Nhóm: Registered Gia nhập: 23-06-2016(UTC)Bài viết: 1,629Đến từ: Hồ Chí Minh
Thanks: 1646 timesĐược cảm ơn: 3221 lần trong 964 bài viết
Đợt tuyển quân cho năm 2018 cũng sắp trôi qua, vì cũng có một vài thằng bạn cùng độ thắc mắc nên mình cũng thường xuyên tìm các quy định pháp luật để trả lời tụi nó. Chính vì tìm hiểu nên mình mới phát hiện ra một một rắc rối mà chưa có cách gỡ rối.
Cụ thể là tại Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT về việc tạm hoãn nhập ngũ đối với công dân nam.
1. Thông tư liên tịch này được ban hành nhằm thực hiện một số điều của Nghị định 38/2007/NĐ-CP.
Trong khi đó, Nghị định này đã hết hiệu lực.
Như vậy, căn cứ vào Khoản 4 Điều 154 Luật ban hành văn bản QPPL 2015 thì Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT cũng đồng thời hết hiệu lực.
2. Tuy nhiên, cũng tại Luật ban hành văn bản QPPL 2015.
Cụ thể tại Khoản 2 Điều 172 có quy định:
Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác.
Trong khi đó Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 30/10/2011, trước ngày Luật ban hành văn bản QPPL 2015 có hiệu lực.
Như vậy theo quy định này thì Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT vẫn còn hiệu lực.
Vậy cuối cùng phải áp dụng cái nào mới đúng vậy các bạn? Mình có đọc rất kỹ Khoản 4 Điều 154, tuy nhiên vẫn còn rất mơ hồ. Bởi quy định ghi rằng “Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.” .
Có một điểm khiến mình thắc mắc là Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều trong một Nghị định khác có phải là văn bản “quy định chi tiết thi hành” hay không? Hay là phải hướng dẫn thực hiện toàn bộ Nghị định đó mới được xem là “quy định chi tiết thi hành”? Mong các bạn giải đáp giúp.
Danh hiệu: Khách
Nhóm: Guests Gia nhập: 01-04-2016(UTC)Bài viết: 106
Được cảm ơn: 18 lần trong 11 bài viết
Mình xin trình bày quan điểm cá nhân về các thắc mắc trên như sau, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ bạn và các đọc giả.
Lưu ý: hiện tại chúng ta đang dùng Luật ban hành văn quy phạm pháp luật 2015 (Luật 2015) có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016 thay thế cho Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 (Luật 2008).
1. Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành một số điều trong một Nghị định khác có phải là “văn bản quy định chi tiết” không? Hay là phải hướng dẫn toàn bộ Nghị định đó mới được xem là văn bản quy định chi tiết thi hành?
Trả lời:
Điều 11. Văn bản quy định chi tiết
“…
Như vậy, ta có thể hiểu văn bản quy định chi tiết không nhất thiết là văn bản hướng dẫn toàn bộ VBQPPL ban đầu, đó có thể chỉ là hướng dẫn chi tiết một điều, khoản, điểm của văn bản cần hướng dẫn. Nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều, khoản, điểm của Luật; Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều, khoản, điểm của Nghị định. Quy định như vậy nhằm cụ thể hoá các quy định của pháp luật và đảm bảo tính áp dụng cao của pháp luật trong thực tiễn. Chẳng hạn, Bộ luật lao động 2012; Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết nội dung Bộ luật lao động; Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều về kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất, hợp đồng của Nghị định 05/2015/NGG-CP. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều cần phải có văn bản quy định chi tiết.
2. Quy định tại khoản 4 Điều 154 có mâu thuẫn với khoản 2 Điều 172 luật 2015 không?
Trả lời:
Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực.
“…
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.
Quy định này là áp dụng cho các VBQPPL và văn bản quy định chi tiết được ban hành kể từ ngày Luật 2015 có hiệu lực. Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì văn bản quy định chi tiết cũng hết hiệu lực theo khi văn bản cần hướng dẫn hết hiệu lực.
Điều 172. Hiệu lực thi hành
“…
2. Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ,… được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thì tiếp tục có hiệu lực cho đến khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác”.
Quy định này được áp dụng cho văn bản quy định chi tiết được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực. Sở dĩ có quy định như vậy là xuất phát từ điểm mới của Luật 2015 so với Luật 2008.
Theo Luật 2008 thì chủ thể có thẩm quyền ban hành thông tư liên tịch thì có Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với nhau còn theo Luật 2015 thì đã loại bỏ việc các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ liên tịch với nhau ban hành thông tư liên tịch ( Điều 2 Luật 2008; Điều 4 Luật 2015). Việc có những quy định mới của Luật 2015 không thể làm cơ sở để chấm dứt hiệu lực về Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành với nhau trước ngày Luật 2015 có hiệu lực được nên chúng chỉ có thể chấm dứt hiệu lực khi có văn bản bãi bỏ hoặc bị thay thế bởi một văn bản khác.
Kết luận:
Bởi vậy mà quy định tại khoản 4 Điều 154 không mâu thuẫn với khoản 2 Điều 172 Luật 2015. Theo như phần trình bày của bạn nêu trên thì Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT/BQP-BGDĐT là do hai Bộ trưởng liên tịch với nhau ban hành trước ngày Luật 2015 có hiệu lực nên nếu trên thực tế chưa có bất kì văn bản nào làm chấm dứt hiệu lực của Thông tư liên tịch này thì nó vẫn có hiệu lực.
Nhóm: Registered Gia nhập: 16-06-2017(UTC)Bài viết: 218
Cảm ơn: 13 lầnĐược cảm ơn: 104 lần trong 79 bài viết
Danh hiệu: Khách
Nhóm: Guests Gia nhập: 01-04-2016(UTC)Bài viết: 106
Được cảm ơn: 18 lần trong 11 bài viết
Vậy thì Thông tư liên tịch 175/2011/TTLT-BQP-BGDĐT đến nay (2018) còn hiệu lực không ?