– Lý Thường Kiệt – một danh tướng đời vua Lý Nhân Tông – là tác giả. Ông viết bài thơ để động viên tinh thần tướng sĩ trong cuộc kháng chiến chống Tống trên phòng tuyến nam sông Cầu năm 1076 – 1077. Đêm đêm cho người lẻn vào đền thơ hai anh em họ Trương, đọc vang bài thơ – như lời phán truyền.
– Theo PGS Bùi Duy Tân, thì chưa rõ tác giả, có thể là vô danh.
Sông núi nước Nam được sáng tác khoảng năm 1077, trong cuộc kháng chiến chống Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy dưới thời vua Lý Nhân Tông.
– Thơ Trung đại Việt Nam được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, có nhiều thể thơ: thơ Đường luật, song thất lục bát, lục bát… Trong đó, đường luật là luật thơ có từ thời Đường ở Trung Quốc; Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là một thể thơ đường luật quy định mỗi bài có bốn câu thơ, mỗi câu có bảy tiếng, có niêm luật chặt chẽ.
– Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
– Phần 1: 2 câu đầu: Nước Nam là của người Nam. Điều đó được sách trời định sẵn.
– Phần 2: 2 câu cuối: Kẻ thù không được xâm phạm, nếu không sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.
– Hai câu đầu nên lên 1 nguyên lý khách quan, tất yếu, có giá trị như lời tuyên ngôn: Nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
– Đế là vua, vương cũng là vua, nhưng đế được coi lớn hơn vua, chỉ có đế mới được phong vương cho vua.
– Âm điệu bài thơ hùng hồn, rắn rỏi diễn tả sự vững vàng trong tư tưởng, niềm tin sắt đá của một dân tộc có bản lĩnh, có truyền thống đấu tranh.
– Giọng thơ đanh thép, lạnh lùng.
Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta. Bài thơ có thể xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.
– Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước.
– Dồn nén cảm xúc trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
– Lựa chọn ngôn ngữ góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.