Soạn Văn Bản Sông Núi Nước Nam Lớp 7 / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Soạn Bài Lớp 7: Sông Núi Nước Nam

Soạn bài lớp 7: Sông núi nước Nam

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 7 học kì I

Soạn bài: Sông núi nước Nam

Phân tích bài Sông núi nước Nam của Lí Thường Kiệt

Soạn bài lớp 7: Những câu hát than thân

Soạn bài lớp 7: Quá trình tạo lập văn bản

I. VỀ THỂ LOẠI

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn (bảy chữ) tứ tuyệt (bốn câu), một trong hai thể thơ rất phổ biến đời Đường (thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú), được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể thơ phổ biến của văn học trung đại. Quy định về thanh điệu, vần luật trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1, 2 và 4 (cũng có khi chỉ cần hiệp vần ở chữ thứ bảy trong câu 2 và 4). Trong bài thơ này, vần “ư” được hiệp ở cả ba câu 1, 2 và 4).

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Nhận dạng thể thơ của bài Nam quốc sơn hà về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Gợi ý: Kiểm tra xem bài thơ (phần phiên âm) gồm mấy câu, mỗi câu gồm bao nhiêu chữ? Vần trong các từ cuối của các câu 1, 2, 4 có gì giống nhau?

2. Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm củavũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

3. Bài thơ triển khai nội dung biểu ý theo bố cục: ở hai câu thơ đầu, tác giả đã khẳng định một cách tuyệt đối chủ quyền lãnh thổ với một thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa. Từ khẳng định chân lí, đến câu thơ cuối, tác giả đã dựa ngay trên cái chân lí ấy mà đưa ra một lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ làm trái những điều chính nghĩa.

Bố cục của bài thơ như thế là chặt chẽ, khiến cho những luận cứ đưa ra đều rất thuyết phục.

4. Bài thơ tuy chủ yếu thiên về biểu ý song không phải vì thế mà trở thành một bài luận lí khô khan. Có thể nhận thấy rằng, sau cái tư tưởng độc lập chủ quyền đầy kiên quyết ấy là một cảm xúc mãnh liệt ẩn kín bên trong. Nếu không có tình cảm mãnh liệt thì chắc chắn không thể viết được những câu thơ đầy chí khí như vậy.

5. Qua các cụm từ tiệt nhiên (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), định phận tại thiên thư (định phận tại sách trời) và hành khan thủ bại hư (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta có thể nhận thấy cảm hứng triết luận của bàI thơ đã được thể hiện bằng một giọng điệu hào sảng, đanh thép, đầy uy lực.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc

Khác với thơ hiện đại thường thiên về miêu tả cảm xúc, thơ trung đại chủ yếu là thơ tỏ ý, tỏ lòng, thiên về miêu tả thái độ, ý chí của cộng đồng dân tộc. Bởi vậy, đối với bài thơ này cần đọc bằng giọng mạnh mẽ, dứt khoát, chú ý ngắt theo nhịp 4/3, nhấn mạnh cuối mỗi nhịp.

2. Có bạn thắc mắc tại sao không nó là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (vua Nam ở). Hãy giải thích để bạn kia được rõ.

Gợi ý: Như trên đã nói, người xưa coi trời là đấng tối cao và chỉ có vua (Thiên tử – con trời) mới có quyền định đoạt mọi việc ở trần gian. Tất cả mọi thứ có trên mặt đất đều là của vua. Hơn thế nữa, nói Nam đế cư là có hàm ý nói rằng vua của nước Nam cũng là Thiên tử chứ không phải là một ông “vua nhỏ” dưới quyền cai quản của Hoàng đế Trung Hoa.

Soạn Văn Lớp 7 Bài Sông Núi Nước Nam Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Sông núi nước Nam ngắn gọn hay nhất : Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì? Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến).

Soạn văn lớp 7 bài Cuộc chia tay của những con búp bê

Soạn văn lớp 7 trang 64 tập 1 bài Sông núi nước Nam ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Sông núi nước Nam tập 1 trang 64

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, hãy nhận xét về giọng điệu bài thơ.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Sông núi nước Nam

Trả lời câu 1 soạn văn bài Sông núi nước Nam trang 64

Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ

+ Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

Trả lời câu 2 soạn văn bài Sông núi nước Nam trang 64

Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản “Tuyên ngôn Độc lập” đầu tiên của nước ta:

– Nước Nam có chủ quyền riêng, có hoàng đế trị vì

– Ranh giới, địa phận nước Nam được ghi nhận ở “sách trời” không thể chối cãi được

– Kẻ thù nếu tới xâm phạm sẽ bị đánh tơi bời

Trả lời câu 3 soạn văn bài Sông núi nước Nam trang 64

Sông núi nước Nam là bài thơ thiên về biểu ý:

– Hai câu thơ đầu: Khẳng định chủ quyền độc lập, tự chủ của dân tộc

+ Nước Nam có lãnh thổ riêng, bởi đất Nam có vua Nam ở

+ Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi được (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý)

– Hai câu thơ cuối: Khẳng định quyết tâm bảo vệ dân tộc trước kẻ thù ngoại bang

+ Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người- “nghịch lỗ”

+ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

Trả lời câu 4 soạn văn bài Sông núi nước Nam trang 64

Nghĩa biểu cảm của bài thơ:

– Sự khẳng định đanh thép, cảm xúc mãnh liệt, tinh thần sắt đá, ý chí quyết tâm không gì lay chuyển, khuất phục nổi

– Cảm xúc và ý chí ấy không được bộc lộ trực tiếp mà kín đáo qua hình tượng và ngôn ngữ

Trả lời câu 5 soạn văn bài Sông núi nước Nam trang 64

Bài thơ có giọng điệu đanh thép, hùng hồn

– Khẳng định chủ quyền thông qua “thiên thư” sách trời có nghĩa là chân lý không thể phủ nhận được

– Cảnh cáo bọn giặc khi gây ra tội ác chắc chắn sẽ phải chuốc bại vong

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Sông núi nước Nam lớp 7 tập 1 trang 65

Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư’ (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 65

Bài thơ nói ” Nam đế cư” mà không nói “Nam nhân cư (người Nam ở)

– Nói Nam đế cư để khẳng định sự ngang hàng giữa Việt Nam với Trung Quốc. (Trung Quốc luôn cho rằng mình là quốc gia lớn, chỉ có vua của họ mới được gọi là Thiên tử, còn các vị vua ở các nước khác chỉ được phép xưng vương)

– Khẳng định nền độc lập của quốc gia dân tộc, khi tuyên bố nước Nam do vua Nam đứng đầu

→ Ý thức, lòng tự tôn dân tộc và sức mạnh ngoan cường được khẳng định chắc chắn, đầy tự hào.

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Sông núi nước Nam ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Sông núi nước Nam siêu ngắn

Soạn Bài: Sông Núi Nước Nam – Ngữ Văn 7 Tập 1

I. Tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) là một danh tướng nổi tiếng đời nhà Lý có công lớn trong việc đánh bại quân nhà Tống vào năm 1075 – 1077. Ông được cho là người đã viết ra bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc (Nam quốc sơn hà).

Ông cũng là vị tướng nổi tiếng nằm trong số 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam.

2. Tác phẩm

* Xuất xứ: Sông núi nước Nam là bài thơ nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Bài thơ được cho là thơ thần, do thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống vào năm 981 và Lý Thường Kiệt chống quân Tống vào năm 1077.

* Thể thơ: Văn bản Sông núi nước Nam được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đây là một trong hai thể thơ rất phổ biến ở đời Đường (thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú), được du nhập sang nước ta và cũng trở thành một thể thơ phổ biến của văn học trung đại.

Quy định về thanh điệu, vần luật trong thơ thất ngôn tứ tuyệt rất chặt chẽ, tuy nhiên chỉ cần lưu ý sự hiệp vần ở chữ thứ bảy trong các câu 1,2,4 (cũng có khi là 2,4).

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích, bài thơ Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật (có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ, gieo vần ở chữ cuối của câu thứ 1,2.4).

Câu 2:

* Sông núi nước Nam được coi như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta được viết bằng thơ. Tuyên ngôn độc lập chính là lời tuyên bố về chủ quyền đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy.

* Nội dung chính của Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam là:

Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam (hai câu đầu)

Kẻ thù không được phép xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ phải chuốc lấy bại vong.

Câu 3:

Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến), nội dung đó được thể hiện theo bố cục:

Hai câu đầu: khẳng định nước Nam là của người Nam, điều này đã được “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” nên không có bất kỳ thế lực nào được phép xâm phạm.

Hai câu sau: Quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nếu có ai xâm phạm, chắc chắn kẻ đó sẽ bị bại vong.

Bố cục và cách biểu ý đó rất rõ và chặt chẽ, lời nói chắc nịch dứt khoát theo mạch ý, khiến cho những luận cứ đưa ra đều hết sức thuyết phục.

Câu 4:

Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam vì là một bài thơ nên vẫn có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc). Tuy nhiên, tác giả lại không bộc lộ rõ cảm xúc một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong. Chính vì thế, người đọc cần phải nghiền ngẫm mới thấy được tình cảm yêu nước mãnh liệt của tác giả được thể hiện trong bài thơ. Hay nói cách khác, nếu không có tình cảm thì tác giả sẽ không thể viết ra được những dòng thơ đầy chí khí như vậy.

Câu 5:

Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời”, “hành khan thủ bại hư” (Chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), chúng ta thấy giọng điệu của bài thơ là giọng điệu đanh thép, hào hùng.

5

/

5

(

3

bình chọn

)

Đọc Hiểu Văn Bản Sông Núi Nước Nam

hoạt động dạy và học: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra:Đọc thuộc lòng 1 bài ca dao mà em yêu thích, Nội dung 3. Bài mới Hoạt động của thầy HĐ1 :HDHS đọc và tìm hiểu chú thích.

Hoạt động của trò

HS đọc văn bản. Nội dung cần đạt

I- Đọc – chú thích * ĐọcG – Đọc 2 bài thơ SGK giới thiệu thể hiện thơ thất ngôn tứ tuyệt . Bài thơ 1 cần đọc với giọng như thế nào? – Nêu hoàn cảnh ra đời 2 bài thơ ?Giải nghĩa 1 số từ khó – 4 câu mỗi câu 7 tiếng Kết cấu 4 phần, hợp vần 1,2,4 – 4 câu – 5 chữ – Dõng dạc, trang nghiêm Học sinh đọc bản phiên âm và dịch thơ * Chú thích Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu

văn bản

– Học sinh – đọc 2 câu đầu II / Tìm hiểu văn bản 1. Sông núi nước Nam ? Nhận xét giọng điệu 2 câu thơ đầu ? ? ”Đế”,trong bản phiên âm – Đanh thép, dõng dạo, đường hoàng Vua – tượng trưng cho Sông núi nước nam vua Nam ở/ Vằng vặc sách trời có nghĩa là gì?

quyền lực tối cao của cộng đồng, đại biểu, đại diện cho nhân dân. chia xứ sở. ? Tại sao ở đây tác giả dùng “Nam đế cư” ? Em hiểu “Vằng vặc sách trời chia xứ sở” hay “định phận tai thiên thư” là ntn? Dùng sao để giải thích. ? Hai câu đầu nói lên điều gì ? – Nước Nam là của Vua Nam ở. Ngang bằng với vua Phương Bắc, nước có vua là có chủ quyền có nền độc lập . Điều đó ta được sách trời định sẵn, rõ ràng. Là chân lý lịch sử khách quan, không ai chối cãi được .

đ Khẳng định 1 niềm tin, 1 ý chí về chủ quyền quốc gia Khẳng định tính độc lập, chủ quyền của Đại Việt. ? Hỏi “cớ sao” và gọi “nghịch lỗ“? nhà thơ đã bộc lộ thái độ gì ?

– Răn đe bằng 1 câu hỏi tu từ, đ khẳng định 1 cách đanh thép ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và

? Câu cuối bài thể hiện nội dung gì? ?Văn bản được coi là bản tuyên ngôn độc lập, Em hiểu thế nào là 1 tuyên ngôn độc lập

niềm tin vào sức mạnh của dân tộc. đ Giống bản tuyên ngôn độc lập ? Đây là bài thơ thiên về biểu ý được thể hiện theo bố cục như thế nào? là Lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước . – Chân lý lịch sử, chủ quyền đất nước đ Trái với chân lý trên đ Thất bại là tất yếu đ Sắp xếp theo lôgic chặt chẽ

? Thái độ và cảm xúc của tác giả qua bài thơ? – Niềm tự hào về chủ quyền dân tộc, căm thù, giặc, tin tưởng vào chiến thắng đ biểu cảm: chính xác ẩn kín đằng sau cách nói mạnh mẽ,

khẳng định. * Bài thơ được mệnh danh “thơ thần” là tiếng nói yêu nước và tự hào dân tộc biểu thị ý chí sức mạnh Việt Nam. Gọi HS đọc ghi nhớ H – Đọc ghi nhớ * Ghi nhớ Hoạt động 3: ? 2 câu đầu nói về điều gì ?

? Nói chiến thắng Chương Dương trước có ý nghĩa như thế nào?

Học sinh đọc bài thơ 2 câu đầu tác giả nhắc 2 chiến thắng – Chiến thắng Chương Dương sau nhưng nói trước là bởi đang sống trong không khí chiến thắng Hàm Tử. 2. Phò giá về kinh a) 2 câu đầu ? Tác giả bộc lộ thái độ như thế nào khi nói về 2 chiến – Tự hào mãnh liệt, vui sướng đ kể c2 bộc lộ được tình cảm đ tự sự c2 có thể Niềm vui, niềm tự hào kể về 2 chiến thắng ? biểu lộ được tình cảm. thắng ? Nhận xét giọng thơ 2 câu sau so với 2 câu đầu. – Sâu lắng, thâm trầm như một lời tâm tình, nhắn gửi: b) 2 câu sau ? 2 câu sau có nội dung gì? Thái độ tình cảm được thể hiện trong bài thơ ? ?Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ ? – Câu thơ hàm chứa 1 tư tưởng vĩ đại. Khi TQ đứng trước hoạ xâm lăng, anh em đồng lòng đánh giặc, khi hòa bình ai ai cũng phải “tu trí lực” tự hào về QK oanh liệt của ông cha, mọi người phải nghĩ về tương lai của đất nước để sống và lao động sáng tạo. – Lối diễn đạt giản dị, chính xác trữ tình thể hiệnt trong ý tưởng. – Lời động viên, xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. Hoạt động 4:

Kết luận chung về 2 bài thơ. – 2 bài thơi thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc * Ghi nhớ

D. HDVN :

– Đọc thuộc lòng phiên âm, dịch thơ -Làm BT 5 – SBT.

ta. – Nêu cao chân lý vĩnh viễn

– Khí thế chiến thắng, khát vọng thịnh trị Học sinh đọc ghi nhớ HS tự bộc lộ.