp nhận tác phẩm, bạn đọc luôn có sự đồng cảm với nhà văn. Sự đồng cảm phải có được nơi tận cùng “sâu thắm” thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm con người.

b. Hai câu sau là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc:

Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy, Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.

Nhà văn viết tác phẩm văn học là sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều đã được gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật và nghệ thuật chỉ có giá trị gợi mở chứ không bao giờ nói hết, nói rõ. Người đọc phải tái tạo lại, tưởng tượng thêm, suy ngẫm, phân tích để sao cho từ bếp “tro” tưởng như tàn lại có thể “nhen thành lửa cháy”, từ “viên đá con” có thể dựng nên thành, nên luỹ, nên những lâu đài, cung điện nguy nga.

Quan niệm trên của Chế Lan Viên đã được nhà thơ phát biểu theo cách của thơ và đó cũng là một minh chứng cho quan niệm của chính nhà thơ.