Công Ty Điện Lực Phú Thọ

Các vướng mắc cụ thể được nêu trong văn bản này như sau:

1. Phân biệt dự án điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN), điện mặt trời (ĐMT) nối lưới:

– Vướng mắc lớn hiện nay là định nghĩa về công trình xây dựng và cơ sở để xác định là loại hình ĐMTMN: trường hợp các công trình xây dựng dân dụng, nhà xưởng có sẵn (trụ sở, nhà máy, trường học, trung tâm thương mại, khu công nghiệp…) thì đảm bảo quy định ở Quyết định 13/2023/QĐ-TTg, tuy nhiên, hiện nay nhiều dự án ĐMT có công suất dưới 01 MW thực hiện theo mô hình trang trại nông nghiệp thì cơ sở để xác định có phải là ĐMTMN chưa rõ ràng và chưa có hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan chức năng.

– Việc xác định “tấm pin quang điện lắp đặt trên mái nhà” theo Quyết định 13/2023/QĐ-TTg cũng gặp khó khăn do hình thức “mái nhà” rất đa dạng về hình thức tấm mái (mái tôn, mái nhựa, tấm lấy sáng, bạt nilon, lưới hoặc bản thân tấm pin thay thế mái nhà…), cách thức lợp mái (trên/dưới xà gồ…) trong khi các quy định để xác định thế nào là mái nhà chưa cụ thể. Nhiều dự án lắp đặt trên khung giá đỡ nằm trên đất vườn, đất nông nghiệp theo mô hình kinh tế trang trại, có mục đích chính là để sản xuất điện mặt trời nhằm hưởng giá bán điện dành cho ĐMTMN. Một số công trình dùng chính tấm pin làm mái che và lắp đặt cách nhau một khoảng hở để lấy ánh sáng cho phù hợp với vật nuôi, cây trồng bên dưới, sau đó có lắp bổ sung các tấm lợp bên dưới xà gồ để được công nhận là ĐMTMN.

Do các hướng dẫn để xác định là dự án ĐMTMN chưa rõ ràng như trên, các Tổng công ty Điện lực/Công ty Điện lực (TCTĐL/CTĐL) rất khó khăn trong việc xác định để áp dụng đúng giá mua bán điện theo Quyết định 13/2023/QĐ-TTg.

1. Thực tế có một số hệ thống ĐMTMN được đầu tư theo cụm có tổng công suất trên 01 MW (mỗi dự án < 01 MW) tại cùng 01 địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu công nghiệp) của 01 chủ đầu tư và đấu nối tại 01 điểm hoặc nhiều điểm. Trường hợp này có được xem là ĐMTMN để ký hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư không và có cần Giấy phép hoạt động điện lực không?

2. Trường hợp một chủ đầu tư có nhu cầu mua lại cụm hệ thống ĐMTMN nằm liền kề nhau trên cùng mảnh đất, có tổng công suất trên 01 MW. Vậy sau khi chuyển nhượng, chủ đầu tư có phải bổ sung Giấy phép hoạt động điện lực không?

3. Đối với trường hợp chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, nhà điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu,… trong khuôn viên dự án ĐMT, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư năng lượng mặt trời mái nhà và đề nghị lắp công tơ riêng, ký hợp đồng mua điện cho các phần lắp thêm như hệ thống ĐMTMN. Trường hợp này có được thực hiện mua bán điện riêng không?

5. Quy định khác nhau của các địa phương về quản lý thuế, hóa đơn với các đối tượng không phải doanh nghiệp (hộ dân, công sở, trường học…); về quản lý xây dựng, đất đai… cũng gây lúng túng cho các CTĐL khi thực hiện các hướng dẫn về ĐMTMN, ví dụ:

– Phòng Quản lý đô thị thuộc UBND Quận Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh không cho phát triển ĐMTMN trên các công trình nhà ở riêng lẻ trong khi chờ Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn, quy định về xây dựng và an toàn của hệ thống ĐMTMN.

– Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang yêu cầu các hệ thống ĐMTMN trên các nhà xưởng khu công nghiệp phải có thẩm tra phê duyệt thiết kế.

– Ban Quản lý (BQL) các khu công nghiệp tỉnh Đắk Nông, Khánh Hòa yêu cầu báo cáo xin ý kiến BQL trước khi thỏa thuận đấu nối hoặc ký hợp đồng mua bán điện của các dự án ĐMTMN trong khu công nghiệp;

– UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu Công ty Điện lực chỉ thoả thuận với các hệ thống ĐMTMN khi đã có điểm đấu nối hiện hữu tại thời điểm thỏa thuận. Tại cụm có 2 công trình trở lên thì khi thỏa thuận đấu nối cho công trình thứ 2 trở đi phải có cột điện hiện hữu của công trình trước đó.

7. Vướng mắc về kỹ thuật:

– Thông tư 39/2023/TT-BCT và Thông tư 30/2023/TT-BCT chỉ quy định yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối lưới điện trung áp trở lên và hệ thống điện mặt trời đấu nối lưới điện hạ áp, chưa có quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp. Nếu các hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp phải áp dụng yêu cầu kỹ thuật đối với nhà máy điện mặt trời đấu nối vào lưới điện trung áp trở lên theo các Thông tư nêu trên thì sẽ không khả thi và rất khó khăn cho chủ đầu tư.

– Tiêu chuẩn kỹ thuật về ĐMTMN: Hiện nay chưa có quy định của cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các vật tư thiết bị của hệ thống ĐMT để đảm bảo hiệu suất, chất lượng điện năng cũng như quy chuẩn về an toàn cho công trình xây dựng, phòng chống cháy nổ cho hệ thống ĐMTMN.

– Chưa có quy định cụ thể về lắp đặt thiết bị đóng cắt, thiết bị bảo vệ, nối đất, chống sét cho công trình, điều khoản giám sát, ngừng/giảm công suất phát của dự án ĐMTMN theo lệnh của chỉ huy điều độ trong trường hợp sự cố hoặc quá tải lưới điện.

Các kiến nghị từ EVN đối với Bộ Công Thương

Để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam, nhất là đối với điện mặt trời mái nhà, EVN kiến nghị và đề xuất Bộ Công Thương một số nội dung sau:

1. Xem xét, hướng dẫn các tiêu chí xác định cụ thể để phân biệt giữa hệ thống điện mặt trời mái nhà và hệ thống điện mặt trời nối lưới, tạo điều kiện thuận lợi trong việc xác định giá mua bán điện đối với các hệ thống điện mặt trời theo đúng Quyết định 13/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Các hệ thống điện mặt trời công suất đến 01 MW, đấu nối vào cấp điện áp dưới 35 kV, có các tấm pin mặt trời lắp trên hệ thống khung giá đỡ (có mái hoặc không có mái), lắp đặt một phần trên mái nhà, một phần trên đất; các hệ thống điện mặt trời lắp trên mái nhà xưởng trong KCN vừa mua điện của EVN để sử dụng vừa bán điện lên lưới của EVN qua máy biến áp 110 kV được ghi nhận là ĐMTMN để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ĐMTMN và EVN sẽ thực hiện ký hợp đồng, thanh toán tiền mua điện cho các chủ đầu tư theo Quyết định 13/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3. Đối với mô hình trang trại nông nghiệp kết hợp điện mặt trời với công suất ≤ 01 MW thì được công nhận là ĐMTMN.

5. Cho phép Tổng Công ty Điện lực/Công ty Điện lực chỉ thỏa thuận đấu nối và ký hợp đồng mua bán điện đối với các hệ thống ĐMTMN mà không gây quá tải trạm biến áp 110 kV khu vực.

6. Bổ sung quy định yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống ĐMTMN đấu nối lưới điện trung áp trong các Thông tư 39/2023/TT-BCT và Thông tư 30/2023/TT-BCT cho phù hợp với thực tế, đảm bảo khả thi cho các chủ đầu tư.

7. Chỉ đạo các Sở Công Thương thống nhất quy định, tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia lắp đặt ĐMTMN.

Các nhà đầu tư điện mặt trời mái nhà rất mong muốn các vướng mắc đã nêu cũng như một số đề xuất kiến nghị của EVN sớm được Bộ Công Thương giải quyết và hướng dẫn cụ thể, ngoài ra cũng phát huy tác dụng tăng cường nguồn điện trong giai đoạn sắp đến, phù hợp với chủ trương khuyến khích của Chính phủ phát triển năng lượng tái tạo. 

Nguồn: evn.com.vn

Phú Thọ Xây Dựng Chính Quyền Điện Tử Tạo Đột Phá Cải Cách Hành Chính

Tỉnh Phú Thọ hiện có 100% cơ quan, đơn vị kết nối trục liên thông văn bản quốc gia, bảo đảm kết nối liên thông văn bản bốn cấp từ T.Ư đến cơ sở; 100% đơn vị cấp sở, huyện và 221 đơn vị cấp xã sử dụng chữ ký số trong giao dịch văn bản điện tử.

Tỷ lệ trao đổi văn bản điện tử và sử dụng chữ ký số của các cơ quan nhà nước đạt hơn 95%. Bên cạnh đó, hệ thống “một cửa” điện tử tích hợp Cổng dịch vụ công trực tuyến được triển khai đồng bộ, thống nhất trong các cơ quan nhà nước, cung cấp 100 thủ tục hành chính mức độ 2 và cung cấp 1.639 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 (bằng 92,03%), 260 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 (bằng 13,21%). Tỉnh cử cán bộ chuyên môn thường xuyên trực tại Trung tâm phục vụ hành chính công để hướng dẫn người dân gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến; đồng thời hướng dẫn cán bộ cơ sở sử dụng hệ thống “một cửa” điện tử và Cổng dịch vụ công của tỉnh.

Tỉnh Phú Thọ cũng vừa đưa trung tâm điều hành thông minh vào hoạt động để giám sát các chỉ tiêu phát triển về kinh tế – xã hội; đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền, giáo dục, y tế, tài nguyên – môi trường, giao thông. Cùng với đó, trung tâm cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và khoa học số liệu tổng hợp về kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của các cấp chính quyền, giúp công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị kịp thời, hiệu lực, hiệu quả hơn; đưa ra các hoạch định chính sách, cơ cấu phát triển ngành, địa phương sát với thực tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử đã tạo bước đột phá mới trong cải cách hành chính trên địa bàn. Năm 2023, tỉnh xếp thứ 11 trong số 63 tỉnh, thành phố về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (tăng một bậc so năm 2023); xếp thứ 22 trong số 63 tỉnh, thành phố về chỉ số thành phần “Hiện đại hóa hành chính” (tăng 13 bậc so năm 2023), góp phần đưa tỉnh xếp thứ 20 trong số 63 tỉnh, thành phố (tăng hai bậc so năm 2023) về Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX).

PV và TTXVN

Nhiều Bất Cập Tại Sở Y Tế Tỉnh Phú Thọ

Theo kết luận thanh tra, trong giai đoạn từ 1/1/2023 đến 31/12/2023, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã tiến hành tiếp nhận thẩm định và cấp 304 chứng chỉ hành nghề dược; 1.016 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và 1.016 giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt cho 1.016 cơ sở.

Trong đó, 14 giấy chứng nhận đạt thực hành tốt phân phối thuốc (GDP), 167 giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP) với loại hình nhà thuốc, 835 giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP) với loại hình quầy thuốc.

Qua thanh tra, Thanh tra Bộ Y tế phát hiện, việc cấp chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận GDP, GPP, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ vẫn còn những tồn tại, bất cập.

Trong đó, tiêu chuẩn của trưởng đoàn một số đoàn đánh giá có chuyên môn chưa phù hợp với quy định. Kiểm tra các hồ sơ đánh giá đạt thực hành tốt đối với cơ sở, tại một số hồ sơ có các điểm sai sót.

Cụ thể, Đoàn thanh tra phát hiện giấy xác nhận thời gian thực hành tại cơ sở dược hợp pháp trong hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược của bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (số 1011/PT- CCHND) không ghi rõ nhiệm vụ được phân công của bà Hạnh.

Lỏng lẻo quản lý thuốc

Theo Kết luận thanh tra, trong kế hoạch lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc trên địa bàn hằng năm, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ phê duyệt chưa cụ thể số lượng mẫu lấy, số lượng mẫu gửi để Trung tâm Kiểm nghiệm Phú Thọ thực hiện.

Mặc khác, Sở Y tế rà soát chưa đầy đủ báo cáo, đôn đốc, yêu cầu Trung tâm Kiểm nghiệm Phú Thọ báo cáo kết quả hoạt động hằng năm về thực hiện kiểm nghiệm bao nhiêu mẫu lấy (sử dụng ngân sách) và thực hiện kiểm nghiệm bao nhiêu mẫu gửi (thực hiện dịch vụ kiểm nghiệm cho các cơ sở) để có cơ sở đánh giá hoạt động kiểm tra chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

Trong việc triển khai thông báo của Cục Quản lý Dược về thuốc vi phạm chất lượng phải thu hồi, Sở Y tế có ban hành Công văn 224/SYT-NVD ngày 08/02/2023 yêu cầu các cơ sở tổng hợp thuốc vi phạm chất lượng phải thu hồi, báo cáo Sở Y tế trước ngày 07/3/2023. Tuy nhiên, Sở Y tế chưa đôn đốc các cơ sở thực hiện đầy đủ việc báo cáo thông tin để tổng hợp về thuốc vi phạm chất lượng.

Đối với công tác quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt, khi thừa ủy quyền của Giám đốc Sở Y tế phê duyệt đơn hàng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ Dược đã ký với hình thức thừa lệnh và không ghi rõ chức danh của người ký thừa ủy quyền.

Đặc biệt, Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đã duyệt hủy thuốc hướng tâm thần với lý do thuốc hết hạn sử dụng khi thuốc chưa hết hạn sử dụng: Hồ sơ ngày 20/4/2023 đề nghị hủy thuốc hướng thần của Công ty Cổ phần Dược Phú Thọ xin hủy 4 ống thuốc Diazepam 10mg/2ml hạn sử dụng là ngày 27/4/2023 với lý do thuốc hết hạn sử dụng. Thời điểm Sở Y tế tỉnh Phú Thọ đồng ý cho hủy thuốc số thuốc trên vẫn còn hạn sử dụng.

Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cũng chưa đôn đốc các cơ sở có kinh doanh, sử dụng thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất lập báo cáo 6 tháng và báo cáo hằng năm về việc xuất, nhập, tồn kho, sử dụng thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất gây nghiện, thuốc dạng phối hợp có chứa dược chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất.

Tại BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ, sổ theo dõi xuất, nhập, tồn kho của thuốc gây nghiện thực hiện theo dõi tổng kết số lượng xuất ra theo ngày, chưa theo dõi cụ thể theo từng lần xuất thuốc cho các khoa phòng. Người phụ trách cấp phát thuốc thực hiện chưa đầy đủ theo nguyên tắc thuốc hết hạn xuất trước, hàng nhập trước xuất trước.

Văn Bản Điện Tử Là Gì? Những Thông Tin Xoay Quanh Văn Bản Điện Tử

1. Văn bản điện tử là gì?

Khái niệm: Văn bản điện tử là văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp thông qua dữ liệu để truyền đạt thông tin. Văn bản điện tử là dạng văn bản có dữ liệu thông tin văn bản dưới dạng điện tử và được tạo ra từ trực tuyến hoặc được scan từ văn bản giấy tờ sang dạng hình ảnh và được định dạng dưới tệp tin tin hoặc file theo dạng “.doc” hoặc “.pdf”. Nội dung của văn bản điện tử tương tự với nội dung của văn bản giấy, các dạng scan thì nội dung y nguyê so với với chính ở văn bản giấy.

Văn bản điện tử hiện nay là một trong những phương tiện ghi chép được sử dụng rộng rãi. Văn bản điện tử vẫn đảm bảo yêu cầu như văn bản giấy truyền thống như nội dung, yêu cầu sự ổn định, có sự thống nhất giữa các thông tin, cố định và truyền đạt thông tin cho nhiều đối tượng tiếp cận. Điểm khác của văn bản điện tử là hình thức ghi tin, lưu trữ thông tin văn bản cũng như cách truyền đạt văn bản thông tin so với văn bản giấy truyền thống.

Văn bản điện tử được thực hiện và hình thành thông qua các phương tiện công nghệ tiên tiến như công nghệ điện tử, máy tính, công nghệ điện, điện tử, truyền dẫn không dây và nhiều công nghệ tích hợp tạo thành.

Xã hội hiện đại hóa, công nghiệp hóa, đứng đầu là chính phủ đã có những thay đổi đầu tiên trong việc truyền đạt thông tin. Chính phủ đã quyết xây dựng một chính phủ điện tử, xây dựng một chính phủ không giấy tờ, không ký văn bản giấy mà thay vào đó là các văn bản điện tử.

Việc làm Điện tử viễn thông

2. Tầm quan trọng của văn bản điện tử

Công nghệ điện tử phát triển mạnh mẽ, các giao dịch với các cơ quan ngoài việc thể hiện trên giấy tờ thì đã được tích hợp hiện đại hóa, điện tử hóa dưới dạng văn bản điện tử. Văn bản điện tử ra đời có vai trò quan trọng đối với việc lưu giữ truyền đạt thông tin. Văn bản điện tử khắc phục được những hạn chế mà văn bản giấy tờ không giải quyết được như tốc độ truyền đạt, gửi và nhận thông tin, giảm bớt công đoạn thử công, tiết kiệm chi phí lưu trữ kiểm tra thông tin, tạo môi trường làm việc điện tử, môi trường hiện đại hóa.

Cùng với việc văn bản điện tử xuất hiện và trở thành phổ biến trong xã hội, doanh nghiệp trong nước đang phải đổi mới, nâng cao tầm doanh nghiệp, điện tử hóa các giao dịch.

Việc phát triển văn bản điện tử cho thấy nhiều mặt lợi ích không nhỏ đối với xã hội và nhà nước.

2.1. Cắt giảm nhiều thủ tục hành chính

Dịch vụ hành chính được thực hiện thông qua nền tảng trực tuyến, nền tảng số, hàng loạt thủ tục hành chính sẽ được cắt giảm và minh bạch hơn trong nhiều khâu. Người dân hay doanh nghiệp không cần mất thời gian cũng như chi phí di chuyển đến các trụ sở hành chính mà được cung cấp thông tin cũng như đăng ký dịch vụ ở bất kỳ đâu.

Mọi chi phí khi thực hiện trên nền tảng số hay trên các văn bản điện tử sẽ được công khai và lưu giữ hồ sơ, văn bản trên nền tảng số, sẽ không còn tình trạng mất chi phí đen, chi phí không minh bạch khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Thông qua các văn bản điện tử, các thủ tục sẽ được thực thi theo đúng quy định, theo đúng thời gian. Việc giám sát thực thi sẽ dễ dàng hơn khi mọi văn bản điện tử được lưu trên hệ thống công khai.

2.2. Tiết kiệm chi phí, thời gian – thuận lợi trong điều hành công việc

Việc sử dụng văn bản điện tử đã phần nào tiết kiệm giấy in cũng như thời gian ký tá cả đống giấy tờ. Việc sử dụng văn bản điện tử giúp cho việc ký tá hàng loạt giấy tờ được đơn giản hơn rất nhiều. Sử dụng chữ ký số để ký văn bản điện tử sẽ tiết kiệm thời gian. Muốn ký văn bản giấy tờ, người ký thường phải ở văn phòng hoặc phải có người đem văn bản đến tận nơi để xin chữ ký, tuy nhiên khi có văn bản điện tử những bước này được rút gọn đáng kể. Với hệ thống văn bản điện tử, ở bất cứ đâu đều có thể xem được văn bản cũng như có thể ký duyệt bằng chữ ký số để ký duyệt và phát hành các văn bản.

Ví dụ trong một doanh nghiệp, khi một bộ phận cần ký duyệt hợp đồng thường sẽ phải xin chữ ký của sếp, tuy nhiên không phải lúc nào thì sếp cũng ở văn phòng, khi có sự giúp sức của văn bản điện tử và chữ ký số thì sự việc giải quyết kể cả khi sếp có đi công tác ở quốc gia khác.

Tốc độ gửi và nhận thông tin của văn bản điện tử cũng nhanh chóng hơn văn bản giấy truyền thống. Thông tin chuyển phát từ các nơi có thể mất 1-2 ngày dù là gửi nhanh, tuy nhiên văn bản điện tử sẽ được truyền và nhận thông tin chỉ trong 1 phút. Hệ thống sẽ gửi thông báo về việc truyền nhận thông tin liên tục.

3. Sự xuất hiện của chữ ký điện tử – Xác minh văn bản điện tử

Chữ ký điện tử là một dạng của ký hiệu điện tử. Chữ ký điện tử và chữ ký truyền thống viết tay có chức năng tương tự giống nhau, dùng đẻ ký két, cam kết theo những điều trong văn bản đã ký và không sửa đổi được sau khi đã ký.

Đây là bước ngoặt trong sự phát triển của công nghệ số. Bằng phương thức điện tử và dưới phương pháp tạo lập từ dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức đa dạng khác, gắn liền hoặc kết hợp với thông điệp dữ liệu một cách logic với thông điệp dữ liệu và có khả năng nhận biết và xác nhận người ký văn bản điện tử.

Về bản chất, chữ ký điện tử là chương trình phần mềm điện tử được tạo ra qua sự biến đổi từ dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó con chip của phần mềm này sẽ thông qua dữ liệu ban đầu cung cấp để xác nhận độ chính xác của chữ ký điện tử.

Tuy nhiên chữ ký điện tử đang gặp nhiều thách thức cũng như những khả năng bảo mật không cao:

– Tính bảo mật không cao được như văn bản giấy tờ. Khi ký văn bản giấy tờ thường sẽ gặp trực tiếp và có sự chứng kiến của nhiều bên, có sự tin tưởng tuyệt đối và không gặp trường hợp giả chữ ký. Tuy nhiên khi áp dụng ở văn bản điện tử, chữ ký số cũng chỉ là một phần mềm được người thứ 3 tạo nên rồi giao lại cho người sử dụng. đơn giản có thể hiểu là chữ ký số có thể bị đánh cắp và không phải người ký là người duy nhất biết được mật mã chữ ký.

– Chữ ký điện tử còn quá lệ thuộc vào phần mềm máy móc. Khi có văn bản điện tử được ký bằng chữ ký số, phải mất thêm một bước để xác nhận tính chính xác cũng như tính xác thực về nội dung cũng như tính chính xác của nội dung văn bản. Bước xác nhận này cần phải thông qua hệ thống máy tính và phần mềm tương thích để phân tích và xác nhận.

– Vấn đề bản gốc, bản chính hay bản sao: đối với văn bản giấy truyền thống sẽ có văn bản gốc được ký và chỉ có một bản duy nhất tại thời điểm ký. Một khi văn bản ký mất đi sẽ không có bản y như vậy, ngoài ra còn có các bản sao để dùng trong những trường hợp cần nhiều bản cho các bên. Nhưng với văn bản điện tử thì chữ ký được ký bằng chữ ký điện tử, người ta có thể copy chữ ký và bản copy với bản chính không khác gì nhau vì cùng một mã số, từ đó không phân biệt được bản gốc và bản sao.

4. Quy định về gửi, nhận văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước

Theo quyết định 28 thì văn bản điện tử sau khi đã ký duyệt được nhận, gửi qua hệ thống quản lý văn bản có giá trị tương đương với văn bản giấy, và thay cho văn bản giấy.

Nhằm tạo hành lang pháp lý đồng bộ và có sự thống nhất trong việc gửi nhạn văn bản điện tử tron cơ quan nhà nước, Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 28, tổ chức triển khai hoạt đồng bộ kết nối liên thông văn bản điện tử. Tạo động lực mạnh mẽ trong việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính, hướng đến nền hành chính không giấy.

Theo điều 5 của luật iao dịch điện tử, việc giao nhận văn bản điện tử phải thông qua các nguyên tắc đã được quy định. các quy định dựa trên sự thống nhất và có sự phối hợp với các quy định khác của Luật về bảo vệ nhà nước, các luật về an ninh hay an toàn thông tin và lưu trữ thông tin văn bản.

Văn bản điện tử có giá trị tương đương với văn bản giấy truyền thống về mọi mặt như ngày thực thi, giá trị pháp lý,…

Văn bản điện tử được quy định phải gửi ngay trong ngày ký duyệt.

Văn bản điện tử được theo dõi, cập nhập và xử lý trên hệ thống quản lý và điều hành chung.

Văn bản điện tử phải bảo đảm yêu cầu về thẩm mỹ và kỹ thuật. Trình bày văn bản điện tử phải theo quy định đã ban hành.

Nhà nước đã ban hành thông tư số 01/2023/TT – BNV để quy định rõ về việc trao đổi lưu trữ cũng như xử lý trong công tác văn thư. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan nhà nước về việc gửi, nhận văn bản điện tử trong cơ quan nhà nước.

Đối với văn bản điện tử đến và đi thực hiện và quản lý theo 05 nguyên tắc bao gồm:

– Văn bản đến hoặc đi đều phải đăng ký ở hệ thống tình trạng đến hoặc đi.

– Lưu số hiệu văn bản. Số hiệu này là duy nhất.

– Địa chỉ đến hoặc đi đều phải xác nhận địa chỉ gửi hoặc địa chỉ nhận.

– Xác định chức năng của văn bản.

– Giải quyết văn bản điện tử được gửi đến hoặc đi theo đúng thời hạn.

Khai Trương Trung Tâm Điều Hành Thông Minh Tỉnh Phú Thọ

Theo đánh giá của lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, sự hợp tác về viễn thông – CNTT giữa tỉnh Phú Thọ và Tập đoàn VNPT trong 5 năm qua (2023 – 2023) là sự hợp tác toàn diện, chặt chẽ và góp phần làm thay đổi cả về chất và lượng hạ tầng công nghệ nơi miền Trung du này, đặc biệt là những thay đổi vượt bậc trong mảng chính phủ điện tử.

Đây chính là nền tảng để VNPT và UBND tỉnh Phú Thọ tiếp tục tiến tới một giai đoạn hợp tác mới (2023-2025).

Thành quả nổi bật trong 5 năm hợp tác

Sau 5 năm hợp tác chặt chẽ, có thể thấy rằng, quá trình ứng dụng viễn thông – CNTT ở Phú Thọ đã đi vào thực chất, hiệu quả, đem lại những chuyển biến tích cực cho công tác chỉ đạo, điều hành, góp phần hiện đại hóa nền hành chính công của tỉnh.

Đặc biệt năm 2023, với sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự hỗ trợ phối hợp chặt chẽ của Tập đoàn VNPT đã đẩy nhanh công tác xây dựng chính phủ điện tử của tỉnh, xếp hạng chính quyền điện tử của tỉnh tăng 8 bậc trong 2 năm 2023-2023, xếp thứ 11/63 tỉnh thành phố, góp phần đưa Phú Thọ xếp thứ 20/63 tỉnh, thành phố về chỉ số cải cách hành chính.

Trong 5 năm qua, hạ tầng viễn thông – CNTT tỉnh Phú Thọ đã có nhiều đổi mới. Đến nay đã hoàn thành triển khai cáp quang, mạng di động 3G, 4G đến 100% các xã trong tỉnh.

Mạng diện rộng của tỉnh được thiết lập, kết nối các cơ quan của tỉnh, của huyện, hiện đang triển khai tới các xã để đảm bảo ứng dụng trong chính quyền điện tử, vận hành ổn định, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Về ứng dụng trong phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, UBND tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với VNPT triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh bao gồm hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành trong các cơ quan nhà nước của tỉnh.

Phần mềm đảm bảo kết nối liên thông cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. 100% các Sở, Ban, Ngành, các huyện, thành thị thực hiện gửi nhận văn bản tích hợp chữ ký số.

Tính đến tháng 8/2023, tổng số văn bản gửi và nhận qua hệ thống là hơn 615.000 văn bản, tổng số văn bản gửi đi và phát hành trên Trục liên thông văn bản quốc gia là hơn 152.000 văn bản.

Hệ thống một cửa điện tử tích hợp dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai đồng bộ, thống nhất liên thông đến 100% các cơ quan nhà nước và cả 3 cấp được kết nối liên thông tới cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống cung cấp trực tuyến 1.542 dịch vụ công mức 3, đạt 79%; 527 dịch vụ mức 4, đạt 27%.

Đến tháng 8/2023 hệ thống tiếp nhận 150.000 hồ sơ, thực hiện giải quyết 145.000 hồ sơ đạt tỷ lệ 96% hồ sơ được xử lý trước hạn.

Hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu của tỉnh được triển khai đảm bảo kết nối liên thông với các hệ thống thông tin của trung ương và địa phương.

Hệ thống truyền hình trực tuyến được đầu tư đồng bộ với 243 điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp xã đáp ứng được việc lãnh đạo, chỉ đạo điều hành trên môi trường điện tử; Trang thông tin điện tử được nâng cấp đáp ứng yêu cầu nghị định 43 của Chính phủ, thông tin được cập nhật kịp thời, chính xác từ công tác chỉ đạo điều hành các cấp chính quyền, hỗ trợ thông tin đến người dân và doanh nghiệp.

Bên cạnh đó VNPT cũng hỗ trợ triển khai các ứng dụng chuyên ngành trong thời gian qua.

Cụ thể, VNPT đã phối hợp với Sở Giáo dục đào tạo Phú Thọ triển khai hệ thống quản lý giáo dục và Sổ liên lạc điện tử, với Sở Y tế triển khai hệ thống truyền hình trực tuyến, phần mềm khám chữa bệnh, phối hợp với bảo hiểm xã hội tỉnh cung cấp dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng…

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Phú Thọ (IOC) là hệ thống nền tảng cốt lõi trong lộ trình xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh của tỉnh Phú Thọ và được VNPT triển khai xây dựng từ ngày 20/2/2023.

Sau hơn 6 tháng triển khai, đến nay Trung tâm IOC đã được xây dựng hoàn thiện với 9 hệ thống chức năng chính: Hệ thống giám sát chỉ tiêu kinh tế – xã hội; hệ thống giám sát dịch vụ hành chính công; hệ thống giám sát xử lý văn bản điện tử; hệ thống giám sát chỉ tiêu thống kê; hệ thống y tế; hệ thống giáo dục; hệ thống giám sát thông tin mạng xã hội; hệ thống giám sát môi trường; hệ thống camera an ninh và giao thông.

Phát biểu tại lễ khai trương IOC được tổ chức sáng ngày 30/8/2023, ông Bùi Minh Châu, Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ, đã đánh giá cao sự phối hợp giữa Tập đoàn VNPT với UBND tỉnh Phú Thọ trong việc triển khai xây dựng Trung tâm IOC.

Ông Châu yêu cầu, ngay sau khi Trung tâm IOC hoạt động chính thức, các sở, ban, ngành, huyện, thành, thị khai thác, áp dụng hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.

Đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử

Những năm gần đây, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước đang hết sức chú trọng việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của chính quyền, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử.

Tập đoàn VNPT đã và đang tham gia rất tích cực vào các quá trình này và được Chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương tin tưởng, giao nhiều nhiệm vụ và trọng trách lớn.

Trong phát triển Chính phủ điện tử, VNPT đã được Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ và đã hoàn thành việc xây dựng Trục liên thông văn bản Quốc gia; Cổng dịch vụ công Quốc gia; Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ; Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia. Đây đều là các hệ thống quan trọng góp phần xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực đô thị thông minh, Tập đoàn VNPT cũng đang là đơn vị đi đầu trong việc tư vấn, xây dựng và triển khai các giải pháp cho các UBND tỉnh/TP với việc đã tư vấn, xây dựng các chiến lược và triển khai các giải pháp đô thị thông minh cho hơn 28 tỉnh/TP.

Trong quá trình đồng hành với nhiều địa phương trong cả nước để xây dựng chính phủ điện tử, lãnh đạo VNPT nhận ra rằng, các địa phương đi đầu thì đều có sự chỉ đạo sát sao của tập thể lãnh đạo Tỉnh.

Cụ thể như ở Phú Thọ, tập thể Lãnh đạo tỉnh đều rất quyết tâm, đồng lòng trong việc thúc đẩy triển khai các ứng dụng số nhằm đưa Tỉnh nhà trở thành một trong những địa phương đi đầu trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động điều hành.

Điều này chắc chắn sẽ tiếp tục mang lại nhiều giá trị hơn cho xã hội, người dân và doanh nghiệp, qua đó giữ vững, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới nâng cao hơn nữa chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và chỉ số ICT Index.

Nếu như 5 hợp tác vừa qua giữa UBND tỉnh Phú Thọ và Tập đoàn VNPT chủ yếu tập trung vào triển khai phát triển hạ tầng cho Phú Thọ, thì thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2023 – 2025 sẽ mở rộng thêm trên nhiều lĩnh vực mới. Đó là hợp tác xây dựng Chính quyền điện tử, đô thị thông minh, chuyển đổi số.

Các giải pháp được này sẽ phù hợp với định hướng phát triển của Chính phủ và điều kiện đặc thù, mức độ phát triển của địa phương.

Phát biểu tại lễ khai trương IOC tỉnh Phú Thọ ngày 30/8/2023, ông Phạm Đức Long, Chủ tịch Tập đoàn VNPT nhấn mạnh, với sự quyết tâm của lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ và nguồn lực, kinh nghiệm của VNPT, lãnh đạo Tập đoàn có niềm tin sâu sắc vào sự thành công của Tỉnh trong việc hiện thực hóa mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số tại Phú Thọ.

Tập đoàn VNPT mong muồn sẽ được tiếp tục đồng hành cùng với tỉnh Phú Thọ trong việc xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, chuyển đổi số tại tỉnh phù hợp với định hướng của Chính phủ và điều kiện đặc thù, mức độ phát triển của địa phương.

Ông Long cũng cam kết với lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ, Tập đoàn VNPT sẽ tiếp tục huy động đội ngũ cán bộ, chuyên gia tốt nhất, bắt tay ngay vào việc triển khai thực hiện các kế hoạch đã được thống nhất để đảm bảo việc hợp tác giữa hai bên hiệu quả, thiết thực.

Theo Tin nhanh Chứng khoán