Văn Bản Dưới Luật Được Ban Hành Nhằm / Top 18 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Chỉ Giao Tự Chủ Khi Văn Bản Dưới Luật Được Ban Hành

Luật Giáo dục Đại học bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2013. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một hướng dẫn chính thức nào về việc thực thi Luật này. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Chỉ giao tự chủ khi văn bản dưới Luật được ban hành”.

Từ 1/1/2013 Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực thi hành. Bộ GD-ĐT đã từng khẳng định, đây sẽ là bước đổi mới căn bản để nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Thứ trưởng có thể giải thích rõ hơn về điều này?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga : Luật Giáo dục Đại học được xây dựng trên tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo, nên khi thực hiện sẽ có nhiều thay đổi trong hệ thống với mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực . Do đó những tồn tại, hạn chế lâu nay sẽ phải thay đổi cho phù hợp với quy định của luật.

Đầu tiên là công tác quản lý, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội của cơ sở giáo dục đại học để phát huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ quản lý các nhà trường. Cách tiếp cận quản lý chất lượng cũng thay đổi theo quan điểm không chỉ đánh giá kết quả đào tạo bằng số lượng các môn học đã hoàn thành mà quan trọng hơn là đánh giá bằng khối lượng kiến thức người học tích lũy được qua mỗi chương trình đào tạo.

Hệ thống giáo dục đại học cũng thay đổi theo mục tiêu đào tạo để đáp ứng như cầu nhân lực đa dạng. Từ đó chương trình đào tạo của các trường cũng sẽ được thiết kế theo những hướng khác nhau. Chương trình đào tạo sắp tới sẽ rất mềm dẻo phụ thuộc vào năng lực đội ngũ của từng trường, làm sao chất lượng đầu ra không thấp hơn ngưỡng quy định. Điều này sẽ khuyến khích các trường cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo . Những trường có đội ngũ giáo viên giỏi sẽ thiết kế được chương trình hay, chất lượng đào tạo sẽ cao, tăng uy tín và tạo được sức hút đối với người học.

Một điểm mới nữa là tiêu chí xác định cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận sẽ được cụ thể hóa và các chính sách đối với các trường này cũng được xác định rạch ròi…

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang soạn thảo những văn bản quy phạm pháp luật mới và rà soát, điều chỉnh các văn bản hiện hành cho phù hợp với yêu cầu của Luật Giáo dục Đại học.

Hiện nay quy định của Bộ yêu cầu các trường phải tuân thủ cùng 1 chương trình khung. Điều này không phù hợp với mục tiêu đào tạo của tất cả các trường. Vậy khi phân tầng, Bộ có xem xét đến việc phải có nhiều chương trình khung hay không?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga : Luật Giáo dục Đại học không qui định chương trình khung, chỉ qui định khối lượng kiến thức tối thiểu mà người học phải tích lũy được khi học xong một chương trình để được công nhận tốt nghiệp. Chương trình đào tạo sắp tới sẽ rất mềm dẻo phụ thuộc vào năng lực đội ngũ của từng trường, làm sao chất lượng đầu ra không thấp hơn ngưỡng qui định. Điều này khuyến khích các trường cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo. Những trường có đội ngũ giáo viên giỏi sẽ thiết kế được chương trình hay, chất lượng đào tạo sẽ cao, tăng uy tín và tạo được sức hút đối với người học.

Chương trình đào tạo sắp tới sẽ rất mềm dẻo phụ thuộc vào năng lực đội ngũ của từng trường.

Có ý kiến cho rằng quy định mở ngành hiện nay áp dụng chung cho các trường là không phù hợp ở một số tiêu chí như tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ/ sinh viên hoặc cơ sở vật chất… Những tiêu chí này thì chỉ phù hợp với trường ĐH nghiên cứu. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga : Có nhiều tiêu chí để đảm bảo chất lượng đào tạo. Thông tư 57 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa và hai tiêu chí chính, đó là số sinh viên/giảng viên qui đổi và diện tích sàn xây dựng/sinh viên. Đây là hai tiêu chí cơ bản áp dụng chung cho các trường trong giai đoạn hiện nay. Tiêu chí đối với đại học nghiên cứu chắc chắn sẽ còn khắt khe hơn nhiều, ngoài tỉ lệ sinh viên/giảng viên thấp, diện tích phục vụ cho học tập, nghiên cứu dành cho mỗi sinh viên cao, các trường này còn phải thỏa mãn các tiêu chí khác về trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học, tỉ lệ học viên sau đại học trên qui mô sinh viên…

Thứ trưởng có thể cho biết lộ trình thực hiện các quy định trong luật, nội dung nào sẽ được thực hiện ngay trong năm 2013?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Một số quy định trong Luật Giáo dục Đại học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai ngay từ khi Luật được Quốc hội thông qua. Ví dụ như việc giao cho các cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu dựa trên các tiêu chí đảm bảo chất lượng, hay như quy định về xây dựng chương trình đào tạo, thẩm định mở ngành đào tạo, việc tổ chức đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ…

Hiện tại Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục Đại học. Đây là văn bản dưới luật quan trọng nhất cụ thể hóa một số quy định của luật làm cơ sở cho việc thi hành Luật.

Có những điểm mới phải có sự phối hợp liên bộ mới có thể triển khai được. Còn trong phạm vi quyền hạn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong năm 2013, Bộ sẽ tiếp tục điều chỉnh những hoạt động của ngành theo quy định của luật như: Củng cố chất lượng đào tạo không chính quy; phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng; nghiên cứu giao tự chủ tuyển sinh cho các trường thuộc khối ngành năng khiếu, nghệ thuật; hay như việc thành lập và đưa vào hoạt động các tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo…

Một trong những vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm đó là q uyền tự chủ đại học sẽ được giao cho những trường như thế nào? Bộ có ban hành các tiêu chí để được tự chủ hay không ? Thứ trưởng có thể giải đáp phần nào các câu hỏi này?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Khi hệ thống các văn bản dưới luật được hoàn thiện, cơ cấu tổ chức các trường đã được thực hiện theo quy định của luật thì các trường được tự chủ theo đúng tinh thần của Luật Giáo dục đại học .

Theo dân trí

Các trường được đầu tư theo xếp hạng

Tuy nhiên ngay tại thời điểm này, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện luật vẫn gặp khó khăn trong quá trình soạn thảo.

Ảnh: Nguyễn Khánh

Trao đổi với Tuổi Trẻ , Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ:

– Sau hơn sáu tháng Luật giáo dục ĐH được Quốc hội thông qua, Bộ GD-ĐT vẫn đang tiếp tục soạn thảo các văn bản hướng dẫn dưới luật. Sẽ có tổng cộng 36 văn bản hướng dẫn thực hiện các điều của Luật giáo dục ĐH. Phần lớn số văn bản này đã được ban hành trong thời gian qua.

Công bố xếp hạng: sẽ được tính toán cụ thể

* Việc hướng dẫn thực hiện luật có nội dung chỉ là điều chỉnh, bổ sung cái đã có, nhưng cũng có nội dung được xem là mới, lần đầu được vận dụng cho giáo dục ĐH Việt Nam. Phải chăng những vướng mắc chủ yếu nằm ở những nội dung chưa có được sự kiểm chứng trong thực tiễn?

– Đúng là những cái chưa được kiểm chứng qua thực tiễn là nội dung khó khăn nhất trong soạn thảo văn bản hướng dẫn. Bộ GD-ĐT cũng vừa có cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng của Quốc hội để thống nhất những vấn đề còn nhiều tranh luận. Chẳng hạn việc xếp hạng và phân tầng cơ sở giáo dục ĐH. Theo Luật giáo dục ĐH, các trường ĐH, học viện sẽ được phân thành ba tầng: nghiên cứu, ứng dụng và thực hành nghề nghiệp. Trong dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục ĐH ghi rõ chương trình đào tạo sắp tới được tổ chức: chương trình CĐ xây dựng theo hướng ứng dụng; ĐH, thạc sĩ theo hướng nghiên cứu và hướng ứng dụng nghề nghiệp; tiến sĩ xây dựng theo hướng nghiên cứu. Người đang từ hướng ứng dụng muốn sang nghiên cứu sẽ phải học một khối lượng kiến thức chuyển đổi nhất định. Tuy nhiên, quan trọng là việc phân tầng được thực hiện để làm gì? Làm cơ sở cho Nhà nước đầu tư hay chỉ là tài liệu tham khảo cho người học chọn lựa chương trình học tập?

Cũng như vậy, việc xếp hạng trường ĐH là cơ sở cho việc đầu tư hay giúp người học tham khảo trường học phù hợp, nhà tuyển dụng chọn lựa nhân lực theo yêu cầu? Cách làm của chúng ta sẽ không giống với thông lệ quốc tế. Ở các nước, việc xếp hạng trường ĐH do các tổ chức xã hội độc lập công bố để cộng đồng tham khảo, không có cơ quan nhà nước đứng ra công nhận. Song Luật giáo dục ĐH xác định rõ việc xếp hạng trường ĐH phải do Thủ tướng công nhận, ở phạm vi các trường CĐ thì việc công nhận xếp hạng thuộc quyền bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Như vậy, sự công nhận xếp hạng được xem như văn bản pháp quy, làm căn cứ để nhà nước dựa vào thứ hạng cao, thấp của các trường để đầu tư phù hợp. Các nước có thể công bố xếp hạng hằng năm, nhưng ở Việt Nam, vì cấp công nhận là thủ tướng, bộ trưởng, nên định kỳ công bố xếp hạng thế nào sẽ được tính toán cụ thể. Theo kế hoạch, việc ban hành các văn bản hướng dẫn này sẽ được thực hiện trong quý 1-2013.

* Được biết, với Luật giáo dục ĐH, sẽ có việc xét công nhận trường ĐH đạt chuẩn quốc gia như việc công nhận chuẩn quốc gia đối với trường phổ thông mà Bộ GD-ĐT đã làm trong nhiều năm qua. Việc công nhận chuẩn quốc gia với trường ĐH khác gì với trường phổ thông, thưa thứ trưởng?

– Trường ĐH đạt chuẩn quốc gia là khái niệm mới. Ở cấp phổ thông, vì thống nhất về chương trình giảng dạy, về tổ chức nên việc xây dựng chuẩn quốc gia đỡ phức tạp hơn. Ở ĐH, chương trình đào tạo rất đa dạng, trường thiên về đào tạo kinh tế khác trường thiên về kỹ thuật, sư phạm, hay khoa học cơ bản… nên quy định về trường ĐH đạt chuẩn quốc gia thế nào vẫn đang được phân tích soạn thảo. Đã có những ý kiến tranh luận xem chuẩn quốc gia với trường ĐH là điều kiện tối thiểu trường ĐH phải có để hoạt động bảo đảm chất lượng hay là chuẩn mà các trường phải vươn tới. Nhưng nếu đặt nó là cái sàn để các trường phải đạt thì không phù hợp khi đã có quy định về điều kiện bảo đảm thành lập trường. Chuẩn quốc gia đang được soạn thảo sẽ là chuẩn mà các trường phải vươn tới.

Trường ngoài công lập hoạt động phi lợi nhuận: ưu đãi như trường công

* Lâu nay, nhiều trường ĐH ngoài công lập than họ bị thiệt thòi vì đã mạnh miệng tuyên bố hoạt động không vì lợi nhuận, nhưng lại không được hưởng bất cứ ưu tiên gì khi hoạt động: về chính sách thuế, về hỗ trợ đầu tư…Liệu khi Luật giáo dục ĐH được thực thi, những bất hợp lý về hoạt động giáo dục lợi nhuận – phi lợi nhuận có được giải quyết?

– Trước nay, hầu hết các trường ĐH ngoài công lập đều công bố hoạt động phi lợi nhuận, nhưng thực tế có rất ít trường tuân thủ theo mục tiêu phi lợi nhuận được như Trường ĐH Thăng Long đã làm. Sẽ phải có những văn bản định lượng rõ ràng thế nào là phi lợi nhuận, như mức lương trả cho giảng viên, cho cán bộ, thành viên hội đồng quản trị… khi so sánh với mức lương của những vị trí tương đương ở trường công lập, chênh lệch thu chi hằng năm dùng để đầu tư phát triển cơ sở vật chất nhà trường, phát triển đội ngũ giảng viên…

Trường phi lợi nhuận sẽ được hưởng các chính sách như trường công: giáo viên được Nhà nước đào tạo, được tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học, được Nhà nước đặt hàng đào tạo các ngành thế mạnh, được ưu đãi về thuế suất, được giao đất sạch, miễn giảm tiền sử dụng đất… Các trường ĐH hoàn toàn tự chủ trong việc đăng ký hoạt động theo hướng nào, nhưng phải xem đó là cam kết phải thực hiện. Nếu đúng là hoạt động phi lợi nhuận sẽ được hưởng ưu đãi, còn vì lợi nhuận chắc chắn phải đóng thuế như doanh nghiệp. Trường hợp trường đăng ký hoạt động phi lợi nhuận, nhưng thực tế lại chỉ chăm chăm phân chia lợi nhuận, sử dụng tiền thuế của dân để hưởng những ưu đãi sẽ bị truy thu các khoản thuế và xử lý theo quy định của pháp luật.

* Trong dự thảo nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục ĐH vừa được công bố lấy ý kiến, giảng viên ĐH được xác định rõ sẽ có năm loại chức danh. Trong khi đó, viên chức hiện chỉ phân chia theo bốn bậc. Sự sắp xếp này có làm thay đổi hệ thống bảng lương hiện tại của giảng viên ĐH không, thưa thứ trưởng?

– Trước đây, lương cho giảng viên ĐH giống như ngạch viên chức gồm có bốn bậc. Song thực hiện theo Luật giáo dục ĐH thì giảng viên có năm loại chức danh: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. Vậy phiên ngang lương viên chức ra lương giảng viên như thế nào? Cần có hệ thống thang, bảng lương riêng cho giảng viên ĐH. Điều này cũng phù hợp với chủ trương ưu đãi cho giáo dục, giáo viên của Nhà nước. Theo ý tưởng của ban soạn thảo, lương phó giáo sư sẽ tương đương bậc lương cao nhất của viên chức, còn lương giáo sư sẽ cao hơn một bậc, như chuyên gia cao cấp. Hiện nay, ngay trong hệ thống giáo dục cũng hiếm người được coi là chuyên gia cao cấp – những tổng công trình sư, những người xứng đáng được hưởng mức lương rất cao.

Theo tuổi trẻ

Nhiều hiệu trưởng ĐH bị kỷ luật và khiển trách Ngày 28/12, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga ký kết luận Thanh tra việc xác định và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2012. Theo đó, có 6 hiệu trưởng kỷ luật và khiển trách, 22 trường ĐH, CĐ bị giảm…

Cấp Xã Được Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật

Sáng nay (22/6), với 88,87% ý kiến tán thành trên tổng số đại biểu có mặt, Quốc hội đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm 17 chương, 175 điều.

Cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Luật quy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện, cấp xã. Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.

Báo cáo tiếp thu, giải trình do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý trình bày cho rằng, để bảo đảm chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với đặc điểm của địa phương thì việc giao cho các cấp chính quyền này thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết.

Tuy nhiên, để khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện, cấp xã như thời gian qua, Luật quy định rõ hơn căn cứ ban hành, phạm vi, thẩm quyền và hình thức văn bản.

Đại biểu Quốc hội ấn nút thông qua dự án luật

Trường hợp cần phải quy định cụ thể vấn đề này trong văn bản của Chính phủ hoặc văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thì luật sẽ quy định.

Ra văn bản không hợp hiến là căn cứ lấy phiếu tín nhiệm

Về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho bổ sung quy định về trách nhiệm theo hướng: Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành (khoản 5).

Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết có nội dung ngoài phạm vi được giao quy định chi tiết (khoản 7).

Đồng thời, đây cũng là một trong những căn cứ để đại biểu Quốc hội xem xét việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm./.

Văn Bản Nào Dưới Đây Không Phải Là Văn Bản Dưới Luật

Chủ đề :

Hướng dẫn Trắc nghiệm Online và Tích lũy điểm thưởng

CÂU HỎI KHÁC

Bà X mượn bà B số tiền là 200 triệu đồng. Bà X đã viết giấy vay tiền và hẹn rõ ngày trả.

Câu hỏi: “Pháp luật là của ai, do ai và vì ai?” đề cập đến vấn đề nào của pháp luật?

Bác Thành nuôi được 30 con gà. Bác để ăn 9 con, cho con gái 2 con, 8 con gây giống. Số còn lại

Làm cùng công ty nên chị N biết chị V thường xuyên đi làm muộn, bỏ việc. Vì quen biết giám

Sản phẩm nào sau đây không phải là hàng hóa?

Tuân thủ pháp luật được hiểu là việc cá nhân, tổ chức

Công ty P và công ty Q ký hợp đồng mua sữa. Đúng hẹn, công ty P giao sữa đủ số lượng và

Đang trên đường đi học, A gặp người bán hàng rong bị đổ hàng tràn ra đường nhưng A vẫn

Để quản lý xã hội một cách hữu hiệu nhất Nhà nước phải sử dụng phương tiện nào dưới

Chủ thể nào sau đây không có quyền áp dụng pháp luật?

Hai bạn K và Q ( học sinh lớp 12) cùng nhau đi xe máy điện đến trường, K vừa điều khiển xe

Nhà nước ban hành luật Giao thông đường bộ và bắt buộc tất cả mọi người phải tuân theo,

Do mâu thuẫn cá nhân, K đã đánh H bị thương tích nặng với tỷ lệ thương tật 14%. H phải

M đang học lớp 9 (15 tuổi), do yêu đương với N (22 tuổi) nên có thai, Ủy ban nhân dân xã không

Chị T mở cửa hàng kinh doanh hàng tạp hóa nhưng lại trốn nộp thuế cho nhà nước. Trong trường

Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì

Khi tham gia vào các quan hệ xã hội, công dân đều xử sự phù hợp với quy định của pháp luật

Các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành được áp dụng cho

Để sản xuất ra một cái áo, thời gian lao động của anh A là 1 giờ, anh B là 2 giờ, anh C là 3

Điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật là đều

Công ty X đã phát hiện chị Y truyền thông tin mật của công ty mình cho công ty khác, do đó công ty

Năm nay A 18 tuổi, còn B chưa đầy 16 tuổi. Cả 2 đều là thanh niên lêu lổng. Một lần A và B

Sự thể hiện ý chí, nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội là thể hiện

Trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với người vi phạm pháp luật xâm phạm tới quan hệ tài sản

Bà An bán thóc được 5 triệu đồng. Bà dùng tiền đó mua một cái máy giặt. Trong trường hợp

Công ty M trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo đã tự ý xả chất thải độc

Khoản 1 điều 16 Hiến pháp (2013) của nước ta quy định “Mọi người đều bình đẳng trước

Trường hợp nào sau đây là vi phạm dân sự?

Mỗi quy tắc xử sự được thể hiện thành.

Anh H lái xe máy phóng nhanh vượt ẩu nên đã gây tai nạn làm chị M bị thương tổn hại sức

Chị H đã gửi đơn lên Ủy ban Nhân dân xã X yêu cầu được giúp đỡ sau khi bị chồng mình

Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?

Theo quy định của pháp luật, học sinh đủ 16 tuổi được phép lái xe có dung tích xi lanh bao

Văn Bản Luật Và Văn Bản Dưới Luật

Với mục tiêu ổn định chính trị – xã hội như ngày nay, những văn bản, thông tư pháp luật được ban hành ngày càng nhiều nhằm để Nhà nước tiến hành quản lý tốt hơn. Trong đó, có những thuật ngữ mà chúng ta ai cũng đã từng một lần nghe qua là “văn bản luật” và “văn bản dưới luật”. Vậy chúng được hiểu như thế nào?

Văn bản luật:

Văn bản luật là những văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định gồm hiến pháp, luật và bộ luật.

Chúng ta có thể bắt gặp những văn bản luật phổ biến hiện nay như: Hiếp pháp 2013, Bộ luật hình sự 2023, Luật giao thông đường bộ 2008,…

Văn bản dưới luật:

Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định, bao gồm: pháp lịnh, nghị định, nghị quyết, lệnh, quyết định, thông tư.

Hiện nay, những văn bản dưới luật thường gặp là:

Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.Quyết định số 751/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên.Thông tư 01/2023/TT-BTC về quy định quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.

Phân biệt văn bản luật và văn bản dưới luật:

Giống nhau:

Đều do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy định, đều mang tính quy phạm pháp luật.

Khác nhau: Về thẩm quyền ban hành:

Văn bản luật: Do Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ban hành, bao gồm hiến pháp, luật và bộ luật.Văn bản dưới luật: Do các cơ quan nhà nước ban hành, bao gồm: pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, lệnh, quyết định, thông tư.

Về hiệu lực pháp lý:

Văn bản luật: Có hiệu lực pháp lý cao nhất.Văn bản dưới luật: Có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản luật.

Nhìn chung, cả hai dạng văn bản đều có ý nghĩa nhất định trong cuộc sống của con người. Không những thể hiện được ý chí, mong muốn của tầng lớp lãnh đạo mà còn qua đó giúp cho công tác quản lý Nhà nước trở nên dễ dàng hơn. Để pháp luật phát huy hết giá trị đòi hỏi cơ quan Nhà nước cần nhận thức được những đổi mới của xã hội để kịp thời đưa ra những cải cách tiến bộ hơn.

Qua những văn bản pháp luật, mỗi chúng ta còn học hỏi được nhiều hơn về lối sống, thái độ, cách ứng xử sao cho phù hợp. Chính vì vậy, vai trò của văn bản pháp luật không thể phủ nhận trong đời sống ngày nay.

Hơn 5.600 Văn Bản Trái Pháp Luật Được Ban Hành Trong 2023

Báo cáo đánh giá hậu quả, tác hại của việc ban hành văn bản trái pháp luật mà Bộ Tư pháp vừa gửi Thủ tướng Chính phủ cho biết năm 2023 có tới 5.639 văn bản trái pháp luật được các Bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương ban hành.

Trong số trên gồm 1.236 văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và nội dung; 3.829 văn bản quy phạm pháp luật sai sót về căn cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; 574 văn bản không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật.

Bộ Tư pháp cho biết, mặc dù các Bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương chưa thực hiện việc phân loại nội dung trái pháp luật của các văn bản trong từng lĩnh vực cụ thể, nhưng qua báo cáo từ các Bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương có thể nhận thấy, số lượng văn bản trái pháp luật được phát hiện ở các lĩnh vực khác nhau khá lớn, gây ra những thiệt hại, tác động tiêu cực đến các quan hệ xã hội trong đời sống kinh tế, xã hội.

Cụ thể, riêng tại Bộ Tư pháp, trong năm 2023, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã kiểm tra, phát hiện và kết luận 157 văn bản trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền, gồm 26 văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và 131 văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh. Trong đó, số văn bản sai chia theo lĩnh vực: 85 văn bản trái pháp luật trong lĩnh vực kinh tế (gồm 10 văn bản của Bộ, 75 văn bản của địa phương), chiếm 54%; 29 văn bản trái pháp luật trong lĩnh vực khoa giáo – văn xã (gồm 10 văn bản của Bộ, 19 văn bản của địa phương), chiếm 18%; 43 văn bản trong lĩnh vực nội chính (gồm 6 văn bản của Bộ, 37 văn bản của địa phương), chiếm 28%.

Qua số liệu phân loại trên, Bộ Tư pháp cho rằng, văn bản trái pháp luật được phát hiển ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nội dung trái pháp luật đa dạng, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp cơ quan, tổ chức, cá nhân với các mức độ khác nhau. Trong đó, chiếm tỷ lệ cao nhất trong số văn bản trái pháp luật là lĩnh vực kinh tế.

“Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh”, Bộ Tư pháp đánh giá.

Theo Bộ Tư pháp, nhìn tổng thể, văn bản trái pháp luật thời gian qua đã gây ra những hậu quả ở những khía cạnh cụ thể. Thứ nhất, việc ban hành và thi hành văn bản trái luật làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch; trật tự, kỷ cương trong ban hành, thi hành văn bản quy phạm pháp luật; giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Riêng trong năm 2023, số văn bản trái pháp luật được phát hiện qua hoạt động kiểm tra văn bản theo thẩm quyền là 1.236 văn bản. Nội dung trái pháp luật của các văn bản này đã làm ảnh hưởng tới tính đồng bộ, thống nhất và khả thi của hệ thống pháp luật.

Văn bản vi phạm quy định về nguyên tắc xây dựng pháp luật, các hành vi bị nghiêm cấm, vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản đã thể hiện sự “nhờn luật”, không nghiêm túc trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ hai, việc ban hành và thi hành văn bản trái pháp luật gây tốn kém thời gian, công sức của cơ quan nhà nước và nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo Bộ Tư pháp, một số văn bản trái pháp luật, có nội dung hạn chế quyền tự do kinh doanh, ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (04 văn bản) như : quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trái thẩm quyền; quy định thêm cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của doanh nghiệp làm hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động của doanh nghiệp…