Ban Cán Sự Đảng Bộ Lao Động

Xác định tầm quan trọng của giáo dục nghề nghiệp trong việc phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ngày 28 tháng 12 năm 2023, lần đầu tiên, Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2023 và định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đã nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém của hệ thống GDNN và nguyên nhân của những hạn chế. Trên cơ sở đó, Nghị quyết đã làm rõ quan điểm chỉ đạo và mục tiêu đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN theo các giai đoạn, đồng thời đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu.

Giai đoạn đến năm 2023: Phấn đấu nâng quy mô tuyển sinh đạt 2,6 triệu người mỗi năm ít nhất 80% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; có 40 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó khoảng từ 3 – 5 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; phấn đấu giảm tối thiểu 10% số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, trong đó số lượng trường trung cấp giảm tối thiểu 15%; có ít nhất 10% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ về tài chính.

Giai đoạn đến năm 2025 Phấn đấu nâng quy mô tuyển sinh đạt trên 4,6 triệu người mỗi năm ít nhất 85% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; có 70 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó có khoảng từ 5 – 7 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4; tiếp tục giảm tối thiểu 10% số cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập so với 2023; phấn đấu có tối thiểu 20% cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự chủ về tài chính.

Giai đoạn đến năm 2030: Phấn đấu nâng quy mô tuyển sinh đạt trên 6,3 triệu người mỗi năm; ít nhất 90% người học có việc làm hoặc có năng suất, thu nhập cao hơn sau đào tạo; có 100 trường được kiểm định, đánh giá, công nhận đạt tiêu chí của trường chất lượng cao, trong đó 15 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; 50 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4. Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực ASEAN.

Nghị quyết đưa ra 06 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu (1) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của xã hội về GDNN đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng GDNN (2) Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng mở, đảm bảo quy mô, cơ cấu, hợp lý về ngành, nghề trình độ đào tạo; (3) Tăng cường gắn kết GDNN với thị trường lao động và việc làm bền vững, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, khuyến khích doanh nghiệp tham gia hoạt động GDNN; (4) Đẩy mạnh tự chủ của các cơ sở GDNN găn với trách nhiệm giải trình, cơ chế đánh giá độc lập, sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội; (5) Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp; phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng, đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia và (6) Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; thúc đẩy xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

Thẩm Quyền Ban Hành Văn Bản Của Đảng

– Căn cứ Điều lệ Đảng và Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII),

– Xét đề nghị của Văn phòng Trung ương Đảng,

Điều 1: Ban hành Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng (văn bản kèm theo).

Điều 2: Giao cho Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện thống nhất Quy định này trong hệ thống cơ quan Đảng.

Điều 3: Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quyết định này.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

(Ban hành kèm theo Quyết định số 31-QĐ/TW

ngày 01 tháng 10 năm 1997 của Bộ Chính trị )

Văn bản của Đảng là loại hình tài liệu được thể hiện bằng ngôn ngữ viết để ghi lại hoạt động của các tổ chức Đảng, do cấp uỷ, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền của Đảng ban hành theo quy định của Điều lệ Đảng và của Trung ương.

Hệ thống văn bản của Đảng gồm toàn bộ các loại văn bản của Đảng được sử dụng trong hoạt động của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở.

Các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng ban hành văn bản phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các văn bản của Đảng phải được viết bằng tiếng Việt, phù hợp về thể loại và đúng về thể thức.

Văn bản của Đảng chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản của chính cơ quan đã ban hành, hoặc bằng văn bản của cơ quan Đảng cấp trên có thẩm quyền.

II- THỂ LOẠI VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

Thể loại văn bản là tên gọi của từng loại văn bản, phù hợp với tính chất, nội dung và mục đích ban hành của văn bản.

Các thể loại văn bản của Đảng gồm:

Cương lĩnh chính trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ và phương pháp cách mạng trong một giai đoạn nhất định.

Điều lệ Đảng là văn bản xác định tôn chỉ, mục đích, hệ tư tưởng, các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động, cơ cấu tổ chức bộ máy của Đảng, quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và các tổ chức Đảng.

Chiến lược là văn bản trình bày quan điểm, phương châm, mục tiêu chủ yếu và các giải pháp có tính toàn cục về phát triển một hoặc một số lĩnh vực trong một giai đoạn nhất định.

Nghị quyết là văn bản ghi lại các quyết định được thông qua ở đại hội, hội nghị cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp, hội nghị đảng viên về đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc các vấn đề cụ thể.

Quyết định là văn bản dùng để ban hành hoặc bãi bỏ các quy chế, quy định, quyết định cụ thể về chủ trương, chính sách, tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc phạm vi quyền hạn của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Chỉ thị là văn bản dùng để chỉ đạo các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng cấp dưới thực hiện các chủ trương, chính sách hoặc một số nhiệm vụ cụ thể.

Kết luận là văn bản ghi lại ý kiến chính thức của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng về những vấn đề nhất định hoặc về chủ trương, biện pháp xử lý công việc cụ thể.

Quy chế là văn bản xác định nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn, chế độ và lề lối làm việc của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Quy định là văn bản xác định các nguyên tắc, tiêu chuẩn, thủ tục và chế độ cụ thể về một lĩnh vực công tác nhất định của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc trong hệ thống các cơ quan chuyên môn có cùng chức năng, nhiệm vụ.

Thông tri là văn bản chỉ đạo, giải thích, hướng dẫn các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng cấp dưới thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị … của cấp uỷ, hoặc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

Hướng dẫn là văn bản giải thích, chỉ dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện văn bản của cấp uỷ hoặc của cơ quan Đảng cấp trên.

Thông cáo là văn bản dùng để công bố về một sự kiện, sự việc quan trọng.

Tuyên bố là văn bản dùng để chính thức công bố lập trường, quan điểm, thái độ của Đảng về một sự kiện, sự việc quan trọng.

Lời kêu gọi là văn bản dùng để yêu cầu hoặc động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ hoặc hưởng ứng một chủ trương có ý nghĩa chính trị.

Báo cáo là văn bản dùng để tường trình về tình hình hoạt động của một cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc về một đề án, một vấn đề, sự việc nhất định.

Kế hoạch là văn bản dùng để xác định mục đích, yêu cầu, chỉ tiêu của nhiệm vụ cần hoàn thành trong khoảng thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức, nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.

Quy hoạch là văn bản xác định mục tiêu và các phương án, giải pháp lớn cho một vấn đề, một lĩnh vực cần thực hiện trong một thời gian tương đối dài, nhiều năm.

Chương trình là văn bản dùng để sắp xếp nội dung công tác, lịch làm việc cụ thể của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng hoặc của các đồng chí lãnh đạo trong một thời gian nhất định.

Đề án là văn bản dùng để trình bày có hệ thống về một kế hoạch, giải pháp giải quyết một nhiệm vụ, một vấn đề nhất định để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tờ trình là văn bản dùng để thuyết trình tổng quát về một đề án, một vấn đề, một dự thảo văn bản để cấp trên xem xét, quyết định.

Công văn là văn bản dùng để truyền đạt, trao đổi các công việc cụ thể trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Biên bản là văn bản ghi chép diễn biến, ý kiến phát biểu và ý kiến kết luận của đại hội Đảng và các hội nghị của cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng.

Các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan Đảng thường dùng các giấy tờ hành chính sau đây:

2- Giấy chứng nhận ( hoặc giấy xác nhận, thẻ chứng nhận),

III- THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN

1- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành :

Điều 7: Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)

1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành :

1- Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành :

1- Đảng uỷ Quân sự Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương, các đảng uỷ khối các cơ quan Trung ương và các đảng uỷ trực thuộc Trung ương được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương .

2- Các đảng uỷ trực thuộc tỉnh, thành uỷ được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện.

3- Các đảng uỷ trực thuộc huyện, quận, thị, thành phố trực thuộc tỉnh được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở.

Điều 13:Ngoài thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, các cấp uỷ, tổ chức, cơ quan đảng tuỳ tình hình được ban hành các thể loại văn bản như: kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và các giấy tờ hành chính được nêu tại điều 5 của bản quy định này.

IV – THỂ THỨC VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

Thể thức văn bản của Đảng bao gồm các thành phần cần thiết của văn bản được trình bày đúng quy định để bảo đảm giá trị pháp lý và giá trị thực tiễn của văn bản.

Mỗi văn bản chính thức của Đảng bắt buộc phải có đủ các thành phần thể thức sau đây:

2- Tên cơ quan ban hành văn bản,

3- Số và ký hiệu văn bản,

4- Địa điểm và ngày, tháng, năm ban hành văn bản,

5- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản,

6- Phần nội dung văn bản,

7- Chữ ký, thể thức để ký và dấu cơ quan ban hành văn bản,

8- Nơi nhận văn bản.

Ngoài các thành phần thể thức bắt buộc được quy định tại điều 15, đối với từng văn bản cụ thể, tuỳ theo nội dung và tính chất, có thể bổ sung các thành phần thể thức sau đây:

1- Dấu chỉ mức độ mật (mật, tối mật, tuyệt mật)

2- Dấu chỉ mức độ khẩn ( khẩn, thượng khẩn, hoả tốc hẹn giờ),

3- Các chỉ dẫn về phạm vi phổ biến, giao dịch, bản thảo và tài liệu hội nghị.

Các thành phần thể thức bổ sung do người ký văn bản quyết định.

1- Bản chính là bản hoàn chỉnh, đúng thể thức, có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền và dấu của cơ quan ban hành.

2- Bản sao và các thành phần thể thức bản sao

Bản sao là bản sao lại nguyên văn hoặc trích sao một phần nội dung từ bản chính. Văn bản sao dưới mọi hình thức đều phải đảm bảo đủ các thành phần thể thức bản sao sau đây:

– Tên cơ quan sao văn bản,

– Địa điểm và ngày, tháng, năm sao văn bản,

– Chức vụ và chữ ký, họ tên người ký sao và dấu cơ quan sao,

THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN CỦA ĐẢNG

Theo Quy định ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Chính trị số 31-QĐ/TW, ngày 01-10-1997 và Quyết định của Ban Bí thư số 91-QĐ/TW ngày 16-02-2004, cơ quan lãnh đạo Đảng các cấp (đại hội Đảng và cấp ủy các cấp), các tổ chức, cơ quan Đảng từ Trung ương đến chi bộ có quyền ban hành các loại văn bản như sau: I. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp trung ương 1- Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng ban hành: – Đại hội: Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chiến lược, nghị quyết, quy chế, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi. – Đoàn Chủ tich: Thông báo, báo cáo. – Đoàn thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành: Chiến lược, nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, thông cáo, tuyên bố, lời kêu gọi, báo cáo. 3- Bộ Chính trị ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 4- Ban Bí thư ban hành: Quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, thông báo, báo cáo. II. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi chung là cấp tỉnh). 1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp tỉnh, thành phố ban hành: – Đại hội: Nghị quyết, quy chế, thông báo. – Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo. – Đoàn Thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 3- Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. III. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh gọi chung là cấp huyện). 1- Đại hội đại biểu đảng bộ cấp huyện ban hành: – Đại hội: Nghị quyết, quy chế, thông báo. – Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo. – Đoàn Thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu: Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban chấp hành đảng bộ huyện (gọi tắt là huyện ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 3- Ban thường vụ huyện ủy ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, thông tri, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. IV. Các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở và chi bộ 1- Đại hội đảng bộ (đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên) ban hành: – Đại hội: Nghị quyết. – Đoàn Chủ tịch: Thông báo, báo cáo. – Đoàn Thư ký: Báo cáo. – Ban Thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu): Báo cáo. – Ban Kiểm phiếu: Báo cáo. 2- Ban chấp hành đảng bộ cơ sở (gọi tắt là đảng ủy) ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy chế, quy định, thông báo, báo cáo. 3- Ban thường vụ đảng ủy cơ sở ban hành: Nghị quyết, quyết định, kết luận, quy định, thông báo, báo cáo. 4- Chi bộ cơ sở và chi bộ, đảng ủy bộ phận trực thuộc đảng ủy cơ sở ban hành: – Đại hội: Nghị quyết. – Chi bộ, đảng ủy bộ phận: Nghị quyết, báo cáo. V. Các tổ chức đảng được lập ra theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc theo quy định của Trung ương 1- Đảng ủy Quân sự Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, các đảng ủy khối các cơ quan trung ương và các đảng bộ trực thuộc Trung ương được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 2- Các đảng ủy trực thuộc tỉnh, thành ủy được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp huyện. 3- Các đảng ủy trực thuộc huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy (trực thuộc tỉnh) được ban hành các loại văn bản tương ứng với các cơ quan lãnh đạo Đảng cấp cơ sở. VI. Các cơ quan tham mưu giúp việc và các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… hoạt động có thời hạn của cấp ủy các cấp (gọi chung cơ quan đảng). 1- Các cơ quan đảng (và liên cơ quan) các cấp ban hành: Quyết định, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn, thông báo, báo cáo. 2- Ban Cán sự Đảng ngoài nước khi thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy cấp trên đối với các đảng bộ, chi bộ hoạt động ở nước ngoài được ban hành văn bản như một cấp ủy cấp trên cơ sở. VII. Các đảng đoàn, ban cán sự Đảng các cấp ban hành: Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, kết luận, quy chế, quy định, hướng dẫn thông báo, báo cáo. Ngoài thẩm quyền ban hành các thể loại văn bản được quy định trên, đại hội đảng bộ các cấp (đại hội, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký) được ban hành các thể loại văn bản như: chương trình, công văn, biên bản; các cấp ủy, tổ chức, cơ quan Đảng tùy tình hình được quyền ban hành các loại văn bản như: kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án, tờ trình, công văn, biên bản và được sử dụng các loại giấy tờ hành chính nêu trên. So sánh với các thể loại văn bản của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng có thể loại thông tri tương tự như thể loại thông tư, hoặc kết luận mà các cơ quan nhà nước không có thể loại văn bản này.

Ban Cán Sự Đảng Bộ Tài Chính Triển Khai Nghiêm Túc Các Nghị Quyết Của Trung Ương Đảng

Đoàn sẽ tiến hành kiểm tra việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2023 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2023 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, gắn với thực hiện Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở”.

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, gắn với việc thực hiện Kết luận số 64-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính nêu rõ: Việc học tập, quán triệt các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII được Ban Cán sự Đảng và Đảng ủy Bộ Tài chính triển khai thực hiện nghiêm túc.

Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, hai nghị quyết này rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả của các đơn vị trong hệ thống chính trị, cũng như các đơn vị sự nghiệp công lập. Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã triển khai nghị quyết, tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch, xây dựng Ban Chỉ đạo. Bộ Tài chính mong đoàn kiểm tra có những góp ý cụ thể để Bộ Tài chính có thêm thông tin, tạo động lực tiếp tục hoàn thiện, triển khai thực hiện giúp ngành Tài chính phát triển tốt hơn.

Báo cáo tại hội nghị, đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn – Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bí thứ Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, việc triển khai 2 nghị quyết này được Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính thực hiện nghiêm túc và tổ chức triển khai có hiệu quả.

Việc sắp xếp tổ chức bộ máy hiện đang được kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với phân cấp quản lý của Chính phủ; tăng cường bộ máy tham mưu về cơ chế chính sách; củng cố bộ máy thực thi pháp luật; cơ cấu lại bộ máy gắn với cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong thực thi nhiệm vụ được giao; đẩy mạnh phân cấp đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu của Bộ Tài chính.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, việc tổ chức bộ máy ngành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hóa là cơ sở để ngành Tài chính thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy ở các cấp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.

Tại hội nghị, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính cũng nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, với những đặc thù chung; đồng thời nêu một số kiến nghị, đề xuất tới Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ về tổ chức bộ máy, về quản lý, sử dụng biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình đã ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị bước đầu nghiêm túc của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc.

“Đến nay, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã tích cực triển khai thực hiện 2 nghị quyết bằng nhiều hình thức như phổ biển, tuyên truyền, ban hành các kế hoạch, chương trình hành động, quán triệt từ trung ương tới địa phương,… và đã đạt được những kết quả ban đầu. Hai nghị quyết đã tạo ra khí thế mới, động lực mới và đã được triển khai quyết liệt trong toàn ngành Tài chính” – đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình cũng đề nghị Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính hoàn chỉnh báo cáo theo hướng bám sát nội dung, yêu cầu của 2 nghị quyết, đề cương của đợt kiểm tra; lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị để việc thực hiện cuộc kiểm tra đảm bảo theo đúng kế hoạch.

Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị các thành viên trong đoàn kiểm tra phát huy cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tập trung trong thẩm tra, xác minh, đảm bảo nội dung, tiến độ thực hiện cuộc kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra; đồng thời cần lắng nghe ý kiến phản hồi của Bộ Tài chính, các đơn vị để xây dựng báo cáo đánh giá khách quan, trung thực…/.

Đoàn Kiểm Tra Của Ban Bí Thư Làm Việc Với Ban Cán Sự Đảng Bộ Tài Chính Về Triển Khai Các Nghị Quyết Của Trung Ương

Tại buổi làm việc, Đoàn Kiểm tra của Ban Bí thư cho biết, nội dung kiểm tra tập trung vào việc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2023 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2023 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII ” Về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”gắn với thực hiện Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” đối với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính.

Đ/c Nguyễn Văn Bình – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đánh giá cao những kết quả đã đạt được của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính và các đơn vị trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết.

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính gắn với thực hiện Kết luận số 64-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI với Đoàn kiểm tra, đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn – Ủy viên Ban Cán sự, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, việc triển khai 2 nghị quyết này được Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính thực hiện nghiêm túc và tổ chức học tập, quán triệt, triển khai đạt hiệu quả cao.

Theo đó, việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính hiện đang được kiện toàn theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với phân cấp quản lý của Chính phủ; Tăng cường bộ máy tham mưu về cơ chế chính sách; Củng cố bộ máy thực thi pháp luật và xác định đúng vị trí, vai trò của cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sat về lĩnh vực tài chính; Cơ cấu lại bộ máy gắn với cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị thực thi nhiệm vụ được giao; Đẩy mạnh phân cấp đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu của Bộ Tài chính.

Theo đồng chí Đỗ Hoàng Anh Tuấn, việc tổ chức bộ máy ngành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại hóa là cơ sở để ngành Tài chính thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được giao; đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy ở các cấp, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và hội nhập quốc tế.

Đ/c Đinh Tiến Dũng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính phát biểu tại Hội nghị.

Tại buổi làm việc, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính cũng báo cáo những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và Nghị quyết số 19-NQ/TW; đồng thời nêu ra một số kiến nghị, đề xuất Bộ Chính trị, Chính phủ về tổ chức bộ máy, về quản lý, sử dụng biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.

Ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị nghiêm túc của Ban Cán sự đảng Bộ Tài chính và các đơn vị trực thuộc, đồng chí Nguyễn Văn Bình cho biết, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã tích cực triển khai thực hiện 2 nghị quyết bằng nhiều hình thức như: Phổ biển, tuyên truyền, ban hành các kế hoạch, chương trình hành động; Quán triệt trong toàn Ngành từ trung ương tới địa phương… Hai nghị quyết đã tạo ra khí thế mới, động lực mới và đã được triển khai quyết liệt trong toàn ngành Tài chính.

Đồng chí Nguyễn Văn Bình cũng đề nghị Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính hoàn chỉnh báo cáo theo hướng bám sát nội dung, yêu cầu của 2 nghị quyết, đề cương của đợt kiểm tra; Lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị để việc thực hiện cuộc kiểm tra đảm bảo theo đúng kế hoạch.

Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Văn Bình lưu ý các thành viên trong Đoàn kiểm tra phát huy cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tập trung trong thẩm tra, xác minh, đảm bảo nội dung, tiến độ thực hiện cuộc kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra; đồng thời lắng nghe ý kiến phản hồi của Bộ Tài chính, các đơn vị để xây dựng báo cáo đánh giá khách quan, trung thực.

Cách Trình Bày Tên Cơ Quan Ban Hành Văn Bản Trong Văn Bản Của Đảng

Căn cứ quy định tại Điểm 1.2 Khoản 1 Mục II Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2023 về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Đảng do Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương ban hành thì tên cơ quan ban hành văn bản là một trong những thành phần thể thức bắt buộc khi trình bày văn bản của Đảng. Theo đó, việc trình bày tên cơ quan ban hành văn bản được hướng dẫn cụ thể như sau:

1.2.1. Thể thức

Tên cơ quan ban hành văn bản là thành phần thể thức xác định tác giả văn bản. Ghi chính xác, đầy đủ tên cơ quan ban hành văn bản theo quy định của Điều lệ Đảng hoặc văn bản thành lập của cấp uỷ, cơ quan, tổ chức đảng có thẩm quyền.

a) Văn bản của đại hội đảng các cấp ghi tên cơ quan ban hành văn bản là đại hội đảng cấp đó; ghi rõ đại hội đại biểu hoặc đại hội toàn thể đảng viên lần thứ mấy, trường hợp không xác định được lần thứ mấy thì ghi thời gian của nhiệm kỳ. Văn bản của đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu ghi tên cơ quan ban hành văn bản là đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu và tên cơ quan cấp trên là đại hội đảng cấp đó.

– Văn bản của đại hội đảng toàn quốc.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ…*

Ví dụ 2: Văn bản của đoàn chủ tịch

– Văn bản của đại hội đảng bộ cấp tỉnh và đảng bộ trực thuộc Trung ương.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội

Ví dụ 2: Văn bản của đoàn thư ký

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂUĐẢNG BỘ KHỐI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNGLẦN THỨ…ĐOÀN THƯ KÝ*

– Văn bản của đại hội đảng bộ cấp huyện.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂUĐẢNG BỘ HUYỆN CHÂU THÀNH LẦN THỨ…*

Ví dụ 2: Văn bản của ban thẩm tra tư cách đại biểu

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂUĐẢNG BỘ HUYỆN CÔN ĐẢO LẦN THỨ…BAN THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU*

– Văn bản của đại hội đảng bộ cấp cơ sở. Ví dụ 1: Văn bản của đại hội

Ví dụ 2: Văn bản của ban kiểm phiếu

ĐẠI HỘIĐẢNG BỘ CỤC LƯU TRỮ NHIỆM KỲ…BAN KIỂM PHIẾU*

– Văn bản của đại hội chi bộ.

Ví dụ 1: Văn bản của đại hội

Ví dụ 2: Văn bản của ban kiểm phiếu

ĐẠI HỘICHI BỘ PHÒNG TÀI CHÍNH NHIỆM KỲ…BAN KIỂM PHIẾU*

b) Văn bản của cấp uỷ các cấp và chi bộ ghi tên cơ quan ban hành văn bản như sau:

– Văn bản của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ghi chung là Ban Chấp hành Trung ương.

Ví dụ:

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG*

– Văn bản của ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố, đảng bộ trực thuộc Trung ương, văn bản của ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương ghi chung là tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

ĐẢNG UỶ CÔNG AN TRUNG ƯƠNG*

– Văn bản của ban chấp hành đảng bộ huyện, quận và đảng bộ tương đương, văn bản của ban thường vụ huyện uỷ, quận uỷ và đảng uỷ tương đương ghi chung là huyện uỷ, quận uỷ, đảng uỷ và tên của đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

– Văn bản của ban chấp hành đảng bộ cơ sở, văn bản của ban thường vụ đảng uỷ cơ sở ghi chung là đảng uỷ và tên đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Ví dụ:

– Văn bản của đảng uỷ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở ghi tên đảng uỷ bộ phận và tên đảng bộ cơ sở cấp trên trực tiếp.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

– Văn bản của chi bộ cơ sở, chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng uỷ bộ phận ghi chung là chi bộ và tên đảng bộ cấp trên trực tiếp.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

c) Văn bản của các cơ quan, tổ chức đảng được lập theo quyết định của cấp uỷ các cấp (cơ quan tham mưu, giúp việc, đảng đoàn, ban cán sự đảng, ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…) ghi tên cơ quan ban hành văn bản là tên cơ quan, tổ chức đảng và tên cấp uỷ mà cơ quan đó trực thuộc.

– Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Ví dụ 1: Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc Trung ương

Ví dụ 2: Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp tỉnh

Ví dụ 3: Văn bản của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp huyện

– Văn bản của các đảng đoàn, ban cán sự đảng.

+ Văn bản của các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

+ Văn bản của các đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc cấp uỷ cấp tỉnh.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

– Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng…

+ Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… trực thuộc Trung ương.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

+ Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… trực thuộc cấp uỷ cấp tỉnh.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

+ Văn bản của các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng… trực thuộc cấp uỷ cấp huyện.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

d) Văn bản của các đơn vị được lập theo quyết định của cơ quan, tổ chức đảng các cấp ghi tên cơ quan ban hành văn bản là tên đơn vị và tên cơ quan cấp trên trực tiếp.

Ví dụ 1:

Ví dụ 2:

đ) Văn bản của liên cơ quan ban hành ghi đầy đủ tên các cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

Ví dụ:

BAN TỔ CHỨC TỈNH UỶ – SỞ NỘI VỤ*

1.2.2. Kỹ thuật trình bày

Tên cơ quan ban hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng. Đối với văn bản của liên cơ quan, ghi tên cơ quan, tổ chức chủ trì trước, giữa các tên cơ quan, tổ chức có dấu gạch nối (-).

Tên cơ quan ban hành văn bản trình bày góc trái, dòng đầu, ngang với tiêu đề, phía dưới có dấu sao (*) ngăn cách với số và ký hiệu văn bản (ô số 2, Phụ lục 1).

Trân trọng!