Văn Bản Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê Thuộc Thể Loại Văn Bản Nào / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Văn Bản Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê

I. Gợi ý trả lời câu hỏi:

1. Truyện viết về ai, về việc gì? Ai là nhân vật chính?

Đây là truyện viết về tâm trạng và tình cảm của hai anh em. Đó là nỗi đau vì cha mẹ bỏ nhau làm hai anh em phải xa nhau (Thành ở với bố, Thủy theo mẹ về quê ngoại).

b. Tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê” nhưng có quan hệ mật thiết đến nội dung câu chuyện, đây là ý đồ tư tưởng của người viết truyện.

Bởi vì: Những con búp bê vốn là một thứ đồ chơi của tuổi nhỏ, vô cảm, nhưng ở đây đã gợi nên một nỗi đau cho hai đứa trẻ ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ đang sống xum họp. Các em có tội lỗi gì đâu mà phải xa nhau.

3. Những chi tiết nói lên sự gần gũi, thương yêu chia sẻ và quan tâm thật sự đến nhau như:

Ở hai anh em Thành và Thủy có những chi tiết nói lên sự gần gũi, thương yêu và quan tâm thật sự đến nhau như: ” Thủy mang kim chỉ ra sân vận động vá áo cho Thành, còn Thành thì chiều nào cũng đón em đi học về, dắt tay nhau vừa trò chuyện, Thành nhường đồ chơi cho em”. 4. Lời nói và hành động của Thủy khi thấy anh chia hai con búp bê ra…?

* Tình huống: Khi thấy anh chia hai con búp bê ra, Thủy bối rối và tru tréo lên giận dữ vì thương Thành, sợ đêm đêm không có con vệ sĩ gác giấc ngủ cho anh.

Tác giả gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ:

– Muốn giải quyết mâu thuẫn này chỉ có một cách là cha mẹ Thành – Thủy phải đoàn tụ lại nhưng không được nữa.

– Kết thúc truyện: Thủy lựa chọn bỏ lại con ” Em nhỏ” bên cạnh con vệ sĩ để không bao giờ chúng phải xa nhau.

Cách lựa chọn này gợi lên trong lòng ta một tình thương. Đó là một em gái thương anh hết mực, giàu lòng vị tha, thương cả hai con búp bê phải xa nhau nữa nên thà mình chịu thiệt thòi để anh có con vệ sĩ gác cho anh ngủ. Từ tình huống này, người đọc xúc động, xót thương cho cảnh ngộ của những trẻ thơ rất thương nhau phải xa nhau vì hạnh phúc gia đình tan vỡ (nguyên nhân từ phía cha mẹ của các em). Giá trị nhân bản của tác phẩm rất lớn. 5. Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thủy với lớp học khiến em cảm động nhất?

– Chi tiết khiến ta cảm động nhất là cô giáo Tâm tặng cho Thủy quyển vở và cây bút máy nắp vàng.

– Chi tiết làm người đọc phải giật mình: Thủy không muốn nhận vì em nói không được đi học nữa, do nhà ngoại xa trường quá, nên ” mẹ bảo sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Nghe Thủy nói cô Tâm thốt lên: ” Trời ạ!” “Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa”. 6. Giải thích tâm trạng của hai anh em Thành và Thủy khi ra khỏi trường?

* Khi ở trong trường bước ra, tâm trạng hai anh em Thành – Thủy đang như có giông tố, bão bùng, vì những đổ vỡ mà cha mẹ tạo ra cho các em.

* Thế mà bên ngoài cảnh vật tươi đẹp vẫn tươi đẹp, bình yên

Vì vậy Thành ” kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường mà nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.“hai anh em Thành – Thủy đau khổ, ngồi dưới gôc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu “một cách nặng nề thì “lũ chim sâu… vẫn nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót, người đi chợ vẫn ríu ran”.

– Bố mẹ mỏ nhau, Thành – Thủy phải xa nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình hai em. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên.

– Tác giả chỉ muốn nói đến sự đau khổ của hai đứa trẻ ngây thơ bị bố mẹ bỏ rơi là sự đau xót vô cùng không biết ngỏ cùng ai!

– Tác giả như muốn nhắc nhở: mỗi người hãy lắng nghe những gì đang diễn ra quanh ta.

– Miêu tả sự việc một cách khách quan tác giả muốn nhắn thầm: Hãy san sẻ nỗi đau cùng đồng loại không nên sống dửng dưng vô tình.

Cách diễn tả nghịch cảnh này đã làm tăng thêm nỗi buồn thảm trong lòng các em nhỏ vì thất vọng, bơ vơ, lạc lõng giữa cảnh đời.

7. Qua câu chuyện này, tác giả muốn gởi đến mọi người điều gì?

Qua câu chuyện này, ta thấy tác giả muốn gởi đến mọi người một thông điệp: Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.

“Tình cảm gia đình là vô cùng quí giá và rất quan trọng. Mọi người hãy cố gắng giữ gìn không nên vì lý do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên và trong sáng đó”.

8. Nghệ thuật

– Nhân vật kể chuyện chính là người trong cuộc nên trực tiếp nói lên nỗi đau chia lìa vừa của tác giả đồng thời xen vào những câu văn miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật một cách ấn tượng, chuyện kể rất tự nhiên, chân thật, nhiều chi tiết bất ngờ.

Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện gợi lên trong lòng người đọc một sự thấm thía: “Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng giữ gìn và bảo vệ, không nên vì lí do gì mà làm tan vỡ đi cái hạnh phúc đời thường êm ấm, trong sáng tự nhiên”.

Nhưng điều học tập ở đây là tình cảm chân thành, trong sáng, đẹp đẽ của hai anh em Thành và Thủy. Cả hai em đều là những đứa trẻ ngoan, nhân ái, vị tha, giàu tình cảm, tinh tế và nhạy cảm.

Phân Tích Văn Bản Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992.

Giới thiệu về cảnh ngộ của hai anh em: Anh em Thành và Thủy phải chia xa nhau vì bố mẹ li hôn.

2. Thân bài

Hoàn cảnh của hai anh em Thành và Thủy

Nỗi khổ tâm của hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ li hôn

Thành

Đau lòng khi nghĩ đến chuyện phải chia tay với đứa em yêu quý

Suốt đêm, nghe tiếng khóc tức tưởi của em, Thành phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối và hai cánh tay áo.

Cố giấu kín nỗi buồn, rón rén đi ra ngoài, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm.

Thấy em gái theo ra thì thương em vô cùng, kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.

Chua chát nghĩ rằng cảnh vật vẫn vui tươi như mọi ngày mà sao tai họa lại giáng xuống đầu hai anh em nặng nề như vậy.

Những kỉ niệm đẹp đẽ, cảm động của tình anh em ruột thịt hiện rõ lên trong tâm trí càng làm cho Thành đau đớn.

Lúc phải chia đôi đồ chơi theo lệnh của mẹ, Thành nhường tất cả cho em gái.

Thủy

Tủi thân và hoảng sợ trước cảnh ngộ éo le của gia đình

Biết tin bố mẹ li hôn, Thủy khóc suốt đêm

Nghe mẹ ra lệnh chia đồ chơi, Thủy bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn anh. Cặp mắt buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

Thấy anh ra vườn, Thủy len lén ra theo, ngồi nép bên cạnh anh.

Lúc chia đồ chơi, thấy anh đặt hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai phía, Thủy giận dữ mắng “Sao anh ác thế”, bởi bé không muốn chúng phải xa nhau.

Cô bé thương anh, nhường cả cho anh hai con búp bê và bắt anh hứa không bao giờ để chúng ngồi cách xa nhau.

Ao ước của hai anh em Thành và Thủy

Mãi được sống bên nhau cùng cha mẹ, dưới mái ấm gia đình hạnh phúc.

Mong cho hai con búp bê cũng không bao giờ phải rời xa nhau.

3. Kết bài

Tình cảm đáng quý trọng của hai anh em.

Là lời nhắc nhở, cảnh báo mọi người: Gia đình là tổ ấm hạnh phúc vô cùng quý giá nên phải cố gắng giữ gìn, bảo về nó.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê

Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê của tác giả Khánh Hoài được trao giải Nhì cuộc thi viết về thiếu nhi do Viện khoa học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy Điển tổ chức năm 1992. Nội dung truyện đề cập đến những vấn đề bức xúc của gia đình và xã hội, cụ thể là nạn li hôn dẫn tới sự tan vỡ gia đình và nỗi bất hạnh của trẻ thơ.

Cảm Nhận Về Văn Bản Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê

Cảm nhận về văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê

1. Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài) là truyện ngắn được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen tổ chức năm 1992.

2. Văn bản này thuộc loại văn bản nhật dụng. Nhưng về hình thức đây là một truyện ngắn hoàn chỉnh. Phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản là tự sự. Ngoài ra cuộc chia tay (của những con búp bê, của tình cảm thầy trò và của tình anh em) tạo thành ba yếu tố hạt nhân của văn bản, tác giả còn sử dụng phương thức biểu cảm qua cách kể chuyện, đồng thời bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhân vật chính (cũng là người trong cuộc). Sự kết hợp khéo léo giữa hai phương thức này giúp cho văn bản có được giọng điệu truyền cảm, gợi lên nhiều nỗi xót xa trong tâm hồn bạn đọc.

3. Qua ba cuộc chia tay cảm động, tác giả giúp bạn đọc cảm nhận những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em Thành – Thuỷ, đồng thời cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ không may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, chia lìa, từ đó biết thông cảm và chia sẻ với những người bạn ấy.

Truyện viết về một cuộc chia li đau đớn của hai anh em Thành và Thuỷ trong hoàn cảnh bố mẹ các em li hôn. Hai anh em vốn rất yêu thương nhau. Cô giáo và các bạn cùng lớp với Thuỷ rất thương cảm và chia sẻ với hai em về nỗi đau đó. Tác phẩm là lời kêu gọi các bậc làm cha mẹ hãy vì con trẻ mà giữ gìn tổ ấm gia đình toàn vẹn, hạnh phúc để không làm tổn thương những trái tim bé bỏng, non nớt, những tình cảm tự nhiên, trong sáng của con trẻ. Truyện cũng nhắc nhở mỗi người cần biết thông cảm, chia sẻ với những nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.

Điểm đặc biệt của truyện ngắn này là ở chỗ, tác giả không đi sâu kể về sự việc bố mẹ Thành và Thuỷ li hôn; không lí giải nguyên nhân, không trần thuật sự mâu thuẫn, xô xát giữa họ. Toàn bộ truyện ngắn tập trung miêu tả cảnh chia tay của hai em nhỏ. Và nổi bật là tình cảm gắn bó, yêu thương, lòng vị tha, nhân hậu của những đứa trẻ – nạn nhân của một cuộc hôn nhân đổ vỡ.

4. Văn bản được thể hiện theo phương thức tự sự với ba cuộc chia tay. Bởi vậy, lời dẫn chuyện và lời nhân vật là những yếu tố quan trọng:

– Lời dẫn chuyện thường có tính chất khách quan nhưng trong văn bản này, lời dẫn chuyện của nhân vật xưng “tôi” cũng là lời của nhân vật chính của truyện (Thành) – người “trong cuộc” trực tiếp chứng kiến và hứng chịu nỗi đau chia lìa như em gái của mình.

Sự lựa chọn ngôi kể này làm tăng thêm tính chân thực của truyện (Thành chứng kiến các sự việc trong gia đình và kể lại), đồng thời, nhân vật chính cũng có điều kiện bộc bạch suy nghĩ, tình cảm một cách hồn nhiên, chân thành và thấm đẫm cảm xúc, bao trùm lên trên hết là tình yêu thương của người anh với em gái. Tất cả đã tạo nên sức thuyết phục của thiên truyện.

– Lời nhân vật: Truyện có nhiều nhân vật, song mỗi nhân vật lại được thể hiện trong nhiều trạng thái khác nhau. Đặc biệt, truyện có hàng loạt chi tiết cho thấy hai anh em Thành và Thuỷ rất yêu quý, quan tâm và quyến luyến nhau. Đó là chi tiết: (1) Khi chia đồ chơi, tâm trạng của Thuỷ rất mâu thuẫn: vừa thương anh, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh gác anh không ngủ được, không muốn những con búp bê phải chia rẽ, lại vừa giận dỗi anh…; (2) Chi tiết: Trước sự quyến luyến của hai anh em, người mẹ vừa phải giả giọng cay nghiệt (“Thằng Thành, con Thuỷ đâu?”) vừa không kìm nén được lòng mình (“Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thuỷ: Đi thôi con.”).

Soạn Văn Bài: Cuộc Chia Tay Của Những Con Búp Bê

Soạn văn bài: Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài

Tóm tắt:

Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,… Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1:

Truyện viết về cuộc chia tay giữa hai an hem Thành và Thủy. Vì bố mẹ li hôn mà hai an hem mỗi người một ngả. Thủy về quê ngoại với mẹ, Thành ở lại với bố.

Cả hai anh em Thành và Thủy đều là nhân vật chính của câu chuyện.

Câu 2:

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chính là người chứng kiến câu chuyện xảy ra, trực tiếp tham gia cốt truyện – tức là cùng chịu nỗi đau vì sự mất mát về tình cảm như em gái mình. Cách lựa chọn ngôi kể này giúp tác giả có điều kiện trực tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm và diễn biến tâm trạng của nhân vật, tăng thêm tính chân thực của truyện, làm cho truyện hấp dẫn và sinh động hơn. Chính vì thế, mặc dù tiêu đề của truyện là Cuộc chia tay của những con búp bê nhưng người đọc vẫn hiểu là cuộc chia tay của Thanh và Thuỷ.

Tuy nhiên, tiêu đề truyện còn một hàm ý khác. Những con búp bê thường gợi liên tưởng đến sự hồn nhiên, trong sáng, vô tư. Cuộc chia tay của những con búp bê tạo ra một tình huống tâm lí – đó là cuộc chia tay không đáng có, cũng như không đáng có cuộc chia tay giữa Thành và Thuỷ – hai anh em vốn rất mực gần gũi, thương yêu và luôn luôn quan tâm, chia sẻ cùng nhau. Tên truyện, vì thế đã gợi ra được một tình huống đáng chú ý khiến người đọc phải quan tâm theo dõi.

Câu 3: Hãy tìm các chi tiết trong truyện để thấy hai an hem Thành, Thủy rất mực gần gũi thương yêu, chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau.

– Chia sẽ, giúp đỡ và quan tâm đến nhau:

– Rất mực gần gũi thương yêu nhau:

Nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

Chia đồ chơi. Thành “Anh cho em tất”, Thủy “Em để lại hết cho anh”, đem con Vệ Sĩ để đầu gường gác cho anh ngủ.

Khi chia tay nhau cả hai anh em đều bật khóc.

Câu 4:

Đọc truyện, điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thuỷ bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thuỷ vừa ngạc nhiên vừa giận dữ “Sao anh ác thế!” đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính cao trào, đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn của truyện.

Câu 5:

– Chi tiết chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng:

Cô giáo tặng Thủy quyển số và chiếc bút máy nắp vàng nhưng: “Em không dám nhận… Em không đi học nữa”. “Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa để ra chợ ngồi bán”.

Ý nghĩa: Sự đau xót của số phận tuổi thơ, Thủy phải mất mát quá lớn: xa bố, xa anh, thiếu thốn tình thương. Phải chịu cảnh thất học. Phải lăn lộn vào đường đời để kiếm sống lúc còn quá nhỏ.

– Chi tiết làm em cảm động nhất:

Chi tiết chia tay của Thủy với lớp học làm cô giáo bàng hoàng

Chi tiết cô giáo và cả lớp cùng khóc khi biết Thủy không còn được đi học nữa.

Chi tiết Thủy đã trèo lên xe, nhưng bỗng em lại tụt xuống đi về phía đầu giường, đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ.

Câu 6: Thành kinh ngạc bởi trong khi tâm hồn mình đang diễn ra những mất mát, đớn đau quá lớn (mất mái ấm gia đình, phải chia tay đứa em gái nhỏ) thì cuộc đời ngoài kia vẫn trôi bình thản. Chi tiết này cho thấy sự hụt hẫng, cô đơn của nhân vật. Nó tác động mạnh vào ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta trước những người xung quanh và trước cuộc sống của cộng đồng.

Câu 7: Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến chúng ta một lời nhắn nhủ rằng: mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy.