Văn Bản Ếch Ngồi Đáy Giếng Lớp 6 / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Bac.edu.vn

Bài Soạn Lớp 6: Ếch Ngồi Đáy Giếng

Thể loại: Truyện ngụ ngôn

Ngụ ngôn: nguyên nghĩa là lời nói có ngụ ý, tức lời nói có ý kín đáo để người đọc, người nghe tự suy ra mà hiểu.

Hình thức: Có cốt truyện bằng văn xuôi hoặc văn vần.

Đối tượng: Mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.

Mục đích: Khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Phương thức biểu đạt: Tự sự

Ngôi kể: Ngôi thứ ba

Thứ tự kể: Trình tự thời gian – kể xuôi

Nhân vật: Con Ếch

Bố cục: 2 phần

Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể? Trả lời:

Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Xem bầu trời bằng cái vung vì: Nó sống lâu ngày trong giếng, nhìn lên chỉ thấy một không gian bầu trời nhỏ và tròn bằng khuôn giếng.

Xem nó oai như vị chúa tể vì: Xung quanh nó chỉ toàn là cua, ốc, nhái. Khi nó cất tiếng kêu ồm ộp của nó khiến các con vật xung quanh hoảng sợ.

Trả lời:

Ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp vì:

Chủ quan, vẫn giữ tính khí, thói hung hăng cũ, Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, bầu trời chỉ bé bằng vung

Không có kiến thức về thế giới rộng lớn bên ngoài.

Trả lời:

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng nhằm nêu lên bài học:

Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang

Khuyên nhủ con người phải mở rộng tầm hiểu biết trong mọi hoàn cảnh

Không được chủ quan, kiêu ngạo.

Ý nghĩa bài học cho ta biết:

Thế giới là vô cùng rộng lớn và phong phú, phải luôn luôn mở rộng tầm hiểu biết của mình. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

Không nên chủ quan, kiêu ngạo, nếu không phải trả một giá rất đắt. Những gì chúng ta biết chỉ nhỏ bé như một hạt cát giữa sa mạc, như một giọt nước trong đại dương mênh mông nên cần khiêm tốn học hỏi.

Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp. Chú ý học hỏi, có tinh thần cầu thị

Hãy tìm và gạch chân hai câu văn trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện. Trả lời:

Câu 1: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Câu 2: Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Trả lời:

Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”:

Một bạn học sinh xinh đẹp, học giỏi ở lớp nhưng luôn nghĩ mình là người giỏi nhất, tất cả mọi người đều phải ngưỡng mộ và để ý nhưng khi đi thi kết quả thấp hơn các bạn lớp khác.

Một người kinh doanh luôn tự cho mình là giỏi giang, nhiều kinh nghiệm buôn bán nên luôn chủ quan và bị đối thủ vượt mặt, dành thắng lợi trước.

Một bạn đi thi quốc gia về đạt giải nhất, ai cũng khen nhưng bạn ấy khiêm tốn nhận mình là “ếch ngồi đáy giếng” chưa hơn được ai.

Soạn Bài Lớp 6: Ếch Ngồi Đáy Giếng

Soạn bài lớp 6: Ếch ngồi đáy giếng Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng

Soạn bài môn Ngữ văn lớp 6 học kì 1: Ếch ngồi đáy giếng được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo hiểu rõ về truyện ngụ ngôn về một chú ếch ngồi nơi đáy giếng nhưng coi mình là to nhất liên hệ với thực tế giúp chúng ta có bài học nên khiêm tốn học hỏi giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

(Truyện ngụ ngôn)

I. VỀ THỂ LOẠI 1. Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần;

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

2. Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả ngụ ngôn nổi tiếng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ếch nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Khi nhìn qua miệng giếng hẹp, bầu trời đối với ếch chẳng khác gì một chiếc vung.

Các con vật sống cùng với ếch dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể.

2. Ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp vì nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu giẫm bẹp chỉ là chuyện tình cờ nhưng nếu ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Ngược lại, ếch không biết thân biết phận như vậy thì nếu không bị trâu giẫm, nó cũng sẽ gặp phải một tai hoạ khác.

3. Những bài học từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng:

Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết thế giới xung quanh.

Khi sống lâu trong một môi trường như thế, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo.

Sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho người ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia.

Dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết.

Khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi. Tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Tóm tắt:

Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp.

2. Lời kể:

Khi kể, cần chú ý đặc biệt đến hai câu văn quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:

Câu thứ nhất nói lên hoàn cảnh sống khiến ếch chủ quan, kiêu ngạo: Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể;

Câu thứ hai là hậu quả của thói chủ quan, kiêu ngạo đó: Nó nhâng nháo đưa cặp mặt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Có thể kể bằng giọng châm biếm, chế giễu cho phù hợp với giọng điệu của truyện.

Nhấn giọng ở các chi tiết có tính then chốt: “Chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ”, “đưa ếch ta ra ngoài”, “nghênh ngang”, “ồm ộp”, “nhâng nháo”, “giẫm bẹp”.

3*. Nêu một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”.

Gợi ý: có thể nêu các hiện tuợng sau.

Một học sinh học rất giỏi ở trường này và tự mãn nhưng khi đi thi cùng các bạn trường khác thì lại bị thất bại.

Một người tự cho là mình giỏi, đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực mà mình chưa từng biết, kết cục bị phá sản.

Nhiều người tuy không hiểu biết nhưng lại huênh hoang, tự cho là mình có thể làm được tất cả. Song đến khi phải làm việc để chứng tỏ mình thì lại lúng túng hoặc tìm mọi cách để trốn tránh trách nhiệm.

Theo chúng tôi

Ếch Ngồi Đáy Giếng Echngoidaygiengnv6 Ppt

6A-THCS Vinh QuangI. Đọc – hiểu chú thích 1. Đọc – kể 2. Chú thích a, Truyện ngụ ngôn : SGKb, Từ ngữ II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng BT: Sự khác nhau giữa truyện cổ tích và truyện ngụ ngôn là gì ? A, Phương thức biểu đạt B, Loại truyện dân gian C, Mục đích sáng tác Đáp án : C2. Tính cách – Kiêu ngạo , chủ quan ….Quen thói cũ , ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp . Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời , chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp Ta có câu truyện như sau:Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ . Xung quanh nó chỉ có vài con nhái , cua , ốc bé nhỏ . Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng khiến các con vật kia rất hoảng sợ . ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể . Một năm nọ , trời mưa to làm nước tong giếng dềnh lên , tràn bờ , đưa ếch ta ra ngoài .I. Đọc – hiểu chú thích 1. Đọc – kể 2. Chú thích a, Truyện ngụ ngôn : SGKb, Từ ngữ II. Tìm hiểu văn bản 1. Môi trường sống của ếch – Chật hẹp tù túngI. Đọc – hiểu chú thích 1. Đọc – kể 2. Chú thích a, Truyện ngụ ngôn : SGKA, ếch ngồi đáy giếng I. Đọc – hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng 1. Môi trường sống của ếch 2. Tính cách 3. Bài học – Phê phán người hiểu biết hạn hẹp – Không chủ quan , coi thường người khác – Phải mở rộng tầm hiểu biết Bài tập: ếch bị trâu giẫm bẹp vì lí do gì ? A. Do môi trường sống rộng lớn và lạ lẫm B. Do không chú ý đến xung quanh , chỉ nhâng nháo nhìn trời C. Nguyên nhân khách quan và chủ quan Đáp án: C4. ý nghĩa– Khuyên bảo , nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực cần cảnh giác với sự nông cạn , hạn hẹp , chủ quan Bài tập: ý nghĩa các bài học trên là gì ? A, Phê phán tính chủ quan , kiêu ngạo B, Thể hiện niềm tin những kể chủ quan , kiêu ngạo sẽ phải trả giá đắt C, Khuyên bảo , nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp , mọi nơi cần cảnh giác với sự nông cạn , hạn hẹp và chủ quan Đáp án : CI. Đọc – hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng 1. Môi trường sống của ếch 2. Tính cách 3. Bài học * Ghi nhớ : SGK5. Luyện tập Bài tập trắc nghiệmMục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì ? a, Tạo tiếng cười nhẹ nhàng giải trí b, Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng c, Tạo tiếng cười nhẹ nhàng phê phán d, Bóng gió khuyên nhủ , răn dạy bài học trong cuộc sống 4. ý nghĩa– Khuyên bảo , nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực cần cảnh giác với sự nông cạn , hạn hẹp , chủ quan I. Đọc – hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng 1. Môi trường sống của ếch 2. Tính cách 3. Bài học Đáp án: D2. Những đối tượng nào có thể trở thành nhân vật trong truyện ngụ ngôn ? A . Con người B . Con vật C . Đồ vật D . Cả ba đối tượng 3. Tính chất nổi bật nhất của truyện ngụ ngôn là gì ? A . ẩn dụ và kịch tính B. Lãng mạn C. Gắn với hiện thực D. Tưởng tượng kì ảo * Ghi nhớ : SGK5. Luyện tập 4. ý nghĩa– Khuyên bảo , nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực cần cảnh giác với sự nông cạn , hạn hẹp , chủ quan I. Đọc – hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng 1. Môi trường sống của ếch 2. Tính cách 3. Bài học Đáp án : DĐáp án: C– Tập kể diễn cảm truyện – Học ghi nhớ – soạn văn bản : “Thầy bói xem voi , đeo nhạc cho mèo“* Ghi nhớ : SGK5. Luyện tập 4. ý nghĩa– Khuyên bảo , nhắc nhở con người ở mọi lĩnh vực cần cảnh giác với sự nông cạn , hạn hẹp , chủ quan I. Đọc – hiểu chú thích II. Tìm hiểu văn bản A, ếch ngồi đáy giếng 1. Môi trường sống của ếch 2. Tính cách 3. Bài học Dặn dò6A-THCS Vinh QuangCảm ơn các thầy cô đã về dự tiết học hôm nay

Tìm Hiểu Văn Bản: Ếch Ngồi Đáy Giếng

– Truyện mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

– Truyện “Ếch ngồi đáy giếng”: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan kiêu ngạo.

– Thành ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng”.

– Chia làm 2 phần

Phần 1: từ đầu đến “như một vị chúa tể”: Kể chuyện Ếch khi ở trong giếng.

Phần 2: phần còn lại: Kể truyện Ếch khi ra khỏi giếng.

Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc nhỏ.

Hàng ngày, Ếch cất tiếng kêu “ồm ộp” khiến các con vật kia rất sợ.

→ Không gian chật hẹp. Cuộc sống đơn giản, trì trệ.

⇒ Ếch tự thấy mình oai như một vị chúa tể; bầu trời chỉ bằng cái vung. Ếch hiểu biết nông cạn nhưng lại huênh hoang, kiêu ngạo.

⇒ Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.

– Không gian mở rộng

Ếch có thể “đi lại khắp nơi”.

Nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chẳng thèm để ý đến xung quanh.

→ Ếch bị một con trâu giẫm bẹp.

⇒ Không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ bị thất bại thảm hại.

– Bài học rút ra

Dù hoàn cảnh môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ngộ nhận về mình mà phải cố gắng học tập để vươn lên.

Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.

Khuyên nhủ con người phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo

III. Tổng kết

Phê phán cách nhìn thế giới hạn hẹp của Ếch vì huênh hoang, kiêu ngạo nên có kết cục bi thảm

Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.

Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.

Kể chuyện tưởng tượng.

Sử dụng ẩn dụ, nhân hóa, so sánh.

Lời kể ngắn gọn nhưng thâm thúy.

Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.

Soạn Bài Ếch Ngồi Đáy Giếng Lớp 6 Hay Nhất Đầy Đủ

Hướng dẫn soạn bài Ếch ngồi đáy giếng đầy đủ và hay nhất do Wikihoc biên soạn. Trong đời sống thường nhật của người dân ta ngày xưa dù không có những trang thiết bị hiện đại, khoa học kĩ thuật và giải trí cao nhưng họ có những thú vui rất tao nhã được gửi vào trong văn, trong thơ.

Các bài soạn trước đó:

SOẠN BÀI ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG LỚP 6 VÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

I Tìm hiểu chung bài Ếch ngồi đáy giếng:

1. Thể loại:

Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện truyền miệng trong dân gian nhưng mang tính chất thế sự. Dựa vào đặc điểm của các loài vật mà đưa vào trong những mẩu chuyện nhằm lên án phê phán , đả kích giai cấp ( đặc biệt là giai cấp thống trị) tạo nên tiếng cười, xong nó cũng để lại một kinh nghiệm, một triết lí sâu sa.

2. Tóm tắt:

Truyện kể rằng xưa có một con ếch sống trong một cái giếng nhiều năm rồi. con ếch hàng ngày nhìn lên miệng giếng thấy bầu trời kia luôn tưởng rằng thế giới chỉ bé bằng cái vung. Mỗi đêm, khi nó phát ra tiếng kêu đều làm những con vật xung quanh giếng sợ hãi. Và cứ thế nó cho rằng nó là chúa tể. Ngày nọ, trời mưa lớn, làm giếng nước tràn ra ngoài, vẫn với thói quen cao ngạo ấy, nó nghênh ngang giữa đường và bị con trâu dẫm bẹp.

II. Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng trả lời các câu hỏi

Câu 1 trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1

Ếch nghĩ bầu trời bé bằng vung, nó to như là một vị chúa tể vì:

Nó sống lâu năm dưới đáy giếng một mình , nên nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung (bằng kích cỡ của miệng giếng)

Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó như nhãi, bén giun, dế,…

Mỗi khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến những con vật trong giếng phải sợ hãi tiếng kêu ồm ộp của nó.

⇒ Môi trường sống nhỏ bé, hoàn cảnh tối tăm và hạn hẹp, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, kiêu căng và cho rằng mình luôn là nhất nên vạn vật xung quanh phải nể phục nó.

Câu 2 Trang 101 skg ngữ văn 6 tập 1

Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể như lúc nó ở dưới giếng và bầu trời chỉ mãi bé bằng vung, con trâu phải nhường nhịn nó

Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn, mãi mãi nghĩ mọi vật như trong cái giếng sâu

Thái độ kiêu ngạo, tự phụ khiến nó chủ quan

Môi trường sống quá nhỏ hẹp, tù túng, không có sự học hỏi giao lưu với thế giới xung quanh làm hạn chế sự hiểu biết của mình.

Môi trường sống bó hẹp suy nghĩ khiến người ta dần trở nên nông cạn kém cỏi nhưng lại sinh ra tính kiêu căng, ngạo nghễ cho mình là nhất.

III Luyện tập bài Ếch ngồi đáy giếng

Bài 1 Trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1 Truyện ngụ ngôn Ếch Ngồi Đáy Giếng gồm hai phần chính:

Hoàn cảnh sống hạn hẹp là cho ếch chủ quan, kiêu ngạo: ” Ếch cứ tưởng”

Sự trả giá cho lối sống kiêu căng nông cạ

Bài 2 trang 101 sgk ngữ văn 6 tập 1:

Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”

Một số người chỉ có một chút hiểu biết nhất định về một lĩnh vực nhưng luôn thể hiện rằng mình am tường nhiều lĩnh vực khác nhau, đến khi những hiểu biết ấy được bộc lộ một cách thái quá thì cũng là lúc bản thân trở thành một kẻ ” thùng rỗng kêu to”

Một số người thường khiêm tốn và thành thật nhận ra các mặt hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”

Các bài soạn tiếp theo: