Tóm Tắt Lại Văn Bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Tóm Tắt Văn Bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí

Bài tập làm văn tóm tắt văn bản hoàng lê nhất thống chí hồi thứ 14 lớp 9 ngắn gọn ( khoảng 10 dòng ) bao gồm các văn bản tóm tắt chọn lọc. Hy vọng tài liệu tóm tắt văn bản hoàng lê nhất thống chí này sẽ giúp các bạn học sinh nắm được nội dung cơ bản của tác phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt văn bản hoàng lê nhất thống chí

Tóm tắt văn bản hoàng lê nhất thống chí – bài 1

Lê Chiêu Thống sợ uy danh của quân Tây Sơn, sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Ở Nghệ An nhà vua lấy thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn, huấn dụ quân sĩ ai nấy đều đồng sức đồng lòng rồi tiến quân ra Bắc. Đến núi Tam Điệp gặp hai tướng Lân, Sở, Ngô Thời Nhiệm bàn kết hoạch sau khi đánh xong quân Thanh, mở tiệc khao quân.

Hẹn với tướng sĩ tối 30 lên đường, ngày 7 Tết tới Thăng Long. Giặc trấn thủ ở đó chưa đánh đã tan vỡ. Toán quân do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm ngày mồng 3 Kỉ Dậu bắt đầu tấn công đồn Hạ Hồi quân giặc sợ hãi xin hàng. Sau đó tiếp tục dang thành chữ nhất tiến công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, rơi vào kế nghi binh của Tây Sơn, bị dồn xuống đầm vực, bị vùi giày đạp chết hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy quân Tây Sơn kéo vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị nghe tin sợ hãi không kịp mặc áo giáp chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống đem hoàng thân quốc thích rời bỏ kinh thành chạy theo quân Thanh đại bại.

Tóm tắt văn bản hoàng lê nhất thống chí – bài 2

Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính. Ngày 30 tháng chạp đến Tam Điệp, vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thành Thăng Long.

Bằng sự chỉ huy tài tình của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc chạy toán loạn, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chạy về biên giới phía Bắc. Vua quan bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy thoát thân.

Tóm tắt văn bản hoàng lê nhất thống chí – bài 3

Lo sợ trước sự lớn mạnh ko ngừng của nghĩa quân Tây Sơn, Lê Chiêu Thống hèn hạ cầu cứu nhà Thanh. Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một mũi tên hòn đạn nên rất kiêu căng tự đắc. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống mùng 6 sẽ làm cỏ quân Tây Sơn.

Tướng Lân và Sở theo kế của Ngô Thì Nhậm rút về Tam Điệp, mặt khác sai Văn Tuyết đi báo tin cho Bắc Bình vương ở kinh đô Huế. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận và lập tức lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung. Xuất quân ngày 25 thì 29 đến Nghệ An. Tại đây Quang Trung chiêu lính cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính chẳng mấy chốc đã được một đội quân tinh nhuệ. Nhà Vua chia quân thành 5 đạo và đọc hịch dụ binh. 30 tháng chạp nghĩa quân hội tại Tam Điệp, trách phạt tướng bại trận nhưng nhà vua không quên động viên, khích lệ lòng quân.

Tại Tam Điệp, Quang Trung đã nhìn thấu vận nước 10 năm sau và nhìn ra nhân tài Ngô Thì Nhậm giao trọng trách hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Vua cho quân ăn tết trước, hẹn mùng 7 ca khúc hải hòan. Rạng sáng mùng 3 tết, đọa quân tiến sát và diệt gọn đồn Hà Hồi, tiếp tục mùng 5 tết tiến đến đồn Ngọc Hồi tiến vào Thăng Long mà quân Thanh vẫn không hề biết, nghĩa quân đại thắng.

Lại nói về Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê, chúng đón tết mà không hề hay biết sự vũ bão của quân Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật ngựa không kịp đóng yên người ko kịp mặc áo giáp chạy về Phương Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gẫy cầu phao nòi rơi xuống tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua Lê sợ hãi đưa thái hậu cùng tùy tùng bỏ chốn cướp cả thuyền của dân, đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị nước mắt lã chã rơi vô cùng thê thảm.

Tóm tắt văn bản hoàng lê nhất thống chí – bài 4

Nguyễn Huệ nghe tin quân Thanh đến Thăng Long giận lắm liền họp các tướng sĩ định thân chinh cầm quân đi ngay. Tướng sĩ xin Bắc Bình Vương lên ngôi để làm yên lòng người. Nguyễn Huệ cho đắp đàn trên núi tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung.

Ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân hạ lệnh xuất quân.

– Đến Nghệ An, Quang Trung cho tuyển thêm hơn 1 vạn lính mở cuộc duyệt binh. Đến Tam Điệp mở tiệc khao quân, chia quân sĩ làm 5 đạo. Đúng tối 30 tết lập tức lên đường.

-Trên đường tiến quân ra Bắc, những toán quân Thanh do thám bị bắt sống.

Ngày 03 tháng giêng năm Kỉ Dậu, đồn Hà Hồi bị hạ. Mờ sáng ngày 05 tiến đánh đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh đại bại. Thái thú Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẫn. Tôn Sĩ Nghị hoảng hốt cuống cuồng chạy mất mật. Quân Thanh tranh nhau qua cầu tháo chạy rơi xuống nước nhiều không kể xiết. Vua tôi Lê Chiêu Thống dìu dắt nhau chạy trốn sang đất Bắc.

Tóm tắt văn bản hoàng lê nhất thống chí – bài 5

Khi Quang Trung – Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc lần thứ hai để bắt Vũ Văn Nhậm, sợ thanh thế Tây Sơn, sau khi Nguyễn Huệ đã rút về Phú Xuân, vua Lê Chiêu Thống sợ hãi sang cầu cứu triều đình Mãn Thanh. Giặc Thanh ồ ạt kéo sang, nhân cơ hội này muốn thôn tính nước ta làm quận, huyện. Được tin, vua Quang Trung rất giận, bèn bàn bạc với tướng sĩ, sắp sẵn kế hoạch tiến đánh, mở cuộc duyệt binh, đích thân an ủi và kêu gọi binh sĩ đoàn kết đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Quang Trung mở tiệc khao quân, chia quân thành 5 đạo, thân hành cầm quân ra trận, tối 30 tết lên đường, hẹn ngày mồng 7 tết sẽ mở tiệc ăn mừng thắng lợi ở kinh thành Thăng Long.

Quân Tây Sơn ra đến sông Gián, quân giặc trấn thủ ở đó tan vỡ, toán quân Thanh đi do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm mồng 3 tết Kỉ Dậu (1789), vua Quang Trung tới Hà Hồi, Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín thành. Quân giặc bấy giờ mới biết, rụng rời sợ hãi xin hàng.

Mờ sáng ngày mồng 5 tết, quân Tây Sơn dàn trận “chữ nhất” tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy tán loạn, giẫm đạp lên nhau mà chết. Tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Phía đông thành Thăng Long, vua Quang Trung nghi binh dồn giặc xuống đầm Mực, cho voi giày đạp khiến quân giặc kinh hồn bạt vía, chết như ngả rạ. Giữa trưa hôm ấy, quân Tây Sơn tới thành Thăng Long. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị đang vui yến tiệc, nghe tin cấp báo, sợ mất mật. Tướng sĩ chen chúc, giẫm đạp lên nhau chạy trốn về nước. Vua Lê Chiêu Thống cũng hốt hoảng chạy trốn sang Trung Quốc. Quân Tây Sơn toàn thắng trước sự đại bại của quân Thanh.

Theo chúng tôi

Tóm Tắt Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ngắn Nhất

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 tập 1, Cunghocvui nhận thấy bài tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí được sự tìm kiếm và quan tâm rất lớn của các bạn học sinh. Do đó, chúng mình đem đến cho các bạn bài tóm tắt văn bản Hoàng Lê nhất thống chí ngắn gọn và đầy đủ nhất sau đây. Bài viết gồm 5 cách tóm tắt khác nhau, hy vọng sẽ tạo nên sự đa dạng cho các bạn lựa chọn!

Bài tóm tắt số 1

Tôn Sĩ Nghị dẫn 20 vạn quân Thanh vào Thăng Long mà không mất một hòn tên mũi đạn nào nên rất kiêu căng. Tôn Sĩ Nghị hứa với Lê Chiêu Thống rằng sẽ diệt sạch đạo quân Tây Sơn. Nhưng Lê Chiêu Thống lại rất lo sợ trước đạo quân ấy, bèn cầu cứu nhà Thanh. Nghe tin đó, Nguyễn Huệ vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung sau đó đưa quân ra Nghệ An, mở cuộc duyệt binh lớn rồi tiến quân ra Bắc. Ngày 30 tháng Chạp, nghĩa quân hội tại Tam Điệp. Rạng sáng mùng 3 Tết chiếm được đồn Hà Hồi, tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi. Vua Quang Trung nhìn ra nhân tài là Ngô Thì Nhậm, bèn giao cho nhiệm vụ hòa hiếu giữa hai nước cho ông. Tôn Sĩ Nghị cùng vua tôi nhà Lê vẫn mải mê ăn Tết mà không biết rằng nghĩa quân Tây Sơn đã đánh vào thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị khi ấy sợ mất mật, vua Lê cùng thái hậu sợ hãi bỏ trốn khỏi kinh thành.

Bài tóm tắt số 2

Nhận được tin báo Tôn Sĩ Nghị định diệt cỏ đội quân Tây Sơn, Bắc Bình Vương lập tức lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung. Ông mở cuộc duyệt binh lớn, cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, chiêu mộ được cả một đội quân hùng hậu. Sau đó, nhà vua đọc bài Hịch để khơi dậy lòng quân. Nhà vua chia quân thành 5 đạo, hẹn 30 tháng Chạp hội tụ tại Tam Điệp. Khi ấy, tướng của ông là Ngô Văn Sở bại trận nhưng nhà vua không hề trách phạt mà lại động viên, khích lệ tinh thần binh lính, khiến cho ai nấy đều cảm phục. Nửa đêm ngày mùng 3 Tết Kỉ Dậu, khi quân Thanh còn đang mải mê ăn Tết thì nghĩa quân của Quang Trung đã đánh vào đồn Hà Hồi, sau đó tiến đến Ngọc Hồi khiến cho quân giặc không kịp trở tay mà bỏ chạy toán loạn. Tôn Sĩ Nghị và vua tôi nhà Lê phải nhận cái kết bi thảm.

Bài tóm tắt số 4

Nguyễn Huệ nhận được tin báo quân Thanh kéo vào nước ta, vô cùng tức giận, lập tức lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung. Ông cùng nghĩa quân Tây Sơn vào Nghệ An, mở cuộc tuyển quân, chiêu dụ được thêm 1 vạn quân lính, kéo quân ra Bắc đánh bại kẻ thù. Nhờ vào sự chỉ huy tài giỏi, sự tính toán khôn khéo của nhà vua, nghĩa quân đã đánh thắng được quân địch, chiếm đồn Hà Hồi vào nửa đêm ngày mùng 3 Tết Kỉ Dậu. Sau đó, nghĩa quân tiếp tục tiến vào Ngọc Hồi, đánh chiếm thành Thăng Long mà quân giặc không hề hay biết. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, vội vàng bỏ trốn, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, bỏ chạy về phía Bắc. Đám tàn quân chạy theo làm gãy cầu phao, tắc nghẽn sông Nhị Hà. Vua tôi nhà Lê cũng nhận kết cục bi thảm, phải cướp cả thuyền của dân để bỏ chạy.

Bài tóm tắt số 5

Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long, định thôn tính nước ta. Bắc Bình Vương nhận được tin cấp báo từ tướng Ngô Văn Sở, lập tức lên ngôi vua, chiêu dụ vạn quân để tiêu diệt quân giặc. Ông chọn thời điểm Tết Nguyên đán để tấn công, mượn thời cơ khi quân giặc mải mê ăn Tết mà không kịp chuẩn bị, trở tay không kịp. Tối ngày 30 lên đường từ Nghệ An, đội quân thần tốc của vua Quang Trung đã đến được Thăng Long vào nửa đêm mùng 3 Tết, đánh chiếm thành công đồn Hà Hồi, sau đó tiến vào Ngọc Hồi. Nghĩa quân Tây Sơn thắng lợi hoàn toàn còn Tôn Sĩ Nghị cùng vua tôi Lê Chiêu Thống phải bỏ chạy về nước.

Có Ai Biết Cách Tóm Tắt Văn Bản Hoàng Lê Nhất Thống Chí Không?

Đc tin báo quân Thanh vào Thăg Log. Bắc Bình Vương ( Nguyễn Huệ ) liền họp các tướg sĩ tế cáo trời đất, lên ngôi hoàg đế, hạ lệng xuất quân ra Bắc. Ôg thân hành vừa đi vừa tuyển lính. Ngày 30 thág chạp đến Tam Điệp, vua cho mở tiệc khao quân, đến mùg 7 nắm mới sẽ vào Thăng Log. Bằng sự chỉ huy tài tình của Quang Trug, đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc chạy tán loạn, Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngưạ ko kịp đóg yên, ng` ko kịp mặc jáp, chạy về biên jới fía Bắc. Vua quan bù nhìn Lê Chiêu Thống cũg fải chạy thoát thân.

Hoàng Lê nhất thống chí là một cuốn tiểu thuyết lịch sử bằng chữ Hán gồm 17 hồi. Chắc chắn Ngô Thời Chí viết bảy hồi đầu, sau nữa có Ngô Thời Du, còn ai nữa thì chưa biết. Ngô Thời Chí và Ngô Thời Du đều là con cháu họ Ngô Thời, một dòng họ có tiếng đỗ đạt cao và có tài văn thơ ở làng Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Đông ( nay là Hà Nội ).

Hoàng Lê nhất thống chí viết vào những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX và bao quát những biến cố lớn lao xảy ra trong lòng chế độ vua Lê chúa Trịnh, từ thời Trịnh Sâm lên ngôi đến lúc Quang Trung đuổi quân Mãn Thanh. Hai nét căn bản của thời đại đã được làm nổi bật: Sự sụp đổ không gì cưỡng nổi của chế độ phong kiến Lê-Trịnh và khí thế sấm chớp vũ bão của phong kiến Tây Sơn.

Lê Hiển Tông suốt bốn mươi năm làm vua, biết mình là bù nhìn, nhưng vẫn thích thú với thân phận bù nhìn ấy. Trịnh Sâm thì ” xa xỉ, kiêu căng”, hoang dâm vô độ. Lê Chiêu Thống thì đúng là hiện thân của sự bất tài và sự hèn hạ, nhất là sự phản bội. Không câu nói nào xứng đáng với y bằng lời kết án của một người trong truyện ” Nước Nam ta từ khi có đế Vương đến giờ không thấy có vua nào hèn hạ đến thế !”.

Vua chúa đã vậy, văn thần võ tướng cũng không hơn gì. Danh tướng như Đinh Tích Nhữơng, gia đình mười tám đời quận công, khi nghe quân Tây Sơn ra Bắc, liền vội vàng bỏ trốn. Văn quan làm đến chức tham tụng như Bùi Huy Bích, mà lúc nước nhà rối ren, vua hỏi đến, không dám nói một câu, chỉ một mực xin lui về vườn, lẩn trốn trách nhiệm.

Kiêu binh là chỗ dựa của nhà chúa từ xưa, hồi này, lại lưu manh hoá, trở thành một lực lượng phá hoại từ bên trong, làm cho cơ nghiệp nhà chúa xiêu đổ.

Phản ánh tất cả sự suy sụp, rối ren ấy vào trong ý thức con người là sự rời rã của các giường mối xã hội. Quan hệ vua tôi chẳng còn gì là thiêng liêng nữa khi Nguyễn Cảnh Thước lột áo Lê Chiêu Thống : Quan hệ thầy trò cũng chẳng còn sức mạnh gì đối với lương tâm một kẻ như tuần huyện Trang. Tình nghĩa cha con, vợ chồng, anh em trong gia đình Trịnh Sâm chỉ là một trò cười não nuột.

Một chế độ mục ruỗng từ trên chí dưới như thế nhất định phải diệt vong. Phong trào Tây Sơn sẽ thổi lên cơn lốc lật nhào chế độ đó.

Sự thật về phong trào này và vị anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ chưa được hiểu đúng đắn và dựng lên đầy đủ. Nhưng một chân lí vĩ đại không ai chối cãi nổi đã được ghi lại một cách thích đáng, đó là cái khí thế mãnh liệt phi thường của đoàn quân chính nghĩa và lãnh tụ của nó.

Chúa Trịnh mấy trăm năm lấn hiếp vua Lê, nắm cả quyền hành trong tay, làm mưa làm gió ở Đàng ngoài, Tây Sơn chỉ một lần tiến quân ra Bắc là ngôi Chúa sụp đổ ngay và nhà Chúa cũng không tránh được cái chết nhục nhã. Xứ Bắc mấy năm lùng nhùng với loạn kiêu binh, với phe đảng đánh nhau không ngớt, Tây Sơn kéo quân ra một lần là quét sạch. Hai mươi vạn quân Thanh hống hách, chỉ mấy ngày đã bị dẹp tan. Dưới mắt tác giả, chiến dịch này là một bản anh hùng ca bất diệt và hình ảnh Quang Trung đẹp như một hình ảnh thần kì.

Hoàng Lê nhất thống chí kể rất nhiều chuụên của rất nhiều người. Chuyện rất sát sự thực nhưng vẫn đầy đủ tính chân thực của nghệ thuật. Người thì chưa mấy ai được xây dựng thành những tính cách thật đặc sắc, nhưng mỗi người đều một hành động, một tâm lí riêng, khá sinh động. Nhiều chỗ ngòi bút lại pha chất hài hước kín đáo, có chỗ lại có không khí trang trọng của anh hùng ca.

Hoàng Lê nhất thống chí không khỏi có những hạn chế do tư tưởng phong kiến của tác giả gây ra. Tuy nhiên, nó vẫn mãi mãi là bức tranh hài hước về sự tàn lụi của chế độ phongkiến cũng như mãi mãi nó vẫn là tiếng vang hồ hởi của một phong trào tiêu biểu cho sức mạnh của nông dân và sức mạnh của dân tộc, phong kiến Tây Sơn.

Văn bản này được tóm tắt như sau:

Tôn sĩ nghị mang đại quân kéo thẳng 1 mạch đến Thăng long “không mất 1 mũi tên, như vào chỗ không người”,y rất kiêu căng, quan quân chỉ lo ăn chơi sa đọa, sống trong tình trạng “vô lẵng, văn im, thảy đểu bê trễ”.

Phần tiếp theo nói về quân Tây sơn, Ngô văn sở lui binh án ngữ Tam Điệp, sai Nguyễn Văn Tuyết chạy trạm vào Nam cáo cấp, ra đi từ ngày 20 thì ngày 24 đến Phú Xuân. Nguyễn Huệ họp tướng sĩ đắp đàn ở núi Bân tế trời đất, thần sông thần núi, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi đốc xuất đại binh ra bắc. Ngày 29 thang Chạp Mậu Thân (1788) tới Nghệ An, tuyển thêm người, gặp Nguyễn Thiếp, tổ chức duyệt binh, truyền híc đánh quân Thanh, rồi kéo quân ra Tam Điệp hội quân với Ngô Văn Sở. Vua Quang Trung cho quân ăn tết trước và hẹn với tướng sĩ Ngày mùng 7 Kỉ Dậu thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Nguyễn Huệ chia quân thành 5 đạo tiến đánh quân Thanh vào tối 30 Tết. Quân Thanh và lũ tay chân bị bắt sống toàn bộ tại sông Gián và sông Thanh Quyết, đêm mùng 2 rạng sáng mùng 3 tiêu diệt đồn Hà Hồi, rồi tiến đánh Ngọc Hồi, giác Thanh bị thảm bại “thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối” , bạt vía kinh hồn vội trốn xuống đầm mực, lang Quỳnh Đô, bị voi quân ta ” giày đạp, chết hàng vạn người”. Cùng lúc đó, đô đốc Long tiến đánh đồn KHương Thượng, quân Thanh bị tan vỡ, quân ta tiến vào giải phóng kinh thành. Trưa mùng 5 tháng Giêng Kỉ Dậu, vua Quang Trung cùng đại quân tiến vào Thăng LOng. Tôn Sĩ Nghị và quan tướng hốt hoảng tháo chạy. Cầu phao bị đứt, hàng vạn giặc rơi xuống sông chết làm tắc nghẽn sông Nhị Hà. Lê Chiêu Thống và bè lũ hoảng sợ chạy đến Nghi Tàm, cướp đò ngang vội chèo sang bờ bắc. Đến biên giới, Lê chiêu thống theo kịp Tôn Sĩ nghị, người thì “oán giận chảy nước mắt”, người thì “lấy làm xấu hổ”. Vua tôi và lũ bán nước lôi thôi cùng đưa Thái hậy theo Nghị sang Trung quốc. ban hoc lop 9 ak

the co nickc chat hok cho toi di

nick cua toi la ”””nuocmatthiensu_47””’ lam ban nha!

Still have questions? Get your answers by asking now.

Ask Question

Join Yahoo Answers and get 100 points today.

Join

Văn Bản: Hoàng Lê Nhất Thống Chí

+ Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống.

+ Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan dưới triều Nguyễn.

Tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về núi Tam Điệp. Ngày 25 tháng Chạp năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi vua (hiệu là Quang Trung) ở Phú Xuân, tự mình đốc suất lại binh để chuẩn bị tiến quân ra Bắc diệt Thanh.

Dọc đường vua Quang Trung cho tuyển thêm lính, mở cuộc duyệt binh lớn và chia quân thành các ngả để tiến ra Bắc. Ra chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng Chạp, hẹn đến ngày mồng 7 Tết thắng lợi sẽ mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long.

Đội quân của Quang Trung đánh đến đâu thắng đến đó khiến quân Thanh đại bại. Rạng sáng ngày mồng 3 Tết, nghĩa quân đã tiến vào Thăng Long, bí mật bao vây đồn Hạ Hồi, dùng mưu để quân giặc đầu hàng và hạ đồn một cách dễ dàng.

Ngày mồng 5 Tết, nghĩa quân tiến vào công đồn Ngọc Hồi. Quân giặc chống trả quyết liệt, cuối cùng phải chịu đầu hàng, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị vội vã tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến trốn chạy theo.

– Phần một: Từ đầu đến ” năm Mậu thân 1788″: Tin quân Thanh đã chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, thân chinh cầm quân dẹp giặc.

– Phần hai: Tiế theo đến ” kéo vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của nghĩa quân Tây Sơn.

– Phần ba: Còn lại: Sự đại bại của quân Thanh và số phận thảm hại của vua tôi Lê Chiêu Thống.

II. Trọng tâm kiến thức

+ Vua Quang Trung đã khẳng định chủ quyền dân tộc: ” Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng… Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta “.

+ Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của Quang Trung với Lân và Sở, ta thấy: ông rất hiểu tình thế buộc phải rút quân để bảo toàn lực lượng của hai vị tướng này. Đúng ra thì ” quân thua chém tướng “. Nhưng ông hiểu lòng họ, sức ít không thể địch nổi quân hùng tướng hổ nhà Thanh.

+ Đối với Ngô Thì Nhậm, ông hiểu tường tận năng lực, khả năng ” đa mưu túc trí ” của vị quân sĩ này. Việc Lân và Sở rút chạy, Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu, vừa là để bảo toàn lực lượng, vừa gây cho địch sự chủ quan. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao sau này.

– Đang lo việc đánh giặc, Quang Trung đã tính sẵn cả kế hoạch sau chiến thắng (kế hoạch cho mười năm sau), tìm cách ngoại giao với giặc để có thể dẹp ” việc binh đao“, ” cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng “,…

+ Ngày 25 tháng Chạp bắt đầu xuất quân từ Phú Xuân (Huế).

+ Vượt khoảng 350 km đường đèo, núi, đến ngày 29 đã tới Nghệ An.

+ Tổ chức tuyển quân, duyệt binh chỉ trong một ngày.

+ Ngay hôm sau, vượt khoảng 150 km, tiến ra Tam Điệp.

+ Đêm 30 tháng Chạp ” lập tức lên đường ” tiến thẳng Thăng Long. Vừa hành quân vừa đánh giặc và giữ bí mật đến bất ngờ.

+ Ở trận Hạ Hồi, bằng chiến thuật nghi binh đã giúp nghĩa quân chiến thắng vẻ vang mà không tốn một hòm tên, mũi đạn.

+ Ở trận Ngọc Hồi, cho quân làm những tấm ván ghép, bên ngoài phủ rơm dấp nước nên binh lính tiến sát đồn mà không bị đạn hỏa công.

– Đối lập với hình ảnh của nghĩa quân Tây Sơn:

+ Tướng Tôn Sĩ Nghị: ” sợ mất mật, ngựa không còn kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, dẫn bọn lính kị mã của mình chuồn trước qua cầu phao, rồi nhằm hướng Bắc mà chạy “; Sầm Nghi Đống thì thắt cổ tự tử.

+ Quân ” đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều… đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa “.

– Cả một đội binh hùng tướng mạnh mấy chục vạn người diễu võ dương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy ” đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi “.

– Nguyên nhân của sự thất bại:

– Họ không còn tư cách của bậc quân vương mà phải chịu số phận nhục nhã của kẻ cầu cạnh, van xin và kết cục chịu chung số phận thảm hại của kẻ vong quốc: Lê Chiêu Thống cũng vội vã cùng kẻ thân tín chạy bán sống, bán chết, ” luôn mấy ngày không ăn, ai nấy đều mệt lử“, chỉ biết ” nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt “.

– Hoàng Lê nhất thống chí lựa chọn trình tự kể theo diễn biến của các sự kiện lịch sử.

– Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả chân thực, sinh động.

– Giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều Lê, với chiến thắng của nhân dân, dân tộc với bọn cướp nước.