Tóm Tắt Văn Bản Cổng Trường Mở Ra Ngắn Gọn / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Tóm Tắt Văn Bản Cổng Trường Mở Ra Lớp 7

Cổng trường mở ra trong chương trình lớp 7 ghi lại tâm trạng của người mẹ khi đứa con thân yêu chuẩn bị vào lớp 1. Từ nội dung bài này em hãy tóm tắt văn bản Cổng trường mở ra thật ngắn gọn, tóm tắt đầy đủ các ý chính.

Tóm tắt văn bản Cổng trường mở ra

Bài tóm tắt số 1

Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan ghi lại dòng tâm trạng vầ suy nghĩ của người mẹ khi đứa con thân yêu sắp bước vào lớp 1. Mẹ không ngủ được và quan sát từng hành động của con trước khi đứa con chìm vào giấc ngủ và nhớ về ngày xưa với nhiều kỉ niệm sâu đậm như lo lắng, hồi hộp khi đến trường lần đầu tiên.

Người mẹ nghe nói ở nước Nhật Bản, ngày khai trường rất được quan tâm và trở thành ngày hội quan trọng của toàn xã hội. Người mẹ kì vọng sẽ dẫn dắt đứa con vào thế giới mới đầy kì diệu.

Bài tóm tắt số 2

Mai là ngày khai giảng đầu tiên của đứa con sắp bước vào lớp 1, người mẹ miên man suy nghĩ và không ngon giấc. Trong khi cậu bé vô tư chơi đùa và chìm vào giấc ngủ thì người mẹ trăn trở. Mẹ nhớ về kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình với nhiều ấn tượng và kỉ niệm sâu sắc với người thân.

Người mẹ liên hệ đến ngày khai giảng ở Nhật được gia đình và xã hội quan tâm, coi trọng. Quan trọng hơn nữa, ngày mai – ngày khai trường sẽ mở ra thế giới kì diệu cho đứa con thân yêu.

Bài tóm tắt số 3

Cổng trường mở ra ghi lại cảm xúc, suy nghĩ của người mẹ khi có con sắp vào ngày khai giảng vào lớp 1. Đây là bước ngoặt quan trọng để hình thành nên sự phát triển con người. Cậu bé hồn nhiên vô tư chìm vào giấc ngủ, còn người mẹ nghĩ về tâm trạng của con và nhớ về ngày khai trường đầu tiên với sự bồi hồi, xúc động.

Mẹ nghĩ đến ngày khai trường tại Nhật, mọi người trong xã hội đều quan tâm và xem đó là ngày hội thật sự. Mẹ nghĩ đến khung cảnh dắt tay con đi vào cánh cổng trường, bên trong có chứa một thế giới mới đầy kì diệu.

Soạn Bài Cổng Trường Mở Ra (Ngắn Gọn)

Câu 1: Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn?

Những tâm tình, lo âu của người mẹ với đứa con nhỏ yêu dấu trong đêm trước ngày khai trường vào lớp Một của con.

Câu 2: Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Tâm trạng khác biệt giữa người mẹ và đứa con được biểu hiện :

– “trằn trọc không ngủ được “, thao thức, lo lắng.

vô tư, háo hức, “không có mối bận tâm nào khác”

Câu 3: Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?

– Người mẹ không ngủ vì: bận tâm nhiều điều về con, mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của của đời con; mẹ muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.

– Chi tiết cho thấy ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ: vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng “Hằng năm … dài và hẹp” ; mẹ còn nhớ như in cảm giác nôn nao, hốt hoảng khi tách cánh tay bà ngoại để vào lớp.

Câu 4: Có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Người mẹ không phải đang nói trực tiếp với con hay với ai cả mà là đang nói với chính mình. Cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc họa tâm tư tình cảm yêu thương khó nói bằng lời.

Câu 5: Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ : “thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”

Câu 6: Người mẹ nói: “… bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Thế giới kì diệu với sự hiểu biết của em, đó là thế giới bao la, thế giới của biển tri thức dạy em cách làm người, dạy em bao điều lí thú, không bao giờ thiếu những tình cảm hồn nhiên trong sáng, thế giới ngập tràn tình thầy trò và tình bạn hữu.

Câu 7.

Cảm nghĩ của em về đoạn cuối:

+ Đoạn văn thể hiện cảm xúc, ước vọng của người mẹ.

+ Thâu tóm cô đúc nội dung của toàn bài.

+ Như lời người mẹ đang thì thầm nói với đứa con của mình trong giây phút buông tay con ở cổng trường.

+ Ngôn ngữ, hình ảnh trong đoạn văn rất giàu đẹp tính biểu cảm.

II. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường, nhưng ngày khai trường vào học lớp Một có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Tán thành, vì :

– Lớp Một là lớp đầu tiên của hệ thống giáo dục 12 năm học.

– Đánh dấu một bước mới trong sự trưởng thành của trẻ.

Câu 2: Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình?

– Em đã thức dậy rất sớm để chuẩn bị trang phục và chải tóc gọn gàng.

– Xem lại cặp sách.

– Tất cả mọi thứ đều mới

– Cùng mẹ tới trường nhưng trong lòng hơi hồi hộp và lo lắng (không biết có nhiều thầy cô không? Bạn bè mới như thế nào…?)

– Bước qua cánh cổng trường em mới càng hồi hộp và trống ngực đạp thình thịch.

– Gặp được các bạn của lớp mình và cô giáo chủ nhiệm.

chúng tôi

Soạn Văn Lớp 7 Bài Cổng Trường Mở Ra Ngắn Gọn Hay Nhất

Soạn văn lớp 7 bài Cổng Trường Mở Ra ngắn gọn hay nhất: Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài? Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ. Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Có phải người mẹ đang trực tiếp

Soạn văn lớp 7 trang 8 tập 1 bài Cổng Trường Mở Ra ngắn gọn hay nhất

Câu hỏi bài Cổng Trường Mở Ra tập 1 trang 8

Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Sau khi đọc, hãy tóm tắt nội dung của văn bản Cổng trường mở ra bằng một vài câu ngắn gọn. (Trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì, việc gì?)

Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở những chi tiết nào trong bài?

Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường để lại ấn tượng thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ.

Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Có phải người mẹ đang trực tiếp nới với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?

Câu 5 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?

Câu 6 (trang 8 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Người mẹ nói: “Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Cổng Trường Mở Ra

Trả lời câu 1 soạn văn bài Cổng Trường Mở Ra trang 8

Tóm tắt: trước ngày tựu trường của con người mẹ không ngủ được. Khi đứa con đã ngủ say, người mẹ bồi hồi nhớ lại những hoạt động trong ngày của con và nhớ về cả những kỉ niệm của chính bản thân mình trong ngày khai trường đầu tiên. Người mẹ nghĩ về tương lai của đứa con, rồi liên tưởng tới ngày khai giảng ở Nhật- một ngày hội thực sự của toàn xã hội- nơi mà mọi người thể hiện sự quan tâm tới thế hệ tương lai.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Cổng Trường Mở Ra trang 8

Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau:

– Con: háo hức thu xếp đồ chơi, tối lên giường mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ

– Mẹ: trằn trọc không ngủ được, mẹ hoài niệm về ngày tựu trường của mình và lo lắng cho tương lai của đứa con.

Trả lời câu 3 soạn văn bài Cổng Trường Mở Ra trang 8

Người mẹ không ngủ được:

– Trằn trọc nghĩ tới ngày khai trường đầu tiên của con

– Bồi hồi nghĩ về những kỉ niệm trong ngày khai trường của bản thân

– Nghĩ về ý nghĩa ngày khai trường đầu tiên đối với mỗi người

Trả lời câu 4 soạn văn bài Cổng Trường Mở Ra trang 8

– Xét về mặt hình thức thì giống lời người mẹ nhìn đứa con đang ngủ và tâm sự. Nhưng đứa con đang ngủ nên có thể coi đây là lời tự nhủ ( nói với chính mình, ôn lại kỉ niệm)

→ Chứng tỏ tình yêu thương tha thiết của người mẹ dành cho con. Mẹ dỗ dành cho con ngủ và sau đó gánh mọi nỗi muộn phiền, băn khoăn, lo lắng.

– Cách viết này có tác dụng làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tình cảm, tâm tư những điều khó nói trong sâu thẳm khó nói bằng lời nói trực tiếp.

Trả lời câu 5 soạn văn bài Cổng Trường Mở Ra trang 8

Câu văn quan trọng nhất trong bài: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm… chệch cả hàng dặm sau này”

– Câu văn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhà trường đối với việc giáo dục. Giáo dục cần tâm huyết, đúng đắn đường hướng để không làm ảnh hưởng tới cả một thế hệ.

Trả lời câu 6 soạn văn bài Cổng Trường Mở Ra trang 8

Thế giới kì diệu:

– Đó là thế giới của tri thức, kiến thức. Giáo viên chính là người giúp học sinh tiếp cận kho tri thức của nhân loại, tri thức kinh điển, mới mẻ nhất…

– Đó là thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò, tình bạn.

→ Nhà trường nơi nâng đỡ cho em về tri thức, tình cảm, tư tưởng đạo lí, tình bạn, tình thầy trò…

Câu hỏi Phần Luyện Tập bài Cổng trường mở ra lớp 7 tập 1 trang 9

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một bạn cho rằng, có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có ấn tượng sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hãy nhớ lại và viết thành đoạn văn về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình.

Sách giải soạn văn lớp 7 bài Phần Luyện Tập

Trả lời câu 1 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 9

Cuộc đời học sinh có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi người.

Bởi vì:

– Học sinh lớp Một được trải nghiệm mọi cảm giác bỡ ngỡ, hào hứng, lo lắng… Điều gì đầu tiên cũng thiêng liêng và ấn tượng.

– Học sinh lớp Một luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt bởi đây là lứa tuổi có sự chuyển biến nhận thức mạnh mẽ khi thay đổi môi trường.

Trả lời câu 2 soạn văn bài Phần Luyện Tập trang 9

Viết đoạn văn theo hệ thống ý sau:

– Sự chuẩn bị trước ngày khai trường

– Cảm xúc tối trước ngày khai trường

– Khung cảnh đường đến trường

– Suy nghĩ và cảm xúc khi rời vòng tay mẹ bước vào bên trong cánh cổng trường.

– Cảnh vật ngôi trường mới ( cây cối, sân trường, lớp học, bạn bè mới, thầy cô…)

– Cảm xúc khi nghe thầy cô phát biểu ngày khai trường

– Cảm xúc khi gặp cô giáo chủ nhiệm lớp

Tags: soạn văn lớp 7, soạn văn lớp 7 tập 1, giải ngữ văn lớp 7 tập 1, soạn văn lớp 7 bài Cổng Trường Mở Ra ngắn gọn , soạn văn lớp 7 bài Cổng Trường Mở Ra siêu ngắn

Tóm Tắt Văn Bản Làng Ngắn Gọn

Bài tập làm văn tóm tắt văn bản làng lớp 9 ngắn gọn của Kim Lân ( khoảng 10 dòng ) bao gồm các văn bản tóm tắt chọn lọc. Hy vọng tài liệu tóm tắt văn bản làng này sẽ giúp các bạn học sinh nắm được nội dung cơ bản của truyện. Mời các bạn cùng tham khảo.

Tóm tắt văn bản làng – bài 1

Tóm tắt văn bản làng – bài 2

Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.

Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.

Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.

Tóm tắt văn bản làng – bài 3

Ông Hai là người một người nông dân yêu tha thiết yêu làng Chợ Dầu của mình. Do yêu cầu của ủy ban kháng chiến, ông Hai phải cùng gia đình tản cư. Xa làng ông nhớ làng da diết. Trong những ngày xa quê, ông luôn nhớ đến làng Chợ Dầu và muốn trở về. Một hôm, ông nghe tin làng Chợ Dầu của ông làm Việt gian theo Tây. Ông Hai vừa căm uất vừa tủi hổ, chỉ biết tâm sự cùng đứa con thơ. Khi cùng đường, ông Hai nhất định không quay về làng vì theo ông “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù.” Sau đó, ông được nghe tin cải chính về làng mình rằng làng chợ Dầu vẫn kiên cường đánh Pháp. Ông hồ hởi khoe với mọi người tin này dù nhà ông bị Tây đốt cháy.

Tóm tắt văn bản làng – bài 4

Ông Hai là một người nông dân sinh ra và lớn lên ở làng Chợ Dầu. Ông có một tinh thần yêu làng hết sức đặc biệt. Dù ở đâu, bất cứ lúc nào ông cũng có thể khoe về làng mình. Vì tuổi cao sức yếu, ông phải cùng vợ con đi tảo cư không được ở lại làng tham gia kháng chiến. Ở nơi tản cư, ông lại tiếp tục khoe về làng: có phòng thông tin, có chòi phát thanh và khoe luôn cả cái sinh phân của cụ thượng làng ông. Tin làng Chợ Dầu theo giặc khiến ông đau đớn, xót xa, nhục nhã. Ông không dám đi đâu không dám nhìn ai và thương cho những đứa con mình. Ông càng bế tắc tuyệt vọng khi bà chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi với lý do không chứa người làng Việt gian. Khi tin làng theo giặc được cải chính, ông sung sướng hạnh phúc khoe về làng mình mặc dù nhà ông bị giặc đốt cháy.

Tóm tắt văn bản làng – bài 5

Ông Hai là người làng Chợ Dầu. Trong kháng chiến chống Pháp, ông phải đưa gia đình đi tản cư. Ở đây, lúc nào ông cũng nhớ làng và luôn dõi theo tin tức cách mạng.. Khi nghe tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc, ông vô cùng đau khổ, cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Ông không đi đâu, không gặp ai, chỉ sợ nghe đồn về làng ông theo giặc. Nỗi lòng buồn khổ đó càng tăng lên khi có tin người ta không cho những người làng ông ở nhờ vì là làng Việt gian. Ông không biết bày tỏ với ai, không dám đi ra ngoài. Thế là ông đành nói chuyện với thằng con út cho vơi nỗi buồn, cho nhẹ bớt những đau khổ tinh thần. Khi nhận tin cải chính, vẻ mặt ông tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Ông chia quà cho các con, và tất bật báo tin cho mọi người rằng nhà ông bị Tây đốt, làng ông không phải là làng Việt gian. Ông thêm yêu và tự hào về cái làng của mình.