Văn Bản Cảnh Khuya Lớp 7 / TOP 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 2/2023 # Top View
Bạn đang xem chủ đề Văn Bản Cảnh Khuya Lớp 7 được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung Văn Bản Cảnh Khuya Lớp 7 hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Tác Phẩm Văn Học Em Thích Nhất Lớp 7 (Cảnh Khuya)
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học em thích nhất lớp 7: bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.
Bài làm
Đối với bản thân em, em cho rằng Hồ Chí Minh là nhà thơ đặc biệt nhất trong số các nhà thơ Việt Nam bởi tuy rằng Người không hướng đến con đường nghệ sĩ nhưng tâm hồn nghệ sĩ lại luôn thúc đẩy Người sáng tác. Vì vậy những bài thơ của Hồ Chí Minh như viên ngọc quý giá vô tình rơi xuống nền văn học đồ sộ của nước ta. Bài thơ “Cảnh khuya” là tác phẩm văn học em thích nhất:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Bài thơ “Cảnh khuya” lấy bối cảnh thực tế khi Hồ Chí Minh hoạt động cách mạng ở cứ đại Việt Bắc. Chính thiên nhiên tuyệt diệu của đêm trăng núi rừng Việt Bắc đã khơi gợi cảm hứng cho Hồ Chí Minh viết lên bài thơ này. Bài thơ như một khúc ca ngọt ngào và suy tư của Hồ Chí Minh những năm cuộc kháng chiến chống Pháp cam go, gian khổ.
Bài thơ ” Cảnh khuya ” ấn tượng với em bởi không gian đêm trăng núi rừng vừa hoang sơ vừa gần gũi, vừa hùng vĩ vừa trữ tình, thơ mộng. Hai câu thơ đầu tiên đã lột tả bức tranh ấy:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”
Nghe như có tiếng suối luồn qua đá cuội, đá tảng ở thượng nguồn chảy qua lưng chừng ngọn núi và từ đâu đó không xác định dội về qua ngàn lớp cây rừng đến bên tai thi sĩ. Thi sĩ đang ở nơi nào đó yên tĩnh tới mức âm thanh nhỏ nhất vẫn có thể cảm nhận. Lòng thi sĩ chắc đang cô đơn lắm? Không, không đúng! Khi ví tiếng suối với “tiếng hát” phải chăng Người muốn nói rằng lòng Người không hề có một chút gì là cô đơn cả. Tiếng hát của người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó đang ru con ngủ trong đêm hay tiếng cô sơn thôn vừa làm nương vừa ca hát yêu đời cũng có khi là tiếng hát vọng núi rừng của con người lao động lên nương rẫy… Nhờ đó mà bức tranh thật gần gũi.
Câu thơ thứ hai miêu tả bức tranh gần kề tác giả. Bức tranh được dệt bằng ánh trăng và bóng cây, là sự hội tụ của nhiều tầng tầng lớp lớp. Hai chữ lồng trong cùng một câu thơ tạo ra hai tầng bức tranh phía trên của trăng và lá cây, dưới mặt đất của ánh trăng và bóng cây, khi hai tầng này hòa thành một đã tạo nên thảm hoa trăng. Thiên nhiên tạo tác nên tuyệt phẩm này và nó thực sự trở thành tuyệt phẩm nhờ sự truyền tải tài tình tứ thơ của Bác.
Đến hai câu thơ sau, tác giả tự khắc họa chân dung tâm hồn mình:
“Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”
Tác giả dùng hai chữ “chưa ngủ” làm em chợt nhớ đến câu thơ của Minh Huệ trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”:
“Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”
Tuy nhiên, với việc sử dụng hai chữ “chưa ngủ” lại có tác dụng đặc biệt hơn là từ “không ngủ” bởi “chưa ngủ” ngoài việc cho thấy trạng thái còn thức hay mất ngủ còn thể hiện được nỗi trăn trở trong lòng khiến nhân vật trữ tình không thể ngủ yêu giấc. Giải thích lí do, tác giả đưa ra là “cảnh khuya như vẽ” và “lo nỗi nước nhà”. Hai cặp hình ảnh này đã nói lên Bác Hồ không chỉ là một người có tâm hồn nghệ sĩ, rất mực yêu thiên nhiên mà còn cho thấy tấm lòng yêu nước, thương dân và luôn lo lắng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Từ “chưa ngủ” được lặp lại hai lần cuối và đầu câu thơ còn cho thấy nỗi niềm thao thức cứ kéo dài mãi và tấm lòng người chiến sĩ cộng sản luôn hài hòa giữa chất tình và chất thép. Qua đó, tài năng, phong cách và tâm hồn Hồ Chí Minh được bộc lộ rõ nét.
Bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh hội tụ nhiều yếu tố dẫn tới thành công như ngôn từ giàu hàm súc, ngôn ngữ quen thuộc, hình ảnh đậm chất liên tưởng và giọng thơ linh hoạt, uyển chuyển… Hồ Chí Minh suốt đời đau đáu cho sự nghiệp dân tộc, nay sự nghiệp ấy đã tất thắng, Người có thể an yên mà bên vầng trăng tri kỉ của riêng mình.
Hoài Lê
Soạn Bài: Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng – Ngữ Văn 7 Tập 1
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả (các em tham khảo phần giới thiệu về Hồ Chí Minh trong SGK Ngữ văn 7 tập 1).
2. Tác phẩm
Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Hai bài thơ đã thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung, tự tại của Bác Hồ.
II. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
* Hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (phiên âm) được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
* Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
Bài thơ có 4 câu
Mỗi câu có 7 chữ
Hiệp vần: chữ cuối của câu thứ 1,2,4 (xa – hoa – nhà, viên – thiên – thuyền).
Cách ngắt nhịp: Cảnh khuya (câu 1: 3/4, câu 2 + 3: 4/3, câu 4: 2/5), Rằm tháng giêng (toàn bài đều nhịp 4/3).
Câu 2:
Phân tích hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Tiếng suối chảy trong đêm khuya thanh tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa.
Câu 3:
Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Hai câu thơ chính là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói, một trong những lý do khiến “người chưa ngủ” chính là vì cảnh thiên nhiên quá tươi đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên hiên mà không nỡ ngủ.
Bên cạnh đó, hai câu thơ này còn khắc họa một phương diện khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ vì thiên nhiên quá đẹp mà còn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được lặp lại hai lần càng khắc sâu thêm nỗi băn khoăn, lo lắng về vận mệnh nước nhà. Không lúc nào Người không nghĩ về dân, về nước, dù là lúc ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Qua đó, cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân, vì nước của Bác Hồ.
Câu 4:
* Hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ Rằm tháng giêng:
Rộng lớn, bao la: bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.
Tràn ngập ánh trăng: trời trăng, sông trăng và con thuyền chở đầy trăng. Hơn thế nữa, rằm tháng giêng là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng và đẹp đẽ nhất đều quy tụ lại trong hình ảnh trăng ngày rằm.
Tràn đấy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống
Tác giả không miêu tả một cách cụ thể, chi tiết mà chú ý sự khái quát của toàn cảnh và sự hài hòa giữa các cảnh vật.
* Điểm đặc biệt về từ ngữ của câu thơ thứ hai: Có 3 chữ “xuân” nối tiếp nhau: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên.
Câu 5:
Bài thơ Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ đến tứ thơ, câu thơ của Trương Kế đời Đường trong bài Phong Kiều dạ bạc có câu: “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.
Câu cuối của bài Nguyên tiêu giống với câu thơ trên đều nói về lúc đêm khuya và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy nhiên, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa, còn một bên “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát và đượm tình.
Câu 6:
Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhưng vẫn thể hiện được phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của Bác Hồ.
Tâm hồn chan hòa thiên nhiên, say đắm thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trong mọi hoàn cảnh.
Hình ảnh trong hai bài thơ đều mang đậm vẻ đẹp cổ điển, những hình ảnh quen thuộc của thơ ca cổ phương Đông: con thuyền, dòng sông, ánh trăng, giọng thơ khỏe khoắn và trẻ trung.
Câu 7:
Hai bài thơ đều miêu tả về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, nhưng ở mỗi bài, vẻ đẹp của ánh trăng lại được người thi sĩ cảm nhận bằng một vẻ riêng.
Trong bài Cảnh khuya, hình ảnh ánh trăng đã được nhân hóa, trăng lồng bóng vào cây cổ thụ và trải “hoa” (hoa trăng) trên mặt đất. Cảnh vật ở đây như hiện ra lồng lộng dưới ánh trăng. Thêm vào đó, tiếng suối trong đêm khuya trong trẻo như tiếng ai đang ngân nga hát càng làm cho trăng khuya thêm thơ mộng.
Còn trong bài Rằm tháng giêng, trăng ở đây là trăng xuân, trăng mang không khí và hương vị của mùa xuân. Cảnh ở đây là cảnh trăng trên sông, lại thấp thoáng con thuyền nhỏ trong sương khói. Nhưng điểm đặc biệt nhất phải nói đến ở đây đó là sự chan hòa của ánh trăng như tràn đầy cả con thuyền nhỏ. Con thuyền chở đầy ánh trăng, chở những người chèo lái cuộc kháng chiến vừa gặt về một mùa ánh sáng rực rỡ trên cánh đồng tương lai của đất nước.
3
/
5
(
2
bình chọn
)
Văn Bản Đề Nghị ( Lớp 7)
Văn bản 1:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 11 năm 2014 GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7C, Trường THCS Hoàng Diệu
Tập thể lớp 7C chúng em xin trình bày với cô giáo một việc như sau: Tấm bảng đen của lớp em do sử dụng đã lâu, nay bị mờ, các bạn ngồi cuối lớp rất khó theo dõi nội dung bài giảng của các thầy, cô giáo ghi trên bảng. Chúng em kính đề nghị cô giáo cho sơn lại bảng kịp thời để việc học tập trên lớp được tốt hơn.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Huế, ngày 6, tháng 10 năm 2015 GIẤY ĐỀ NGHỊ
Kính gửi: Uỷ ban nhân dân phường (xã, quận, huyện,…) M.
Chúng tôi gồm các gia đình trong khu tập thể (khu phố, xóm, thôn,…) N. xin kiến nghị với UBND một việc như sau:
Do việc lấn chiếm trái phép, một số gia đình trong khi xây dựng đã làm tắc hết các đường cống, gây ngập úng cả khu tập thể trong những ngày mưa bão. Tình hình vệ sinh môi trường khu vực này không được đảm bảo, ảnh hưởng lớn đến đời sống của khu dân cư… Vì vậy chúng tôi viết giấy này đề nghị chính quyền địa phương có biện pháp giải quyết kịp thời để chấn chỉnh lại tình hình trên.
– Văn bản 1: Đề nghị sơn lại bảng của lớp;
– Đề nghị giải quyết tình trạng xây dựng trái phép làm tắc cống, gây ngập úng.
b) Qua các văn bản trên, em thấy khi viết giấy đề nghị cần phải chú ý đến những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
Gợi ý: Xem lại những Gợi ý trong bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
c) Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
(2) Em đi học nhóm, do sơ ý nên bị kẻ gian lấy mất chiếc xe đạp.
(3) Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt trao đổi thêm về môn Toán.
(4) Trong giờ học, em và bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy, cô giáo phải dừng lại giải quyết.
Gợi ý: (2) – Đơn, (4) – Bản kiểm điểm.
2. Cách làm văn bản đề nghị a) – Trong hai văn bản đề nghị trên, các mục được trình bày theo thứ tự như thế nào?
Gợi ý: cả hai văn bản đều có những mục nào? Thứ tự của các mục ấy được sắp xếp ra sao?
– Điểm giống và khác nhau giữa hai văn bản đề nghị trên là gì?
Gợi ý: Các văn bản sẽ giống nhau ở cách trình bày các mục; khác nhau ở nội dung.
– Những phần nào là quan trọng trong cả hai văn bản đề nghị?
Gợi ý: Các phần quan trọng trong một văn bản đề nghị là:
+ Người được đề nghị (đề nghị ai?).
b) Cách làm một văn bản đề nghị:
– Các văn bản đề nghị tuỳ theo từng tình huống cụ thể mà nội dung đề nghị có thể khác nhau nhưng đều phải tuân thủ nguyên tắc về khuôn mẫu dàn mục:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm giấy đề nghị
+ (3) Tên văn bản: Giấy đề nghị (hoặc kiến nghị)
+ (5) Người (tổ chức) đề nghị
+ (6) Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
+ (7) Chữ kí và họ tên người đề nghị
– Một số yêu cầu về trình bày:
+ Tên văn bản cần viết chữ in hoa.
+ Các mục của văn bản phải được trình bày rõ ràng, cân đối.
1. Từ hai tình huống sau đây, hãy nhận xét sự giống và khác nhau về lí do viết đơn với lí do viết đề nghị.
a) Hôm nay bị ốm, không đi học được, em phải viết đơn xin phép thầy, cô giáo nghỉ học.
Gợi ý: Đơn và Đề nghị đều xuất phát từ một nhu cầu, nguyện vọng nào đó cần được người (cấp) có thẩm quyền giải quyết. Nhưng Đơn thì thường là nguyện vọng của cá nhân còn Đề nghị thường là nguyện vọng của tổ chức, tập thể.
2. Em đã từng viết văn bản đề nghị nào chưa? Hãy tự kiểm tra lại để rút ra những kinh nghiệm cần thiết về cách viết theo yêu cầu nội dung và hình thức của khuôn mẫu văn bản đề nghị.
Tổng hợp các bài viết thuộc chủ đề Văn Bản Cảnh Khuya Lớp 7 xem nhiều nhất, được cập nhật mới nhất trên website Bac.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!