Văn Bản Gửi Thủ Tướng Chính Phủ / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Bac.edu.vn

Công Văn Về Thẩm Quyền Ký Văn Bản Gửi Thủ Tướng Chính Phủ

CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 1652/HC NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 1992 VỀ VIỆC THẨM QUYỀN KÝ VĂN BẢN GỬI THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ – Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thời gian gần đây, có một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi văn bản trình Thủ tướng Chính phủ không do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch hoặc cấp phó được uỷ quyền ký thay mà để cán bộ cấp Vụ, Chánh Văn phòng ký thừa lệnh, đóng dấu Bộ, Uỷ ban nhân dân.

Những việc làm như trên là thiếu nghiêm túc trong quan hệ công tác giữa Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

Ngoài ra nhiều văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ nội dung thiếu rõ ràng, mạch lạc và đánh máy mờ, khó đọc.

Để chấn chỉnh tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từ nay trở đi các văn bản cấp bộ, cấp tỉnh và tương đương gửi Thủ tướng Chính phủ phải do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính Phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố ký, trong trường hợp cấp trưởng đi công tác nước ngoài hoặc trong nước dài ngày phải uỷ nhiệm cho cấp phó (Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng, Phó Chủ tịch) làm nhiệm vụ thường trực ký thay và báo cáo cho Thủ tướng biết việc uỷ quyền đó. Chánh văn phòng các cơ quan phải kiểm tra kỹ về nội dung và hình thức văn bản. Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ có yêu cầu Liên hiệp Xí nghiệp, Tổng Công ty, Công ty thuộc bộ báo cáo, thì Tổng giám đốc Liên hiệp, Công ty phải ký văn bản báo cáo đó, không uỷ quyền cho cấp Phó ký thay.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan ở Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố biết, thực hiện.

Một Số Văn Bản Của Chính Phủ Và Thủ Tướng Chính Phủ Mới Được Ban Hành

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động. Trong đó, Nghị định quy định hỗ trợ huấn luyện người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Cụ thể, đối tượng được ưu tiên hỗ trợ chi phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng làm việc không theo hợp đồng lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.

Mỗi đối tượng được hỗ trợ chi phí huấn luyện 1 lần đối với một công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; đối tượng được hỗ trợ khi tham gia đầy đủ chương trình, thời gian huấn luyện, được kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu và được cấp thẻ an toàn; việc hỗ trợ được thực hiện trực tiếp cho người lao động hoặc hỗ trợ thông qua Tổ chức huấn luyện.

Mức hỗ trợ theo chi phí thực tế của khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhưng không quá 50% mức lương cơ sở/người/khóa huấn luyện theo quy định của Chính phủ tại thời điểm huấn luyện.

Nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Hàng năm, căn cứ mức hỗ trợ quy định nêu trên và dự kiến số người lao động tham gia huấn luyện, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp lập dự toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí hỗ trợ huấn luyện cho các đối tượng quy định trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Việc lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ huấn luyện được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

2- Trợ cấp 1 lần cho người có thành tích tham gia kháng chiến

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Bằng khen của Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ được trợ cấp một lần.

Cụ thể, mức trợ cấp một lần đối với người được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ là 1.815.000 đồng.

Mức trợ cấp một lần đối với người được tặng Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh là 1.210.000 đồng.

Quyết định nêu rõ, người có Bằng khen đã từ trần mà chưa được hưởng trợ cấp một lần theo Quyết định này thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp theo quy định trên. Không giải quyết mức trợ cấp một lần đối với người tham gia kháng chiến được tặng Huân chương, Huy chương kháng chiến.

Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội địa phương có trách nhiệm chi trả trợ cấp theo quy định trên.

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp gồm: 1- Bản khai cá nhân của người được tặng Bằng khen. Trường hợp người có bằng khen đã từ trần, Bản khai cá nhân của đại diện thân nhân kèm biên bản ủy quyền (theo Mẫu UQ ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013). Thân nhân của người có bằng khen từ trần là một trong những người sau: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi của người từ trần.

2- Bản sao một trong các giấy tờ sau: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của cấp bộ, Bằng khen của cấp tỉnh hoặc Quyết định khen thưởng.

Người có bằng khen hoặc đại diện thân nhân lập bản khai kèm giấy tờ quy định trên gửi UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người có bằng khen (hoặc UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu cuối cùng của người có bằng khen đã từ trần).

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Hội đồng quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm Chủ tịch Hội đồng. 3 Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Thứ trưởng Bộ Y tế; Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Các Ủy viên Hội đồng gồm: Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Thứ trưởng Bộ Công an; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thứ trưởng Bộ Công Thương; Thứ trưởng Bộ Xây dựng; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Hội đồng có trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ trong việc xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật An toàn, vệ sinh lao động; tổ chức đối thoại theo quy định tại Khoản 3 Điều 88 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Các cơ quan, tổ chức có thành viên nêu trên có trách nhiệm cử thành viên tham gia Hội đồng; tạo điều kiện cho thành viên tham gia Hội đồng làm việc và tuân thủ quy chế làm việc của Hội đồng; thông báo bằng văn bản cho Hội đồng khi có thay đổi nhân sự tham gia Hội đồng.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của Hội đồng, có trách nhiệm làm đầu mối cho Hội đồng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng; chủ trì xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng ban hành các chương trình, kế hoạch hoạt động hằng năm của Hội đồng, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng; theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai các văn bản này; chuẩn bị nội dung và điều kiện cần thiết phục vụ các phiên họp của Hội đồng…

, 4- Đào tạo nghiệp vụ sở hữu trí tuệ cho khoảng 1000 người tập trung vào các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp

Đây là một trong những mục tiêu của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chương trình cũng hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tài sản trí tuệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn cho ít nhất 50 sáng chế/giải pháp hữu ích của Việt Nam; hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho ít nhất 70 sản phẩm đặc thù của địa phương, sản phẩm làng nghề mang địa danh; hỗ trợ ít nhất 100 doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong việc xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để đạt được mục tiêu trên, Chương trình sẽ hỗ trợ thiết kế, xây dựng bộ công cụ tra cứu, các gói thông tin sở hữu trí tuệ chuyên ngành và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tiếp cận, khai thác thông tin sở hữu trí tuệ; hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ trong các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ: Tổ chức bộ phận chuyên môn về tài sản trí tuệ; xây dựng và triển khai quy trình phát hiện, thống kê, đánh giá, quản lý tài sản trí tuệ.

Chương trình cũng hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và bảo vệ tài sản trí tuệ. Theo đó, đăng ký bảo hộ trong và ngoài nước đối với các sản phẩm, dịch vụ, ưu tiên các đối tượng là kết quả nghiên cứu khoa học, sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia, kiểu dáng sản phẩm và giống cây trồng mới; quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương mang địa danh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể; tổ chức triển khai các biện pháp bảo vệ và nâng cao hiệu quả hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Đồng thời, Chương trình sẽ giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác cho các tài sản trí tuệ của Việt Nam ở trong và ngoài nước; hỗ trợ khai thác, nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; hỗ trợ thành lập và vận hành các doanh nghiệp, tổ chức khai thác, thương mại hóa tài sản trí tuệ…

Hà An (tổng hợp)

Quyết Định 494/Ttg Thẩm Quyền Ký Các Văn Bản Của Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ

VỀ THẨM QUYỀN KÝ CÁC VĂN BẢN CỦA CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Căn cứ Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 13/CP ngày 01/12/1992; Thực hiện Nghị quyết 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết các công việc của công dân và tổ chức ; Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ . QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Từ nay, mọi quyết định giải quyết công việc nhân danh Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đều phải được thể hiện bằng văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phải do Thủ tướng ký hoặc Phó Thủ tướng ký thay Thủ tướng. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký thừa lệnh Thủ tướng văn bản để xử lý vụ việc cụ thể, sau khi Thủ tướng (Phó Thủ tướng) có ý kiến giải quyết.

Không dùng hình thức thông báo của Văn phòng Chính phủ để điều hành công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ . Trong trường hợp cần thiết, theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (Phó Thủ tướng) Văn phòng Chính phủ ra thông báo để truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ (Phó Thủ tướng) về một số công việc, về kết quả các phiên họp, các cuộc làm việc của Thủ tướng, Phó Thủ tướng với các cơ quan ở Trung ương và địa phương. Đối với các vấn đề cần được thực hiện thì tiếp theo thông báo, phải có văn bản để các cơ quan có căn cứ thực hiện.

Điều 2: Việc ký văn bản của Thủ tướng ( Phó Thủ tướng ) được phân định như sau:

1- Thủ tướng Chính phủ ký

a) Các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; các báo cáo, tờ trình của Chính phủ hoặc của Thủ tướng trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

b) Các Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

c) Các Quyết định để giải quyết các vấn đề về chính sách, chế độ cụ thể áp dụng cho một ngành, địa phương vượt qua thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2- Phó Thủ tướng làm nhiệm vụ thường trực ký

a) Các Quyết định để giải quyết các vấn đề về tổ chức bộ máy và nhân sự các cơ quan hành chính dưới Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, và dưới Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhưng được quy định do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc giải thể tổ chức hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo của tổ chức đó; Chỉ thị để chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ hoặc một Quyết định do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành .

3- Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực công tác ký

a) Chỉ thị để chỉ đạo, đôn đốc hoặc tổ chức sự điều hoà phối hợp nhằm đảm bảo thi hành các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các vấn đề thuộc lĩnh vực đã được Thủ tướng ( hoặc Phó Thủ tướng làm nhiệm vụ thường trực uỷ nhiệm) ký ban hành .

b) Chỉ thị hoặc công văn để giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành ( thuộc lĩnh vực) chuẩn bị các dự án, dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ .

c) Quyết định hoặc công văn để giải quyết các vấn đề cụ thể vượt quá thẩm quyền của các Thủ trưởng Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thuộc lĩnh vực) và không do Thủ tướng ( hoặc Phó Thủ tướng làm nhiệm vụ thường trực ) ký; quyết định xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng vốn đầu tư không lớn.

d) Khi có sự uỷ nhiệm của Thủ tướng ký tờ trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước các dự thảo luật, pháp lệnh về vấn đề thuộc lĩnh vực.

Điều 3: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký:

1- Công văn thừa lệnh Thủ tướng Chính phủ giải quyết những việc cụ thể do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị không thuộc phạm vi của Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực.

2- Công văn để giải quyết đoàn ra, đoàn vào của cấp Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và cấp tương đương, sau khi có ý kiến giải quyết của Thủ tướng, Phó Thủ tướng ; yêu cầu Thủ trưởng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi chương trình công tác, hoặc tham gia ý kiến vào dự thảo chương trình công tác của Chính phủ .

3- Thông báo tình hình công tác của Chính phủ cho các Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thông tin định kỳ gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể.

4- Công văn để nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra các ngành, địa phương thi hành một công việc được Chính phủ giao; trả lại một đề nghị của Bộ hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vì không thuộc thẩm quyền Thủ tướng giải quyết; thông tư để hướng dẫn kiểm tra các ngành, địa phương trong việc thi hành Điều lệ, chế độ công tác và quy chế làm việc của Chính phủ .

5- Giấy mời các thành viên của Chính phủ và các cơ quan hữu quan khác dự họp Chính phủ.

6- Ký xác nhận biên bản các phiên họp Chính phủ, ký sao các văn bản do Thủ tướng (Phó Thủ tướng) ký.

7- Quyết định, Chỉ thị hoặc Thông tư để giải quyết các việc thuộc chức trách của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có thể uỷ nhiệm cho một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ được phân công làm nhiệm vụ thường trực ký thay các văn bản nói trong các khảon 3, 4, 5, 6, 7 của Điều này; Khi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vắng thì Phó Chủ nhiệm này ký thay Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tất cả các văn bản nói trong Điều này (trừ khoản 1).

Điều 4: Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành .

Điều 5: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Quyết định này để chấn chỉnh lại việc ký văn bản trong nội bộ cơ quan, địa phương, kiện toàn tổ chức và sửa đổi cách làm việc đảm bảo các việc trình lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề đúng thẩm quyền Thủ tướng giải quyết, đã được quy định tại Luật tổ chức Chính phủ, quy chế làm việc của Chính phủ và theo đúng Quyết định này.

Điều 6: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thi hành Quyết định này.

Một Số Văn Bản Chỉ Đạo, Điều Hành Của Chính Phủ, Thủ Tướng Chính Phủ Trong Tháng 4

Ngày 5/4/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2015. Trong đó, Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục khó khăn, thách thức, tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, các Nghị quyết phiên họp thường kỳ và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Chương trình hành động của Chính phủ về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT

Ngày 15/4/2015, Chính phủ ban hành Nghị quyết 26/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 1/7/2014 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Quản lý, sử dụng đất trồng lúa

Ngày 13/4/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Theo đó, ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Tiêu chí thành lập Cục Hải quan

Ngày 17/4/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2015/NĐ-CP quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp.

Theo đó, Cục Hải quan được thành lập khi địa bàn dự kiến quản lý phải đáp ứng 2 trong 3 tiêu chí sau: 1- Có số lượng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu lớn hơn 30% trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước hoặc trung bình cộng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước (không bao gồm địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Hải quan thành phố Hải Phòng) trong năm trước năm đề nghị; 2- Có một trong các cửa khẩu quốc tế đường bộ, hàng không dân dụng hoặc cảng biển quan trọng của quốc gia; 3- Có Khu công nghiệp hoặc Khu kinh tế.

Tăng cường thực hiện chính sách BHXH, BHYT

Ngày 2/4/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 05/CT-TTg về tăng cường thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, phấn đấu hết năm 2015, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt 75% dân số, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt chỉ tiêu theo yêu cầu Nghị quyết số 21-NQ/TW đã đề ra.

Tăng cường thực hiện nhiệm vụ tài chính-ngân sách nhà nước

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị 06/CT-TTg ngày 21/4/2015 về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế; phấn đấu tăng thu từ nội địa và xuất nhập khẩu ở mức cao nhất để bù cho số giảm thu từ dầu thô, quyết tâm hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu NSNN năm 2015 Quốc hội đã quyết định; đồng thời, tăng cường công tác quản lý chi NSNN, đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả; không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi NSNN khi chưa có nguồn đảm bảo.

Miễn, giảm tiền sử dụng đất địa bàn đặc biệt khó khăn

Ngày 3/4/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 11/2015/QĐ-TTg quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao (cấp) không đúng thẩm quyền trước ngày 15/10/1993 tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Hỗ trợ dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng bến xe khách

Ngày 16/4/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 12/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách. Theo đó, cho phép hỗ trợ tối thiểu 20% lãi suất vay các tổ chức tín dụng đối với dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng bến xe khách theo hình thức xã hội hóa; miễn tiền thuê đất đối với bến xe khách tại các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ được miễn tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích bến xe khách…

Thí điểm tổ chức Diễn đàn của trí thức tham gia phản biện xã hội

Ngày 15/04/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 501/QĐ-TTg, thí điểm tổ chức Diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế – xã hội.

Ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong vùng dân tộc thiểu số

Ngày 14/04/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 498/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2025” với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số.

Thủ tướng Chính phủ đốc thúc tiến độ tái cơ cấu DNNN

Tại văn bản 123/TB-VPCP ngày 10/4/2015 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị giao ban công tác tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Quý I năm 2015. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp theo đúng kế hoạch. Xử lý nghiêm trách nhiệm đối với lãnh đạo doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Cắt giảm Thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân, DN

Ngày 16/4/2015, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo 137/TB-VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt bỏ ngay những thủ tục hành chính không còn phù hợp, đảm bảo tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo quản lý Nhà nước.

Cũng về cải cách thủ tục hành chính, tại Thông báo 140/TB-VPCP ngày 20/4/2015 thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, bảo hiểm xã hội, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật, các quy trình, quy chế để cắt giảm ngay những thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp song vẫn đảm bảo quản lý của Nhà nước.

Chấn chỉnh việc ban hành văn bản về điều kiện kinh doanh

Tại văn bản 2727/VPCP-PL ngày 21/4/2015, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đúng các quy định của pháp luật về soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tuyệt đối không được quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bàn giao nguyên trạng VTC về VOV

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành thực hiện việc bàn giao nguyên trạng Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC về Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) để nhanh chóng ổn định, kiện toàn tổ chức và hoạt động.

Điều tra, xử lý hành vi gian lận kinh doanh xăng dầu

Tại văn bản 2813/VPCP-V.I ngày 22/4/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương có kế hoạch điều tra, phát hiện, xử lý các hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả trong tháng 9/2015.

Khắc phục ảnh hưởng môi trường Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2

Tại công văn số 2556/VPCP-KTN ngày 15/4/2015, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương thực hiện các biện pháp, bảo đảm đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành các nhà máy nhiệt điện trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; không để bụi than, xỉ ảnh hưởng đến khu vực dân cư.

Hoàng Diên/Chinhphu.vn