Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
Nội dung chi tiết
1. Quy định về biên bản thanh lý hợp đồng
Thanh lý hợp đồng là gì?
Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
Biên bản thanh lý hợp đồng là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng (Nguồn: Internet)
Mục đích của thanh lý hợp đồng:
_Giúp các bên trong Hợp đồng xác định được các quyền và nghĩa vụ của các bên đã được thực hiện đến đâu, các trách nhiệm, nghĩa vụ nào còn chưa được thực hiện và hậu quả pháp lý của việc nghĩa vụ chưa được thực hiện là gì _Những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ hoặc có thỏa thuận với nhau thì được xem như chấm dứt, đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn chưa thực hiện đầy đủ thì vẫn tiếp tục còn hiệu lực. _Các bên cũng sẽ xác định cụ thể các trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trong trường hợp thanh lý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. _Giải phóng các nghĩa vụ mà các bên có nghĩa vụ đã thực hiện đối với bên có quyền, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện. _Theo như mô tả của bạn thì trong hợp đồng trên bên bạn (bên mua) đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán. Như vậy, chúng tôi cho rằng trong trường hợp này bên mua muốn đảm bảo nghĩa vụ thanh toán để tránh trường hợp sau này xảy ra tranh chấp thì bên bạn nên thực hiện việc thanh lý hợp đồng.
Nội dung trong thanh lý hợp đồng cần nêu rõ hai nội dung sau:
– Thứ nhất là về việc công ty bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, hai bên cam kết sau này không thể có tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
– Thứ hai, về nghĩa vụ bảo hành, hai bên thỏa thuận nghĩa cụ bảo hành của bên bán vẫn tiếp tục còn hiệu lực sau khi hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng và kéo dài cho đến hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cung cấp hàng hóa. Nếu trong hợp đồng cung cấp hàng hóa chưa quy định chi tiết điều này, trong biên bản thanh lý phải làm rõ và hai bên phải cùng đồng ý với những nội dung này.
Như vậy, để đảm bảo việc mô tả đúng tiến độ của hợp đồng cũng như tránh tranh chấp xảy ra về sau, công ty bạn nên thanh lý hợp đồng và nêu rõ nghĩa vụ thanh toán của bên công ty mình đã thực hiện xong cũng như những nghĩa vụ mà công ty bên kia chưa thực hiện.
Căn cứ nào để lập biên bản thanh lý hợp đồng
– Căn cứ vào những điều khoản quy định về chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng dựa từ bản hợp đồng chính;
– Căn cứ vào quy định pháp luật của pháp luật với những khoản trích dẫn từ bản hợp đồng chính.
Do vậy việc soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng luôn có những yêu cầu người viết có đủ sự tinh tế và độ chính xác hợp pháp cao. Về thẩm quyền ký kết:
Người có quyền ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người:
– Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân;
– Được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền;
– Trực tiếp sử dụng lao động;
– Được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản.
(khoản 1 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP)
Người có quyền ký hợp đồng lao động bên phía người lao động là người:
– Từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện;
– Đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
– Được những người lao động trong nhóm ủy quyền.
(khoản 2 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
Trên cơ sở này, về nguyên tắc, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động sẽ là người có thẩm quyền ký biên bản thanh lý hợp đồng lao động.
2. Biên bản thanh lý hợp đồng có ý nghĩa gì?
Đặc điểm nổi bật của biên bản thanh lý hợp đồng
Trường hợp cần viết biên bản thanh lý hợp đồng
Không phải tất cả các trường hợp đều được áp dụng viết biên bản hay trong bất kỳ tình huống nào doanh nghiệp cũng có thể viết. Việc viết biên bản cũng như những quy định cụ thể được quy định trong những trường hợp như sau:
– Hợp đồng thanh lý được lập biên bản khi các hoạt động kinh tế, xây dựng, kinh doanh được thực hiện xong;
– Được dùng trong các trường hợp thời hạn của bản hợp đồng chính đã hết và không có sự thỏa thuận nào về bản hợp đồng đó khi thực hiện. Ví dụ cụ thể nhất, dễ dàng bắt gặp đó là biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà
– Lập biên bản thanh lý hợp đồng trong trường hợp những thỏa thuận bị đình chỉ hay đang trong giai đoạn sắp hủy bỏ và sẽ hủy bỏ.
– Trường hợp không được tiếp tục thực hiện các trao đổi và phải lập biên bản đó là khi một bên ký kết hợp đồng là pháp nhân phải giải thể công trình, dự án, kinh doanh đó.
– Người thực hiện các điều khoản về hợp đồng không có đủ điều kiện và tư cách, năng lực để thực hiện hợp đồng kinh tế.
Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản về những hậu quả pháp lý hay các trách nhiệm của bản thân mình khi lập biên bản thanh lý tài sản là gì? Từ đó có những cái nhìn đúng đắn và quyết định về hợp đồng của cả hai bên, nhằm đem lại thuận lợi nhất có thể mà không bị vướng mắc hay bận tâm công việc gì.
Bản hợp đồng được quy định có tính pháp lý và được áp dụng kể từ thời điểm các bên ký kết vào biên bản. Quan hệ của chủ thể tham gia gần như hết hiệu lực, tuy nhiên các bên tham gia cũng cần thực hiện quyền và nghĩa vụ về trách nhiệm thực hiện và tuân thủ hợp đồng đến khi trách nhiệm được kết thúc và biên bản được hoàn thành. Các bên tham gia cần thực hiện đúng và chấp hành nghiêm chỉnh để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc cho những trường hợp tranh chấp không đáng có xảy ra.
3. Có bắt buộc làm biên bản thanh lý hợp đồng không?
Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực. Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện. Có thể nói, đây là một trong những ưu việt của chế định “thanh lý hợp đồng”.
4. Một số mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng dịch vụ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—-o0o—–
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ
– Căncứ hợp đồng … ký ngày … tháng …năm ..
– Căn cứ vào nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty …
Hôm nay, ngày … tháng… năm …., chúng tôi gồm:
Chúng tôi gồm:
BÊN SỬ DỤNG DỊCH VỤ (BÊN A):
CÔNG TY ….
Địa chỉ: ….
Đại diện: Ông …
Chức vụ: Tổng Giám đốc/ Giám đốc
BÊN CUNG CẤP DỊCH VỤ (BÊN B):
CÔNG TY…
Địa chỉ:
Đại diện: Ông ….
Chức vụ: Tổng Giám đốc/ Giám đốc
Hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng với những nội dung sau:
1. Bên A đồng ý nghiệm thu kết quả sử dụng dịch vụ … do bên B bàn giao đến hết ngày …
2. Bên A đã thực hiện việc thanh toán trước phí sử dụng dịch vụ …cho bên B vào ngày…..
Số tiền: VND (Bằng chữ: ……………………………………..).
Hai bên đồng ý thanh lý các hợp đồng này vào ngày….
Biên bản được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thuê nhà:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ
(Căn nhà số : đường……………phường …………………………………………………… quận……………………)
BÊN CHO THUÊ NHÀ: (Gọi tắt là Bên A)
Ông/Bà:………………………………………………………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số: ……………..do …………………cấp ngày…….tháng…….năm……………
Địa chỉ thường trú:……………………………………………………………………………………………………
BÊN THUÊ NHÀ: (Gọi tắt là Bên B)
Công ty:………………………………………………………………………………………………………………….
Trụ sở số:……………………………………………………………………………………………………………….
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:………………………………………………………………………..
Do ông (Bà):……………………………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:……………………..do ……………………………………………………………
cấp ngày…….tháng…….năm…………………………………………………………………………………….
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………………………………………..
Làm đại diện theo Giấy ủy quyền số:………………………………………………………………………..
Căn cứ vào hợp đồng thuê nhà đã ký giữa chúng tôi tại Phòng Công chứng số ……….ngày ………tháng………năm……….., chúng tôi thỏa thuận việc thanh lý hợp đồng thuê nhà như sau:
Điều 1. Hai bên cùng đồng ý chấm dứt trước thời hạn thuê nhà kể từ ngày……….tháng ……….năm……………
Điều 3. Hai bên cam kết không tranh chấp hay khiếu nại gì về sau.
Điều 4. Kể từ ngày hợp đồng thanh lý này được hai bên ký kết và Phòng Công chứng số……………thành phố Hồ Chí Minh chứng nhận, Hợp đồng thuê nhà nêu trên không còn giá trị nữa.
Hợp đồng được lập thành……….bản, mỗi bản…………trang, mỗi bên giữ 01 bản, Phòng công chứng số……….lưu 01 bản.
Lập tại Phòng công chứng số ……………… ngày………..tháng………..năm………………..
BÊN A BÊN B
(ký và ghi rõ họ và tên) (ký và ghi rõ họ và tên)
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn:
Số: …………………../TLHĐ
Căn cứ vào Hợp đồng …………. số: ………………/………….. ký ngày …./…../…….. giữa Công ty ………… và Công ty ………..
Hôm nay, ngày …… tháng ….. năm …….. Tại …………………………………………, Chúng tôi gồm:
BÊN A: CÔNG TY ……………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………
Đại diện bởi ông : ……………………………………………………………………………………………
Chức danh : …………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại : …………………………………… Fax: ……………………………………………….
MST : …………………………………………………………………………………………..
BÊN B: CÔNG TY ……………………………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………
Đại diện bởi ông : . …………………………………………………………………………………………..
Chức danh : …………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại : ……………………………………………… Fax: …………………………………….
MST : ………………………………………………………………………………………….
Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng ……………….. số: ……/……../……/200. ký ngày …./…../…….. với nội dung sau:
ĐIỀU 1:
Bên B đã tiến hành …………… cho Bên A theo hợp đồng ……….. nghiệp số: ……/……../……/200. ký ngày …./…../…….
ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán:
Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B mức phí dịch vụ như sau:
Giá trị hợp đồng trước thuế: …………………………………………………………………………
Thuế VAT: ……………………………………………………………………………………………
Giá trị hợp đồng sau thuế: …………………………………………………………………………
Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên ………………………………….
ĐIỀU 3:
Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.
Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng …………. số: ……/……../……/200. ký ngày …./…../…….. giữa Công ty ………… và Công ty ………..
Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A (Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký, ghi rõ họ tên)
—————————————————————————–
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH
Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1
Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004
www.luatthienminh.com.vn
Trân trọng !
Bạn có thể tham khảo các bài viết khác mà khách hàng thường quan tâm của Luật Thiên Minh: