Văn Bản Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới / Top 10 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới

Tên khai sinh là Vũ Khoan.

Quê quán: ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Cuộc đời:

Là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

Là thứ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng chính phủ.

Bài viết đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức.

Bài văn được chia là 3 nội dung chính.

Sự chuẩn bị của bản thân con người.

Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta.

Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.

Con người là động lực phát triển của lịch sử.

Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển → con người giữ vai trò quan trọng.

Bối cảnh thế giới:

Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.

Nhiệm vụ của nước ta:

Thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Tiếp cận nền kinh tế tri thức.

Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.

Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau trong kháng chiến chống ngoại xâm, nhưng thường đố kị trong làm ăn.

Thích ứng nhanh nhưng lại nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen thói bao cấp, thói sùng ngoại, bài ngoại hoặc thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.

⇒ Cách nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam rất cụ thể, chính xác và sâu sắc.Điểm mạnh, điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam, tác giả đã tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch một phía. Khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không sa vào sự đề cao quá mức hay tự tị, miệt thị dân tộc.

Lập luận đối chiếu.

Sử dụng thành ngữ tục ngữ ý vị, sâu sắc, sinh động.

Lập luận thuyết phục vì cách nói thông thường, giản dị, trực tiếp, để hiểu, nêu dẫn chứng tiêu biểu, chính xác.

Tổng kết

Nội dung

Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam.

Để đưa đất nước đi lên, người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần nhìn rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và rèn luyện cho mình những thói quen tốt.

Nghệ thuật

Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị đầy thuyết phục.

Cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu.

Soạn Bài Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới

Thời điểm mà tác giả viết bài này là vào đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ mới. * Vấn đề tác giả nêu ra là lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.* Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa thời sự trong thời điểm chuyển giao thế kỉ mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. * Nhiệm vụ của nước ta và thế hệ trẻ là:– Đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp.– Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.– Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

Câu 2 – Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.

Tác giả trình bày bài viết theo trình tự lập luận sau:– Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.– Bối cảnh thế giới và nhiệm vụ của đất nước ta.– Những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam.– Nhiệm vụ của thế hệ trẻ khi bước vào thế kỉ mới.

Câu 3 – Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị cho bản thân con người là quan trọng nhất“. Điều đó có đúng không? Vì sao?

Tác giả cho rằng việc chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất:– Vì con người là động lực của lịch sử.– Trong thời kì kinh tế tri thức thì vai trò của con người ngày càng nổi trội.

Câu 4 – Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tác giả đã nêu ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?

Câu 5 – Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam. Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều mà em đã đọc được trong các sách vở nói trên? Thái độ của tác giả như thế nào khi nêu những nhận xét này?

Bên cạnh việc chỉ ra những mặt mạnh, tác giả còn phân tích những điểm yếu kém của con người Việt Nam. Chỉ ra mặt mạnh để phát huy và điểm yếu kém để khắc phục là một việc làm cần thiết. Thái độ của tác giả là một thái độ tôn trọng sự thật khách quan, giúp thế hệ trẻ vững tin bước vào thế kỉ mới.

Câu 6 – Trang 30 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ. Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết ý nghĩa, tác dụng của chúng.

Trong văn bản, tác giả đã sử dụng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ để diễn đạt làm cho cách nói cô đọng, có hình ảnh, đồng thời gần gũi với những cách nghĩ, cách cảm của chúng ta. Ví dụ: ” nước đến chân mới nhảy”; “liệu cơm gắp mắm”; “nhiễu điều phủ lấy giá gương”; “trâu buộc ghét trâu ăn”; “bóc ngắn cắn dài “…

Câu 1 – Luyện tập – Trang 31 SGK ngữ văn 9 tập 2: Em hãy nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam: cần cù, thông minh, sáng tạo; kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.

Những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường thể hiện điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam:– Điểm mạnh: Cần cù, thông minh, sáng tạo.– Điểm yếu: kém khả năng thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.

Câu 2 – Luyện tập – Trang 31 SGK ngữ văn 9 tập 2: Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu, và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương pháp khắc phục những điểm yếu.

Soạn Bài Ngữ Văn : Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới

(Vũ Khoan)

~~~*~~~ 

I. Đọc hiểu chung

1. Tác giả tác phẩm

a. Tác giả

– Vũ Khoan: là 1 nhà hoạt động chính trị

– Hiện là phó Thủ tướng Chính phủ

b. Tác phẩm

– Viết 2001. In trong tập “Một góc nhìn tri thức”

II. Đọc hiểu văn bản

1. Thể loại

– Nghị luận chính trị xã hội.

2. Bố cục: 3 phần

3. Phân tích

a. Nêu vấn đề 

-Đối tượng, mục đích, nội dung của vấn đề:

+ Thời điểm: 2001 hết sức quan trọng, thiêng liêng và ý nghĩa. 

– Đây là vấn đề của mọi người, của toàn dân tộc, của một đất nước.

b. Giải quyết vấn đề

*Sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất

– Con người là động lực của lịch sử

+ Ở thế kỉ XXI, vai trò của con người càng nổi trội hơn.

*Bối cảnh thế giới hôm nay.

-Thế giới hiện nay: Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại (nhanh)

– Việt Nam: giải quyết 3 nhiệm vụ

+ Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

+ Tiếp cận với kinh tế tri thức 

*Điểm mạnh-yếu của con người Việt Nam.

– Mạnh:

+ Sự thông minh, nhạy bén với cái mới

+ Sáng tạo, cần cù

+ Đoàn kết, chống giặc ngoại xâm

– Yếu:

+ Thiếu kiến thức cơ bản

+ Thiếu khả năng thực hành và sáng tạo

+ Chưa quen với kinh tế công nghệ

+ Thiếu cẩn trọng, tỉ mỉ..

+ Không đoàn kết trong làm ăn, có tính đố kị.

+ Do thiên hướng chạy theo các môn học thời thượng.

+ Thiếu tính tỉ mỉ

+ Không coi trọng quy trình các quy trình công nghệ

c. Kết thúc vấn đề

– Mục đích đất nước: “Sánh vai với các cường quốc năm châu”

– Biện pháp:

+ Phát huy điểm mạnh, vứt bỏ điểm xấu

+ Sự đột phá của lớp trẻ

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Sử dụng thành ngữ, tục ngữ; sử dụng nhiều từ, cụm từ mới

2. Nội dung

– Ghi nhớ (sgk)

Ôn Thi Vào 10 Môn Văn: Chuẩn Bị Hành Trang Bước Vào Thế Kỉ Mới

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG BƯỚC VÀO THẾ KỈ MỚI

Vũ Khoan

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: SGK 2. Tác phẩm:

– Đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001

– In vào tập “Một góc nhìn của tri thức” – năm 2002.

1. Tìm hiểu chung:

– Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

– Vấn đề nghị luận: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

– Bố cục 3 phần

– Hệ thống ý trong phần giải quyết vấn đề:

+ Sự chuẩn bị của bản thân con người.

+ Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta.

+ Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.

2. Tìm hiểu chi tiết:

2.1 Đặt vấn đề:

– Vấn đề được nêu một cách trực tiếp, ngắn gọn, rõ ràng.

2.2 Giải quyết vấn đề:

a. Sự chuẩn bị của bản thân con người:

– Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển lịch sử.

– Trong thời kì kinh tế tri thức thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

b. Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta.

– Khoa học, công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.

– Nhiệm vụ và mục tiêu của đất nước ta:

+ Thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu.

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Tiếp cận nền kinh tế tri thức.

c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam:

– Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

– Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.

– Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhưng thường đố kị trong làm ăn.

– Thích ứng nhanh nhưng lại nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen thói bao cấp, thói sùng ngoại, bài ngoại hoặc thói khôn vặt…

2.3: Kết thúc vấn đề:

– Khẳng định, chỉ ra phương pháp hành động.

+ Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu.

+ Làm cho lớp trẻ nhận ra điều đó…

III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật:

– Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống dân tộc.

– Cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu.

– Sử dụng cách nói sinh động, cụ thể, lại ý vị sâu sắc mà vẫn ngắn gọn của tục ngữ, thành ngữ.

2. Nội dung: Ghi nhớ, sách giáo khoa.

IV. Bài tập vận dụng:

Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu trình bày cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”.

Link đăng kí tuyển sinh Online: ĐĂNG KÍ TUYỂN SINH

Bài Văn Phân Tích Văn Bản Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới, Hay, Tu

Thông qua việc phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới của Phó Thủ tướng Vũ Khoan, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về những điểm yếu, điểm mạnh của tuổi trẻ Việt Nam để khắc phục và phát huy cũng như trách nhiệm của bản thân mỗi người trong công cuộc xây dựng đất nước, hội nhập với thế giới trong thế kỉ mới.

Đề bài: Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Bài văn mẫu Phân tích văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập vào ngày 30/4/1975, đất nước ta phải mất rất nhiều năm để xây dựng và khôi phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, đó là một hành trình nhiều gian nan và vất vả cần sự chung tay góp sức của cả dân tộc. Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là những lời tâm huyết, chân thành của Phó thủ tướng Vũ Khoan trước thềm một thế kỷ mới, một thiên niên kỷ mới bắt đầu, trước những sự thay đổi lớn trong tương lai của một đất nước đứng lên từ chiến tranh. Bài viết đã chỉ ra cho nhân dân ta, đặc biệt là thế hệ thanh niên, những con người tương lai sẽ chèo lái đất nước những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, từ đó cố gắng rèn luyện cho mình được những thói quen tốt, chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực mạnh mẽ cho quá trình gây dựng đất nước, sánh ngang cùng với các cường quốc năm châu.

Vũ Khoan là một nhà hoạt động chính trị, nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ nước ta. Văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới được viết vào năm 2000, in trong tạp chí Tia sáng (2001), trong tập Một góc nhìn tri thức (2002). Đây là thời điểm giao thoa giữa hai thế kỷ, sẵn sàng cho những thay đổi mới của đất nước, dân tộc.

Vũ Khoan đi vào đề cập đến vấn đề vai trò của con người trong hành trình bước thế kỷ mới, ông nhận định rằng “Trong những hành trang ấy có lẽ sự chuẩn bị con người là quan trọng nhất”, nhằm nhấn mạnh vai trò của con người trong công cuộc xây dựng đất nước. Sở dĩ nói như vậy bởi, từ cổ chí kim đến nay “con người là động lực phát triển lịch sử”, đặc biệt trong xã hội hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức ngày càng có những phát triển vượt bậc thì vai trò của con người lại càng nổi trội. Bởi chính bộ óc, trí tuệ của con người sẽ gây dựng lên nền kinh tế ấy, chứ không phải bất cứ giống loài nào khác.

Tiếp theo tác giả đi vào phân tích hoàn cảnh của thế giới và đề ra những nhiệm vụ cho của đất nước trong thế kỷ mới. Chúng ta cũng biết rằng trên thế giới sự phát triển của khoa học và công nghệ đã có những bước tiến lớn trong vòng 100 năm trở lại đây, đặc biệt là ở các nước phương Tây. Thêm vào đó song song với sự phát triển thì chính sách mở cửa, hội nhập đã được thực hiện từ rất sớm, các nền kinh tế vì thế càng có sự giao thoa sâu sắc, học hỏi lẫn nhau và nhanh chóng phát triển. Trước tình hình cả thế giới với những bước chân lớn và nhiều như vậy đòi hỏi Việt Nam ta phải tự đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ và bằng mọi giá phải hoàn thành nó, để rút ngắn thời gian nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển. Những nhiệm vụ ở đây được Vũ Khoan đề ra bao gồm: Đẩy mạnh nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức, đồng thời nhanh chóng thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Đó là những nhiệm vụ tối cần, cấp thiết mà quan trọng nhất trong giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ của nước ta.

Sau khi chỉ ra vai trò của con người và những nhiệm vụ tối cần để phát triển đất nước trong thế kỷ mới Vũ Khoan mới bắt đầu đi sâu vào phân tích đặc tính của con người Việt Nam, để từ đó rút ra bài học nhằm cải thiện nguồn nhân lực cho đất nước. Với mỗi một phẩm chất và đặc tính thì ông đều phân làm điểm mạnh và điểm yếu, dám nhìn nhận thẳng vào sự thật, công khai mở ra những nhận thức mới về dân tộc ta, mà xưa nay ít ai đề cập vì lòng tự ái dân tộc.

Trước hết là về trí tuệ, Vũ Khoan nhận định con người Việt Nam ta được cả thế giới thừa nhận là “thông minh, nhạy bén với cái mới”, điều này vô cùng có ý nghĩa với một xã hội đang phát triển và thay đổi từng ngày. Tuy nhiên chúng ta vẫn tồn tại nhiều điểm yếu, mà đa phần đến từ những lỗ hổng kiến thức, nặng lý thuyết, yếu thực hành, chính điều đó đã kiềm chế khả năng sáng tạo và thích ứng với môi trường xã hội năng động của chúng ta.

Về đức tính chúng ta nổi bật với hay đức tính chính là cần cù và sáng tạo, phù hợp với nền kinh tế cần nhiều sự kiên trì, kỷ luật, những máy móc hiện đại tinh vi, tuy nhiên chúng ta lại thiếu đi cái tính tỉ mỉ, không có sự tính toán, luôn mang tinh thần “nước đến chân mới nhảy”, đến đâu hay tới đó. Nếu nhanh nhạy, công việc trót lọt thì không sao, nhưng nếu làm không kịp thì để lại những hậu quả lớn, hơn thế nữa chúng ta lại cũng ưa “sáng tạo” ở những chỗ cần quy định nghiêm ngặt, còn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, thiếu bài bản.

Về tình cảm, người dân Việt Nam ta vốn có truyền thống lâu đời là đùm bọc, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, điều ấy thể hiện trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước ta từ hàng ngàn năm nay. Tuy nhiên có một điều đáng buồn rằng dường như những đức tính ấy lại không mấy sâu sắc trong việc làm ăn, bởi cái tư tưởng “tiểu nông”, nhỏ nhen, hay đố kỵ, có thể chung hoạn nạn nhưng chưa chắc ấm no đã cơm lành canh ngọt. Chính điều này đã làm chúng ta khó có thể liên kết với nhau trên thế giới mạng, vốn là một môi trường phát triển nhiều tiềm năng.

Cuối cùng Vũ Khoan đề cập đến thói quen của người Việt Nam, chúng ta có một điểm mạnh ấy là khả năng thích ứng nhanh, chính vì thế dễ dàng làm quen và hội nhập tốt, ứng phó với những tiến trình phát triển phức tạp của thế giới. Bên cạnh điểm mạnh đó, Vũ Khoan cũng chỉ ra rằng chúng ta cũng có những thói quen hết sức xấu, đó là thái độ bài ngoại hoặc sính ngoại quá mức, khôn vặt, bóc ngắn cắn dài và nghiêm trọng hơn cả là thói quen không biết giữ chữ tín. Đó điều là những điểm đại kỵ trong công việc hợp tác làm ăn, là hòn đá cản đường vô cùng lớn trong tiến trình hội nhập và phát triển của nước ta.

Sau khi đã chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, Vũ Khoan đã đưa ra những lời khuyên, lời kêu gọi thay đổi nội hàm nguồn nhân lực để “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. Ấy là chúng ta phải “lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu” và muốn có được điều này ông nhấn mạnh tầm quan trọng, có ý nghĩa quyết định của việc thay đổi và giáo dục tầng lớp thanh niên “hãy làm cho lớp trẻ-những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất”. Sở dĩ nói như vậy bởi tầng lớp thanh niên là nguồn nhân lực lớn và dồi dào nhất, có khả năng, sức khỏe, trí tuệ, cũng là tầng lớp dễ thay đổi, thích nghi, khả năng học tập sáng tạo cao. Khi thay đổi dần những thói quen nhỏ cho tốt thì ắt hẳn rằng với trình độ, trí tuệ và sự phấn đấu của con người Việt Nam chúng ta sẽ sớm sáng vai cùng với các cường quốc năm châu như lời kỳ vọng của Bác.

Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là một văn bản nghị luận thực tế, Vũ Khoan đã không ngần ngại thẳng thắn nhìn vào những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam. Từ đó đưa ra lời kêu gọi, lời khuyên có sức cổ vũ lớn, không khiến người đọc phải tự ái, mà thay vào đó giúp mỗi người nhận thức được và xem xét để thay đổi bản thân ngày một tốt hơn, tương lai tham gia vào kiến thiết đất nước.